Kế hoạch bài dạy - Lớp 3, Tuần 24

Kế hoạch bài dạy - Lớp 3, Tuần 24

I. Mục đích, yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang.

 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các CH trong SGK).

 B. Kể chuyện:

 1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.

HSKG kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn.

 

doc 24 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy - Lớp 3, Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 24
Thứ hai ngày tháng năm 
Tập đọc - kể chuyện
Tiết 70, 71: Đối đáp với vua.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 A. Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang...
 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các CH trong SGK).
 B. Kể chuyện:
 1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
HSKG kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
Tập đọc(55- 60 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút)
 ? Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới( 45- 50 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 2. Luyện đọc( 12- 15 phút)
 a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. GV h dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc từng câu.
 GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.Lưu ý hs ngắt, nghỉ đúng.VD: thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha./ nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau:/
 Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá./
 GVdẫn câu có từ cần giải nghĩa, hỏi và giảng nghĩa cho HS . 
- Đọc từng đoạn trong nhóm. GVtheo dõi để biết HS thực sự làm việc và hdẫn các nhóm đọc đúng.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài( 15 phút)
 ? Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
 ? Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
 ? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
 ? Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
 GV: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.
Vua ra vế đối thế nào? Cao Bá Quát đối lại ra sao?
? Nội dung câu chuyện là gì?
 4. Luyện đọc lại( 12- 15 phút)
 - GV đọc diễn cảm đoạn 3.
 - GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3.
- 2 HS đọc quảng cáo “ Chương trình xiếc đặc sắc” và TLCH.
Lớp theo dõi, nx.
- HS nghe, sau đó quan sát tranh minh hoạ.
- HS nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu.
 - 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn.
 - HS đọc mục chú giải để nêu nghĩa của từ.
- 2 HS một nhóm đọc cho nhau nghe và sửa lỗi chonhau.
- 4 nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 4.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, TL: ở Hồ Tây.
- 1 HS đọc đoạn 2. Cả lớp đọc thầm, TL: Muốn nhìn rõ mặtvua.
- Nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói...
 Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi.
- 1 HS khá, giỏi đọc đoạn 3.
- 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp.
- 2Hs thi đọc cả bài
- Cả lớp phát biểu, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Kể chuyện(20 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. GV nêu nhiệm vụ tiết học.
 Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện “ Đối đáp với vua” rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
 2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện.
 a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện. 
 - GV nhận xét, khẳng định trật tự đúng: 
 3- 1- 2- 4.
 b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nghe.
- HS quan sát kĩ 4 tranh minh hoạ trong SGK đã đánh số, tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
- HS phát biểu.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo các tranh. 
- 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện .
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
Củng cố, dặn dò (3 phút)
 ? Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau?( Gần mục thì đen, gần đèn thì sáng./ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.)
 - GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc: Tiết số 72
Tiếng đàn
I. Mục đích, yêu cầu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: vi- ô- lông, ắc- sê; Các từ ngữ HS dễ sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: lên dây, trắng trẻo, yên lặng...
 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh
( trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 - Tranh minh hoạ ND bài đọc; Vài búp hoa ngọc lan, một khóm hoa mười giờ.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút) 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút) 
 2. Luyện đọc( 10 phút)
 a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu
 GV viết bảng: vi- ô- lông, ắc- sê; hướng dẫn cả lớp phát âm đúng.
 GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 GV nhắc các em nghỉ hơi đúng, giọng đọc rõ ràng, dứt khoát.
 - GV dẫn câu có từ cần giải nghĩa, hỏi và giảng cho học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ( cuối bài)
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm và đọc thể hiện trước lớp.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài(12 phút)
 ? Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? 
 ? Những TN nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
 ? Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
 ? Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
 GV: Tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hoà hợp với không gian thanh bình xung quanh.
 - GV yêu cầu HS nêu ND bài. 
 4. Luyện đọc lại( 10 phút)
 - GV đọc lại bài văn, HD HS đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn: Khi ắc- sê....khẽ rung động.
 5. Củng cố, dặn dò( 3 phút)
 - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Đối đáp với vua”, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS nghe đọc kết hợp quan sát tranh minh hoạ.
- HS luyện phát âm.
- Mỗi HS nối tiếp đọc 1 câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
( mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- HS đọc mục chú giải nêu nghĩa của từ.
- Từng cặp HS đọc cho nhau nghe kết hợp chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Đại diện các nhóm đọc nối tiếp các đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, TL: Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
- ...trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
- Thuỷ rất cố gắng, ...
- HS đọc đoạn 2, trả lời.
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn. NX
- 2 HS thi đọc cả bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay nhất.
- HS nêu lại ND bài.
Thứ ba ngày tháng năm 
Chính tả: Tiết số 45
Nghe- viết: đối đáp với vua.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện “ Đối đáp với vua”; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 2. Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/ x( BT2 a/b) hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã theo nghĩa đã cho( BT3 a/b). 
 GDHS biết rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ ghi nội dung BT3a.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút)
 - GV yêu cầu 1 HS đọc cho các bạn viết 4 từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/ n
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạybài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 2. Hướng dẫn HS nghe- viết( 20 - 22 phút) 
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
 - GV đọc đoạn văn 1 lần 
? Nêu ND đoạn viết vừa đọc?
? Đoạn viết có mấy câu? Trong đoạn có những chữ nào viết hoa? vì sao?
 ? Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?
- HS đọc thầm lại đoạn văn, viết vào vở nháp những từ các em dễ viết sai để ghi nhớ .
 b. GV đọc cho HS viết bài
 - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
 c. Chấm và chữa bài.
 - GV chấm 6, 8 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập( 10 phút)
 - GV lựa chọn BT2a.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 sáo - xiếc
 - GV quy định BT3a.
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. 
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò( 3 phút)
 GV nhận xét tiết học. Yêu cầu các emviết còn mắc lỗi về nhà viết lại bài.
- HS nghe bạn đọc, viết vào vở nháp.
- 2 HS lên bảng viết,
- HS nghe. 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn viết và trả lời: Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li. 
- HS đọc thầm bài chính tả, tự viết ra nháp những tiếng khó.
- HS viết bài vào vở, soát lỗi.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- HS không chấm đổi vở KT.
- Cả lớp đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở.
- 2 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải. Lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 số HS đọc lại lời giải.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 nhóm HS viết nhanh lên bảng mỗi em 2 từ bắt đầu bằng s/x.
- NX
- Cả lớp viết bài vào vở.
Chính tả: Tiết số 46
Nghe- viết: tiếng đàn
I. Mục đích, yêu cầu: 
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe và viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
 - Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn s / x( BT2 a/b); hoặc mang thanh hỏi / thanh ngã.
 - GDHS biết rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Bảng phụ chép BT2.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ(3 phút)
 - GV đọc cho HS viết bảng: sung sướng, xôn xao, xinh xắn.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B . Bài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 2. Hướng dẫn HS nghe- viết( 20 - 22 phút)
 a. Hướng dẫn chuẩn bị: 
 - GV đọc 1 lần đoạn văn.
 - GV mời 1 HS nói lại nội dung đoạn văn. giúp HS hiểu nội dung bài 
 ? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
 - YC HS đọc thầm và viết từ khó.
 b. Viết bài:
 - GV đọc cho HS viết bài. 
 c. Chấm, chữa bài:
 - GV đọc lại một lượt cho HS chữa lỗi. 
 - GV chấm 8, 10 bài, nhận xét từng bài về các mặt:  ... ài và cho điểm HS.
Bài 2 giúp em ccố kiến thức gì?
 Bài 3: - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Y/c HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải.
Gv chữa, NX. Giải
Đã bán số gạo là: 2024 : 4 = 506( kg)
Còn lại số ki-lô- gam gạo là:
 2024 - 506 = 1518 ( kg)
 Đáp số: 1518 ( kg gạo)
* Củng cố giải toán có lời văn bằng 2 phép tính.
 Bài 4: - GV viết lên bảng: 6000 : 3 = ?, yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả.
 * GV củng cố cách tính nhẩm.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT1, 2 vào vở ở nhà.
- 2 HS lên bảng chữa BT1 ý b tiết trớc. lớp làm nháp - NX
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- 3 HS lần lượt nêu cách làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- KN: chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài. NX
- HSTL: Vì x là thừa số cha biết trong phép nhân. Muốn tìm thừa số cha biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải vào vở, 1 HS lên bảng giải. NX
HS thực hiện nhẩm trước lớp:
6 nghìn : 3 nghìn = 2 nghìn.
- HS nhẩm và ghi kết quả vào vở nháp. Sau đó nêu miệng trước lớp. 1 h/s chữa trên bảng, nêu rõ cách nhẩm - lớp NX.
Toán: Tiết số 117
Luyện tập chung( tr. 120)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
- GDHS chăm học.- Bài tập cần làm: bài 1; bài 2; bài 4.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Giới thiệu bài.
 b. Làm bài tập - GV y/cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học.- Yêu cầu HS giải vào vở.
- GV qsát học sinh làm và HD HS yếu làm bài.
 c. Chữa bài tập
 Bài 1: 
 + GV hỏi: Khi đã biết 821 x 4 = 3284 có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284 : 4 không, vì sao?
 + GV hỏi tương tự với các phần còn lại của bài.
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2: 
 - GV chữa bài, yêu cầu 4 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện phép tính của mình.
 Bài 1,2 củng cố cho các em kỹ năng gì?
 Bài 3: - Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài và giải.
 - GV chữa bài. Giải
 5 thùng sách có số quyển sách là:
 306 x 5 = 1530 ( quyển)
 Mỗi th viện được chia số quyển sách là:
 1530 : 9 = 170 ( quyển)
 Đáp số: 170 quyển sách
 * Củng cố cách giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính.
 Bài 4: Tiến trình tương tự bài 3.
 * Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT1, 2 vào vở ở nhà.
- 2 HS chữa bài tập 1 ý c tiết trớc. Lớp làm nháp - NX
- HS nêu các bài tập trong tiết.
- HS đọc thầm từng bài và tự làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần của bài. HS cả lớp làm bài vào vở. NX
- Khi biết 821 x 4 = 3284 có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284 : 4 = 821 vì nếu lấy tích chia cho một thừa số sẽ được kết quả thừa số còn lại.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 4 HS lần lượt nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải. Lớp làm vở.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- - Hs nêu lại cách tính chu vi HCN. Làm bài vở - chữa, NX
Toán: Tiết số 118
Làm quen với chữ số la mã( tr.121)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
 - Nhận biết đợc các chữ số La Mã từ I đến XII( để xem đồng hồ); số XX, XXI( để đọc và viết về thế kỉ XX; thế kỉ XXI).
- GDHS chăm học.- Bài tập cần làm: bài 1; bài 2; bài 3(a); bài 4.
II. Đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)- GV yêu cầu chữa bài tập 2.
 - GV nhận xét và sửa sai. 
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Giới thiệu bài.
 b. Giới thiệu về chữ số La Mã.
 - GV viết lên bảng các chữ số La Mã I, V, X và giới thiệu cho HS.
 - GV: Ghép hai chữ số I với nhau ta được số II đọc là hai. - GV: Ghép ba chữ số I với nhau ta được số III đọc là ba.
 - GV tiếp tục giới thiệu: Đây là chữ số V( năm) ghép vào bên trái chữ số V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn V một đơn vị, đó là số bốn, đọc là bốn, viết là IV.
 - GV: Cùng chữ số V, viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta đợc số lớn hơn V một đơn vị,
đó là số sáu, đọc là sáu, viết là VI.
 - GV giới thiệu các chữ số VII, VIII, XI, XII tương tự như giới thiệu số VI.
 - GV giới thiệu chữ số IX tương tự như giới thiệu số IV. - GV giới thiệu tiếp số XX, XXI.
 c. Thực hành:
 Bài 1: - GV yêu cầu HS lên bảng đọc các chữ số La Mã theo đúng thứ tự xuôi ngược bất kì..
 - GV nghe và sửa sai cho từng em.
 * GV củng cố cách đọc số La Mã.
 Bài 2:- GV dùng mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã xoay kim đồng hồ đến các vị trí giờ đúng, yêu cầu HS đọc.
 Bài 3, 4: - Yêu cầu HS tự làm bài, rồi chữa.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài.
- 2 HS chữa bài tập 2 ý c và ý d.
-lớp theo dõi - NX.
- HS quan sát chữ số và lần lượt đọc theo lời GV: một, năm, mời.
- HS viết II vào vở nháp và đọc theo: hai.
- HS viết III vào vở nháp và đọc theo: ba.
- HS viết IV vào vở nháp và đọc theo: bốn.
- HS viết VI vào vở nháp và đọc theo: sáu.
- HS lần lượt đọc và viết các chữ số La Mã theo giới thiệu của GV.
- HS viết và đọc số XX, XXI.
- 5, 7 HS đọc trước lớp, 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.NX
- HS tập đọc giờ.
- HS tự làm vào vở, tập viết các chữ số la mã.
- 2 HS lên bảng làm bài. NX
Toán: Tiết số 119
Luyện tập.( tr. 122)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Củng cố về đọc, viết, nhận biết giá trị của các chữ số La Mã từ đã học.
- GDHS chăm học.
- Bài tập cần làm: bài 1; bài 2( a,b); bài 3; bài 4( a,b).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã.
 - GV và HS chuẩn bị một số que diêm.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 - GV yêu cầu HS lên bảng viết và đọc các chữ số La Mã đã học.
 - GV nhận xét và sửa sai. 
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hớng dẫn luyện tập.
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ trong SGK và đọc giờ.
 HS thảo luận nhóm đôi.
 - GV nghe và sửa sai cho từng em.
 - GV dùng mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã xoay kim đồng hồ đến các vị trí giờ đúng, yêu cầu HS đọc.
 * GV củng cố cách đọc số La Mã.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS lên bảng viết và đọc các chữ số La Mã từ 1 đến 12.
 - GV nhận xét và sửa sai. 
 * GV củng cố cách đọc, viết số La Mã.
 Bài 3: 
 - Yêu cầu HS tự làm bài, rồi chữa, giải thích vì sao mình điền nh vậy.
 Bài 4
- GV tổ chức cho HS thi xếp số nhanh.
 - GV nhận xét, tuyên dơng những HS xếp đúng, nhanh.
 Bài 5: 
- GV cho HS tự nghĩ cách thay đổi vị trí que diêm, sau đó chữa bài.
 ? Khi đặt một chữ số I ở bên phải số X thì giá trị của X giảm hay tăng lên hay giảm hay tăng lên mấy đơn vị?
 ? Khi đặt một chữ số I ở bên trái số X thì giá trị của X giảm hay tăng lên, và giảm hay tăng lên mấy đơn vị?
 * GV củng cố về giá trị của các chữ số La Mã.
3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Yêu cầu nhóm HS yếu tập viết và đọc các số La Mã đã học.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.Lớp viết nháp - NX.
- 1 số nhóm HS đọc trước lớp:
a) 4 giờ
b) 8 giờ 15 phút
c) 5 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 15 phút.
- HS thực hành đọc giờ trên đồng hồ. NX
-2 HS lên bảng viết và đọc các chữ số La Mã từ 1 đến 12.
Lớp làm nháp - NX
- HS tự làm vào vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra bài nhau. NX
- HS cả lớp xếp bằng que diêm đã chuẩn bị.
- 4 HS lên bảng thi xếp, 
NX
- HS tự nghĩ cách thay đổi vị trí que diêm.
- HS trả lời.
- HS nghe, ghi nhớ.
Toán: Tiết số 120
Thực hành xem đồng hồ. (Tr.123)
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
 - Nhận biết được về thời gian( chủ yếu là về thời điểm).
 - Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
- GDHS chăm học.
- Bài tập cần làm: bài 1; bài 2; bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mặt đồng hồ có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, phút quay đợc.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 - GV yêu cầu HS lên bảng viết và đọc các chữ số La Mã đã học.
 - GV nhận xét và sửa sai. 
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hớng dẫn xem đồng hồ.
 - GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.
 ? Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 - GV yêu cầu HS nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
 - GV yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ 2
 ? Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
- GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là đợc 1 phút.
 - GV yêu cầu HS tính số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng hồ.
 ? Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ?
 - GV yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ 3
 ? Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 ? Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút?
 - GV giảng, hỏi: Vậy còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ?
 - GV HD HS đếm và chốt lại cách đọc giờ thứ hai.
 c. Thực hành.
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ trong SGK và nêu giờ.
 - GV nghe và sửa sai cho từng em.
 * GV củng cố cách xem giờ.
 Bài 2: 
 - GV yêu cầu HS tự vẽ kim trong các trường hợp của bài.
 - GV quan sát HS vẽ và sửa sai cho các em. 
 Bài 3: 
 - Yêu cầu HS tự làm bài, rồi chữa.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Yêu cầu nhóm HS yếu tập xem đồng hồ nhiều lần.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV, lớp làm nháp - NX
- HS quan sát.
- HS quan sát hình 1, trả lời: Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- HS quan sát theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS nhẩm tính, TL: Kim phút đi được 13 phút.
- 6 giờ 13 phút.
- HS quan sát.
- 6 giờ 56 phút.
- Còn thiếu 4 phút.
- HS đọc: 7 giờ kém 4 phút.
- HS thực hành xem đồng hồ theo cặp, chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 4, 5 HS trình bày trước lớp.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi vở kiểm tra, báo cáo.
- HS tự làm vào vở, sau đó trả lời miệng.
- HS nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3.doc