Kế hoạch bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 5

Kế hoạch bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 5

TUẦN 5:

Ngày dạy: Thứ

TẬP ĐỌC.

Chiếc bút mực.

I. Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. (Trả lời được các câu hỏi: 2, 3, 4, 5.

- HS trả lời được câu hỏi: 1. (HS khá, giỏi).

2.Kỹ năng:

– Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng từ khó: bút mực, loay hoay, ngạc nhiên, ngoan.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

– Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai). Trả lời câu hỏi: 1. (HS khá, giỏi).

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh, bảng phụ ghi câu HD đọc, bút dạ, từ, sgk.

 Hình thức tổ chức: Trực quan, giảng giải, vấn đáp, thảo luận.

III. Lên lớp:

1. Ổn định: Hát.

2. Kiểm bài cũ: “Trên chiếc bè”.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?

- Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?

• Nhận xét:

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5:
Ngày dạy: Thứ	
TẬP ĐỌC.
Chiếc bút mực.
I. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu nội dung: cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. (Trả lời được các câu hỏi: 2, 3, 4, 5.
HS trả lời được câu hỏi: 1. (HS khá, giỏi).
2.Kỹ năng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng từ khó: bút mực, loay hoay, ngạc nhiên, ngoan.
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai). Trả lời câu hỏi: 1. (HS khá, giỏi).
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh, bảng phụ ghi câu HD đọc, bút dạ, từ, sgk.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, giảng giải, vấn đáp, thảo luận.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ: “Trên chiếc bè”.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?
Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?
Nhận xét:
3. Bài mới: 
Giới thiệu: GV treo tranh. Tranh vẽ cảnh gì?.
Đây là giờ viết bài của lớp 1A. Bạn Lan và Mai vẫn phải viết bút chì. Để hiểu chuyện gì đã xãy ra với Lan, câu chuyện muốn nói với các em điều gì. Chúng ta hãy đọc và tìm hiểu qua bài tập đọc “Chiếc bút mực”.
Nội dung:
Hoạt động 1: Luyện đọc:
GV đọc mẫu toàn bài.
Bài văn có tất cả bao nhiêu câu? (19 câu).
GV ngắt nhịp câu dài. (bút chì)
* Đọc nối câu lần 1.
GV luyện đọc từ khó: bút mực, loay hoay, ngạc nhiên, ngoan.
* Đọc nối câu lần 2: 
GV chia đoạn, đọc đoạn – HD giải nghĩa từ:
Giải nghĩa thêm các từ :
Quyết định:
Đọc đoạn - HD đọc ngắt giọng một số câu:
Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.// 
Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.//
* Luyện đọc nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2:
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
HS đọc toàn bài.
HS đọc đoạn 1, 2: 
Câu 1: Những từ ngữ nào cho biết Mai rất mong được viết bút mực? (Thấy Lan được cô cho viết bút mực. Mai hồi hôïp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.).
HS đọc đoạn 3:
Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra với Lan? (Lan được viết bút mực nhưng quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở).
HS đọc đoạn 4:
Câu 3: Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút ? (Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.)
Cuối cùng Mai quyết định ra sao? (Mai lấy bút cho Lan mượn.).
HS đọc đoạn 4.
Câu 4: Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào? (Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ để bạn Lan viết trước.).
HS thảo luận nhóm.
Câu 5: Vì sao cô giáo khen Mai? (Vì Mai ngoan, biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.).
• Liên hệ: Gdtt:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
HD mỗi nhóm: 4 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện , cô giáo , Lan , Mai).
4. Củng cố:
GDTT:
