I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp có số bị trừ là số
tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
2. Kĩ năng : Rèn đặt tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : 4 bó, mỗi bó có 10 que tính.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
Tập đọc Sáng kiến của bé Hà T. Mục tiêu cần đạt: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) -Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện :Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bàø thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. - Trả lời được các CH trong SGK. -Giáo dục học sinh lòng kính yêu ông bà. 4. GDMT: - GD ý thức quan tâm đến ông ba øvà những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị: Giáo viên : Tranh Học sinh : Sách Tiếng việt. Hoạt động 1: - Nhằm đạt được mục tiêu số 1 - Hoạt động được lựa chọn: Luyện đọc đoạn 1. - Hình thức tổ chức: Cá nhân -Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giong ông bà phấn khởi. Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó -Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -Hướng dẫn đọc chú giải : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. Đọc từng đoạn : -Chia nhóm đọc trong nhóm. -Nhận xét. Theo dõi đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài. -HS luyện đọc các từ :ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ, suy nghĩ, . -HS ngắt nhịp các câu trong SGK. -Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc). -Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm”ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già,// -Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.// -3 em đọc chú giải. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. -Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm. -Đồng thanh. -Tham gia trò chơi. Hoạt động 2: - Nhằm đạt được mục tiêu số 2 - Hoạt động được lựa chọn: Tìm hiểu đoạn 1. -Bé Hà có sáng kiến gì ? Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ cho ông bà ? -Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm lễ của ông bà? -Vì sao ? -Giáo viên giảng : Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi. -Sáng kiến của bé Hà đã cho em thấy bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà ? - Vậy còn bản thân em đối với ông bà của em như thế nào? -Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày lễ làm ngày lễ cho ông bà. Vì Hà có ngày 1/6, bố có ngày 1/5, mẹ có ngày 8/3, ông bà thì chưa có. -Ngày lập đông. -Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của ông bà. -Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình. Phải yêu thương, kính trọng, quan tâm đến ông bà của mình. Hoạt động 3 : Luyện đọc đoạn 2-3. Hoạt động 2: - Nhằm đạt được mục tiêu số 2 - Hoạt động được lựa chọn: Tìm hiểu đoạn 2, 3. - Hình thức tổ chức: Cá nhân -Giáo viên đọc mẫu đoạn 2-3. Đọc từng câu . -Kết hợp phát âm luyện phát âm ( mục tiêu) -Hướng dẫn ngắt giọng. -Theo dõi, đọc thầm.1 em giỏi đọc. Hoạt động 4 : Tìm hiểu bài. Hoạt động 2: - Nhằm đạt được mục tiêu số 2 - Hoạt động được lựa chọn: Tìm hiểu đoạn 2, 3. - Hình thức tổ chức: Cá nhân -Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì ? -Ai đã gở bí giúp bé ? -Hà đã tặng ông bà món quà gì ? -GV : Món quà của Hà có được ông bà thích không ? -Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào ? -Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức”ngày ông bà”? -Muốn cho ông bà vui lòng em nên làm gì ? Qua bài học hôm nay em cần làm gì đối với những người thân trong gia đình mình? Em thể việc làm đó bằng cách nào? Luyện đọc lại . -Nhận xét, cho điểm. -Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà. -Bố thì thầm vào tai bé mách nước, Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời bố. -Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười. -Chùm điểm mười của Hà làm ông bà thích. -Ngoan, nhiều sáng kiến, kính yêu ông bà. -Vì Hà kính trọng và yêu quý ông bà. -Chăm học, ngoan ngoãn. -HS đọc, đọc diễn cảm theo các vai -Nhiều em thi đọc. -1 em đọc cả bài . -Kính trọng, yêu quý ông bà của bé Hà. Kính trọng, yêu quý, quan tâm đến tất cả mọi người thân của mình. Trả lời IV. Củng cố - dặn dị: -Qua bài, em học tập được đức tính gì ? Của ai ? -Nhận xét tiết học V. Rút kinh nghiệm: . .. .. .. Bài : LUYỆN TẬP Mơn : Tốn – Lớp 2 I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b ; a + x = b ( với a, b Là các số khôngquá hai chữ số ) Biết giải toán có lời văn có một phép trừ. II. Chuẩn bị GV: Trò chơi. Bảng phụ. HS: Bảng con, vở bài tập II/ Các hoạt động chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Nhằm đạt mục tiêu số 1 Hoạt động lựa chọn : luyện tập thực hành. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhĩm Hoạt động của giáo viên Mong đợi của học sinh Bài 1: Tìm x x là thành phần gì trong phép tính ? -Vì sao x = 10 - 8 -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Tính nhẳm: Yêu cầu gì ? -Nhận xét Bài 3 :Tính. -Làm bài. -Vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau ? -Nhận xét. Là số hạng chưa biết Làm bài -x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết.Tìm x là lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. -Nhẩm và ghi ngay kết quả. -Làm bài. 9 + 1 = 10 10 – 9 = 1 10 – 1 = 9 -Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia. -Vì 3 = 1 + 2. 2.Hoạt động 2: Giải tốn cĩ lời văn Nhằm đạt mục tiêu số 2 Hoạt động lựa chọn : Hỏi đáp Hình thức tổ chức: nhĩm Bài 4 : -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm thế nào ? -Vì sao ? Cam & Quýt : 45 quả. Cam : 25 quả. Quýt : ? quả. Hỏi cĩ bao nhiêu quả quýt -Thực hiện : 45 – 25 . -45 là tổng, 25 là số hạng đã biết. Muốn tìm số quýt lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Giải Sốquả quýt có : 45 – 25 = 20 (quả quýt) Đáp số : 20 quả quýt. 3.Hoạt động 3: Nhằm đạt mục tiêu số 1 Hoạt động lựa chọn : Trắc nghiệm Hình thức tổ chức: Trị chơi Bài 5 : Trò chơi : Hoa đua nở -Nhận xét trò chơi. Giáo dục: Tính cẩn thận khi làm bài. Nhận xét tiết học. Tự làm : x = 0 -Chia 2 đội. -Xem lại bài. III/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên : que tính, bộ số. 2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Đạo đức. Chăm chỉ học tập(tiết 2) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của người học sinh. - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. - Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày 2.Kĩ năng : Rèn cho học sinh tính tự học, tự làm bài đầy đủ ở trường, ở nhà. 3.Thái độ : Ý thức chăm chỉ học tập. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Đồ dùng trò chơi sắm vai. 2.Học sinh : Sách, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : -Ở lớp, em đã chăm chỉ học tập như thế nào ? Hãy kể ra ? -Chăm chỉ học tập có lợi ích gì? -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Đóng vai. Mục tiêu : Giúp học sinh có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống. -Giáo viên phát phiếu thảo luận. -Yêu cầu thảo luận : -Tình huống : Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào. -Giáo viên nhận xét, chốt ý : Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà. -Kết luận : Học sinh cần phải đi học đều và đúng giờ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm . Mục tiêu : Giúp học sinh bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. -Chia nhóm phát cho mỗi nhóm một phiếu, mỗi phiếu nêu nội dung sau : a/Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ. b/Cần chăm học hàng ngày và chuẩn bị kiểm tra. c/Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích của tổ, của lớp. d/Chăm chỉ học tập là hàng ngày phải học đến khuya. -Giáo viên kết luận. a/Không tán thành, vì HS ai cũng chăm chỉ học tập. b/Tán thành. c/Tán thành. d/Không tán thành, vì thức khuya có hại sức khoẻ. Hoạt động 3 : Phân tích tiểu phẩm. Mục tiêu : Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích. -Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiểu phẩm. 1.Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không ? Vì sao ? 2.Em có thể khuyên bạn An như thế nào ? -GV kết luận :(SGV/tr 42) - Kết luận (SGV/ tr 42). Hoạt động 4 : Luyện tập. Mục tiêu : Aùp dụng những điều đã học để làm đúng bài tập. 3.Củng cố : Chăm chỉ học tập mang lại hiệu quả gì ? -Nhận xét Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài. -Chăm chỉû học tập/ tiết 1. -Em luôn chăm chú nghe cô giảng, học và làm bài đủ cô yêu cầu. -Giúp cho việc học đạt kết quả tốt, được mọi người yêu mến. -Chăm chỉ học tập/ tiết 2. -Thảo luận nhóm bàn cách ứng xử, phân vai cho nha ... øo ? -Độ cao của các chữ trong cụm từ Hai sương một nắng như thế nào ? -Khi viết chữ Hai ta nối chữ H với chữ a như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ? Viết bảng. Hoạt động 3 : Viết vở. Mục tiêu : Biết viết H- Hai theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ. -Hướng dẫn viết vở. -Chú ý chỉnh sửa cho các em. 1 dòng H cỡ vừa 1 dòng H cỡ nhỏ. 1 dòng Hai cỡ vừa. 1 dòng Hai cỡ nhỏ. 2 dòng “Hai sương một nắng” 3. Hoạt động nối tiếp Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh. -Khen ngợi những em có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng. -Nhận xét tiết học. Dặn dò : Hoàn thành bài viết trong vở tập viết. -Nộp vở theo yêu cầu. -2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. -Chữ H hoa, Hai sương một nắng. -Cao 5 li. -Là kết hợp của 3 nét cơ bản : Nét 1 :Kết hợp 2 nét cong trái, lượn ngang. Nét 2 : Kết hợp 3 nét khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải. Nét 3 : nét thẳng đứng nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết. 3- 5 em nhắc lại. -Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên ĐK 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên viết nét móc phải, DB ở ĐK 2. Lia bút lên quá ĐK 4, viết 1 nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết, DB trước ĐK2 -2-3 em nhắc lại -Học sinh viết. -Cả lớp viết trên không. -Viết vào bảng con. -Đọc : H. -Lớp tham gia trò chơi trúc xanh lật thẻ, đoán hình nền. -2-3 em đoán hình nền : Hai sương một nắng. -1 em nêu : Sự cực khổ vất vả ở ngoài ruộng, người lao động phải đội nắng đội sương. -1 em nhắc lại. -4 tiếng : Hai, sương, một, nắng. -Chữ H, g cao 2,5 li. chữ s cao 1,25 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li. -Nét cong trái của chữ a chạm vào nét móc phải của chữ H. -Đủ để viết một con chữ o. -Bảng con : H-Hai Viết vở. 1dòng H cỡ vừa 1 dòng H cỡ nhỏ. 1 dòng Hai cỡ vừa. 1 dòng Hai cỡ nhỏ. 3dòng “Hai sương một nắng” -Viết bài nhà/ tr 16 Thủ công Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. - Với hs khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng. 2.Kĩ năng : - Gấp được nhanh thuyền phẳng đáy có mui. 3.Thái độ : -Học sinh hứng thú gấp thuyền. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp. 2.Học sinh : Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -Giới thiệu bài. Trực quan : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Mục tiêu : Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Mẫu : thuyền phẳng đáy. -Dựa vào quy trình em thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui. -Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại các bước gấp : -Bước 1 : Dùng 1 tờ giấy hình chữ nhật gấp các nếp gấp cách đều. Gấp tạo mui thuyền. -Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền -Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui. -Giáo viên yêu cầu học sinh tự gấp thuyền. -Mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng. -Đánh giá kết quả. Củng cố : Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Làm bài dán vở. -Gấp thuyền phẳng đáy có mui /T2 Quan sát. -Quan sát, nhận xét. -1-2 em thao tác gấp. Cả lớp theo dõi. -Nhận xét. -Theo dõi. Làm theo thao tác của giáo viên. 1-2 em lên bảng thao tác lại. -Thực hành gấp theo nhóm. -HS trang trí, trưng bày sản phẩm. -Đại diện các nhóm thực hành các thao tác. -Hoàn thành và dán vở. Tập làm văn Kể về người thân I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Biết kể về ông, bà hoặc một người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý ( BT 1 ). -Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) về ông bà hoặc người thân ( BT 2 ). 2.Kĩ năng : Nghe, nói, viết đúng thành thạo. 3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ. GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh minh họa Bài 1 trong SGK. 2. Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : -Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Làm bài tập. Mục tiêu : Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân. Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu. Bài 1 : Yêu cầu gì ? -Gọi 1 em làm mẫu, hỏi từng câu. -GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc. -GV nhận xét chọn người kể tự nhiên hay nhất. Qua những câu chuyện các bạn vừa kể các em cần thể hiện sự thương yêu và kính trọng người thân của mình như thế nào? Mỗi gia đình cĩ cuộc sống hạnh phúc như thế thì xã hội đĩ như thế nào? Bài 2 :Yêu cầu gì ? -Giáo viên nhắc nhở : Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, phát hiện và sửa sai. -Nhận xét, chấm điểm 3.Củng cố : Hôm nay học câu chuyện gì ? -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập kể lại và biết viết thành bài văn viết ngắn gọn. -Theo dõi. -Kể về người thân. -1 em đọc yêu cầu. -Một số HS trả lời. -1 em giỏi kể mẫu trước lớp. -HS kể trong nhóm -Đại diện các nhóm lên thi kể. -Bà em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng. -Nhận xét bạn kể. Một xã hội mọi người luơn luơn quan tâm nhau -Làm bàiviết. -Cả lớp làm bài viết. -1 em giỏi đọc lại bài viết của mình -Kể chuyện người thân. -Tập kể lại chuyện, tập viết bài. : Toán 51 - 15 I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15 - Vẽ được hình tam giác theo mẫu ( Vẽ trên giấy kẻ ô li ) 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : Ghi : 76 -9 47 - 8 54 - 8 -Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.-Nhận xét. 2.Dạy bài mới : Hoạt động 1 :Giới thiệu bài. Mục tiêu : Biết đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 – 15. A/ Nêu bài toán : Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? -Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? B/ Tìm kết quả. -Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả. Gợi ý : -51 que tính bớt 15 que tính còn mấy que tính ? -Em làm như thế nào ? Chúng ta phải bớt mấy que ? -15 que gồm mấy chục và mấy que tính ? -Để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt đi 1 que tính rời (của 51 que tính), rồi lấy 1 bó 1 chục tháo ra được 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính nữa, còn 6 que tính (lúc này còn 4 bó 1 chục và 6 que tính rời). Để bớt tiếp 1 chục que tính, ta lấy tiếp 1 bó 1 chục que tính nữa. Như thế đã lấy đi 1 bó 1 chục rồi lấy tiếp 1 bó 1 chục nữa, tức là đã lấy đi “1 thêm 1 bằng 2 bó 1 chục” 5 bó 1 chục bớt đi 2 bó 1 chục còn 3 bó 1 chục tức là còn 3 chục que tính. Cuối cùng còn lại 3 chục que tính và 6 que tính rời tức là còn 36 que tính. Vậy 51 – 15 = 36 -Em đặt tính như thế nào ? -Em thực hiện phép tính như thế nào? Hoạt động 2 : Làm bài tập. Mục tiêu : Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ). Tập vẽ hình tam giác khi biết 3 đỉnh. Bài 1: 81 – 46 51 – 19 61 – 25 . Bài 2 : Xác định đề toán : đặt tính rồi tính. -Muốn tìm hiệu em làm thế nào ? -Giáo viên chính xác lại kết quả. Nhận xét. Bài 3:Tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ? -Nhận xét. Bài 4: Giáo viên vẽ hình. -Mẫu vẽ hình gì ? -Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau ? Nhận xét cho điểm. 3.Củng cố : Nêu cách đặt tính và thực hiện 51 - 15 -Nhận xét tiết học. -Tuyên dương, nhắc nhở. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – học cách tính 51 – 15. -3 em lên bảng đặt tính và tính. -Bảng con. -2 em HTL. -51 - 15 -Nghe và phân tích. -Thực hiện phép trừ 51 – 15. -Thao tác trên que tính. -Lấy que tính và nói có 51 que tính. -Còn 36 que tính. -Bớt 15 que tính. -Gồm 1 chục và 5 que tính rời. -Vậy 51 – 15 = 36. -1 em lên bảng đặt tính và nói. Lớp đặt tính vào nháp. 51 Viết 51 rồi viết 15 xuống -1 5 sao cho 5 thẳng cột với 1. 36 dấu –và kẻ gạch ngang. -Thực hiện phép tính từ phải sang trái :1 không trừ được 5, lấy 11 –5 = 6, viết 6 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3. Vậy 51 – 15 = 36. -Nhiều em nhắc lại. -HS tự làm bài. -3 em lên bảng làm ( nêu cách đặt tính và thực hiện ). Bảng con. -Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. -3 em lên bảng làm. Lớp làm nháp. -Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. -Làm vở. -1 em nêu : hình tam giác. -Nối 3 điểm với nhau. -Cả lớp vẽ hình. -Xem lại bài. .: Ngày .tháng năm 2007 Duyệt của CM
Tài liệu đính kèm: