Kế hoạch bài học lớp 2 - Tuần 21

Kế hoạch bài học lớp 2 - Tuần 21

Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.

 Bước 1: GV đọc mẫu.

HS mở SGK trang 23 theo dõi đọc thầm, lắng nghe GV đọc mẫu.

- Bước 2: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.

? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (long trọng, xinh xắn, ). HS luyện đọc từ khó.

- Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp.

+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt.

+ GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.

Chim véo von mãi/ xanh thẳm.//

HS đọc phần chú giải sau bài:

- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

 

doc 20 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21
 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
 Tập đọc CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (TIẾT1)
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’) 
 Bài cũ.
 MT: HS đọc diễn cảm tốt và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Mùa xuân đến.
PP: Thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
2HS đọc bài: Mùa xuân đến và TLCH:
? Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến?
? Nêu ý nghĩa của bài?
GV nhận xét, ghi điểm.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
 Giới thiệu chủ điểm và bài học 
ĐD: Tranh SGK trang 22 phóng to.
PP: Trực quan, thuyết trình.
Hoạt động lớp
GV đính tranh phóng to lên bảng và hỏi:
? Tranh vẽ gì? 
Gv giới thiệu chủ điểm mới: Chim chóc.
GV: Chim và hoa làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Chúng ta thấy buồn nếu không có chim và hoa.Bài đầu tiên của chủ đề này là: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3:(25’)
 Luyện đọc
MT: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rành mạch được toàn bài.
ĐD: SGK trang 23. 
Bìa viết câu: Ông vào rừng dựng nhà.
PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.
 Bước 1: GV đọc mẫu.
HS mở SGK trang 23 theo dõi đọc thầm, lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Bước 2: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (long trọng, xinh xắn,). HS luyện đọc từ khó.
- Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp.
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt.
+ GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
Chim véo von mãi/  xanh thẳm.// 
HS đọc phần chú giải sau bài:
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bước 4: Đọc từng đoạn trong nhóm .
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
Bước 5: Thi đọc giữa các nhóm.
Đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét, tuyên dương.
GV nhận xét tiết học. 
Tuyên dương HS học tốt.
 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
 ĐẠO ĐỨC:	 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ (TIẾT 1 )
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 5’
Bài cũ.
MT: Củng cố kiến thức bài: Trả lại của rơi.
PP: Hỏi đáp. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Gọi 3 học sinh lên bảng
? Làm gì khi nhặt được của rơi?
? Vì sao khi nhặt được của rơi em đem trả lại ?
? Kể việc làm của em khi nhặt được của rơi ?
Giáo viên nhận xét. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: 10’
Thảo luận lớp.
MT: - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
-ĐD: Tranh SGK trang 31 phóng to.
-PP: Quan sát, hỏi đáp. 
Bước 1: Quan sát tranh .
GV treo tranh cho HS quan sát và cho biết nội dung tranh vẽ. - HS phán đoán nội dung tranh vẽ
Bước 2: Tìm hiểu nội dung tranh.
Gv giới thiệu nội dung tranh và hỏi: Trong giờ học vẽ Tâm muốn mượn bút của Nam. Em đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm?
HS trao đổi với các bạn về đề nghị bạn Nam và cảm xúc của bạn Tâm khi được đề nghị.
GVKL: Muốn mượn bút chì của bạn Nam, Tâm cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Tâm đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: 10’
Đánh giá hành vi
MT: - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
ĐD: - Phiếu học tập
PP: Tranh
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi.
GV giao việc: Từng đôi một quan sát tranh ở SGK trang 32, 33 và trả lời câu hỏi.
? Các bạn đang làm gì? Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? 
HS thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
GVKL: SGv trang 64. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4:10’
Bày tỏ thái độ
MT: Biết được sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản thường gặp hằng ngày.
ĐD:VBT
PP: Dạy học cá nhân.
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
HS mở VBT ĐD (BT3), đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
Gv lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS biểu lộ thái độ đánh giá: Tán thành, lưỡng lự, không tán thành qua việc giơ các tấm bìa màu.
? Vì sao em lại tán thành, lưỡng lự, không tán thành? 
Nhận xét - dặn dò
 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tập đọc: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (TIẾT 2)
 CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1 (20’)
 HD tìm hiểu bài
MT: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.( Trả lời được câu hỏi 1,2,4,5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
ĐD: SGK trang 23. 
PP: Thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
- 1 HS đọc to đoạn 1, cả lớp đọc thầm rồi TLCH
? Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hao sống như thế nào? ( Chim tự do bay nhảy, hao cúc sống tự do bên bờ rào)
GV cho HS xem tranh.
- 1 HS đọc to đoạn 2,3, 4, 
? Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
( Vì bị bắt và cầm tù trong lồng) 
GVgiảng: cầm tù (SGK)
? Điều gì chi thấy cậu bé rất vo tình với chim và hoa?
( Dành cho HS khá giỏi)
( Chim nhốt vào lồng, không cho ăn uống, Cúc đang nở thì cắt bỏ vào lồng)
? Hành động của cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
( Sơn ca chết, cúc héo tàn)
? Em muốn nói gì với cậu bé? HS thảo luận nhóm đôi.
- Đaị diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
Liện hệ: Để bảo vệ các loài chim và hoa, em phải làm gì? (Không bắn, giết nó và không ngắt hoa tuỳ tiện)
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2 (13’)
 Luyện đọc lại
MT: Biết rành mạch được toàn bài.
ĐD: SGK trang 23.
PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
HS đọc, GV quan tâm theo dõi.
Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp.
Lớp lắng nghe, nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3:(5’)
Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố và liên hệ cách chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên.
PP: Hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
- HS đọc to toàn bài,
? Để cho chim chóc và cây cối phát triển em cần làm gì? ( Bảo vệ và chăm sóc chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp).
Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt.
 Dặn dò: Về nhà đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 
TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM.
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 
 Bài cũ 
MT: HS thực hành nói 1 đoạn về mùa hè.
PP: Thực hành
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
- 2 HS nói về mùa hè cho cả lớp nghe.
Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: 15’
Thực hành đáp lời cảm ơn.
MT: Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản.
ĐD:Tranh SGK trang 30.
PP: Trực quan, thảo luận, đóng vai. 
HD HS làm BT1.
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
GV đính tranh lên bảng cho HS quan sát.
GV giao việc cho các nhóm: Từng đôi một thảo luận rồi đóng vai theo tình huống trong tranh. Không nhất thiết nói giống lời của hai nhân vật trong SGK.
HS làm việc theo nhóm. GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện một số cặp lên đóng vai.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
HD HS Làm BT2. 
Bước 1: Đóng vai theo tình huống. Hoạt động nhóm đôi.
HS đọc yêu cầu BT2.
GV giao việc: Từng đôi một thực hành đóng vai theo tình huống ở SGK trang 30.
HS thảo luận , GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Đóng vai. Hoạt động lớp.
GV đính lần lượt từng tranh, gọi một số cặp lên thực hành đóng vai.Lớp và GV nhận xét tuyên dương nhóm đóng vai tốt.
Chú ý: Đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự nhã nhặn, khiêm tốn, có thể thêm nội dung đối thoại. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: 15’
Nói về loài chim. ( viết )
MT: Thực hiện được yêu cầu BT3 (Tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu nói về một loài chim.
ĐD: Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý BT3. SGK trang 30.
PP: Hỏi đáp. Thực hành.
Bước 1: HD HS làm BT3. Hoạt động lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài.GV treo bảng phụ, HS đọc lần lượt từng câu hỏi để trả lời.
? Những câu nào tả hình dáng của chích bông? (Vóc nguời, làxinh đẹp; 2 chân xinh xinh, tăm; cặp mỏ)
? Những câu nào tả hoạt động của chích bông? (cứ nhảy liên liến, cánh nhỏ xoải nhanh vun vút)
GV giao việc: Các em dựa vào đó hãy viết 2,3 câu về 1 loài chim mà em thích.
Bước 2: Học sinh làm bài. Hoạt động cá nhân.
HS làm bài vào vở, GV quan tâm theo dõi.
Nhiều HS đọc bài làm của mình. GV ghi điểm. 
 Nhận xét tiết học - Dặn dò.
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 
TỰ NHIÊN –XÃ HỘI: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 1)
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 5’
 Bài cũ 
MT: Củng cố kiến thức về phương tiện giao thông.
PP: Hỏi đáp.
Trò chơi khởi động: Giao thông. HS làm sai, trả lời câu hỏi.
? Nêu những điều cần lưu ý khi đi trên phương tiện giao thông?
HS trả lời, GV nhận xét đánh giá. Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 2:10’
Làm việc theo nhóm 6.
MT: Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
ĐD: Tranh vẽ SGK trang 44, 45 phóng to. 
PP: Trực quan, thảo luận. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV giao việc: Các nhóm quan sát tranh ở SGK nói về những gì các em thấy trong hình.
HS thảo luận. GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Gv đính tranh lên bảng. Gọi đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét bổ sung. 
GV KL: Nghề nghiệp sinh hoạt của người dân nông thôn và các vùng miền khác nhau của đất nước. Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 3 :10’ 
Làm việc với tranh sưu tầm.
MT: Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
ĐD:Tranh sưu tầm được, bảng nhóm.
PP: Thảo luận, thực hành. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV giao việc: Xếp tranh sưu tầm được sau đó dán kết quả vào vị trí bảng nhóm.
HS làm việc theo nhóm. GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm giới thiệu tranh sưu tầm nhóm mình.
Lớp nhận xét, bổ sung.
GV tuyên dương nhóm sưu tầm nhiều và giới thiệu hay.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4: 15’
Thực hành vẽ tranh.
MT: Mô tả được một số 
nghề nghiệp, cách sinh
 hoạt của người dân vùng nông thôn. 
ĐD: Bút màu, giấy A4.
PP: Thực hành. 
Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV giao việc: Cùng nhau vẽ nghề nghiệp ở quê hương mình vào giấy A4.
HS vẽ, GV quan tâm theo dõi.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Các nhóm trưng bày sản phẩm. Lớp tham quan đánh giá lẫn nhau. 
GV tuyên dương nhóm vẽ tốt.
? Nghề nghiệp chính của quê hương em là gì?
* Kết luận: Mỗi người dân ở mỗi vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có những nghề khác nhau.
- Dặn dò học sinh sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau.
 Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
Chính tả:( Nghe- viết) SÂN CHIM
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
 Bài cũ
MT: HS viết lại cho đúng những từ có âm s/x.
ĐD: Bảng con
 ... o thích hợp.
Bài 4: HS đọcyêu cầu bài.
? Bài toán cho biết gì? ( Mỗi HS được mượn 5 quyển truyện)
? Bài toan hỏi gì? ( Hỏi 8 HS được mượn bao nhiêu quyển truyện?)
GV tóm tắt bài toán.
Bước 2: HS làm bài. Hoạt động cá nhân.
HS làm bài tập vào vở.
 GV quan tâm theo dõi. chấm chữa bài.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: 5’
Củng cố- Dặn.
MT: Củng cố các bảng nhân đã học.
PP: Thực hành.
Hoạt động các nhân.
HS đọc lại các bảng nhân 2,3,4,5.
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: Về nhà hoàn thành bài ở VBT Toán.
 Thứ ba ngày tháng 12 năm 2009
MĨ THUẬT: TẬP NẶN TẠO DÁNG.
 NẶN HOẶC VẼ, HÌNH DÁNG NGƯỜI
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1:(5’) Bài cũ
MT: KT sự chuẩn bị của HS
ĐD: Đất nặn. Vở Tập vẽ, bút màu. Màu vẽ.
PP: Kiểm tra, nhận xét. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
GV yêu cầu HS bỏ đồ dùng học Tập vẽ lên bàn để nhóm trưởng kiểm tra. Nhóm trưởng kiểm tra rồi báo cáo với GV. GV nhận xét. 
Chuyển tiếp: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
 Quan sát nhận xét.
MT: Hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người.
ĐD: Chuẩn bị một số ảnh các hình người dáng người.
PP: Quan sát, hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
GV giới thiệu một số hình ảnh về con người và hỏi:
? Con người có những bộ phận chính nào? ( đầu, mình, chân, tay.)
GV chỉ ra ở các hình để HS nhận ra các dáng của người khi hoạt động( tư thế của các bộ phận):
+ Đứng nghiêm, đứng và giơ tay
+ Đi: tay chân thế nào?
+ Chạy: tay, chân, mình, đầu ra sao?
GV tốm tắt: Khi đứng, khi chạy, thì các bộ phận ( đầu, mình, chân, tay) của người sẽ thay đổi phù hợp với tư thế hoạt động. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
 Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật.
MT: Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người.
ĐD: Hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH. Tranh vẽ người của HS.
PP: Quan sát, thuyết trình,
Bước 1: HD cách nặn.
- GV dùng đát hướng dẫn HS nặn: đầu, mình, tay, chân.
- Ghép, đính các bộ phận lại thành hình người.
- GV tạo dáng người thành:
+ Người đứng. + Người đi.
+ Người ngồi. + Người chạy, nhảy.
Bước 2: HD cách vẽ.
- GV vẽ phác hình người lên bảng: đầu, mình, tay, chân thành các dáng: Đứng; Đi; Chạy, nhảy,...
- GV vẽ thêm một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể như: Đá bóng; Nhảy dây.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4: ( 15’)
 Thực hành
MT: Nặn hoặc vẽ, xé dán được dáng người đơn giản.
ĐD: Vở TV, bút vẽ, màu vẽ, đất nặn, giấy, màu.
PP: Thực hành.
Hoạt động cá nhân, lớp.
GV gợi ý để HS HS làm bài như hướng dẫn
 HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS.
GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại.
GV nhận xét giờ học- Dặn dò
 Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
ÂM NHẠC: HỌC HÁT:
 BÀI HOA LÁ MÙA XUÂN
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 20’
 Dạy bài hát: Hoa lá mùa xuân.
MT: Biết hát theo giai điệu và lời ca.
ĐD: Băng nhạc, máy nghe. Nhạc cụ quen dùng. Bảng phụ chép sẵn bài hát.
PP: Làm mẫu, thuyết trình, quan sát, thực hành.
Bước 1: Giới thiệu bài hát.
GV giới thiệu bài: khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá tốt tươi, vạn vật như bừng tỉnh sau những ngày đông lạnh giá. Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác bài hát: Hoa lá mùa xuân để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, các em cùng ca hát với mùa xuân.
GV ghi đề. 
Bước 2: GV hát mẫu cho HS nghe.
GV hát diễn cảm tốc độ vừa phải hoặc cho HS nghe băng.
Bước 3: Tập hát
- Đọc đồng thanh lời ca.
- Dạy hát từng câu. 
Khi đã tập hát xong cả bài, GV đặt câu hỏi cho các em nhận xét về giai điệu của câu hát thứ nhất và câu hát thứ ba, câu hát thứ hai và câu hát thứ tư (Câu 1 và câu 3 giống nhau, câu 2 và câu4 giống nhau, riêng câu 4 có khác một chút ở cuối câu).
- Luyện tập hát theo nhóm, theo tổ, cả lớp.Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: 10’
 Hát kết hợp gõ đệm.
MT: Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
HS có năng khiếu biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
ĐD: Nhạc cụ.
PP: Thực hành. 
Hoạt động lớp.
Bước 1: Tập hát và vỗ tay.
GV cho HS vừa hát vừa vỗ tay ( hoặc dùng nhạc cụ gõ) đệm theo phách, đệm theo nhịp 2( khi đệm theo nhịp 2 chú ý bài hát có mấy nhịp lấy đà)
Bước 2: Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân
 * * * * * * * * * * * * *
Bước 3: Vừa hát vừa chuyển động nhẹ nhàng.
 Gv cho từng nhóm lên vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng. Lớp và GV nhận xét. Chuyển tiếp 
HOẠT ĐỘNG 3: 3’ 
 Củng cố, dặn dò
MT: Củng cố lại cách hát bài hát: Hoa lá mùa xuân.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS lên hát lại bài: Hoa lá mùa xuân.
Lớp và GV nhận xét, tuyên dương HS hát tốt.
GV nhận xét tiết học - Dặn dò
 Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
THỂ DỤC: ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG, HAI TAY 
 CHỐNG HÔNG VÀ DANG NGÀNG. TRÒ CHƠI: NHẢY Ô
CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: ( 7’)
 Phần mở đầu
MT: - HS biết được nội dung, yêu cầu tiết học. 
-Biết xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. làm quen xoay cánh tay, khớp vai.
Ôn một số động tác TDPTC.
ĐD: Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
PP: Thuyết trình, thực hành. 
Hoạt động lớp
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giơ học.
- HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1- 2,1 – 2.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc tren địa hình tự nhiên: 60-80m
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- HS xoay cánh tay, khớp vai.
- Tập các động tác TDPTC 2 x 8 nhịp.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (20’)
 Phần cơ bản.
MT: - Bước đàu thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
ĐD: Sân bãi, còi, cờ chuẩn bị trò chơi
PP: Làm mẫu, thực hành, trò chơi học tập.
Bước 1: Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông.
GV làm mẫu và giải thích.
HS tập 1, 2 lần theo GV.
HS tập theo tổ.
Bước 2: Đi theo vạch kể thẳng, 2 tay dang ngang.
Tiến hành tương tự.
Bước 3: Trò chơi: Nhảy ô.
GV giới thiệu ô và chỉ cho HS xem.
