Tập đọc
Tiết 7
Làm việc thật là vui
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn.; Các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
- Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật.
- Nắm được ý của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc. Công việc sẽ đem lại niềm vui cho tất cả mọi người.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHỐI 2 NGÀY SOẠN: GIÁO VIÊN: HUỲNH THỊ CẨM HỒNG NGÀY DẠY: Tập đọc Tiết 7 Làm việc thật là vui I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn...; Các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới. Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật. Nắm được ý của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc. Công việc sẽ đem lại niềm vui cho tất cả mọi người. II. Chuẩn bị: Giáo viên: + Tranh minh họa bài học trong SGK. + Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. Học sinh: SGK. III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Kiểm tra bài cũ 5’: Phần thưởng Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài, mỗi em 1 đoạn và trả lời câu hỏi. + Kể những việc tốt của bạn Na? + Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì? + Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào? Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 3. Giới thiệu bài mới (1’): Hôm nay, các em sẽ được tập đọc bài: Làm việc thật là vui. 4. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Luyện đọc + Mục tiêu: Học sinh đọc đúng cả bài, hiểu một số từ mới. + Phương pháp: Quan sát, luyện tập, thi đua. + ĐDDH: SGK, tranh trong SGK, bảng phụ. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. + Giáo viên nghe và sửa cho học sinh một số từ khó đọc: quanh, quét; và một số từ do ảnh hưởng của phương ngữ: trời, sắp sáng, rau, bận rộn, biết, việc, tích tắc, cũng, đỡ... + Học sinh luyện đọc từ khó. - Các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. - Học sinh đọc CT. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Đoạn 1: Quanh ta ... tưng bừng. + Đoạn 2: Phần còn lại. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên lưu ý học sinh đọc một số câu. + Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người/ đều làm việc.// + Học sinh đọc theo hướng dẫn của giáo viên. + Con tu hú kêu/ tu hú, tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín.// + Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm từng bừng.// - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh thực hiện. - Tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Học sinh thi đua đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài + Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung bài. + Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên nêu câu hỏi: Câu 1: Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì? - Các vật: Cái đồng hồ báo giờ. - Cành đào làm đẹp mùa xuân. - Các con vật: gà trống đánh thức mọi người. - Tu hú: báo mùa vải chín. - Chim bắt sâu: bảo vệ mùa màng. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể những con vật có ích mà em biết. - Học sinh nêu. Câu 2: Giáo viên cho học sinh nêu Bé làm những việc gì? - 1 học sinh đọc câuhỏi 2. - Lớp trả lời: Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. - Giáo viên nêu thêm một số câu: + Hằng ngày, em làm những việc gì? - Học sinh kể. + Em có đồng ý với Bé là được làm việc sẽ rất vui không? - Học sinh nêu. Câu 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi. - 1 học sinh đọc. Đặt câu với mỗi từ: rực rỡ, tưng bừng. - Học sinh nêu. - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì? - Học sinh nêu. -> Giáo viên chốt: Xung quanh em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới giúp ích cho gia đình, xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta hạnh phúc, niềm vui rất lớn. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại + Mục tiêu: Học sinh đọc toàn bài và đọc diễn cảm. + Phương pháp: Thực hành, thi đua. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên tổ chức cho các cá nhân đại diện các nhóm thi đọc. - Đại diện các nhóm lên thi đua. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò (3’): - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc lại cả bài. - 1 học sinh đọc bài. - Giáo viên nhận xét tiết học. - VN: Đọc lại bài. - CBB: Mít làm thơ. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: