Giáo án Tuần 33 Lớp 2

Giáo án Tuần 33 Lớp 2

TIẾT 2+3

TẬP ĐỌC

BÓP NÁT QUẢ CAM

I. Mục tiêu

 - Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc r lời nhn vật trong cu chuyện

 - Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lịng yu nước, căm thù giặc ( trả lời được các CH 1,2,4,5)

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng.

- HS: SGK.

 

doc 24 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 33 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & Kế hoạch dạy học Tuần 33 
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
TIẾT 1
CHÀO CỜ
.
TIẾT 2+3
TẬP ĐỌC
BÓP NÁT QUẢ CAM 
I. Mục tiêu
 - Đọc rành mạch tồn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện
 - Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lịng yêu nước, căm thù giặc ( trả lời được các CH 1,2,4,5)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Tiếng chổi tre
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1.
+ Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp: 
+ Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc: 
+ Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn.
b) Luyện phát âm
Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: 
 Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn; : tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,
Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện đọc theo đoạn
 - Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK.
 - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
4. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
HS khá , giỏi trả lời được CH4
TẬP ĐỌC
BÓP NÁT QUẢ CAM (TT) 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’)
Bóp nát quả cam (tiết 1)
3. Bài mới (32’)
Giới thiệu: Bóp nát quả cam (tiết 2)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc lại phần chú giải.
Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
Thái độ của Trần Quốc Toản ntn?
Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua.
Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước?
Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
Con biết gì về Trần Quốc Toản?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc truyện theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản).
Nhận xét tiết học.
Giới thiệu truyện Lá cờ thêu 6 chữ vàng để HS tìm đọc.Chuẩn bị: Lá cờ.
Hát
HS đọc bài.
Theo dõi bài đọc của GV. Nghe và tìm hiểu nghĩa các từ mới.
Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh.
Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến.
Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc.
Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./
3 HS đọc truyện.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu
 - Biết đọc viết các số cĩ 3 chữ số
 - Biết thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản
 - Biết so sánh các số cĩ 3 chữ số
 - Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất cĩ 3 chữ số
II. Chuẩn bị
GV: Viết trước lên bảng nội dung bài tập 2.
HS: Vở.
III. Các hoạt động:
1. ổn định
2. Bài cũ Luyện tập chung
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Các em đã được học đến số nào?
Trong giờ học các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 1000.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
Nhận xét bài làm của HS.
Yêu cầu: Tìm các số tròn chục trong bài.
Tìm các số tròn trăm có trong bài.
Số nào trong bài là số có 3 chữ số giống nhau?
Bài 2:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a.
Điền số nào vào ô trống thứ nhất?
Vì sao?
 - Yêu cầu HS điền tiếp vào các ô trống còn lại của phần a, sau đó cho HS đọc tiếp các dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài.
Bài 4:
Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS tự làm bà, sau đó giải thích cách so sánh:
534 . . . 500 + 34
909 . . . 902 + 7
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con.
Nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học.
Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt.
Chuẩn bị: Oân tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo).
Bài 1(dịng 1,2,3)
Bài 2(a,b)
Bài 4
Bài 5
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC
AN TOÀN GIAO THÔNG
I.Mục tiêu:
II.Nội dung:
 -Trẻ em can phải cầm tay người lớn khi đi bộ hay sang đường.
 -TRẻ em không được chạy chơi dưới lòng đường.
 -Nơi không có vìa hè phải đi sát lề đường.
 -Không sang đường nơi bị tầm nhìn bị che khuất
III.Chuẩn bị:
 -Tranh trong SGK, phiếu bài tập, 2 bảng chữ an toàn-nguy hiểm.
IV.Các hoạt động 
Ổn định
KTBC 
Bài mới
Hoạt động 1: giới thiệu An toàn và nguy hiểm.
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận,đ thoại.
Cách tiến hành.
 Nếu em đang đứng ở sân trường có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em ngã hoặc có thể hai em cũng ngã.
 +Vì sao em ngã? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì?
 -GV phân tích: đó là hành động nguy hiểm.
 -GV nêu các ví dụ khác về hành vi nguy hiểm.
 -Yêu cầu HS liên hệ kể moat tình huống nguy hiểm mà em đã gặp hay nhìn thấy.
An toàn: khi đi trên đường không thể xảy ra va quẹt, không bị ngã đó là an toàn.
Nguy hiểm: là các hành vi dễ gây tai nạn.
-Chia nhóm , yêu cầu HS thảo luận xem các bức tranh vẽ hành vi nào là an toàn, hành vi nào là nguy hiểm(không an toàn).
-Yêu cầu HS trình bày.
Kết luận: Đi bộ qua đường nắm tay người lớn là an toàn.
Hoạt đông 2: thảo luận các nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
Phuơng pháp: thảo luận.
Cách tiến hành:
 -Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi phiếu với các tinh huống
 -Gv khi đi bộ trên đường, trẻ em phải nắm tay người lớn.
Hoạt động 3: An toàn trên đường phố.
Phương pháp:đàm thoại, vấn đáp.
Cách tiến hành:
-Cho các em nói về an toàn trên đường đi học.
-Em đi đến trường bằng con đường nào?
-Em đi thế nào là để được an toàn?
Kết luận: Trên đường có nhiều loại xe đi lại,ta phải chú ý khi đi đường.
+Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải.
+Quan sát kĩ trước khi qua đường để đảm bảo an toàn.
4.Củng cố:
 -Y/C HS kể lại một ví dụ về an toàn và nguy hiểm.
 -VN thực hiện tốt về an toàn giao thông.
 -Nhận xét tiết học.
5. dặn dò 
Chuẩn bị bài sau .
.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
KỂ CHUYỆN
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
 - Sắp xếp thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện ( BT1,2)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Chuyện quả bầu
Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Giờ Kể chuyện hôm nay các con sẽ tập kể câu chuyện về anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản qua câu chuyện Bóp nát quả cam.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, SGK.
Dán 4 bức tranh lên bảng như SGK.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự nội dung truyện.
Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
Gọi 1 HS nhận xét.
GV chốt lại lời giải đúng.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo tranh.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
 - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý trong khi HS kể nếu còn lúng túng. GV có thể gợi ý.
 Đoạn 1
Bức tranh vẽ những ai?
Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao?
Vì sao Trần Quốc Toản lại có thái độ như vậy?
 Đoạn 2
Vì sao Trần Quốc Toản lại giằng co với lính canh?
 - Quốc Toản gặp Vua để làm gì?
 - Khi bị quân lính vây kín Quốc Toản đã làm gì, nói gì?
 Đoạn 3
Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Trần Quốc Toản nói gì với Vua?
- Vua nói gì, làm gì với Trần Quốc Toản?
 Đoạn 4
Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên?
Lí do gì mà Quốc Toản đã bóp nát quả cam?
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể theo vai.
- Gọi HS nhận xét bạn.
Gọi 2 HS kể toàn truyện.
Gọi HS nhận xét.
4. Củng cố 
4 HS kể lại 4 tranh trong truyện.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò 
Dặn HS về nhà tìm đọc truyện v ...  và hát
Một số động tác thả lỏng
GV cùng hs hệ thống lại bài
* TRị chơi hồi tỉnh
 GV nhận xét tiết học 
.
 Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009
TIẾT 1
CHÍNH TẢ
LƯỢM 
I. Mục tiêu
 - Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể thơ 4 chữ
 - Làm được BT (2) a/b; hoặc BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Chuẩn bị
GV: Giấy A3 to và bút dạ. Bài tập 2 viết sẵn lên bảng.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Bóp nát quả cam:
Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc: 
+ cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến.
Nhận xét HS viết.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Ghi tựa bài lên bảng
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
Đoạn thơ nói về ai?
Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
 b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
Giữa các khổ thơ viết ntn?
Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc cho HS viết các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả 
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 (làm cau b)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm.
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
 - GV kết luận về lời giải đúng.
Bài 3 (làm cau a)
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy, bút cho từng nhóm để HS thảo luận nhóm và làm.
Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng.
4. Củng cố 
2 HS lên viết chữ bị sai
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò 
Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập 3.
Chuẩn bị: Người làm đồ chơi.
TIẾT 2
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI AN ỦI. 
I. Mục tiêu
 - Biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2)
 - Viết được 1 đoạn văn ngắn kể về một chuyện tốt của em hoặc của bạn em (BT3)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Đáp lời từ chối
Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
3. Bài mới 
Giới thiệu: GV ghi tựa bài lên bảng
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
Bài 1 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
 Khen những HS nói tốt.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
 - Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
 - Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
 - Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
 - Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
 - Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
Nhận xét các em nói tốt.
 Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút  Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
Gọi HS trình bày .
Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố 
GV nêeu tình huống HS trả lời
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò 
Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
TIẾT 3
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
 - Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm
II. Chuẩn bị
GV: 
Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69.
Một số bức tranh về trăng sao.
Giấy, bút vẽ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Mặt Trời và phương hướng.
Mặt trời mọc ở đâu và lặn ở đâu?
Em hãy xác định 4 phương chính theo Mặt Trời.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Vào buổi tối, ban đêm, trên bầu trời không mây, ta nhìn thấy những gì?
v Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
Bức ảnh chụp về cảnh gì?
Em thấy Mặt Trăng hình gì?
Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
Aùnh sáng của Mặt Trăng ntn có giống Mặt Trời không?
- Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất).
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng.
Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau:
Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
 Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm  Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa thấy âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
Cung cấp cho HS bài thơ:
 - GV giải thích một số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm (chỉ hình dạng của trăng theo thời gian).
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận đôi với các nội dung sau:
Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì?
Hình dạng của chúng thế nào?
Aùnh sáng của chúng thế nào?
Yêu cầu HS trình bày.
Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đóm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác.
v Hoạt động 4: Ai vẽ đẹp.
Phát giấy cho HS, yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng được. (Có Mặt Trăng và các vì sao).
Sau 5 phút, GV cho HS trình bày tác phẩm của mình và giải thích cho các bạn cùng GV nghe về bức tranh của mình.
4. Củng cố 
Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích.
Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời.
5. Dặn dò 
Chuẩn bị: Oân tập.
.
TIẾT 4
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục tiêu
Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
Biết tính giá trị của biểu thức cĩ 2 dấu phép tính ( trong cĩ cĩ 1 dấu nhân hoặ chia, nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học)
Biết tìm số bị chia, tích
Biết giải bài tốn cĩ 1 phép nhân
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
Sửa bài 4, 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
 - Yêu cầu HS làm tiếp phần b.
 - Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính.
Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
 - HS lớp 2A xếp thành mấy hàng?
Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm ntn?
Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8?
 - Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình.
4. Củng cố 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
 5. Dặn dò 
Chuẩn bị: Oân tập về phép nhân và phép chia (TT).
Bài 1 (a)
Bài 2(dịng 1)
Bài 3
Bài 5
TỔNG KẾT TUẦN 33
I. Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 33.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Thực hiện
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, đúng giờ.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
 - Phong trào: Tham gia tốt các phong trào của trường, lớp.
 - Tổng kết công tác tháng 4.
Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Học bài và làm bài đầy đủ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Ôn thi HKII: Tiếng Việt và Toán.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Nổi trống lên. 
 - Trò chơi: Đoàn kết
Tổ khối duyệt 
Chuyên mơn duyệt
...............................................
.......................
...................
.............
............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 33.doc