Từng HS lần lượt bật nhảy chụm hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1 sau đó nhảy tách 2 chân vào ô số 2, số 3.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
 Phần kết thúc.
MT: Củng cố lại bài học. Thư giãn sau tiết học.
PP: Trò chơi, thuyết trình
Hoạt động lớp.
Cúi người thả lỏng: 5-10 lần.
Cúi lắc người thả lỏng: 6-8 lần.
Nhảy thả lỏng: 4-5 lần. 
-GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài TDPTC và trò chơi.
 Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 2010
 Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận xét đánh giá HĐ trong tuần(10-15’)
MT: Biết được những ưu khuyết điểm của mình và bạn trong tuần để có hướng khắc phục và sữa chữa.
ĐD: Thống kê số liệu học sinh vi phạm trong tuần
PP: Thảo luận
Bước 1: Lớp trưởng thay mặt lớp đánh giá các hoạt động trong tuần.
HS lắng nghe lớp trưởng đánh giá chung. 
HS phát biểu ý kiến.
Bước 2: GV đánh giá toàn diện.
- Ưu điểm: Đi học đều đặn mang áo quần đồng phục và sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân và lớp học tốt. 
Sách vở bao bọc cẩn thân và có nhãn.
Học bài và xây dụng bài tốt.
Lớp đã tập văn nghệ rất có hiệu quả.
Đăc biệt trong tuần qua có bạn Thịnh tiến bộ rất nhiều, lớp tuyên dương.
- Khuyết điểm: Một số em tóc còn dài.
Một số em còn nói chuyên riêng nhiều như Dụng, Dĩnh.
Một số em chưa chịu khó trong học tập như Lương, Dũng, Duật, Dụng.
-Lớp bình chọn bạn ngoan, học giỏi trong tuần, cả lớp tuyên dương.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (15’)
 Kế hoạch tuần tới.
MT: Biết kế hoạch trong tuần tới để thực hiện cho thật tốt.
ĐD: Bản phương hướng tuần tới.
PP: Thuyết trình.
GV nêu phương hướng tuần tới cho cả lớp nghe.
Chủ đề: Lập thành tích: Mừng Đảng mừng Xuân.
- Các tổ trưởng cùng lớp phó học tập thường xuyên kiểm tra BTVN và giúp đỡ những bạn yếu.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, làm đúng và sạch phần vệ sinh mà đội đã quy định.
Thực hiện ca múa hát, thể dục giữa giờ và xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
Tiếp tục chơi những trò chơi dân gian và tiếp tục tập văn nghệ. Nộp tiền đợt 2 cho xong.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
 Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét chung giờ sinh hoạt .
Dặn : Nhớ kế hoạch để thực hiện cho tốt.
TNXH: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 5’ 
 Bài cũ 
MT:Ôn các loại đường
 giao thông.
ĐD: Một số biển báo.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Chơi trò chơi: Đèn xanh, đền đỏ.
? Nêu tên các loại đường giao thông?
GV đính một số biển báo lên bảng gọi HS nêu tên biển báo.- Giáo viên nhận xét. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: 16’
 Làm việc với SGK
MT: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi trên xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả.
ĐD: Tranh phóng to trang 42.
PP: Quan sát, thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
HS mở SGK trang 42
GV giao việc: Quan sát tranh và cho biết điều gì có thể xảy ra ở các tình huống trong tranh? Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống ấy không? Em sẽ khuyên bạn trong tình huống đó như thế nào?
HS thảo luận. GV giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV đính tranh lên bảng rồi gọi đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không ?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
GV KL: SGV trang 66. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: 16’
Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
MT: Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
ĐD:Tranh vẽ SGK trang 43 phóng to.
PP: Quan sát, thảo luận 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
GV giao việc: Từng đôi một quan sát tranh SGK trang 43, 1 bạn nêu câu hỏi, 1 bạn trả lời về hình vẽ. Sau đó đổi ngược lại.
HS làm việc, GV hổ trợ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV đính tranhlên bảng, gọi đại diện một vài nhóm trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
GV KL: SGV trang 66.
HOẠT ĐỘNG 4: 6’
 Vẽ tranh.
MT: Củng cố kiến thức bài19, 20.
ĐD: Giấy A4, bút vẽ.
PP: Thực hành.
Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV phát giấy bútcho các nhóm rồi giao việc: Trong nhóm cùng nhauvẽ bức tranh nói về phương tiện giao thônghoặc an toàn khi đi các phương tiện giao thông.
HS thực hành
Bước 2: Hoạt động lớp.
Các nhóm trưng bày sản phẩm, Lớp tham quan đánh giá lẫn nhau.
 GV nhận xét tiết học - Dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 2 Tuan 21.doc