Kế hoạch bài học tiết đọc thư viện (lớp 2) - Bài: Hướng dẫn các em đọc truyện bồi dưỡng những tính cách, phẩm chất tốt cho học sinh

Kế hoạch bài học tiết đọc thư viện (lớp 2) - Bài: Hướng dẫn các em đọc truyện bồi dưỡng những tính cách, phẩm chất tốt cho học sinh

Truyện kể : Kiến Càng dũng cảm



I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS tiếp cận những bài học về phát triển nhân cách, tăng cường khả năng giao tiếp xã hội, rèn luyện ý thức HS, công dân, và giáo dục sức khỏe thông qua truyện tranh thú vị.

 2. Kỹ năng: Giúp HS đọc những bộ truyện có nhân vật chính là trẻ em để có sự đồng điệu về tính cách và suy nghĩ

 3. Thái độ: Hình thành cho các em có thói quen ham thích đọc sách.

II. CHUẨN BỊ:

- Địa điểm : Lớp học hoặc thư viện

- Truyện kể: Kiến Càng dũng cảm

 

doc 40 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 5672Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học tiết đọc thư viện (lớp 2) - Bài: Hướng dẫn các em đọc truyện bồi dưỡng những tính cách, phẩm chất tốt cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	Tháng 9
	 Tiết đọc thư viện ( lỚP 2)	 	 Tiết 1
Bài: Hướng dẫn các em đọc truyện bồi dưỡng 
những tính cách, phẩm chất tốt cho HS
Truyện kể : Kiến Càng dũng cảm
aRb
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS tiếp cận những bài học về phát triển nhân cách, tăng cường khả năng giao tiếp xã hội, rèn luyện ý thức HS, công dân, và giáo dục sức khỏe thông qua truyện tranh thú vị.
	2. Kỹ năng: Giúp HS đọc những bộ truyện có nhân vật chính là trẻ em để có sự đồng điệu về tính cách và suy nghĩ
	3. Thái độ: Hình thành cho các em có thói quen ham thích đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : Lớp học hoặc thư viện
- Truyện kể: Kiến Càng dũng cảm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. TRƯỚC KHI KỂ: ( 5’)
* Hoạt động: Khởi động
-Mục tiêu: Tái hiện kiến thức cũ và giúp HS nhớ các từ ngữ đã học đã học
- Cách tiến hành
+Chủ điểm của tháng này là gì? 	
+Em hãy tìm những từ ngữ nói về tính cách và phẩm chất tốt của người HS?
+Cho HS quan sát tranh bìa của quyển truyện
+Gợi ý tranh bìa truyện vẽ gì ? 
+Em nào có thể phỏng đoán nội dung của câu chuyện?
+Giới thiệu truyện: Kiến Càng dũng cảm
2. TRONG KHI KỂ: (18’)
* Hoạt động: Kể chuyện kết hợp tranh minh họa
- Vừa kể, vừa mở tranh minh họa để HS quan sát.
-Trong khi kể chuyện dành thời gian nêu câu hỏi để HS phỏng đoán câu chuyện
-Khi voi không đạp được chú kiến nào thì nó đã làm gì ?
-GV kể tiếp
-Khi bị voi tấn công, các em có biết Kiến Càng đã làm gì không?
-Sau đó GV kể tiếp tục đến hết.
3/ SAU KHI KỂ:
-Hỏi lại tên truyện
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Em thích nhân vật nào? Vì sao?
-Kiến Càng đã làm gì để cứu gia đình Kiến?
- Kết quả voi ra sao?
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Trò chơi : Giao lưu với nhân vật.
-Cho 2 HS đóng vai: Kiến Càng và Voi 
-Giáo dục HS: Câu chuyện khuyên chúng ta đừng nên ỉ lại sức mạnh mà ức hiếp kẻ yếu hơn mình đồng thời khuyên chúng ta phải luôn luôn dũng cảm, bình tĩnh, thông minh, sẵn sàng chiến đấu vượt qua khó khăn.
 Dặn dò:
- Thực hiện bài học.
- Giới thiệu 1 số truyện HS tìm đọc: Chó Ngao và Chó Đốm, Chiến công của mèo mướp,
- Nêu yêu cầu ở tiết sau
- Cho HS ghi vào nhật kí đọc 
HT: nhóm/ lớp
- Em là học sinh 
-Thông minh, dũng cảm, nối dối, ngoan ngoãn 
-Quan sát tranh
- Nêu những hình ảnh có trong tranh: vẽ chú Kiến Càng và chú Voi
- Phỏng đoán tên truyện
- HS đoán nội dung câu chuyện 
-Lắng nghe và quan sát tranh
-Phỏng đoán theo suy nghĩ của mình
-Voi gầm lên đập phá tổ kiến, khiến đất trời rung chuyển
-Kiến Càng quyết định dạy cho voi một
 bài học 
- Kiến Càng dũng cảm
- Gia đình Kiến, Kiến Càng, Voi 
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Kiến Càng đã chui tận vào tai voi để cắn.
- Voi đau quá, xin Kiến Càng tha thứ và hứa không làm chuyện càn quấy nữa.
-HS nêu những lời khuyên mà em cảm nhận được qua câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân
- Thảo luận nhóm để đặt câu hỏi giao lưu với nhân vật. 
- HS cả lớp trò chuyện với 2 nhân vật để nhận ra những hành vi đúng, sai
- Nghe và tiếp thu
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- HS tìm đọc truyện ở thư viện trường, lớp và tìm đọc theo mã màu 
- HS ghi vào nhật kí đọc 
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC	Tháng 9
	 Tiết đọc thư viện 	 Tiết2
Bài: Hướng dẫn trẻ tìm hiểu về bản thân trong quá trình
phát triển nhân cách và hiểu mọi người xung quanh.
Truyện kể : Năm ngón tay
aRb
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp HS đọc truyện có nhân vật chính là các em để có sự đồng điệu về tính cách và suy nghĩ ;hiểu được ngụ ý của câu chuyện. 
	2. Kỹ năng: Giúp HS sau mỗi câu chuyệncác em đọc và nghe đều rút ra được bài học cho bản thân.
	3. Thái độ: Hình thành cho các em có thói quen ham thích đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : Lớp học hoặc thư viện 
- Giáo viên: Truyện kể: Năm ngón tay và bộ thẻ từ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. TRƯỚC KHI ĐỌC: ( 5’)
* Hoạt động: Khởi động
-Mục tiêu: Tái hiện kiến thức cũ và giúp HS nhớ lại chủ đề đã học
- Cách tiến hành
+Chủ điểm của tháng này là gì? 	
- Em hãy tìm những từ ngữ nói về tính cách và phẩm chất tốt của người HS?
+Cho HS quan sát tranh bìa của quyển truyện và Gợi ý tranh bìa truyện vẽ gì 
+Em nào có thể phỏng đoán nội dung của câu chuyện?
- Giới thiệu truyện: Năm ngón tay
2. TRONG KHI ĐỌC: ( 18’)
-Đọc truyện cho HS nghe vừa đọc, vừa cho HS xem tranh minh họa. 
-Trong khi đọc chuyện dành thời gian nêu câu hỏi để HS phỏng đoán câu chuyện
-Các ngón tay đang tranh luận vấn đề gì? 
-GV đọc tiếp chuyện cho HS nghe
 *Cho HS chơi trò chơi : Tìm nghĩa của từ 
3/ SAU KHI ĐỌC: ( 7’)
* Tổ chức cho học sinh hỏi nhau qua hệ thống các câu hỏi cơ bản sau:
-Tên truyện là gì?
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Em thích ngón tay nào? Vì sao?
Các ngón tay tranh luận về vấn đề gì?
Kết thúc cuộc tranh luận thì như thế nào?
Em học được điều gì qua câu chuyện này?
-Giáo dục HS tính khiêm tốn không nên quá tự cao, phải hòa đồng, yêu thương mọi người.
-Giới thiệu 1 số truyện HS tìm đọc: Đừng tham ăn như thế, Đừng bắt nạt người khác, Đi khám bệnh, Nàng công chúa hoàn hảo
*Dặn dò: 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
-Thực hiện bài học 
- Nêu yêu cầu ở tiết sau
- Cho HS ghi vào nhật kí đọc.
 HT: nhóm/ cá nhân
- Em là học sinh 
-Thông minh, dũng cảm, nối dối, ngoan ngoãn 
-Quan sát tranh
- Nêu những hình ảnh có trong tranh: vẽ hình các ngón tay đang nắm tay nhau múa hát
- Phỏng đoán tên truyện, đoán nội dung câu chuyện
-Lắng nghe và quan sát tranh
- Phỏng đoán theo suy nghĩ của mình
- Thực hiện theo nhóm
- Mỗi nhóm nhận bộ thẻ từ: từ và nghĩa của từ 
- Ghép từ và nghĩa cho phù hợp
- Trình bày kết quả thảo luận 
-Truyện Năm ngón tay
Năm ngón tay
Đôi bạn trò chuyện nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình về các ngón tay tranh luận
Tranh luận về tầm quan trọng của mình 
Các ngón tay nhận ra rằng ai cũng có tầm quan trọng của riêng mình và đoàn kết thương yêu nhau.
-Nêu những điều mà em cảm nhận được qua câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.
- Nghe và tiếp thu
- HS tìm đọc ở thư viện trường 
- Ghi vào nhật kí đọc tên câu chuyện 
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	Tháng 10
	 Tiết đọc thư viện 	 Tiết 3
Bài: Học được điều gì qua những câu chuyện kể
Truyện kể : Chiếc bình vôi
aRb
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trẻ học được những đức tính tốt đẹp, hay biết phê phán những thói hư tật xấu và mở mang tầm nhìn của trẻ mở ra những bí ẩn trong thế giới tự nhiên.
2. Kỹ năng: Dùng những câu chuyện kể để hướng trẻ biết cách cư xử với mọi người.
 	3. Thái độ: Hình thành thói quen ham thích đọc sách. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : Lớp học hay thư viện
- Truyện kể: Chiếc bình vôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. TRƯỚC KHI KỂ: ( 5’)
* Hoạt động: Khởi động
-Mục tiêu: Kích thích sự tò mò về tìm hiểu câu chuyện
- Cách tiến hành
+Gợi ý tranh ở bìa truyện 
+Dựa vào hình ảnh trong tranh hs đoán 
tên truyện
- Giới thiệu truyện
2. TRONG KHI KỂ: ( 20’)
* Hoạt động 1: Kể chuyện
-GV vừa kể, vừa mở tranh minh họa để HS
quan sát
-Trong khi kể chuyện dành thời gian nêu
câu hỏi để HS phỏng đoán câu chuyện
-Gã trộm nghe người ăn mài nói vậy thì còn muốn đi ăn trộm nữa không?
-GV kể tiếp
-Sau khi đem nước về cúng, gã trộm có trở lại nạp mình cho cọp ăn không?
-Sau đó kể tiếp tục đến hết
* Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
 Phát thẻ từ có ghi từ và nghĩa 
3. SAU KHI KỂ: ( 5’)
-Hỏi lại tên truyện
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Em thích nhân vật nào? Vì sao?
GV nhận xét 
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
-Giáo dục HS
- Giới thiệu 1 số truyện HS tìm đọc: Ba chú lợn con, Nhổ củ cải, Cuộc chạy thi đáng nhớ, Chú thợ săn, Chiếc chậu thần, 
 *Dặn dò:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Thực hiện điều đã học
- Nêu yêu cầu ở tiết sau
- Cho HS ghi vào nhật kí đọc
HT: nhóm/ lớp
- Quan sát tranh
- Nêu những hình ảnh có trong tranh
- Phỏng đoán tên truyện 
-Lắng nghe và quan sát tranh
- Phỏng đoán theo suy nghĩ của mình
-HS suy nghĩ và trả lời
- HS thi đua theo nhóm tìm và ghép thẻ từ.Nhóm nào nhanh thì nhóm đó thắng 
...
.
...
.
-Chiếc bình vôi
-Người ăn mài, gã trộm 
-Đôi bạn trò chuyện nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình
-Một số HS trình bày trước lớp
- Nêu những lời khuyên mà em cảm nhận được qua câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân
- Tìm đọc ở thư viện trường, thư viện lớp
- Nghe và tiếp thu
- HS ghi nhật kí đọc 
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	Tháng 10
	 Tiết đọc thư viện 	 Tiết 4
Bài 4: Học được điều gì qua những câu chuyện 
Truyện kể : Vâng lời mẹ dặn
aRb
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trẻ học được những đức tính tốt đẹp, hay biết phê phán những thói hư tật xấu và mở mang tầm nhìn của trẻ mở ra những bí ẩn trong thế giới tự nhiên.
2. Kỹ năng: Dùng những câu chuyện kể để hướng trẻ biết cách cư xử với mọi người.
 	3. Thái độ: Hình thành thói quen ham thích đọc sách. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Lớp học hay thư viện
- Giáo viên: Truyện Vâng lời mẹ dặn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. TRƯỚC KHI ĐỌC: ( 5’)
 -Đưa chủ đề
 -Đưa trang bìa của truyện để HS phỏng đoán tên truyện
 -Em hãy phỏng đoán nội dung của câu chuyện.
 - Đọc truyện cho HS nghe một lần.
2. TRONG KHI ĐỌC : (20’)
* Hoạt động 1: Đọc truyện
-Cho HS đọc truyện theo nhóm
- Phát mỗi nhóm 1 quyển truyện
+Đến trò chuyện và hỏi HS 
* Hoạt động 2: Trò chơi : Ai mà tài thế
GV giao việc : mỗi nhóm 2 từ và quyển tự
 điển
CCác từ cho nhóm tìm :Đóng chặt, kháu 
khỉnh, bắt chước, khe cửa, chặn cửa, cuống
 lên, vội vã 
3. SAU KHI ĐỌC: ( 5’)
* Tổ chức cho HS – HS đối thoại nhau qua hệ thống các câu hỏi:
+ Phương án 1 cho HS tự đưa ra.
+ Phương án 2 GV đưa ra bằng bảng phụ
-Nhận xét
-Tổ chức cho HS chia sẻ, nêu cảm nhận
 của mình
 Liên hệ giáo dục HS :
-Qua câu chuyện này em học được điều gì?
-Em thích nhân vật nào? Vì sao em thích?
- Gợi ý cho HS nêu những câu ca dao, tục ngữ về chủ đề của câu chuyện
 Dặn dò:
GGiới thiệu sách cho HS tìm đọc: Cậu chúa 
hoa, Anh chàng mèo mướp, Chiếc xe đạp 
của gấu con, voi con và cây bút thần  
DDặn công việc tiết sau : kể lại câ ... chuyện.
GV nhận xét.
3. SAU KHI ĐỌC: ( 7’)
-Hỏi lại tên truyện và nội dung câu chuyện của từng nhóm
-Trò chơi : Đóng vai nhân vật
-Nhận xét –Tuyên dương nhóm
* GV liên hệ giáo dục HS :Đây là các câu chuyện nói về các danh nhân nước Việt hay các anh hùng nước Việt . Các em phải biết ghi nhớ các anh hùng có công dựng nước và giữ nước.
Dặn dò: 
 -Kể lại các câu chuyện này cho người thân nghe.
- Giới thiệu một số tranh truyện ngắn về các anh hùng đất Việt : Trần Hưng Đạo, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Trãi , Lê Quý Đôn 
-Cho HS ghi vào nhật kí đọc
- HT: lớp / nhóm 
- Bác Hồ 
- HS quan sát – Đoán tên các danh nhân
- Nêu nhanh 
-Quan sát nghe gợi ý
- HS quan sát những gì nhìn thấy trong các trang bìa của quyển truyện 
-Hội ý 30 giây chọn truyện 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
-HS thực hành tra tự điển để tìm nghĩa của từ
( nếu khi đọc có gặp từ khó – tự tìm hiểu) 
- Mỗi nhóm đọc 1 quyển truyện ,mà nhóm đã chọn , mỗi em đọc 1 trang nối tiếp nhau. Hoặc có thể đại diện 1em đọc chung cho cả nhóm nghe 
- Song song đọc các câu hỏi: 
+Nêu theo suy nghĩ của mình 
+Trong truyện có những nhân vật nào?
+Em thích nhân vật nào? Vì sao?
-Đại diện từng nhóm kể tóm tắt nội dung 
câu chuyện của nhóm 
- HS trả lời theo suy nghĩ
- Một số HS kể lại
- Thi đua theo nhóm ( nếu còn thời gian)
- Mỗi nhóm chọn bạn đóng vai nhân vật của nhóm mình
- Cả lớp đặt câu hỏi giao lưu với nhân vật
-HS nêu theo suy nghĩ của minh
- Nghe và tiếp thu
-HS tìm đọc trong thư viện và chọn theo mã màu 
- Ghi vào nhật kí đọc
KẾ HOẠCH BÀI DẠY	 Tháng 4
	Tiết đọc thư viện 	 Tiết 16
Bài:Hướng dẫn các em đọc truyện tranh nói về Bác Hồ 
Truyện kể : Ai ngoan sẽ được thưởng
aRb
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hình thành lòng tự hào dân tộc cho HS
2. Kỹ năng: Giúp HS hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quí các em thiếu nhi . Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở , học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà dũng cảm.
3. Thái độ: Hình thành cho các em lòng yêu quê hương đất nước .
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : Lớp học hay thư viện
- Giáo viên: + Truyện tranh: Ai ngoan sẽ được thưởng , 
+ Thẻ từ , tự điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. TRƯỚC KHI ĐỌC: ( 7’)
-Chủ điểm của tháng này là gì?
-GV giới thiệu một số truyện nói về Bác Hồ
-Cho HS quan sát tranh bìa của các chuyện và cho biết tranh vẽ gì?
- Bác đang làm gì ? 
- Có một bạn đang làm gì?
-Gợi ý 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa một số từ khó hiểu trong truyện 
- Cho HS tự tìm từ khó hiểu và hướng dẫn HS tra tự điển để tìm nghĩa của từ : hồng hào , lời non nớt, trìu mến , mừng rỡ
- Phát mỗi nhóm 1 quyển tự điển 
GV nhận xét tuyên dương
2. TRONG KHI ĐỌC : ( 18’)
- GV cho HS đọc truyện nối tiếp nhau trong nhóm .
- GV đi từng nhóm hỏi HS và trò chuyện với HS về nội dung của câu chuyện.
GV nhận xét.
3. SAU KHI ĐỌC : ( 5’)
-Hỏi lại tên truyện và nội dung câu chuyện của từng nhóm
* Tổ chức cho HS hỏi nhau qua các câu hỏi trong bảng phụ ( tấm bìa lớn) 
CÁC CÂU HỎI
1. Trong truyện có những nhân vật nào?
Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng
Bác hỏi các em HS những gì ?
Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
-Tại sao bạn Tộ không dám nhân kẹo của Bác? 
-Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
-Em thích nhân vật nào? Vì sao?
-Nhận xét –Tuyên dương 
* GV liên hệ giáo dục HS :Đây là các câu chuyện nói về Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi .Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở, học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm 
Dặn dò: 
 -Kể lại các câu chuyện này cho người thân nghe.
- Giới thiệu một số tranh truyện ngắn về Bác Hồ 
-Cho HS ghi vào nhật kí đọc
- Bác Hồ 
- HS quan sát 
-Quan sát nghe gợi ý
- HS quan sát những gì nhìn thấy trong trang bìa của quyển truyện : Bác Hồ và các em thiếu nhi 
- Bác đang phát kẹo cho các em HS
- Có một bạn đang buồn 
-HS phỏng đoán tên truyện và đoán nội dung câu chuyện.
-Tìm và nêu những từ khó hiểu 
-HS thực hành tra tự điển để tìm nghĩa của từ theo nhóm.
-Mỗi nhóm nhận việc và quyển tự điển
-Từng nhóm tra tự điển tìm nghĩa của từ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét bổ sung .
- Mỗi nhóm đọc 1 quyển truyện , mỗi em đọc 1 trang nối tiếp nhau. Hoặc có thể đại diện 1em đọc chung cho cả nhóm nghe 
-Nêu theo suy nghĩ của mình 
-Ai ngoan sẽ được thưởng
- Bác Hồ, Tộ, các bạn HS
- Bác thăm phòng ngủ, phòng ăn nhà bếp, nơi tắm rửa 
-Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không ?/ Các cô có mắng phạt các cháu không? / Các cháu có thích kẹo không ?
- Cho các bạn ngoan 
-Vì bạn thấy hôm nay mình chưa ngoan
- Vì Tộ biết nhận lỗi
- HS trả lời theo suy nghĩ
- Nghe và tiếp thu
-HS tìm đọc trong thư viện và chọn theo mã màu 
- Ghi vào nhật kí đọc
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY	 Tháng 5
	Tiết đọc thư viện 	 Tiết 17
Bài: Hướng dẫn các em đọc truyện tranh Danh nhân thế giới
Truyện kể : Walt Disney 
aRb
I. MỤC TIÊU:
	Sau tiết học giúp học sinh sẽ:
- Hình thành ước mơ hoài bão từ những tấm gương của các Danh nhân .
-Biết tự chọn một nhân vật anh hùng hoặc danh nhân để tiếp cận đọc và tìm hiểu
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : Lớp học hay thư viện
- Truyện tranh: Walt Disney
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. TRƯỚC KHI ĐỌC : ( 5’)
* Tổ chức đàm thoại và quan sát
-Chủ điểm của tháng này là gì?
-GV giới thiệu truyện có các anh hùng , Danh nhân thế giới
- Giới thiệu các câu chuyện nhằm gây hứng thú , kích thích HS đọc truyện
-Cho HS quan sát tranh bìa của các chuyện và cho biết tranh vẽ gì?
- Các em có từng nghe tên Walt Disney ở đâu không ? 
- GV giải thích HS hiểu nghĩa một số từ khó hiểu trong truyện 
2. TRONG KHI ĐỌC: ( 20’)
- Đọc cho HS nghe truyện Walt Disney
-GV cho HS kể lại chuyện trong nhóm
GV nhận xét.
3. SAU KHI ĐỌC: ( 5’)
-Hỏi lại tên truyện và nội dung câu chuyện của từng nhóm
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Em thích nhân vật nào? Vì sao?
-Ông Walt Disney nổi tiếng về lĩnh vực gì?
- Ông đã làm những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nào? 
-Nhận xét –Tuyên dương nhóm
* GV liên hệ giáo dục HS :Đây là các câu chuyện nói về một danh nhân thế giới . Các em phải biết ghi nhớ người đã có công sáng tác và làm ra những bộ phim hoạt hình mà các em rất thích. 
Dặn dò: 
- Giới thiệu một số tranh truyện ngắn về các Danh nhân thế giới : Nobel, Chartlo
-Cho HS ghi vào nhật kí đọc
- Nhân dân ?
- HS quan sát 
-Quan sát nghe gợi ý
- HS quan sát những gì nhìn thấy trong trang bìa của quyển truyện: vẽ hình của ông Walt Disney.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình .
-HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS trong nhóm kể lại chuyện nối tiếp nhau .
- HS nhận xét, bổ sung 
-Đại diện từng nhóm kể tóm tắt nội dung 
câu chuyện
- Lĩnh vực làm phim hoạt hình .
- HS trả lời theo suy nghĩ
- Một số HS kể lại những bộ phim hoạt hình của hãng phim Walt Disney như là : Chuột Mickey, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn , mà các em đã tùng xem
-HS nêu theo suy nghĩ của minh
- Nghe và tiếp thu
-Kể lại các câu chuyện Walt Disney này cho người thân nghe.
-HS tìm đọc trong thư viện những quyển truyện nói về các Danh nhân thế giới và chọn theo mã màu 
- Ghi vào nhật kí đọc
KẾ HOẠCH BÀI DẠY	 Tháng 5
	Tiết đọc thư viện 	 Tiết 18
Bài: Hướng dẫn các em đọc truyện tranh Danh nhân thế giới
Truyện kể :Nobel
aRb
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hình thành ước mơ hoài bão từ những tấm gương của các Danh nhân .
2. Kỹ năng: HS tự chọn một nhân vật anh hùng hoặc danh nhân để tiếp cận đọc và khả năng đọc hiểu của HS sau khi đọc 
3. Thái độ: Hình thành cho các em thói quen đọc sách về các Danh nhân thế giới.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : Lớp học hay thư viện
- Truyện tranh: Nobel
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. TRƯỚC KHI ĐỌC: ( 5’)
* Hoạt động: Khởi động
-Mục tiêu: Tái hiện kiến thức cũ và giúp HS nhớ về các danh nhân
- Cách tiến hành
+Chủ điểm của tháng này là gì?
+GV giới thiệu truyện có các anh hùng , Danh nhân thế giới
+Cho HS quan sát tranh bìa của các chuyện và cho biết tranh vẽ gì
+Các em có nghe tên Nobel ở đâu không? 
-Gợi ý HS phỏng đoán tên câu chuyện.
- GV giải thích HS hiểu nghĩa một số từ khó hiểu trong truyện 
2. TRONG KHI ĐỌC: ( 18’)
* Hoạt động 1: Đọc sách
- Treo bảng phụ các câu hỏi
- Đọc truyện
* Hoạt động 2: HS kể lại câu chuyện
- Quan sát và nghe
- Nhận xét.
3. SAU KHI ĐỌC: (5’)
-Hỏi lại tên truyện và nội dung câu chuyện của từng nhóm
-Nhận xét –Tuyên dương nhóm
* GV liên hệ giáo dục HS :Đây là các câu chuyện nói về một danh nhân thế giới .Các em phải biết ghi nhớ người đã có công sáng tác và làm ra những phát minh khoa học 
Dặn dò: 
 -Kể lại các câu chuyện Nobel này cho người thân nghe.
- Giới thiệu một số tranh truyện ngắn về các Danh nhân thế giới : Nobel, Chartlo, Walt Disney, 
-Cho HS ghi vào nhật kí đọc
HT : nhóm / lớp
-Nhân dân 
-Quan sát nghe gợi ý
- HS quan sát những gì nhìn thấy trong trang bìa của quyển truyện: vẽ hình của ông Walt Disney.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình .
-Thảo luận nhóm phỏng đoán tên truyện 
và đoán nội dung câu chuyện.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Lắng nghe
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Quan sát và thảo luận về các câu hỏi:
-Trong truyện có những nhân vật nào?
-Em thích nhân vật nào? Vì sao?
-Ông Nobel nổi tiếng về lĩnh vực gì?
Ông đã phát minh ra những gì?
-Ông mong muốn chất nổ do mình chế tạo được sử dụng như thế nào?
-Ông đã lập ra giải thưởng Nobel bằng số tiền ông kiếm được. Tại sao ông làm như thế? 
-Kể lại chuyện trong nhóm ( kể nối tiếp trong nhóm)
- HS nhận xét, bổ sung 
-Đại diện từng nhóm kể tóm tắt nội dung 
câu chuyện
-Ông là nhà khoa học yêu chuộng hòa bình.
-Thuốc nổ, vũ khí 
- Được sử dụng trên hết là vì hòa bình của nhân loại 
- Vì ông muốn bù đắp cho những người đã khuất như muốn khuyến khích cho sự phát triển vì hòa bình sau này của nhân loại, vì vậy ông đã lập ra giải thưởng Nobel
-HS nêu theo suy nghĩ của minh
- Nghe và tiếp thu
-HS tìm đọc trong thư viện những quyển truyện nói về các Danh nhân thế giới và chọn theo mã màu 
- Ghi vào nhật kí đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET DOC THU VIEN.doc