Nhận xét:
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Mục lục sách.
HS: Sgk.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: Thứ	
CHÍNH TẢ.
Tập chép: Chiếc bút mực.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Chép lại chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Chiếc bút mực”, sgk.
Làm được bài tập 2, bài tập 3a.
Làm bài 3b HS khá, giỏi.
2. Kỹ năng: 
Luyện qui tắc viết chính tả về nguyên âm đôi ia/ ya. Phân biệt tiếng có âm đầu l/n.
Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.
Làm đúng các bài, phân biệt tiếng có vần en/eng.
3. Thái độ:
GDHS chăm viết bài để ít sai lỗi chính tả hơn, viết đúng nhanh, rèn viết nắn nót.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ chép đoạn chính tả. Bảng phụ ghi bt 3a.
Hình thức tổ chức: Trực quan, giảng giải, vấn đáp, thực hành, trò chơi.
III.Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm bài cũ: “Trên chiếc bè”.
– GV cho HS viết từ còn sai ở tiết trước. 
• Nhận xét:
3. Bài mới: 
Giới thiệu: Viết bài “Chiếc bút mực”.
Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép:
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
GV đọc đoạn văn.
02 HS đọc lại.
Trong lớp ai còn phải viết bút chì? (Mai, Lan)
Cô giáo cho Lan viết bút mực rồi, tại sao Lan lại oà khóc? (Lan quên bút ở nhà.)
b/ Hướng dẫn trình bày.
Ai đã cho Lan mượn bút? (Bạn Mai.).
Những chữ nào phải viết hoa? 
Đoạn văn có những dấu câu nào?
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
Từ khó: viết, bút mực, bỗng oà khóc, mượn.
d/ HD viết chính tả vào vở.
GV đọc bài + HS lắng nghe.
GV đọc bài + HS chép bài vào vở.
GV đọc bài + HS soát lỗi.
GV đọc cho HS chữa lỗi. GV chấm bài. 
Hoạt động 2: HD luyện tập: SGK/42
Bài 2: Điền vào chỗ trống ia hay ya vào chỗ trống: (HS làm vào vở).
Bài 3: Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n: (HS đố vui).
4. Củng cố:
 GDHS:
 Nhận xét:
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: “Cái trống trường em”.
HS: Sgk, vở, bảng con, phấn, viết.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: Thứ	
KỂ CHUYỆN.
Chiếc bút mực.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Dựa vào tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện “Chiếc bút mực”.
Kể lại được toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi).
2. Kỹ năng:
Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Dựng lại câu chuyện với nhiều vai nhân vật. (HS khá, giỏi).
3. Thái độ:
GDHS: Biết yêu thương bạn, giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh + Nội dung câu hỏi, sgk, vật dụng sắm vai. (Nếu có).
* Hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát:
2. Kiểm bài cũ: “Bím tóc đuôi sam”.
HS kể lại chuyện.
• GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Giới thiệu: Kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”.
Nội dung:
Hoạt động 1: HD kể chuyện: (HS thảo luận nhóm).
Kể từng đoạn theo tranh.
Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn
Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
HS kể nối tiếp.
Phân vai, dựng lại câu chuyện. (Người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan).
* GV lưu ý: Sự phối hợp giữa các nhân vật.
GV nhận xét.
4. Củng cố:
 – Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? (Phải giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn.)
 • GDTT: Các em phải biết yêu, thương bạn, san sẻ cùng bạn những khó khăn, những dụng cụ học tập để học tốt hơn.
 • Nhận xét:
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Mẫu giấy vụn.
HS: Sgk.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: Thứ	
TẬP ĐỌC.
MỤC LỤC SÁCH. 
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Đọc đúng rõ ràng toàn bài, đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. (HS trả lời được các CH: 1, 2, 3, 4.).
2. Kỹ năng:
Đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
Đọc đúng các âm, vần khó.
Trả lời được CH 5. (HS khá, giỏi).
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, bảng phụ, phiếu thảo luận. 
* Hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm bài cũ: “Chiếc bút mực”.
HS đọc bài + TLCH
Khi được cô giáo cho viết bút mực thái độ bạn Lan như thế nào?
Vì sao Lan khóc?
Ai đã cho Lan mượn bút?
• Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Phần cuối mỗi quyển sách đều có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong đó có những bài gì? Ơû trang nào, bài ấy là của ai? Trong bài hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc mục lục sách.
Nội dung:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu toàn bài.
Trong bài có mấy dòng ? GV hướng dẫn HS đọc từ trái sang phải.
* Đọc nối câu lần 1. 
GV luyện đọc từ khó: Cỏ nội, vương quốc, truyện Phùng Quán , vắng.
GV ghi bảng mục 1 hướng dẫn HS theo cách đọc.
 • Một.// Quang Dũng.// Mùa quả cọ.// Trang 7.//
 • Hai.// Phạm Đức.// Hương đồng cỏ nội.// Trang 28.//
* Đọc nối câu lần 2.
* Luyện đọc nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 • HS đọc toàn bài.
GV giao phiếu có nội dung thảo luận cho từng nhóm.
Câu 1: Tuyển tập này có những truyện nào? (7 truyện: Mùa quả cọ, Hương đồng cỏ nội. Bây giờ bạn ở đâu. Người học trò cũ. Như con cò vàng trong cổ tích.).
Câu 2 :Truyện người học trò cũ ở trang nào? (Trang 52 ).
Câu 3 :Truyện mùa quả cọ của nhà văn nào? (Quang Dũng).
Câu 4: Mục lục sách dùng để làm gì? (Cho biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc.).
Câu 5: Tập tra 1 số mục lục sách khác.
* GV cho HS tra mục lục sách Tiếng Việt lớp 2, tập 1, tra tuần 5.
4. Củng cố: 
• GDTT: Khi có cuốn sách mới trong tay, em hãy mở ra xem ngay phần mục lục ghi ở cuối (hoặc đầu) sách để biết sách viết những gì, có những mục nào trong sách, muốn đọc truyện hay 1 mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào.
• Nhận xét.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Cái trống trường em.
HS: Sgk.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày dạy: Thứ	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ?
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1). Bước đầu biết viết hoa tên ... êng:
Biết viết hoa tên riêng.
Biết đặt câu có cụm từ “Ai là gì?”
Nói và viết thành câu. (HS khá, giỏi).
3. Thái độ:
– GDTT: Khi nói, nên nói hết câu thì người nghe sẽ hiểu được ý kiến mà ta đưa ra.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ: “Từ chỉ sự vật.– Từ ngữ về ngày, tháng, năm.”.
Nêu 03 danh từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối.
GV cho 02 HS lên đặt câu hỏi và trả lời.
• Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
Nội dung:
Hoạt động 1: HD luyện tập.
Bài 1: Các danh từ ở cột 1 và 2 : về cách viết có gì khác nhau? (HS thảo luận).
Cột 1: Gọi tên chung.
Cột 2: Gọi tên riêng của từng sự vật.
* GV chốt: 
Cột 1: Gọi tên 1 loại sự vật, chúng là danh từ chung, không viết hoa.
Cột 2: Chỉ sự vật cụ thể, chúng là danh từ riêng Trường Tiểu Học Hanh Thông là 1 cụm từ cố định cũng được coi như 1 từ. Do đó, ta phải viết hoa các chữ cái đầu.
Bài 2: HS làm vào vở. 
2 danh từ riêng là tên các bạn trong lớp. (Bình, Tâm, Yến ).
3 danh từ riêng là tên sông suối, kênh, rạch, hồ hay núi ở quê em. (sông Bạch Đằng, Đáy, Đồng Nai ).
Bài 3: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? (HS làm miệng)
GV cho HS đọc câu mẫu.
a) Đặt câu giới thiệu về trường em?
Trường em là Trường Tiểu học Ngô Thất Sơn.
b) Giới thiệu môn học em yêu thích?
Môn TV là môn em thích nhất.
c) Giới thiệu làng xóm?
Xóm em là xóm có nhiều trẻ em nhất.
– HS nhận xét: 
4. Củng cố:
GV cho HS thi đua viết lại danh từ riêng cho đúng.
(hồ) Ba Bể	(sông) Bạch Đằng
(núi) Bà Đen	(cầu) Bông
Tìm thêm danh từ riêng, và đặt câu theo mẫu.
GDTT:
Nhận xét:
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Từ ngữ về đồ dùng học tập.
HS: Sgk, vở.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày dạy: Thứ	
TẬP VIẾT.
CHỮ HOA: D.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Viết đúng chữ hoa D (01 dòng cỡ vừa và 01 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng ; Dân (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (03 lần).
Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. (HS khá, giỏi).
2. Kỹ năng:
Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét thẳng hàng. Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Chữ viết đúng mẫu, đẹp, sạch.
3. Thái độ:
GDTT: Rèn HS có tính cẩn thận, tỉ mĩ.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu D. Bảng phụ viết chữ cỡ vừa, cỡ chữ nhỏ, phấn màu.
III. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm bài cũ: “Chữ hoa C ”.
Tổ trưởng kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: C cỡ chữ vừa,nhỏ.
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết: “Chia” cỡ chữ nhỏ.
• Nhận xét:
3. Bài mới:
Giới thiệu: GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. (P2 trực quan, giảng giải, hỏi đáp.).
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Đính mẫu chữ D lên bảng.
Chữ D cao mấy ôli? (5 li)
Gồm mấy đường kẻ ngang? (6 đường kẻ ngang.)
Cấu tạo bởi mấy nét? (1 nét kết hợp 02 nét cơ bản_ nét lượn hai đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ)
GV chỉ vào chữ D và miêu tả cách viếtû: 
Cách viết: ĐB trên ĐK 06, viết nét lượn 2 đầu dọc và chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượng hẳn vào trong, DB ở ĐK5. 
GV viết bảng lớp cỡ chữ vừa.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con cỡ chữ vừa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết tiếng.
GV đính tiếng và hỏi: “Tiếng Dân có chữ hoa nào ta vừa học?”.
Tiếng Dân gồm mấy con chữ ?
GV cho HS viết tiếng cỡ chữ vừa, cỡ chữ nhỏ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Treo bảng phụ. Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh
Giải nghĩa cụm từ: 
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các con chữ.
D, g, h: cao 2,5 ôli
a, n, i, u, ư, ơ, c, m: cao 1 ôli
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Thanh huyền (\) trên a
Thanh sắc (/) trên ơ
Thanh nặng (.) dưới a
Viết tiếng cách tiếng bằng con chữ nào? (Khoảng cách bằng con chữ cái o )
GV viết mẫu chữ: Dân giàu lưu ý nối nét D và ân
HS viết bảng con. Viết: Dân giàu.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết tập. 
GV yêu cầu học sinh viết theo ký hiệu.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
4. Củng cố: 
GDTT:
Nhận xét:
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Chữ hoa: Đ.
HS: SGK, vở, bảng con. 
* Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: Thứ	
CHÍNH TẢ.
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài (Cái trống trường em).
Làm được BT: 2/a, BT: 3/b.
HS khá, giỏi làm được BT: 2/b, c; BT: 3/a, c.
2. Kỹ năng:
Biết trình bày 1 bài thơ 4 tiếng: viết hoa mỗi chữ cái đầu dòng thơ, cách 1 dòng khi viết hết 1 khổ thơ.
Làm đúng các BT điền vào chỗ trống âm đầu l/n (hoặc vần en/eng, âm chính i/iê.
Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu đơn giản.
3. Thái độ:
Tính cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ trống, xem cái trống là bạn đồng hành với mình.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, bảng phụ.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ: “Chiếc bút mực”.
Điền vào chổ trống ia hay ya.
 tia nắng , đêm khuya , cây mía.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Hôm nay viết chính tả bài: Cái trống trường em
Nội dung :
