Kế hoạch bài học môn Địa lý lớp 4

Kế hoạch bài học môn Địa lý lớp 4

I-MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 1.Kiến thức:

-HS biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.

-Bước đầu nhận biết được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ

 2.Kĩ năng:

-HS nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ

 3.Thái độ:

-Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.

II.CHUẨN BỊ:

-SGK: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU

 

doc 40 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Địa lý lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: ĐIẠ LÍ
BÀI : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I-MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1.Kiến thức: 
-HS biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
-Bước đầu nhận biết được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
 2.Kĩ năng:
-HS nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ
 3.Thái độ:
-Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
-SGK: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 Hát bài : Cô giáo.
-HS lên bảng trình bày
-HS nhận xét
 HS quan sát
 HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
-HS trả lời:
 +Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam.
- HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm & đền Ngọc Sơn theo từng tranh.
-Đại diện HS trả lời trước lớp
 HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo nhóm
+Tên bản đồ cho biết tên khu vực thong tin trên bản đồ.
+Học sinh lên bảng chỉ xác định hướng.
+Giải thích các kí hiệu trên bản đồ.
-HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
-2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
-Học sinh chia làm hai đội thi đua vẽ và ghi chú thích: mỏ than mỏ dầu mỏ sắt
 thủ đô 
Khởi động: Hát
1.Bài cũ: Môn lịch sử và địa lý
-Yêu cầu HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống.
-GV nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu 
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
 Mục tiêu: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt trái đất.
-GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
-GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
 GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
 Mục tiêu: Chỉ được đền Ngọc Sơn và vị trí Hồ Gươm trên bản đồ.
 HS quan sát hình 1 và hình 2, rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
-Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào ?
-Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lý Việt Nam treo tường ?
-GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 3: Hoạt động nhóm 
 Mục tiêu: Biết tên bản đồ và các kí hiệu.
 GV yêu cầu quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
-Tên của bản đồ Cho ta biết điều gì?
-Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
-Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
 Lưu ý:GV giải thích thêm cho HS: tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ & ngược lại.
-GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & kí hiệu bản đồ.
3.Củng cố, dặn dò
-Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
-Bản đồ được dùng để làm gì ?
-Cho học sinh thi đua vẽ các kí hiệu và ghi chú thích.
- Chuẩn bị bài: Cách sử dụng bản đồ.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: ĐIẠ LÍ
BÀI : DÃY HOÀN LIÊN SƠN
I-MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1.Kiến thức: 
 -HS biết dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao & đồ sộ nhất Việt Nam.
 -HS biết ở dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm
2.Kĩ năng:
-HS chỉ được trên lược đồ & bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn. 
-Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
-Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
-Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
3.Thái độ:
-Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
 -SGK
 -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 -Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 Hát bài : Cô giáo.
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
-HS dựa SGK để trả lời : Dãy Hoàng Liên Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều.
+Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất 3143 m, thung lũng hẹp và sâu.
-HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Tây, giữa sông Hồng và sông Đà.
+Dài khoảng 180 km, rộng 30 km.
-HS các nhóm thảo luận:
-Học sinh chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng & cho biết độ cao của nó trên bản đồ.
-Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng: Cao nhất nước ta và được gọi là nóc nhà của tổ quốc.
-Học sinh thảo luận theo cặp:
+Khí hậu lạnh quanh năm.
-HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
-HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Khởi động: Hát
 1.Bài cũ: Làm quen với bản đồ (t.t)
-Nêu các bước sử dụng bản đồ?
-Hãy tìm vị trí của thành phố của em trên bản đồ Việt Nam?
2.Bài mới 
Giới thiệu: 
 *Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 Mục tiêu: Chỉ được vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
-GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
-Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta (Bắc Bộ)?
-Trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất? Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
-Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km?
 *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Mục tiêu: đỉnh núi Phan-xi-păng: Cao nhất nước ta và được gọi là nóc nhà của tổ quốc.
-Quan sát hình 2 mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
-GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
 *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 Mục tiêu: Khí hậu ở Sa Pa lạnh quanh năm.
-GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường
 GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
 3.Củng cố, dặn dò 
-GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
-GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào, Cam pu chia)
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: ĐIẠ LÍ
BÀI : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I-MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1.Kiến thức: 
-HS biết vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
-HS biết bản làng với nhà sàn; chợ phiên, lễ hội, trang phục của người dân tộc.
2.Kĩ năng: 
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
-Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
-Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & sinh hoạt của con người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
3.Thái độ:
-Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 Hát bài : Cô giáo.
-HS trả lời
-HS nhận xét
I-Hoàng Liên Sơn nơi cư trú một dân tộc ít người.
-HS dựa vào mục 1 SGK trả lời:
Cá dân tộc
Địa bàn cư trú theo độ cao
Mông 
 trên1000 m
Dao 
 700 – 1000 m
Thái 
 dưới 700 m
-Dân cư thưa thớt. Các dân tộc: Dao, Thái, Mông
Giao thông chủ yếu là ngựa, vì đường đi lại khó khăn.
II-Bản làng với nhà sàn.
-HS hoạt động nhóm:
+Bản làng thường nằm ở sườn núi và thung lũng. Bản có ít nhà. Tránh ẩm thấp, tránh thú dữ. Nhà làm bằng gỗ. Hiện nay có nhiều nhà lợp ngói.
III-Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
-HS hoạt động nhóm
+Mua bán trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá. Lễ hội: Thi hát, múa sạp, ném còn, . . .Lễ hội tổ chức vào mùa xuân.
- Các nhóm HS trao đổi tranh ảnh cho nhau xem
-Hình thành hai nhóm thi đua.
+Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Ê đê, . . .
Khởi động: Hát
 1.Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
-Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
2.Bài mới: 
 Giới thiệu: 
*Hoạt động 1: Hoạt động nhó 
 Phiếu
+Yêu cầu học sinh sắp thứ tự địa bàn cư trú.
+Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
+K ... 
PP: Thảo luận
ĐDDH: SGK
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột)
GV treo bản đồ Hà Nội.
 *Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
HTTC: Nhóm
PP: Thảo luận
ĐDDH: Phiếu
Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị
+ Trung tâm kinh tế lớn
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 4-Củng cố, Dặn dò: 
GV treo bản đồ Hà Nội
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN: Địa lí TUẦN : 17,TIẾT : 17
BÀI : ÔN TẬP
I-MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1.Kiến thức: 
HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
 2.Kĩ năng:
 -HS chỉ được đồng bằng và các con sông ở đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập (Lược đồ trống VN)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 Hát bài : Cô giáo.
-Học sinh chỉ và nêu vị trí của thành phố.
*Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 Mục tiêu: HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
HTTC: Nhóm
PP: Thảo luận
ĐDDH: Phiếu
HS thảo luận và trình bày.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Mục tiêu: -HS chỉ được đồng bằng và các con sông ở đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
HTTC: Nhóm
PP: Thảo luận
ĐDDH: Phiếu
HS lên thảo luận trình bày, xếp hình.
*Hoạt động 3: làm việc cả lớp
 Mục tiêu: Chỉ được vị trí của thủ đô trên bản đồ.
HTTC: Nhóm
PP: Thảo luận
ĐDDH: Bảng đồ địa lí tự nhiên
- Học sinh trả lời và lên bảng chỉ vị trí thủ đô.
1- Khởi động:
2- Bài cũ 
-Chỉ và nêu vị trí và thủ đô Hà Nội.
3-Bài mới: 
Giới thiệu: 
 *Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV phát phiếu học tập cho HS 
Phiếu
-Kể tên các con sông ở ĐBBB ?
-Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có dân cư như thế nào?
-Lễ hội được tổ chức vào mùa nào ?
-Kể tên một số lễ hội ở ĐBBB mà em biết ?
 *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 2 SGK
Phiếu
-Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ Trở thành vựa lúa lớn của cả nước là gì ?
-Xếp các hình theo thứ tự đúng nhất .
-Kể tên các sản phẩm làm ra từ đất .
 *Hoạt động 3: làm việc cả lớp
- Hãy nêu vị trí đặc điểm của thụ đô Hà Nội?
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí ?
- GV hòan thiện phần trả lời của HS.
 4-Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN: Địa lí TUẦN : 18, TIẾT : 18
ƠN TẬP 
 MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Em hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của con sông nào ?
a- Sông Hồng .
b- Sông Thái Bình.
c- Cả hai sông trên.
 Câu 2 : Đê quen sông ở đồng bằng Bắc Bộ  có tác dụng gì ?
a – Làm cho địa hình đồng bằng có nơi thấp, nơi cao. 
b –Làm đường giao thông 
c – Tránh ngập lục cho đồng ruộng và nhà cửa. 
Câu 3 Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư trập trung nghư thế nào ?
 a. Tập trung khá đông. 
 b. Tập trung đông đúc. 
 c. Đông đúc nhất nước ta.
 Câu 4 - Lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào mùa nào ?
a - Mùa xuân và mùa hạ.
b- Mùa xuân và mùa thu.
c- Mùa hạ và mùa thu. 
 Câu 5 : Người dân chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ là: 
a.Người kinh.
b.Người khơ me.
c. Người Nùng.
 Câu 6: Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
 a – Đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi giàu, người dân giàu kinh nghiệm. 
 b – Đất đai mầu mỡ. 
 c – Người dân giàu kinh nghiệm trồng lúa.
Câu 7: Quy trình làm ra lúa gạo nào là đúng ?
 a. Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc. 
 b. Làm đất, nhổ mạ, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc
 c. Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc, tuốt lúa, gặt lúa, phơi thóc
 Câu 8: Nhà của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
 a.Đơn sơ, chắc chắn, xây bằng gạch vữa và lợp ngói. 
 b. Nhà được xây chắc chắn, xung quanh có vườn, ao.. 
 c. Nhà sàn, đơn sơ, xây chắc chắn, xung quanh có vườn, ao.. 
Câu 9: Nghề chính của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 a – Nghề trồng lúa nước. 
 b – Nghề gốm sứ. 
 c – Nghề dệt lụa.
Câu 10: Hoạt động nào có ở lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 a. Đấu vật, đua voi, ném còn. 
 b. Lễ hội sân đình, đấu cờ người, thi nấu cơm.
 c. Hát quan họ, đua thuyền, chọi trâu, chọi gà, đua ngựa.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN: Địa lí TUẦN : 19
BÀI: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- HS biết đồng bằng Nam Bộ:
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước.
Là nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
2.Kĩ năng:
HS chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh, Mũi Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
Xác định mối quan hệ giữa khí hậu biển hồ với sông ngòi, sông ngòi với đất đai ở mức độ đơn giản.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Bản đồ đất trồng Việt Nam.
Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HS trả lời
HS nhận xét
 Mục tiêu: HS biết đồng bằng Nam Bộ:Là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước.Là nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
HS quan sát hình & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
 Mục tiêu: HS chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh, Mũi Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
HS nêu: Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo.
-Học sinh mô tả lại đồng bằng Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau.
 Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa khí hậu biển hồ với sông ngòi, sông ngòi với đất đai ở mức độ đơn giản.
HS quan sát hình & trả lời câu hỏi
HS dựa vào SDK để nêu đặc điểm về sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
-Nam bộ có rất nhiều sông.
- Là sông có chín cửa đổ ra biển.
-HS lên chỉ trên bản đồ vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.
-Có 4 mùa: Xuân mát mẽ , Ha nống nựcï, Thu ấp áp, Đông lạnh lẽo.
-Vì để đồng bằng được bồi đắp thêm lớp phù sa.
-Cunbg cấp nước tưới tiêu.
-Học sinh kể lại trận lũ lụt lớn mà em biết.
HS so sánh.
1-Khởi động: 
2-Bài cũ: Thủ đô Hà Nội.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của thủ đô Hà Nội
Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế lớn của cả nước.
Hãy nêu tên các di tích lịch sử, viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh của Hà Nội?
GV nhận xét
3-Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Ở phía Nam nước ta có một đồng bằng rộng lớn. Đó là đồng bằng Nam Bộ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đồng bằng này xem nó có gì giống & khác với đồng bằng Bắc Bộ.
 *Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
HTTC: cá nhân
PP: Quan sát đàm thoại.
ĐDDH: Tranh
GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
GV chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường & nói đây là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công & một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà bồi đắp nên.
Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của đồng bằng Nam Bộ.
 *Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
HTTC: Nhóm
PP: Thảo luận
ĐDDH: Phiếu
Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:
Tìm & nêu vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ, vị trí của Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau ? 
Cho biết đồng bằng có những loại đất nào? Ở đâu? Những loại đất nào chiếm diện tích nhiều hơn?
GV mô tả thêm về các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 *Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
HTTC: Nhóm
PP: Thảo luận
ĐDDH:
Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:
Tìm & kể tên các sông lớn của đồng bằng Nam Bộ.
Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông)?
Vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? (GV có thể hỏi: Cửu Long là gì? ( Là sông có chín cửa)
GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.
Ở Nam Bộ trong một năm có mấy mùa? Đặc điểm của mỗi mùa?
Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?
Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì?
GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời
 4-Củng cố- Dặn dò:
So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 4.doc