Kế hoạch bài học môn Toán - Bài: Một phần ba - Lê Trương Ngọc Bích

Kế hoạch bài học môn Toán - Bài: Một phần ba - Lê Trương Ngọc Bích

I. Mục tiêu:

- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần ba”, biết đọc, viết

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đều giống như hình vẽ trong SGK, SGK, SGV

- HS: SGK, Vở bài tập toán

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 3 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Toán - Bài: Một phần ba - Lê Trương Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN: TOÁN
 BÀI: MỘT PHẦN BA
 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hòa
 Người soạn: Lê Trương Ngọc Bích
 Ngày soạn: 22/02/2012
I. Mục tiêu:
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần ba”, biết đọc, viết 	
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đều giống như hình vẽ trong SGK, SGK, SGV
- HS: SGK, Vở bài tập toán
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ỔN ĐỊNH:
- Kiểm tra lại sĩ số lớp, cho lớp trưởng bắt 1 bài hát
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
 Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
 9 : 3 6 : 2
 15 : 32 x 2
 2 x 530 : 3
- Gọi 1 HS dưới lớp đọc thuộc lòng bảng chia 3
- GV nhận xét, ghi điểm
3. DẠY - HỌC BÀI MỚI:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen với một dạng số mới, đó là số “Một phần ba”
b. Hoạt động 2: Giới thiệu “Một phần ba”
- Cho HS quan sát hình vuông như trong SGK, hình vuông chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 1 phần ta gọi phần tô màu đó là 1 phần 3 hình vuông
- GV tiếp tục tiến hành tương tự với hình tròn, hình tam giác đều cũng như vậy.
- Rút ra kết luận:
+ Có 1 hình tròn chia thành 3 phần bằng nhau, ta tô màu 1 phần, phần tô màu đó là một phần ba hình tròn
+ Có 1 hình tam giác, chia thành 3 phần bằng nhau tô màu 1 phần, phần tô màu đó là một phàn ba tam giác
- Trong toán học, để thể hiện một phần ba hình vuông, hình tròn, hình tam giác, người ta dùng số “một phần ba” viết là
c. Hoạt động3: Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến
- GV sửa bài, nhận xét
* Bài tập 2:
Hướng dẫn HS làm ở nhà
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập 3. Yêu cầu HS quan sát hình vẽ sau đó trả lời câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu các em làm gì?
+ Trong hình a có tất cả bao nhiêu con gà? Hình a chia gà thành mấy phần bằng nhau?vậy hình a phải là hình đã khoanh một phần ba số gà không?
+ Trong hình b có tất cả bao nhiêu con gà? Trong 12 con gà ở hình b chia làm mấy phần bằng nhau? Vậy hình b đã khoanh tròn một phần ba số con gà chưa?
- GV nhận xét và ghi điểm
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết “một phần ba” (nếu còn thời gian).
- Nhận xét tiết học (nếu chơi trò chơi thì cần tuyên dương nhóm thắng cuộc)
- Dặn dò các em về nhà làm bài tập 2 và chuẩn bị cho bài luyện tập hôm sau.
- Ổn định lớp và hát tập thể
- 2 HS lên làm bài, cả lớp làm vào vở nháp:
 9 : 3 = 6 : 2
 15 : 3 > 2 x 2
 2 x 5 = 30 : 3 
- 1 HS đọc thuộc lòng bảng chia 3
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe GV giảng
- HS lắng nghe và có thể nhắc lại
- Theo dõi GV giảng và đọc, viết số 
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài sau đó phát biểu và nhận xét bài bạn
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Có tất cả 12 con gà. Hình a chia làm 4 phần bằng nhau nên hình a không phải khoanh tròn một phần ba số con gà.
+ Có tất cả 12 con gà. Chia làm 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 con gà, hình b có 4 con gà được khoanh nên đó là 1 phần 3 số con gà.
- HS lắng nghe
 Mail: lebich09b@yahoo.com
 Trường: Đại Học Phú Yên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_toan_bai_mot_phan_ba_le_truong_ngoc_bic.doc