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
GV đọc 02 khổ thơ. Mời 2 HS đọc lại.
• Tìm hiểu nội dung 02 khổ thơ:
Hai khổ thơ này nói gì ? ( Nói về cái trống trường lúc các bạn học sinh nghỉ hè.)
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
Trong hai khổ thơ đầu có mấy dấu câu, là những dấu gì? (Có 2 dấu câu: 1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi.).
Có bao nhiêu chữ viết hoa? Vì sao phải viết hoa? (Có 9 chữ phải viết hoa. Vì đó là những chữ đầu mỗi dòng thơ.)
c/ Hướng dẫn viết từ khó: 
Từ khó: trống , nghỉ , ngẫm nghĩ, buồn, tiếng ve.
d/ HD viết chính tả vào vở.
GV đọc bài + HS lắng nghe.
GV đọc bài + HS chép bài vào vở.
GV đọc bài + HS soát lỗi.
GV đọc cho HS chữa lỗi. GV chấm bài. 
Hoạt động 2: HD luyện tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống: HS làm vào vở.
a/. i / iê?
.. ong..anh đáy..ước in trời
Thành xây khói biếcon phơi bóng vàng.
	Nguyễn Du.
Bài 3: Thi tìm nhanh: (Trò chơi đố vui).
a) Những tiếng có vần en và những tiếng có vần eng.
Tiếng bắt đầu bằng en : len, khen, hẹn, thẹn, men, chén,
Tiếng bắt đầu bằng eng: xẻng, leng keng, (xà) beng, kẻng, phèng phèng,
4. Củng cố:
GDTT:
Nhận xét.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Mẩu giấy vụn.
HS: Sgk, bảng con, vở.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: Thứ	
TẬP LÀM VĂN.
 TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
Dựa vào tranh ve,õ trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1), bước đầu biết tổ chức các câu thành bài. Biết đặt tên cho bài (BT2).
Biết đọc mục lục 01 tuần học ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3).
Kể được nội dung các tranh BT1 (HS khá, giỏi). 
2. Kỹ năng:
Biết đặt tên cho bài.
Đọc được mục lục, ghi được mục lục trong 01 tuần học.
Đặt được 04 câu ở BT1. (HS khá, giỏi).
3. Thái độ:
GDTT: HS có tính sáng tạo. Aên, ở sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh, SGK.
Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. 
III. Lên lớp:
1 Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ: “Cám ơn, xin lỗi”.
HS đóng vai bạn Tuấn (Truyện: Bím tóc đuôi sam.)
Nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà.
1 bạn đóng vai bạn Lan (chiếc bút mực) 
Nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai.
Nhận xét:
3. Bài mới:
Giới thiệu: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để nói thành câu, thành bài và biết cách soạn mục lục sách.
Nội dung:
Hoạt động 1: HD luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài? HS TL cặp.
GV cho HS quan sát tranh và thảo luận.
Bạn trai đang làm gì? (Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học.)
Bạn trai đang nói gì với bạn gái? (Bạn xem hình vẽ có đẹp không?)
Bạn gái nhận xét như thế nào? (Vẽ lên tường là không đẹp.)
Hai bạn đang làm gì? (Quét vôi lại bức tường cho sạch.)
Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện.
HS trình bày ý kiến.
HS nêu: Bạn trai vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. Thấy 1 bạn gái đi qua, bạn trai liền gọi lại khoe: “Bạn xem mình vẽ có đẹp không?”. Bạn gái ngắm bức tranh rồi lắc đầu: “Bạn vẽ lên tường là không đẹp rồi !”. Bạn trai nghe vậy hiểu ra. Thế là cả hai cùng lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch.
Bài 2: Đặt tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả. (HS làm miệng).
Không vẽ bậy lên tường.
Bức vẽ
Bức vẽ làm hỏng tường.
Đẹp mà không đẹp.
Bài 3 : Đọc mục lục các bài ở tuần 06. Viết tên các bài tập đọc đó. (HS làm vào vở).
4. Củng cố: 
•••GDTT: Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?( Không được vẽ bậy lên tường. Phải biết giữ gìn của công.).
Nhận xét:
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách.
Kể lại chuyện “Bức vẽ trên tường”.
HS: Sgk, vở.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc