Kế hoạch bài học khối 2 - Tuần 30 năm 2004

Kế hoạch bài học khối 2 - Tuần 30 năm 2004

Đạo đức

 Tiết 30 : BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH/ TIẾT 2.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :Học sinh hiểu :

-Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.

-Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.

2.Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.

3.Thái độ :Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh ảnh mẫu vật các loài vật có ích. Phiếu thảo luận nhóm.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 42 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học khối 2 - Tuần 30 năm 2004", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học Tuần 30 
 Lớp HaiA
BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2004
Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 ---------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 30 : BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH/ TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :Học sinh hiểu :
-Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
-Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2.Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
3.Thái độ :Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh ảnh mẫu vật các loài vật có ích. Phiếu thảo luận nhóm.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PPkiểm tra.Cho HS làm phiếu .
1.Em hãy nêu các con vật có ích mà em biết ?
2.Kể những ích lợi của chúng ?
3.Em cần làm gì để bảo vệ chúng ?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
Mục tiêu : Học sinh biết lựa chọn cách đối xử đúng đối với loài vật.
-PP hoạt động: 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phân tích tình huống :
 -Giáo viên nêu yêu cầu : Hãy chọn cách ứng xử đúng nhất trong trường hợp: Khi đi chơi vườn thú em thấy mấy bạn nhỏ dùng gậy trêu chọc hoặc ném đá vào các con vật trong chuồng thú.
c a/Mặc các bạn không quan tâm.
c b/Cùng tham gia với các bạn.
c c/Khuyên ngăn các bạn.
c d/Mách người lớn.
-Nhận xét.
-Kết luận :Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Chơi đóng vai.
Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
-PP hoạt động : GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị sắm vai .
-GV nêu tình huống :An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay tan học về Huy rủ :
-An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi !
-An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó. 
-GV nhận xét, đánh giá.
-PP sắm vai . Yêu cầu sắm vai thể hiện lại câu chuyện.
Kết luận : Không nên trèo cây phá tổ chim rất nguy hiểm dễ té ngã, bị thương. Còn chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
Hoạt động 3 : Tự liên hệ.
Mục tiêu : Biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
PP nêu gương : GV đưa ra yêu cầu : Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ? Hãy kể vài việc làm cụ thể ?
-GV khen ngợi những em biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở các bạn khác học tập theo.
-Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
-PP luyện tập : Cho HS làm vở BT. Nhận xét.
3.Củng cố :
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Bảo vệ loài vậ có ích/ tiết 1.
-bò, ngựa, voi, chó, cá heo, mèo, ong
-kéo gỗ, kéo xe, cho sữa, bắt chuột, cho mật, cứu người, giữ nhà.
-Chăm sóc cho ăn uống đầy đủ.
-Bảo vệ loài vậc có ích/ tiết 2.
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Vài em nhắc lại.
-Trò chơi “Gà vịt”
-Các nhóm thảo luận tìmh cách ứng xử .
-Đại diện nhóm trình bày.
-An cần khuyên bạn không nên trèo cây phá tổ chim vì rất nguy hiểm dễ té ngã, có thể sẽ bị thương. Còn chim non , nếu chúng ta bắt chim, chúng sẽ sống xa mẹ, nó sẽ chết thật là tội nghiệp.
-Các nhóm lên sắm vai.
-Vài em nhắc lại.
-HS tự nêu các việc làm đã biết bảo vệ loài vật có ích.
	Cho gà, mèo, chó ăn.
	Rửa sạch chuồng lợn .
	Cho trâu bò ăn cỏ đầy đủ. 
-Vài em đọc lại.
-Làm bài 5-6/ tr 47.
-Học bài.
 Toán
 Tiết 146 : KILÔMÉT.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng lilômét.
 -Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét.
-Biết làm các phép tính cộâng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đơn vị là kilômét(km)
-Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km).
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng cộâng, trừ trên các số đo với đơn vị là kilômét(km) so sánh các khoảng cách nhanh đúng. 
3.Thái độ : Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bản đồ Việt Nam.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 2 em lên bảng làm bài tập.
1m = .. dm
1m =  cm
 dm = 100 cm
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km) .
Mục tiêu : Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng lilômét. Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét.
-PP trực quan-giảng giải :
-GV nói : Ta đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét,đềximét và mét. Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị lớn hơn là kilômét.
-Kilômét kí hiệu là km .
-PP giảng giải : 1 kilômét có độ dài bằng 1000 m.
-GV viết bảng : 1 km = 1000 m
-Gọi HS đọc bài học SGK.
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu : Biết làm các phép tính cộâng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đơn vị là kilômét(km) Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km).
PP hỏi đáp- thực hành :
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
-PP trực quan : Vẽ hình biểu diễn đường gấp khúc.
Bài 2 : Em hãy đọc tên đường gấp khúc ?
-Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét ?
-Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét ?
-Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :-PP trực quan : Treo bản đồ Việt Nam.
-GV chỉ trên bản đồ giới thiệu quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình trong SGK, làm tiếp bài.
-Gọi HS lên bảng chỉ vào lược đồ đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : PP hỏi đáp :
-Cao Bằøng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn ?
-Vì sao em biết được điều đó ?
-Lạng Sơn &ø Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn 
-Quãng đường nào dài hơn : Hà Nội-Vinh hay Vinh-Huế ?
-Quãng đường nào ngắn hơn : Thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ hay Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Kilômét viết tắt là gì ?
-1 km = ? m
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
1m = 10 dm
1m = 100 cm
10 dm = 100 cm
-Kilômét.
-Vài em đọc : 1 km = 1000 m 
-Nhiều em đọc phần bài học.
-Trò chơi “Làm toán”
-2 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Quan sát đường gấp khúc. 
-1 em đọc : Đường gấp khúc ABCD.
-Quãng đường AB dài 23 km.
- Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90 kilômét , vì BC dài 42 km, CD dài 48 km, 42 cộng 48 bằng 90 km.
- Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65 kilômét , vì CB dài 42 km, BA dài 23 km, 42 cộng 23 bằng 65 km.
-Làm bài .
-Quan sát bản đồ.
-Làm bài.
- 6 em lên bảng mỗi em tìm 1 tuyến đường.
-Nhận xét.
- Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn.Vì quãng đường từ Hà Nội đi Cao Bằng dài 285 km còn quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169 km. 285 km > 169 km.
- Hải Phòng gần Hà Nội hơn Lạng Sơn.
Vì quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169 km còn quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng dài 102 km. 102 km < 169 km.
-Quãng đường từ Vinh đi Huế xa hơn từ Hà Nội đi Vinh.
- Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ ngắn hơn quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau .
-Kilômét viết tắt là km.
-1 km = 1000 m.
-Xem lại đơn vị đo khoảng cách km.
 ---------------------------------------------------------
 Tiếng việt
 Tiết 1 : Tập đọc : AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trơn cảbài. Ngắt nghỉ hơi đúng
•-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu học sinh, bé Tộ)
•Hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài .
-Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở học tập như thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Ai ngoan sẽ được thưởng .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra .
-Gọi 3 em đọc bài “Cậu bé và cây si già”
-Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ?
-Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?
-Sau cuộc nói chuyện này cậu bé còn nghịch nữa không ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï .
Mục tiêu: Đọc trơn cảbài. Ngắt nghỉ hơi đúng Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu học sinh, bé Tộ)
-PP luy ... -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
 -------------------------------------------------------
Toán
Tiết 150 : PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc.
2.Kĩ năng : Rèn làm tính cộng các số có 3 chử số nhanh, đúng.
3.Thái độ : Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, hình chữ nhật.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 2 em lên bảng viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị 
 234, 230, 405
 657, 702, 910.
 398, 890, 908.
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Cộng các số có 3 chữ số.
Mục tiêu : Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc.
-PP trực quan-giảng giải :
a/ Nêu bài toán gắn hình biểu diễn số.
-Bài toán : Có 326 hình vuông thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
-Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ?
b/ Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 + 253.
-PP thực hành : Gọi 1 em lên bảng thực hành tìm tổng của 326 + 253
-PP hỏi đáp : Tổng của 326 + 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông ?
-Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
-Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu ?
c/Đặt tính, thực hiện :
-Yêu cầu : Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 
2 chữ số hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326 và 253.
-Gọi 1 em nêu cách đặt tính.
-GV hướng dẫn cách đặt tính : Viết số thứ nhất 326, xuống dòng viết số thứ hai 253 sao cho thẳng cột trăm, chục, đơn vị. Viết dấu cộng giữa hai dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số.
-Nêu cách thực hiện phép tính ?
-Nhận xét. Chốt lại cách đặt tính và tính (STK/ tr 178)
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu : Biết làm các phép tính cộng (không nhớ) các số có 3 chữ số.
PP hỏi đáp- thực hành :
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Viết bảng 432 + 356
-Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-PP hỏi đáp : Em có nhận xét gì về các số trong bài tập ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Mét là đơn vị dùng làm gì, mét viết tắt là gì ?
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Học thuộc cách đặt tính và tính
-2 em lên bảng viết :
-Lớp viết bảng con.
 234 = 200 + 30 + 4
 230 = 200 + 30
 405 = 400 + 5 ..
-Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
-Theo dõi, tìm hiểu bài.
-Phân tích bài toán.
-Thực hiện phép cộng 326 + 253.
-HS thực hiện trên các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
-1 em lên bảng. Lớp theo dõi.
-Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
-Có tất cả 579 hình vuông.
-326 + 253 = 579
-2 em lên bảng. Lớp thực hiện vào nháp.
-1 em nêu cách đặt tính .
-2 em lên bảng làm
 326
+253
 579
-Thực hiện từ phải sang trái : 
Cộng đơn vị với đơn vị :6 + 3 = 9, viết 9.
Cộng chục với chục : 2 + 5 = 7, viết 7
Cộng trăm với trăm : 3 = 2 = 5, viết 5.
-Nhiều em đọc lại quy tắc.
-Trò chơi “Quay số chẵn, lẻ”
-Tính.
- Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Đặt tính rồi tính.
-4 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Nêu cách đặt tính và tính . Nhận xét.
-Tính nhẩm
-HS nối tiếp nhau tính nhẩm mỗi em một con tính.
-Là các số tròn trăm.
-Học thuộc cách đặt tính và tính
 ---------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 10 : Tập làm văn – NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Nghe kể mẫu chuyện “Qua suối”, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người, Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp về nội dung câu chuyện.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa truyện . Bảng phụ viết BT1. .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 2 em kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”
-Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
-Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Nghe kể mẫu chuyện “Qua suối”, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người, Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-PP trực quan : Tranh minh họa.
-Nội dung tranh nói gì ?
-PP kể chuyện : GV kể chuyện (3 lần) Giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
-Bảng phụ : Ghi 4 câu hỏi.
-Kể lần 1 : dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lại 4 câu hỏi dưới tranh.
-Kể lần 2 : Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
-Kểû lần 3 : Không cần kết hợp kể với giới thiệu tranh.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a/Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu ?
b/ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c/ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
d/ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
-PP hoạt động : Cho từng cặp HS hỏi đáp.
-Trò chơi .
Họat động 2 : Làm bài viết
Mục tiêu : Nghe kể chuyện “Qua suối”, nhớ và 
trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
-PP trực quan : Cho HS xem tranh minh họa.
-GV hướng dẫn: Em chỉ cần viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1, không cần viết câu hỏi.
-Gọi 1 em đọc câu hỏi d.
-Kiểm tra vở, chấm một số bài, nhận xét.
3.Củng cố : Qua mẫu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình ?-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập kể lại câu chuyện..
-PP thực hành :
-2 em em kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” và TLCH.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu và 4 câu hỏi.
-Quan sát tranh .
-Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
-HS lắng nghe.
-Quan sát tranh và nêu 4 câu hỏi dưới tranh.
-HS trả lời.
-Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi 
công tác.
-Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
-Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
-Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
-3-4 cặp HS trong nhóm hỏi đáp theo 4 câu hỏi trong SGK.
-2 em giỏi kể lại toàn bộ chuyện.
-Trò chơi “Lá rơi”
-Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
-1 em đọc câu hỏi d : Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
- Cả lớp làm vở bài tập.
-Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. Biết sống vì người khác. Cầøn quan tâm đến mọi người xung quanh. Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.
-Tập kể lại câu chuyện..
 ---------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU.
Anh văn
( Giáo viên chuyên trách dạy)
 -----------------------------------------------------------
Tiếng việt/ ôn
 ÔN LUYỆN ĐỌC : VIỆT NAM CÓ BÁC
 CHÁU NHỚ BÁC HỒ- XEM TRUYỀN HÌNH .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện đọc bài : Việt Nam có Bác, cháu nhớ Bác Hồ, xem truyền hình.
2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.
3.Thái độ : Ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
PP luyện đọc : a/ Giáo viên hướng dẫn ôn các bài :
	Cháu nhớ Bác Hồ.
 PP hỏi đáp : 
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ?
	Việt Nam có Bác.
-Tìm các tên riêng trong bài ?
	Xem truyền hình ?
-Em thấy VTTH cần như thế nào với con người ?
b/ Hướng dẫn phát âm từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Luyện đọc: Giáo viên yêu cầu chia nhóm, đọc theo nhóm
- Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài.
-Ôn luyện đọc bài : Việt Nam có Bác, cháu nhớ Bác Hồ, xem truyền hình.
-Vài HS đọc và TLCH.
-Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác, giở ảnh Bác cất thầm để ngắm.
-Việt Nam, Trường Sơn.
-Giúp con người nâng cao hiểu biết về nhiều mặt và giải trí nghỉ ngơi.
-HS phát âm từ khó.
-Chia nhóm đọc.
	Đọc từng câu
	Đọc từng đoạn (CN)
	Đồng thanh.
-Tập đọc bài.
 -----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
 Tiết 4 : ÔN BÀI 5 : An toàn giao thông .
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 (Xem lại bài soạn Tuần 15 ngày 16/12/2003)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  tháng 4 năm 2004
Duyệt, BGH
Ngày 16 tháng 4 năm 2004
Duyệt, Khối trưởng
 Trần Thị Ngọc Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 2 Tuan 30 CKTKNthai do Van Hung.doc