Kế hoạch bài học môn Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 4 - Bài: Một nhà thơ chân chính

Kế hoạch bài học môn Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 4 - Bài: Một nhà thơ chân chính

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

 (chuẩn KTKN: 11; SGK: 40)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).

- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, co khí phách cao đẹp, thà chết chứ không khuất phục cường quyền.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong bài.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

doc 2 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Kể chuyện Lớp 4 - Tuần 4 - Bài: Một nhà thơ chân chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Kể chuyện	 	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	Tuần: 4 Ngày dạy: 03 tháng 09 năm 2010.
 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
 (chuẩn KTKN: 11; SGK: 40)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, co ùkhí phách cao đẹp, thà chết chứ không khuất phục cường quyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa truyện trong bài. 
 Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Khởi động:
Bài cũ:
+ Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
GV nhận xét, khen thưởng
Bài mới:
* Họat động 1: Giới thiệu bài.
* Họat động2: GV kể chuyện:
(2 , 3 lần). Lời kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đọan cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng.
- GV kể lần 1
Giải nghĩa từ:
-tấu: đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật
-giàn hỏa thiêu: giàn thiêu người, một hình thức trình phạt dã man các tội phạm thời trung cổ ở các nước phương Tây
- GV kể lần 2. ( Trước khi kể yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1. Kể đến đọan 3, kết hợp giới thiệu tranh minh họa)
- GV kể lần 3 .
* Họat động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV: Dựa vào câu chuyện đã nghe thầy kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
 + Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
 + Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
- HS kể chuyện.
- Trình bày.
4 . Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. Chuẩn bị bài tập KC tuần 5
- 2 HS kể.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét
- HS nghe
- HS đọc thầm yêu cầu 1 (cac câu hỏi a, b, c,d)
 - Dân chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát len án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
- Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát , nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt bị khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng
- Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục , kính trong lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không nói sai sự thật.
+ HS kể chuyện theo nhóm 4:luyện kể từng đọan và tòan bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghỉa câu chuyện.
+ Vài tốp HS kể (mỗi tốp 4 em) kễ nối tiếp nhau.
+ Vài em kể tòan bộ câu chuyện trước lớp. Kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện. (HSG)
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất .
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_ke_chuyen_lop_4_tuan_4_bai_mot_nha_tho.doc