Kế hoạch bài học lớp 2 năm 2010 - Tuần 22

Kế hoạch bài học lớp 2 năm 2010 - Tuần 22

Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.

 - Bước 1: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.

? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (cuống quýt, buồn bã, ). HS luyện đọc từ khó.

- Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp.

+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt.

+ GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.

Chợt săn,/ chúng cuống quýt hang.// ( Giọng hồi hộp)

* HS đọc phần chú giải sau bài:

- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bước 3: Đọc từng đoạn trong nhóm .

HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.

Bước 4: Thi đọc giữa các nhóm.

Đại diện nhóm thi đọc.

Lớp và GV nhận xét, tuyên dương tuyên dương nhóm đọc đúng và hay.

 

doc 17 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 2 năm 2010 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
 Tập đọc MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (TIẾT1)
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’) 
 Bài cũ.
 MT: HS đọc đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Vè chim.
PP: Thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
2 HS đọc thuộc lờng bài : Vè chim và TLCH:
? Tìm tên các loài chim được tả trong bài?
? Tìm những từ ngữ tả đặc điểm của loài chim?
GV nhận xét, ghi điểm.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
 Giới thiệu bài và đọc mẫu. 
ĐD: Tranh SGK trang 31 phóng to. SGK trang 31.
PP: Trực quan, hỏi đáp làm mẫu
Hoạt động lớp
Bước 1: Giới thiệu bài.
GV đính tranh phóng to lên bảng và hỏi:
? Tranh vẽ gì? 
Gv giới thiệu bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Bước 2: Đọc mẫu.
HS mở SGK trang 31 lắng nghe GV đọc.
Chú ý: Nhấn mạnh các từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời,
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3:(25’)
 Luyện đọc
MT: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. 
ĐD: SGK trang 31. 
Bìa viết câu: Chợt săn, chúng cuống quýt hang.
PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.
 - Bước 1: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (cuống quýt, buồn bã,). HS luyện đọc từ khó.
- Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp.
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt.
+ GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
Chợt  săn,/ chúng cuống quýt hang.// ( Giọng hồi hộp)
* HS đọc phần chú giải sau bài:
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bước 3: Đọc từng đoạn trong nhóm .
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
Bước 4: Thi đọc giữa các nhóm.
Đại diện nhóm thi đọc.
Lớp và GV nhận xét, tuyên dương tuyên dương nhóm đọc đúng và hay.
HOẠT ĐỘNG 4: (3’)
 Tổng kết.
GV nhận xét tiết học. 
Tuyên dương HS học tốt.
 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tập đọc: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (TIẾT 2)
 CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1 (15’)
 HD tìm hiểu bài
MT: Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoan nạn, thử thách trí thông minh của mỗi người; Chớ kiêu căng xem thường người khác.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
ĐD: SGK trang 31. 
PP: Thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
- 1 HS đọc to đoạn 1, cả lớp đọc thầm rồi TLCH
? Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng?( Chồn vẫn ngầm coi thường bạn; ít thế sao; mình thì có hàng trăm)
GV viết bảng: ngầm ( HS đọc từ ở chú giải)
? Khi gặp hoạn nạn chồn như thế nào? ( Rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra điều gì)
- 1 HS đọc to đoạn 2,3, 4, cả lớp đọc thầm. 
? Gà rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn?
Gà giả vờ chết rồi vùng chạy, đánh lạc hướng người thợ săn, tạo cơ hội cho chồn vọt chạy ra khỏi hang)
GV cho HS xem tranh minh hoạ.
? Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi như thế nào? ( Dành cho HS khá giỏi)
( Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn trăm trí khôn của mình))
? Chon tên khác cho truyện? (HS thảo luận nhóm)
- Đaị diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Chồn và Gà Rừng tên của hai nhân vật chính của truyện.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2 (13’)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc rõ lời nhân vật trong truyện.
ĐD: SGK trang 31.
PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp.
Bước 1: Phân vai. Hoạt động nhóm.
GV chia nhóm rồi giao việc: Trong nhóm thảo luận rồi phân vai chuẩn bị đọc lại câu chuyện.
HS làm việc theo nhóm. GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Đọc theo vai. Hoạt động lớp.
GV gọi một số nhóm đọc.
Lớp lắng nghe, nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3:(5’)
Củng cố, dặn dò.
MT: Liên hệ thực tế. 
PP: Hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
? Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
? Em học tập đức tính gì ở Gà Rừng?
Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt.
 Dặn dò: Về nhà đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 
TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI XIN LỖI. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM.
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 
 Bài cũ 
MT: HS thực hành nói 1 đoạn về mùa hè.
PP: Thực hành
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
- 2 HS nói về mùa hè cho cả lớp nghe.
Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: 15’
Thực hành đáp lời xin lỗi
MT: Biết đáp lại lờiôixin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản.
ĐD:Tranh SGK trang 39 phóng to. Bìa phụ ghi sẵn các tình huống BT2.
PP: Trực quan, thảo luận, thực hành. 
* HD HS làm BT1.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
GV giao việc cho các nhóm: Quan sát tranh đọc lời nhân vật và trao đổi với bạn.
HS làm việc theo nhóm. GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV đính tranh phóng to lên bảng
? Nêu nội dung bức tranh? ( 1 bạn ngồi bên cạnh làm rơi vở của bạn, vội nhặt vở và xin lỗi bạn)
- Gọi đại diện một vài nhóm lên thực hành theo tranh. Lớp lắng nghe nhận xét.
? Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi? ( Khi làm điều gì sai trái không phải với người khác và khi làm phiền người khác)
? Nên đáp lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào? ( Tuỳ theo lỗi để có lời đáp khác nhau: vui vẻ, buồn phiền, trách móc cần thể hiện thái độ lịch sự, thông cảm)
* HD HS Làm BT2. 
Bước 1: Đóng vai theo tình huống. Hoạt động nhóm đôi.
HS đọc yêu cầu BT2.
Từng cặp xung phong làm mẫu tình huống a.
GV giao việc: Từng đôi một thực hành nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi trong các tình huống a, b, c,d.
HS thảo luận , GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Đóng vai. Hoạt động lớp.
GV đính lần lượt từng tình huống lên bảng, gọi một số cặp lên thực hành đóng vai.Lớp và GV nhận xét tuyên dương nhóm đóng vai tốt. 
HOẠT ĐỘNG 3: 15’
Nói về loài chim.
MT: Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí.
ĐD: Băng giấy viết sẵn BT3. Vở ô li..
PP: Thực hành.
Bước 1: HD HS làm BT3. Hoạt động lớp.
GV treo bảng phụ và giao việc: Đọc kĩ từng câu , sắp xếp lại cho đúng thứ tự để tạo thành một đoạn văn và viết bài vào vở.
Bước 2: Học sinh làm bài. Hoạt động cá nhân.
HS làm bài vào vở, GV quan tâm theo dõi.
Trò chơi tiếp sức: GV phát băng giấy cho 4 nhóm. Các nhóm thi đua đính băng giấy lên bảng tạo thành đoạn văn.
 Nhận xét tiết học - Dặn dò.
 Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Chính tả:( Nghe- viết) MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
 Bài cũ
MT: Luyện viết những tiếng có vần uôc/uôt.
ĐD: Bảng con
PP: Thực hành
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS viết 2 tiếng có vần: uôc, uôt vào bảng con.
HS viết. GV nhận xét, sửa sai.
Chuyển tiếp( Giới thiệu bài)
HOẠT ĐỘNG 2: (20’)
 HD nghe viết
MT: Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn xăn có lời nhân vật.
ĐD: SGK trang 31, bảng con, vở chính tả.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bước1: HDHS chuẩn bị.
- GV đọc bài chuẩn bị viết cho HS nghe một lần. Gọi 1-2 em đọc.
? Sự việc gì xảy ra với gà rừng và chồn trong lúc dạo chơi? (Gặp người thợ săn và cuống quýt nấp vào hang)
? Tìm câu nói của người thợ săn, câu nói đó được dặt trong dấu gì? ( “Có mà trốn đằng trời” đặt trong dấu ngoặc kép) 
-HS luyện bảng con những chữ viết dễ sai, dễ lẫn: buổi sáng, cuống quýt,..
Bước 2: HS viết bài vào vở
-GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết bài.
HS viết bài vào vở. GV quan tâm theo dõi.
Bước 3: Chấm chữa bài cho HS.
GV đọc dò chậm rãi- HS soát lỗi.
GV thu 2-3 nhóm chấm. Nhận xét chung. 
 Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
HD làm bài tập 2.
MT: Làm đúng BT2a.
ĐD: Bảng con.
PP: Thực hành.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS đọc yêu cầu bài 2a.
GV nhấn mạnh: Tìm tiếng có âm r/d/gi.
GV đọc từng yêu cầu, HS suy nghĩ rồi làm vào bảng con.
Tuyên dương em tìm đúng, nhanh.
Đáp án: - reo, giật, gieo
HOẠT ĐỘNG 4: (2’)
 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Viết lại những từ mình viết sai cho đúng chính tả.
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Tập viết: CHỮ HOA: S
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ.
-MT: Luyện nét chữ hoa R, Quê.
-ĐD: Bảng con
-PP: Luyện tập thực hành
Hoạt động cá nhân
+GV kiểm tra phần viết ở nhà của HS
-HS viết bảng con chữ hoa R, Ríu
-GV nhận xét đánh giá chung. 
 Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
 Hướng dẫn viết chữ hoa S.
-MT:Viết đúng chữ hoa S
-ĐD: Mẫu chữ S đặt trong khung chữ.HS có bảng, phấn.
-PP: Quan sát mô tả.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bước1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa R.
-GV đính chữ mẫu S lên bảng HS nhận xét.
? Chữ S cao mấy li, gồm mấy nét? ( 5 li, 1 nét)
GV nêu cách viết và viết mẫu lên bảng: 1 nét viết liền kết hợp của 2 nét cơ bản.
- Nét 1: Đặt bút trên đương kẻ 6,viết nét cong dưới ,lượn từ dưới lên rồi dừng bút ở ĐK6.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái ,cuối nét móc lượn vào trong, DBtrên ĐK2. 
Bước 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
-HS viết 2, 3 lần S. GV theo dõi, uốn nắn. Chuyển tiếp.
 HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
 HD viết cụm từ ứng dụng.
-MT: Viết đúng chữ và câu ứng dụng: Sáo tắm thì mưa.
ĐD: Bìa viết sẵn cụm từ ứng dụng
-PP:Quan sát, mô tả, thực hành ,luyện tập.
Hoạt động lớp ,cá nhân.
Bước1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
-GV đính cụm từ lên bảng.Gọi 1,2 HS đọc.
? Em hiểu như thế nào về câu: Sáo tắm thì mưa?
? Nêu nhận xét độ cao của các chữ cái? 
? Khoảng cách giữa các tiếng, cách đặt dấu thanh ?
Bước 2: HD HS viết bảng con: Sáo
HS viết. GVnhận xét. 
 Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 4: (20’) Viết.
-MT: Viết đúng chữ hoa S(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Sáo ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),Sáo tắm thì mưa( 3 lần)
ĐD: Vở tập viết.
-PP: Thực hành luyện tập
Hoạt động cá nhân.
-HS mở vở tập viết để lên bàn.
-Gv nêu yêu cầu viết cho HS nắm.
-HS tự viết bài. GV quan tâm theo dõi.
-GV chấm một số em, nhận xét.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Viết phần còn lại cho đúng, đẹp
 Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
 Kể chuyện: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
 Bài cũ 
MT: HS kể lại câu chuyên: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
GV gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
 GV nhận xét, đánh giá từng em. 
 Chuyển tiếp.Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: (25’) 
 Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện ... h kẻ thẳng, 2 tay chống hông.
GV nêu nhiệm vụ và cho HS ôn tập.
HS tập 1 lần do GV điều khiển.
HS ôn tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
Bước 2: Đi theo vạch kể thẳng, 2 tay dang ngang.
Tiến hành tương tự.
Bước 3: Trò chơi: Nhảy ô.
GV giới thiệu ô và chỉ cho HS xem.
Từng HS lần lượt bật nhảy chụm hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1 sau đó nhảy tách 2 chân vào ô số 2, số 3.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
 Phần kết thúc.
MT: Củng cố lại bài học. Thư giãn sau tiết học.
PP: Trò chơi, thuyết trình
Hoạt động lớp.
Cúi người thả lỏng: 5-10 lần.
Cúi lắc người thả lỏng: 6-8 lần.
Nhảy thả lỏng: 4-5 lần. 
-GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài TDPTC và trò chơi.
 Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
TOÁN: 	MỘT PHẦN HAI
CÁC HOẠT ĐỘNG
 HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: 10’
Giới thiệu: Một phần hai.
MT: Nhận biết( bằng hình ẳnh trực quan) “ một phần hai”, biết đọc, viết 1/2.
ĐD: HS chuẩn bị 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, hình vuông.
PP: Trực quan, thực hành.
Bước 1: Làm việc cả lớp.
Lấy hình vuông bằng bìa đã chuẩn bị sẵn để lên bàn.
GV giao việc: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau, tô đi 1 phần.
HS thực hành. GV quan tâm giúp đỡ.
GV thực hành tren bảng cho HS xem.
GV kết luận: - Hình vuông được chia thành 2 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu.
- Như thế đã tô màu “ Một phần hai ” hình vuông.
Một phần hai hay còn gọi là một nửa - gọi nhiều em nhắc lại 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết.
- Viết 1/2 nhiều lần vào bảng con 
* Cho HS nhận biết 1/2 trên các hình 
Ví dụ : 
HOẠT ĐỘNG 2: 18’
 Thực hành
MT: Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau.
ĐD: SGK trang 110.
PP: Thực hành.
Hoạt động cá nhân.
GV cho HS mở SGK trang 110, lần lượt làm các bài tập 1, 3 vào vở.
HS làm bài, GV quan tâm giúp đỡ.
Gv chấm chữa bài.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: 8’
Trò chơi: Tô đúng, tô nhanh.
MT: Củng cố nội
 dung về 1/2.
ĐD: Bìa phụ kẻ sẵn các ô vuông tạo thành Hình chữ nhật, hình vuông, bút màu.
PP: Trò chơi học tập. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV chia nhóm theo biểu tượng và phát bìa viết sẵn bài tập cho các nhóm.
GV giao việc: Nối tiếp nhau tô màu ½ số ô vuông của hình đó.
HS làm việc, GV quan tâm giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm trưng bày sản phẩm rồi tham quan đánh giá lẫn nhau.
Tuyên dương nhóm làm tốt
 Nhận xét tiết học - Dặn dò.
 Thứ ba ngày 27 tháng 1 năm 2010
MĨ THUẬT: VẼ TRANG TRÍ:TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM.
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (3’)
 Bài cũ.
MT:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
ĐD: HS có vở tập vẽ, chì, màu
PP: Quan sát, nhận xét
Hoạt động cá nhân, lớp.
GV yêu cầu HS bỏ vở tập vẽ, chì, màu lên bàn để Gv kiểm tra.
HS thực hiện. GV kiểm tra nhận xét.
Chuyển tiếp: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
 Quan sát nhận xét
MT: Hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
ĐD: Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm( giấy khen, đĩa, khăn)
 PP: Quan sát, hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
GV cho HS quan sát một vài đồ vật hoặc ảnh có trang trí đường diềm và gợi ý:
? Đường diềm dùng để làm gì? ( Dùng để trang trí đồ vật) 
Trang trí đường diềm vào các đồ vật để làm gì? ( Làm cho mọi vật thêm đẹp)
