Kế hoạch bài học lớp 2 môn Toán - Tiết: Luyện tập

Kế hoạch bài học lớp 2 môn Toán - Tiết: Luyện tập

A - MỤC TIÊU

 Đánh giá kết quả học :

- Các bảng nhân và các bảng chia 2, 3, 4, 5.

- Tính giá trị biểu thức số.

- Giải bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia. Tính độ dài đường gấp khúc hoặc chu vi một hình tứ giác.

 

doc 12 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 2 môn Toán - Tiết: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 136
ĐỀ KIỂM TRA
(sau phần : Phép nhân và phép chia)
A - MỤC TIÊU 
 Đánh giá kết quả học : 
- Các bảng nhân và các bảng chia 2, 3, 4, 5. 
- Tính giá trị biểu thức số. 
- Giải bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia. Tính độ dài đường gấp khúc hoặc chu vi một hình tứ giác. 
B - DỰ KIẾN ĐỀ KIỂM TRA TRONG 40 PHÚT (kể từ khi bắt đầu làm bài) 
1. Tính nhẩm : 
2 x 3 = ... 	3 x 3 = ... 	5 x 4 = ... 	6 x 1 = ...
18 : 2 = ... 	32 : 4 = ... 	4 x 5 = ... 	0 : 9 = ... 
4 x 9 = ... 	5 x 5 = ... 	20 : 5 = ... 	1 x 10 = ... 
35 : 5 = ... 	24 : 3 = ... 	20 : 4 = ... 	 0 : 1 = ... 
2. Ghi kết quả tính : 
3 x 5 + 5 = ... 	3 x 10 - 14 = ... 
2 : 2 x 0 = ... 	0 : 4 + 6 = ... 
3. Tìm x : x x 2 = 2	 x : 3 = 5 
4. Có 15 học sinh chia đều thành 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh ? 
5. Cho đường gấp khúc có các kích thước nêu ở hình vẽ dưới đây. Hãy viết một phép tính nhân để tính độ dài đường gấp khúc. 
C - HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 
Bài 1: 4 điểm : 	 Viết đúng kết quả mỗi phép tính được ½ điểm. 
Bài 2 : 2 điểm :	 Viết đúng kết quả mỗi phép tính được ½ điểm. 
Bài 3 : 1 điểm : 	 Mỗi lần tìm đúng được ½ điểm. 
Bài 4 : 2 điểm :	 Nêu câu trả lời đúng được ½ điểm. 
 	 Nêu phép tính đúng được 1 điểm. 
 Nêu đáp số đúng được ½ điểm. 
 Bài 5 : điểm :	 Nêu được : 3 x 4 : (em) được 1 điểm. .
TOÁN Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 137
ĐƠN VỊ CHỤC, TRĂM. NGHÌN
A - MỤC TIÊU 
 Giúp HS : 
- Ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. 
- Nắm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. 
- Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. 
B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Bộ ô vuông biểu diễn số dành cho GV khi trình bày trên bảng 
- Các hình vuông nhỏ (kích thước 2,5cm x 2,5cm) biểu diễn đơn vị. Số lượng 10 hình vuông . 
- Các hình chữ nhật (kích thước 25cm x 2,5cm) biểu diễn chục, có vạch chia thành 10 ô biểu diễn một chục . Số lượng 20 hình chữ nhật. 
- Các hình vuông to (kích thước 25cm x 25cm) biểu diễn trăm, có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ (đồng thời cũng được tạo thành bởi 10 chục). Số lượng 10 hình vuông to. 
- Các hình làm bằng bìa cứng hoặc gỗ, nhựa, màu tươi và nổi rõ trên nền bảng, có thể gắn được trên bảng cho cả lớp thấy. 
2. Bộ ô vuông dành cho HS khi làm việc cá nhân 
 Tương tự như bộ ô vuông cho GV nhưng kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm. . 
- Các chữ số bằng bìa hoặc nhựa.
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm 
a) GV gắn các ô vuông (các đơn vị - từ 1 đơn vị đến 10 đơn vị như SGK), yêu cầu HS nhìn và nêu số đơn vị, số chục rồi ôn lại : 10 đơn vị bằng 1 chục. 
b) GV gắn các hình chữ nhật (các chục - từ 1 chục đến 10 chục) theo thứ tự như SGK. HS quan sát và nêu số chục, số trăm, rồi ôn lại : 10 chục bằng 1 trăm. 
2. Một nghìn 
a) Số tròn trăm 
 GV gắn các hình vuông to (các trăm theo thứ tự như SGK, yêu cầu HS nêu số trăm (từ 1 trăm tới 9 trăm) và cách viết số tương ứng. GV nêu : Các số 100, 200, 300, 400, .... , 900 là các số tròn trăm. GV cho HS nhận xét về các số tròn trăm : "Có 2 chữ số 0 ở sau cùng" (hay thường nói : tận cùng là 2 chữ số 0). 
b) Nghìn. GV gắn 0 hình vuông to liền nhau như SGK rồi giới thiệu : 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. Viết là 1000 ( chữ số 1 và 3 chữ số 0 liền sau). Đọc là : một nghìn. 
 Học sinh ghi nhớ : 10 trăm bằng nghìn. 
 Cả lớp ôn lại : 	10 đơn vị bằng chục . 
10 chục bằng 1 trăm 
10 trăm bằng 1 nghìn. 
3. Thực hành 
a) Làm việc chung 
 GV gắn các hình trực quan về đơn vị, các chục, các trăm lên bảng, yêu cầu vài HS lên viết số tương ứng và đọc tên số đó, HS viết số tương ứng vào bảng con. 
 GV tiếp tục đưa ra mô hình trực quan của các số : 500, 400, 700, 600,... HS lên bảng viết số tương ứng dưới mô hình trực quan đã cho. 
b) Làm việc cá nhân (sử dụng bộ ô vuông cá nhân) 
 GV viết số lên bảng, yêu cầu HS chọn ra các hình vuông hoặc hình chữ nhật (ứng với số trăm hoặc số chục của số đã viết). Chẳng hạn : GV viết số 40 lên bảng, HS sẽ phải chọn 4 hình chữ nhật đặt trước mặt. GV viết số 200, một HS lên bảng làm, các HS phải chọn 2 hình vuông to đặt trước mặt.
 GV tiếp tục chọn lần lượt các số tròn trăm (không theo thứ tự tăng dần), chẳng hạn : 300, 100, 500, 700, 800, 600, 900. HS lần lượt chọn đủ các hình vuông tương ứng đặt trước mặt. Một học sinh làm trên bảng, cả lớp thống nhất kết quả. 
TOÁN Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 138
SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
A - MỤC TIÊU Giúp HS : 
- Biết so sánh các số tròn trăm. Nắm được thứ tự các số tròn trăm. Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số. 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Dành cho GV khi trình bày trên bảng : Các hình vuông to (kích thước 25cm x 25cm) biểu diễn trăm, có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ (đồng thời cũng được tạo thành bởi 10 chục).
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU . 
1. So sánh các số tròn trăm 
a) GV gắn các hình vuông biểu diễn các số trình bày như hình vẽ ở SGK. 
 	200 . . . 3 00 	 300 ... 200 
 Yêu cầu HS ghi số ở dưới hình vẽ (các số 200 và 300). 
- GV yêu cầu HS so sánh hai số này và điền tiếp các dấu >, , < vào ô trống. Cả lớp đọc : Hai trăm bé hơn ba trăm, ba trăm lớn hơn hai trăm
 GV và HS làm việc tiếp như vậy với các số 200 và 400. 
b) GV viết lên bảng : 
 200 . . . 300 	500 . . . 600 	 3 00 . . . 200 	
 600 . . . 500 	400 . . . 500 	 200 . . . 100 
 Yêu cầu hai HS điền dấu so sánh >, < vào chỗ chấm (mỗi HS làm một cột). 
 2. Thực hành 
GV tổ chức cho HS làm bài, GV tổ chức cho HS làm bài 2. 
Bài 3 : GV gợi ý HS tìm cách điền các số thích hợp vào ô trống, các số điền phải là số tròn trăm, theo chiều tăng đần. Cả lớp đọc tên các số tròn trăm : 
- Từ bé đến lớn : 100 ; 200 ; 300 ; ... ; 1000. 
- Từ lớn đến bé : 1000 ; 900 ; 800 ; ... ; 100. 
- GV vẽ tia số lên bảng : 1000 ... 300 ... 500 ... ... 800 ... 1000 Yêu cầu vài HS lần lượt điền tiếp các số tròn trăm còn thiếu lên ta số.
 Trò chơi : Sắp xếp các số tròn trăm 
a) Mục đích . Củng cố cho HS về so sánh các số tròn trăm và thứ tự các số tròn trăm. 
b) Đồ dùng kèm theo 
- Phiếu to viết các số tròn trăm, kích thước 20cm x 30cm. 
- GV nêu mục đích trò chơi : Thi đua giữa các tổ xem tổ nào sắp thứ tự các số nhanh nhất. 
c) Hướng dẫn cách chơi : Từng tổ lần lượt tham gia chơi, các tổ còn lại theo dõi. 
- GV phát cho các bạn trong tổ các phiếu có viết các số tròn trăm (100, 200, 300, ... , 900). Mỗi bạn của từng tổ đều được nhận 1 phiếu (phát ngẫu nhiên, không theo thứ tự). GV gọi một HS ở tổ lên đứng quay lại phía cả lớp, cho cả lớp xem số của mình (làm mốc).
 Chẳng hạn, số đó là 400. Khi đó bạn nào có số 500 phải chạy lên và đứng ngay sát bên trái của bạn số 400, bạn số 600 chạy lên đứng sát bạn vừa rồi, ... bạn số 300 đứng sát bạn số 400 nhưng ở bên phải bạn số 400. Các bạn bí mật số của mình, im lặng tự nhẩm thứ tự số của mình mà chạy lên và đứng vào vị trí thích hợp. Sau khi các bạn đã đứng đủ, cả lớp xác định thời gian hoàn thành công việc, yêu cầu các bạn công khai giơ số của mình kiểm tra. Tính số bạn đứng sai vị trí, và tính điểm của tổ : chẳng hạn, số điểm bằng 10 trừ đi số bạn đứng sai vị trí. .
d) Tổ chức chơi :
- Tổ 1 chơi trước (theo lệnh hướng dẫn của GV). 
- Tổ khác tiếp tục chơi (cho đến hết). 
- Cả lớp cùng GV thống nhất xếp hạng thi đua từng tổ. 
 TOÁN Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 139
CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 11O ĐẾN 2OO
A - MỤC TIÊU 
 Giúp HS : 
- Biết các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
- Đọc và viết thành thạo các số tròn chục từ 10 đến 200. 
- So sánh được các số tròn chục. Nắm được thứ tự các số tròn chục đã học.
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình vuông biểu diễn trăm và các hình chữ nhật biểu diễn chục như ở bài học 132. 
- Bộ lắp ghép hình của GV và của HS. 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Số tròn chục từ 10 đến 200 
a) Ôn tập tác số tròn chục đã học 
+ GV gắn trên bảng hình vẽ : 
+ GV gọi vài HS lên bảng điền vào bảng các số tròn chục đã biết. 
+ HS nêu tên các số tròn chục cùng cách viết.
 GV viết lên bảng : 10 ; 20 ; 30 ; 40 ; 50 ; 60 ; 70 ; 80 ; 90 ; 100. 
+ HS nhận xét đặc điểm của số tròn chục : Số tròn chục có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 0. 
b) Học tiếp các số tròn chục 
 GV nêu vấn đề học tiếp các số tròn chục và trình bày trên bảng như SGK. 
Trăm
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
1
0
110
một trăm mười
1
2
0
120
một trăm hai mươi 
- GV cho HS quan sát dòng thứ nhất của bảng và nêu nhận xét : Hình vẽ cho biết có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? Sau đó một em điền kết quả trên bảng. 
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cách viết số, một HS điền kết quả lên bảng. GV hướng dẫn HS đọc số. Chú ý đối chiếu cách đọc số 10 suy ra cách đọc số 110 : mười một trăm mười. (GV điền tiếp lời đọc trên bảng). 
 GV cho HS nhận xét : Số này có mấy chữ số ? Là những chữ số nào ? là 
+ Tương tự, GV cho HS nhận xét và làm việc với dòng thứ hai của bảng. HS nhận xét số trăm, chục, đơn vị, ghi số 120 rồi đọc, đối chiếu với số 20 : hai mươi một trăm hai mươi. GV cho HS nhận xét : Số này có mấy chữ số ? Là những chữ số nào ? Chữ số hàng trăm chỉ gì ? Chữ số hàng chục (2) chỉ gì ? Chữ số hàng đơn vị (0) chỉ gì ? 
+ HS trả lời : chữ số chỉ rằng có trăm, chữ số 2 chỉ rằng có 2 chục, chữ số 10 chỉ rằng có 10 đơn vị. Tương tự, GV cho HS làm việc với các số còn lại: Cả lớp đọc lại các số tròn chục từ 110 đến 200. 
 2. So sánh các số tròn chục 
 GV gắn lên bảng như sau : 130 ... 120 
- Yêu cầu HS viết số vào chỗ chấm. Sau đó so sánh hai số 120 và 130. Cuối cùng điền dấu so sánh >, < vào ô trống. 
* Cả lớp đọc quan hệ so sánh : 120 nhỏ hơn 130, 130 lớn hơn 120". 
- GV cho HS nhận xét cách so sánh hai số 120 và 130 (mà không nhìn hình vẽ). 
- Nhận xét chữ số ở các hàng : Hàng trăm : chữ số hàng trăm đều là 1. Hàng chục : 3 > 2, cho nên 30 > 20 (điền dấu > vào ô trống) . 
3. Thực hành 
 Bài 1: HS chép lại bảng vào vở, sau đó điền các số thích hợp vào chỗ trũng. GV theo dõi và giúp các em yếu kém.
+ Cả lớp đọc lại các số trong bảng. 
Bài 2 : So sánh 110 và 120 .
 GV đưa các hình biểu diễn như bài tập 2 trang 141(SGK) lên bảng, cho HS quan sát hình vẽ thể hiện các số 110 và 120, sau đó đưa ra nhận xét số nào lớn hơn. Một HS điền dấu  ... àng chục : hai số này có chữ số hàng chục cùng là 2. 
+ Hàng đơn vị : 3 < 4. 
Kết luận : 123 < 124 (điền dấu < ). 
- So sánh : 120 ... 152 
 Cách so sánh : xét chữ số cùng hàng của hai số, theo thứ tự : 
+ Hàng trăm : hai số này có chữ số hàng trăm cùng là 1. 
+ Hàng chục : 2 < 5. Kết luận : 120 < 152 (điền dấu <). 
- HS tự làm các bài còn lại. . 
* Tổ chức trò chơi : Sắp thứ tự các số. GV tổ chức trò chơi sắp xếp các số giống ở bài học 133, các số được sắp xếp là một đoạn các số liền nhau nào đó (trong khoảng 111 đến 200). 
TOÁN Thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2007
TIẾT 142 
CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A - MỤC TIÊU
 Giúp HS : 
- Đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số. 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học 132. 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
- Đọc và viết số từ 111 đến 200 
a) Làm việc chung cả lớp GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày trên bảng như trang 146 SGK : 
Trăm
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số 
2
4
3
243
Hai trăm bốn mươi ba 
2
3
5
235
Hai trăm ba mươi lăm 
 Viết và đọc số 243 
- GV yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số (HS nêu ý kiến, GV điền vào ô trống). HS nếu cách đọc (chú ý dựa vào hai chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số có ba chữ số, chẳng hạn : bốn mươi ba hai trăm bốn mươi ba). 
- Tương tự, GV hướng dẫn HS làm như vậy với số 235 và các số khác. 
b) Làm việc cá nhân 
- GV nêu tên số, chẳng hạn "hai trăm mười ba" và yêu cầu HS lấy các hình vuông (trăm) các hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan của số đã cho. HS sẽ lấy như sau : 
- GV cho HS làm tiếp với các số khác, chẳng hạn : 132, 312 và 407. 
2. Thực hành 
Bài 1 : GV hướng dẫn HS như bài của bài học 35. 
Bài 2 : Làm tương tự bài tập của bài học 37. 
Bài 3 : viết số tương ứng với lời đọc. 
- GV nêu yêu cầu bài tập. HS chép đề bài vào vở sau đó tự viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
- Dự trữ phiếu bài tập : GV chuẩn bị sẵn một số phiếu bài tập, khi HS nào hoàn thành sớm bài tập, GV phát phiếu bài tập bổ sung cho các em. Nội dung phiếu gồm các bài tập giống bài tập 2 và bài tập 3.
TOÁN Thứ 4 ngày 4 tháng 4 năm 2007
TIẾT 143
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A - MỤC TIÊU 
 Giúp HS : 
- Biết cách so sánh các số có ba chữ số. Nắm được thứ tự các số (không quá 1000). 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học 132. 
- Tờ giấy to ghi sẵn dãy số. 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số 
Đọc số : GV treo lên bảng các dãy số viết sẵn và cho HS đọc các số đó : 
 401 ; 402 ; 403 ; 404 ; 405 ; 406 ; 407 ; 408 ; 409 ; 410.
121 ; 122 ; 123 ; 124 ; 125 ; 126 ; 217 ; 128 ; 129 ; 130. 
151 ; 152 ; 153 ; 154 ; 155 ; 156 ; 157 ; 158 ; 159 ; 160. 
 551 ; 552 ; 553 ; 554 ; 555 ; 556 ; 557 ; 558 ; 559 ; 560. 
- Viết số : HS viết các số vào vở theo lời đọc của GV, chẳng hạn : 
+ Năm trăm hai mươi mốt 	
+ Năm trăm hai mươi hai 
+ Năm trăm hai mươi chín 	
+ Năm trăm ba mươi 
+ Sáu trăm ba mươi mất 	
+ Sáu trăm ba mươi hai 
+ Sáu trăm ba mươi chín 	
+ Sáu trăm bốn mươi. 
 2. So sánh các số 
a) Làm việc chung cả lớp 
GV chuẩn bị bảng phụ hoặc vẽ trên giấy khổ to như sau : 
 	 234 ... 235 	 235 ... 234 
 Yêu cầu HS so sánh hai số. 
- GV yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền số thích hợp nào, viết số vào dưới mỗi hình (HS nêu ý kiến, GV điền vào ô trong). HS có thể nhìn hình vẽ và nhận thấy ngay 234 < 235 nhưng GV cần hướng dẫn cách so sánh như sau : Xét chữ số ở các hàng của hai số. Hàng trăm : chữ số hàng trăm cùng là 2. Hàng chục : chữ số hàng chục cùng là 3. Hàng đơn vị : 4 < 5 . Kết luận : 234 < 235 (điền dấu <). 
 Điền tiếp các dấu ở góc bên phải. 
 So sánh : 194 . . . 139 
+ HS có thể nhìn hình vẽ và nhận xét : số ô vuông ở bên trái nhiều hơn số ô vuông ở bên phải, vậy 194 > 139. GV cần hướng dẫn HS cách so sánh như sau : xét chữ số cùng hàng của hai số. 
+ Hàng trăm : hai số này có chữ số hàng trăm cùng là 1. Hàng chục : 9 > 3 . Kết luận : 94 > 39 (điền dấu >). 
+ Điền tiếp các dấu > và < ở góc bên phải. 
+ So sánh : 199 ... 215 
HS có thể nhìn hình vẽ trong SGK và nhận xét : số ô vuông ở bên trái ít hơn số ô vuông ở bên phải, vậy 99 < 215 
 GV hướng dẫn HS cách so sánh như sau : xét chữ số cùng hàng của hai số. Hàng trăm : 1 < 2. 
Kết luận : 199 và < ở góc bên phải. 
b) Nêu quy tắc chung 
 GV nêu các bước so sánh (hoặc với lớp học khá thì cho HS phát hiện) : So sánh chữ số hàng trăm : số nào có "chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn" trúc này không để ý đến chữ số hàng chục và đơn vị nữa). Nếu cùng chữ số hàng trăm thì mới xét chữ số hàng chục. Số nào có "chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn" trúc này không để ý đến chữ số hàng đơn vị nữa). Nếu cùng chữ số hàng trăm và chữ số hàng chục. Số nào có "chữ số hàng đơn vị lớn thì số đó lớn hơn". 
3. Thực hành 
a) Thực hành chung 
- GV cho HS so sánh các cặp số sau : 
498 ... 500 	 259 ... 313 	759  795
250 ... 219 	241 ... 260 	347 ... 349 
 Một vài HS nêu kết quả điền dấu cùng lời giải thích. 
b) Thực hành cá nhân 
Bài 1: GV cho HS làm bài tập vào vở. 
Bài 2 : GV viết các số 395 ; 695 ; 375 và nêu yêu cầu khoanh vào số lớn nhất. 
- Một HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét. HS tự làm với các phần b), c). Sau đó cả lớp thống nhất kết quả. 
Bài 3 : HS chép đề bài rồi tự điền số thích hợp vào ô trống.
* Do HS đã nắm chắc thứ tự các số trong phạm vi 100, nên việc mở rộng ra thứ tự các số trong khoảng từng trăm một như từ 101 đến 199, từ 210 đến 299, từ 301 đến 399, ... không khó khăn lắm. 
 Riêng thứ tự các số liên tiếp sau : 199, 200, 201 ; 299, 300, 301 ; 399, 400, 401 ... thì khó hơn với HS , thứ tự này sẽ được đưa vào dần ở những tiết sau. Đếm miệng : 
- GV cho HS đếm miệng từ 101 đến 110. 
- GV cho HS đếm miệng từ 121 đến 321. 
- GV cho HS đếm miệng từ 341 đến 352. 
- GV cho HS đếm miệng từ 681 đến 694. 
- GV cho HS đếm miệng từ 871 đến 884. . 
TOÁN Thứ 5 ngày 5 tháng 4 năm 2007
TIẾT 144
LUYỆN TẬP
A - MỤC TIÊU
 Giúp HS : . 
- Luyện tập so sánh các số có ba chữ số.
- Nắm được thứ tự các số (không quá 1000). 
- Luyện ghép hình. 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bộ lắp ghép hình. 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ôn lại cách so sánh số có ba chữ số 
- GV viết bài tập so sánh các số 567 và 569, yêu cầu HS nêu cách so sánh các số này.
+ Hàng trăm : chữ số hàng trăm cùng là 5.
+ Hàng chục : chữ số hàng chục cùng là 6.
+ Hàng đơn vị : 7 < 9. 
- Kết luận : 567 < 569 . 
- GV cho HS so sánh tiếp hai số 375 và 369. HS so sánh từng hàng và kết luận : 375 > 369 . 
2. Luyện tập 
Bài 1: GV cho HS chép đề bài vào vở, sau đó tự làm (điền các số thích hợp vào chỗ chấm). 
Bài 2 : GV cho học sinh chép đề bài vào vở và làm từng phần trong bài, sau đó cả lớp thống nhất kết quả. 
Bài 3 : HS chép đề bài rồi tự điền dấu > hoặc < thích hợp vào chỗ chấm. GV cho hai HS lên viết kết quả lên bảng (mỗi HS viết kết quả ở một cột). Cả lớp thống nhất kết quả. 
Bài 4 : HS làm bài vào vở, một HS ghi kết quả lên bảng. Cả lớp nhận xét kết quả (Kết quả là 299 ; 420 ; 875 ; 1000). 
Bài 5 : HS lấy bộ hình và ghép hình theo mẫu. Một HS làm trên bảng. GV giúp HS làm bài. 
TOÁN Thứ 6 ngày 6 tháng 4 năm 2007
TIẾT 145
MÉT
 A MỤC TIÊU
 Giúp HS : 
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét (m). Làm quen với thước mét. 
- Nắm được quan hệ giữa âm, em và m. 
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đó với đơn vị là mét. Bước đầu tập đồ độ dài (các đoạn thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng theo đơn vị mét. 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Thước mét với các vạch chia thành từng xăngtimet 
- Một sợi dây dài 3m. 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ôn tập, kiểm tra 
- GV vêu cầu HS : 
- Hãy chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài lem, kìm. 
- Hãy vẽ trên giấy các đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm. Hãy chỉ ra trong thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 3m. 
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thước mét 
a) GV hướng dẫn HS quan sát cái thước mét (có vạch chia từ 0 đến 100) và giới thiệu : "Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét". Sau đó GV vẽ trên bảng một đoạn thẳng (nối 2 chấm từ vạch 0 đến vạch 100) và nói : “Độ dài đoạn thẳng này là mét” 
- GV nói : “Mét” là một đơn vị đo độ dài. 
- Mét viết tắt là “m”, rồi viết “m” lên bảng. 
- GV yêu cầu HS lên bảng dùng loại thước làm để do độ dài đoạn thẳng trên. HS vừa đo vừa đếm để trả lời câu hỏi của GV : “Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy đêximet ?” (dài 10dm). 
- GV nói : “Một mét bằng 10 đêximet”, rồi viết lên bảng : 
10dm = 1m ; 1m = 10dm. 
b) - Gọi một HS quan sát các vạch chia trên thước và trả lời câu hỏi : một mét dài bằng bao nhiêu xăngtimet ?" (100cm). GV khẳng định lại : "Một mét bằng 100 xăngtimet" và viết trên bảng) : 1m = 100cm. 
- Gọi một vài HS nhắc lại : 1m = 100dm ; 1m = 100cm. 
- GV hỏi tiếp HS : "Độ dài im được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét ?" (tính từ vạch 0 đến vạch 100). 
c) GV yêu cầu cả lớp xem tranh vẽ trong sách Toán 2. 
3. Thực hành 
Bài 1: Đây là bài vận dụng quan hệ giữa dm, cm và m. GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề toán rồi HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 2 : HS làm bài rồi chữa bài. Lưu ý đề bài yêu cầu thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số đó độ dài theo đơn vị mét ; HS không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả tính. 
Bài 3 : HS tự đọc đề toán, nhận dạng đề toán, tự tóm tắt bằng lời sau đó giải bài toán (gồm câu lời giải, phép tính và đáp số). 
Bài 4 : Yêu cầu HS tập ước lượng và dự đoán độ dài của đối tượng hoặc đồ vật trong thực tế rồi làm bài. GV chú ý chữa các sai lầm của HS. Trong việc tập ước lượng, HS cần nắm rằng các đơn vị đó thường dùng đối với các loại đối tượng, sự vật để tránh mắc sai lầm. 
4. Hoạt động nối tiếp 
- Thực hành do độ dài sợi dây. 
- Gọi một HS lên bảng, cầm sợi dây, ước lượng độ dài của nó, sau đó dùng thước mét đã kiểm tra và cho biết độ dài chính xác của sợi dây. 
- GV nhắc lại các thao tác do độ dài bằng thước mét. 

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tap toan lop 2.doc