Kế hoạch bài học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 đến 10

Kế hoạch bài học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 đến 10

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tuần 1. Ngày dạy: 10 tháng 08 năm 2010.

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

 (Chuẩn KTKN: 105 ; SGK: 3)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).

 - Biết môn LS và ĐL ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

 - Biết môn LS và ĐL góp phần gioá dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

II.CHUẨN BỊ:

- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 26 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lịch sử KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 1. Ngày dạy: 10 tháng 08 năm 2010.
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
 (Chuẩn KTKN: 105 ; SGK: 3)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
	- Biết môn LS và ĐL ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
	- Biết môn LS và ĐL góp phần gioá dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ Địa lý tự nhiên lên bảng. Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV đưa cho mỗi nhóm 1 bức tranh (ảnh) về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó. 
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nm có nét v8n hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc , một lịch sử Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hang ngàn năm dựng nước và giữ nước . Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó ?
- GV kết luận
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
GV hướng dẫn HS cách học
Củng cố :
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ
HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống
- Các nhóm xem tranh (ảnh) & trả lời các câu hỏi
Đại diện nhóm báo cáo
- HS phát biểu ý kiến
- HS đọc phần khung xanh.
Các ghi nhận, lưu ý:
Môn: Địa lí KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần: 1 Ngày dạy: 12 tháng 08 năm 2009.
 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
(Chuẩn KTKN: 105 ; SGK: 4)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
HS khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Môn lịch sử và địa lý
- Yêu cầu HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống.
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
 1. Bản đồ:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
HS quan sát hình 1 và hình 2, rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
+ Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lý Việt Nam treo tường?
GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời.
2. Một số yếu tố của bản đồ:
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Tên của bản đồ cho ta biết điều gì?
 + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
 + Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
 + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điề gì? (HS khá, giỏi).
+ Tỉ lệ bản đồ hình 2 cho em 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thựv tế? (HS khá, giỏi)
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & kí hiệu bản đồ.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
Củng cố 
Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
Bản đồ được dùng để làm gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Cách sử dụng bản đồ.
HS lên bảng trình bày
HS nhận xét
HS quan sát
- HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
- HS trả lời:
(Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam.)
HS quan sát hình 1, 2 rồi trả lời.
- HS trả lời.
HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo nhóm
- Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
Các ghi nhận, lưu ý:
Môn: Lịch sử KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần: 2 Ngày dạy: 17 tháng 08 năm 2010.
 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (t.t)
(Chuẩn KTKN: 105 ; SGK: 7)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
	- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bảng đồ.
	- Biết đọc bảng đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bảng đồ ; dựa vào kí hiện màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
II.CHUẨN BỊ:
 - SGK
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Bản đồ
Bản đồ là gì?
Kể một số yếu tố của bản đồ?
Bản đồ thể hiện những đối tượng nào?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
3. Cách sử dụng bản đồ:
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV nêu câu hỏi:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) & giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia.
GV giúp HS nêu các bước sử dụng bản đồ
4. Bài tập:
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi
Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên & chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ treo tường
Các bước sử dụng bản đồ:
+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lí cần tìm
+ Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b. 
Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
HS các nhóm khác sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ & chính xác.
Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống trên bản đồ.
Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình.
Các ghi nhận, lưu ý:
Môn: Địa lí KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần: 2 Ngày dạy: 19 tháng 08 năm 2009.
 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
(Chuẩn KTKN: 119 ; SGK: 70)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
	+ Dãy núi cao và độ sộ nhất VN: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
	+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hiàng Liên Sơn trên bảng đồ (lược đồ) tự nhiên VN.
 - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản : dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
	HS khá, giỏi :
	+ Chỉ và đọc tên các dãy chính ờ Bắc Bộ : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
	+ Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nổi tiếng ở vùng núi phái Bắc.
II.CHUẨN BỊ:
 - SGK
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Làm quen với bản đồ (t.t)
Nêu các bước sử dụng bản đồ?
Hãy tìm vị trí của thành phố của em trên bản đồ Việt Nam?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
1. Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ  ... u,...”
+ các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
+ Hãy kể tên các vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố 
+ Hãy nêu những khó khăn, thuận lợi trong việc trồng cậy công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên? (HSG)
Nhận xét.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2)
HS trả lời Ga – Rai, Ba- Na, Ê- Đê, Kinh, 
- cĩ lễ hội rất chu đáo vào các mùa . 
- nhà to thể hiện buơn đĩ giàu cĩ nhất. 
HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK.
- HS nêu nhận xét.
- HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
- HS trả lời.
- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
- Dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
- Voi, trâu, bò...
- Voi được dùng để chuyên chở người, hàng hoá.
- HS đọc khung xanh.
- HS trình bày.
- HS trả lời
Nhận xét:
..
Địa lí. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần: 9 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở TÂY NGUYÊN (TT)
 (Chuẩn KTKN: 122; SGK: 90)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
	+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
	+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất : cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,...
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên : có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược : rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiếu tầng...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bảng đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên : sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
 HS khá, giỏi :
+ Quan sát hình và kể các công việc cấn phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá. 
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
+ Kể tên những loại cây trồng & vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Dựa vào điều kiện đất đai & khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi & khó khăn gì?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
3. Khai thác sức nước:
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
+ Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? (dành cho HS khá, giỏi)
+ Tại sao sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
+ Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Ya-li trên lược đồ hình 4 & cho biết nó nằm trên con sông nào?
GV gọi HS chỉ 3 con sông ( Xê Xan, Sơng Ba, S.Đồng Nai) và nhà máy thủy điện Y- a – li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào? 
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu & thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùa khô gọi là rừng khộp.
GDMT: Cây công nghiệp rất quý, cho nên chúng ta phải bảo vệ cho môi trường thêm tốt. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
+ Gỗ được dùng làm gì?
+ Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ? (HS khá, giỏi)
+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá. (HS khá, giỏi)
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
- Nhận xét.
Củng cố 
Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài: Đà Lạt
HS trả lời vd: cây gián hương, cẩm lai, xà cừ. cây gỗ lâu năm. 
Ngựa, trâu, heo.
Nhiểu thuận lợi nhưng cũng khĩ khăn chính, 
- HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV
- Đại diện nhóm trỉnh bày.
- HS lên bảng chỉ. 
- HS quan sát hình 6, 7 & trả lời các câu hỏi 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK & vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
- HS đọc khung xanh.
- HS trình bày.
Nhận xét:
Địa lí. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 10. 
 THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
 (Chuẩn KTKN: 122; SGK: 93)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt :
	+ Vị trí : nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
	+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp : nhiều rừng thông, thác nước,...
	+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
	+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bảng đồ (lược đồ).
- HS khá, giỏi : giải thích vì sao Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh? 
- Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu , giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất : nằm trên cao nguyên – khí hậu mát mẻ , trong lành, trồng nhiều lồi hoa. Rau. Xứ lạnh phát triển du lịch. 
II.CHUẨN BỊ:
	- SGK
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
+ Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao?
+ Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên?
+ Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng?
- Nhận xét - cho điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
+ Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
+ Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
+ Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
+ Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giải thích thêm:” Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông khách. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.”
2. Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát:
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
+ Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
+ Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
+ Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
+ Vì sao Đà Lạt trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh? (HS khá, giỏi)
- Nhận xét. 
Củng cố :
- Yều cầu HS chỉ vị trí của Đà Lạt trên bảng đồ?
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập
HS trả lời, đem lại phục vụ cho cây trồng , và nhiều loại cây khác. 
- xem mẫu sgk, 
- đem lại lợi ích cho đất , cho con người. 
Dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh ảnh, mục 1 SGK & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi.
:” Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông khách. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.”
- độ cao khá lí tưởng. 
- Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
- Đại diện nhóm trình bày .
- Dựa vào vốn hiểu biết của HS và Quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
+ Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loài cây xứ lạnh.
- HS đọc khung xanh.
- HS lên bảng chỉ.
Nhận xét:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_1_den_10.doc