? Em hãy tìm thêm các đồ vật có trang trí đường diềm? ( ở cổ áo, tà áo, ở đĩa,..)
GV chỉ ra ở ĐDDH và một số đồ vật để HS thấy được sự phong phú của đường diềm (ở giấy khen, ở lọ hoa,..)
? Hoạ tiết ở đường diềm thường là hình gì? Được sắp xếp như thế nào?
? Màu sắc của nó như thế nào? Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’) 
 Cách trang trí đường diềm.
MT: Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
ĐD: Hình minh hoạ cách vẽ trang trí đường diềm.
PP: Quan sát, hướng dẫn có gợi ý. Hỏi đáp.
Hoạt động lớp.
GV giới thiệu hình hướng dẫn hoặc yêu cầu HS quan sát hình ở bộ đồ dùng để các em nhận ra cách trang trí đường diềm.
+ Có nhiều hoạ tiết để trang trí đường diềm: Hình tròn, hình vuông, hình chiếc lá, hình bông hoa,
+ Hoạ tiết giống nhau ở đường diềm cần vẽ bằng nhau.
+ Hoạ tiết được sắp xếp nhắc lại hoặc xen kẽ nối tiếp nhau.
GV yêu cầu HS chỉ ra cách vẽ hình chiếc lá, bông hoa ở bộ ĐDDH.
GV tóm tắt chung.
GV chỉ ra cách vẽ màu ở đường diềm:
+ Màu ở đường diềm: Vẽ theo ý thích( có đậm có nhạt)
+ Hoạ tiết gióng nhau thường vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt. Màu ở hoạ tiết cần khác màu ở nền. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4:(15’) 
 Thực hành
MT: Trang trí được đường đường diềm và evx màu màu theo ý thích.
ĐD: Vở tập vẽ, chì, màu.
PP: Quan sát, thực hành, nhận xét
Hoạt động cá nhân.
HS mở vở tập vẽ và chọn màu thích hợp để tô.
HS thực hành. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
Bước 2: Nhận xét, đánh giá.
-GV cho HS nhận xét một số bài vẽ đã hoàn thành.
-GV cho HS tự xếp loại các bài vẽ theo ý thích.
GV nhận xét tiết học.
Dặn: Sưu tầm tranh thiếu nhi.
 Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
ÂM NHẠC: ÔN TẬP BÀI HÁT 
 HOA LÁ MÙA XUÂN
CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1:
 Bài cũ.( 5’) 
MT: Ôn lại bài hát: Hoa lá mùa xuân.
PP: Thực hành.
Hoạt động cá nhân, lớp.
GV gọi 2 HS lên hát bài: Hoa lá mùa xuân.
GV nhận xét, đánh giá.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (15’)
 Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân..
MT: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
biết vỗ tay theo bài hát.
ĐD: Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe, trống, mõ, phách.
PP: Thực hành, làm mẫu.
Hoạt động lớp.
Bước 1: Ôn bài hát
GV cho HS nghe nhácau đó hát lại bài hát nhiều lần.
GV sửa chữa những sai sót, hướng dẫn các em phát âm gọn tiếng, rõ lời và lấy hơi đúng chỗ.
HS hát cả lớp.
Bước 2: Vừa hát vừa cỗ tay.
- Vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp:
Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
 * * * *
Bước 3: Tập hát đối đáp.
+ Chia lớp thành 2 nhóm.
Nhóm 1 hát: Tôi là lá, tôi là hoa...xuân.
Nhóm 2 hát: Tôi cùng múa, xuân.
Nhóm 1 hát: Xuân vừa đến thêm đẹp tươi.
Nhóm 2 hát: Cho nhựa mới, cho đời vui.
Cả hai nhóm cùng và đệm theo phách: 
Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, luân phiên để các em tập hát theo hình thức trên. Chuyển tiếp 
HOẠT ĐỘNG 3: 
 Tập biểu diễn bài hát. (15’)
MT: Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Biết tham gia trò chơi: Đố vui.
ĐD: Một số động tác vận động phụ hoạ đơn giản.
PP: Làm mẫu, thực hành
Bước 1: Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ.
Hát kết hợp với múa đơn giản
Bước 2: Hát và vân động phụ hoạ theo nhóm, cá nhân.
- GV cho HS hát và múa phụ hoạ theo nhóm.
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm hát và múa đúng đẹp và hay.
Bước 3: Trò chơi: Đó vui.
GV gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca: “Tôi là lá mùa xuân” Cho HS đoán xem đó là câu hát nào
GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt
Dặn dò: Về nhà hát lại bài nhiều lần. 
 Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 2010
 Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận xét đánh giá HĐ trong tuần(10-15’)
MT: Biết được những ưu khuyết điểm của mình và bạn trong tuần để có hướng khắc phục và sữa chữa.
ĐD: Thống kê số liệu học sinh vi phạm trong tuần
PP: Thảo luận
Bước 1: Lớp trưởng thay mặt lớp đánh giá các hoạt động trong tuần.
HS lắng nghe lớp trưởng đánh giá chung. 
HS phát biểu ý kiến.
Bước 2: GV đánh giá toàn diện.
- Ưu điểm: Đi học đều đặn mang áo quần đồng phục và sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân và lớp học tốt. 
Sách vở bao bọc cẩn thân và có nhãn.
Học bài và xây dụng bài tốt.
Lớp đã tập văn nghệ rất có hiệu quả.
Đăc biệt trong tuần qua có bạn Vinh tiến bộ rất nhiều, lớp tuyên dương.
- Khuyết điểm: Một số em tóc còn dài: Vinh, Dụng, Cường.
Một số em chưa chịu khó trong học tập như Dũng, Duật
-Lớp bình chọn bạn ngoan, học giỏi trong tuần, cả lớp tuyên dương.
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (15’)
 Kế hoạch tuần tới.
MT: Biết kế hoạch trong tuần tới để thực hiện cho thật tốt.
ĐD: Bản phương hướng tuần tới.
PP: Thuyết trình.
GV nêu phương hướng tuần tới cho cả lớp nghe.
Chủ đề: Lập thành tích: Mừng Đảng mừng Xuân.
- Các tổ trưởng cùng lớp phó học tập thường xuyên kiểm tra BTVN và giúp đỡ những bạn yếu.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, làm đúng và sạch phần vệ sinh mà đội đã quy định.
Thực hiện ca múa hát, thể dục giữa giờ và xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
Tiếp tục chơi những trò chơi dân gian và tiếp tục tập văn nghệ.
Nộp tiền đợt 2 cho xong.
HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
 Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét chung giờ sinh hoạt .
Dặn : Nhớ kế hoạch để thực hiện cho tốt.
Thứ ba ngày 27 tháng 1 năm 2010
Toán: PHÉP CHIA
 CÁC HOẠT ĐỘNG
 CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: ( 5’) 
 Bài cũ
MT: Ôn phép nhân đã học.
ĐD: Bảng con.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
GV nêu bài toán: Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần cps mấy ô vuông?
HS viết phép tính và tính kết quả vào bảng con.
Nhiều em đọc kết quả bài làm của mình. Lớp Và GV nhận xét. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 13’)
Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
MT: Nhận biết được phép chia.
Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
ĐD: Các mảnh bài và hình vông bằng nhau.
PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
Bước 1: Giới thiệu phép chia.
Gv đính 6 mảnh bìa hình vuông lên bảng.
GV vừa nói vừa thực hành: 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy ô vuông?
HS dùng vật thật để chia và nêu kết quả: Vậy ta đã thực hiện 1 phép tính mới là phép chia “ 6 chia 2 bằng 3”, viết là: 6: 2 = 3.
Nhiều HS đọc: Sáu chia hai bằng ba.
Bước 2: Giới thiệu phép chia 3.
GV yêu cầu: 6 ô vuông chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô vuông? ( 2 phần)
Vậy ta có phép chia: 6: 3 = 2. HS đọc.
Bước 3: Nêu quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
G chỉ bao quát từ bài cũ đến bài mới.
? Mỗi phần có 3 ô vuông, 2 phần có mấy ô vuông. Ta có phép tính nào?
 6 : 2 = 3
3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2
6 ô vuong chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô vuông,ta có phép chia nào?
? 6 ô vuông chi mỗi phần 3 ô, được mấy phần?
? Từ một phép nhân có mấy phép chia tương ứng? ( 2)
 Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3 ( 20’)
HD làm bài tập.
MT: Như hoạt động 2.
ĐD: Vở toán, SGK trang 107.
PP: Thực hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS mở SGK trang 107 lần lượt làm các bài tập 1; 2.
HS làm bài tập. GV quan tâm theo dõi. chấm chữa bài.
GVnhận xét chung giời học.
Dặn: Hoàn thành bài ở VBT Toán.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 2 Tuan 22.doc