Giáo án Tuần 26 Lớp 2

Giáo án Tuần 26 Lớp 2

TIẾT 2 +3

TẬP ĐỌC

TÔM CÀNG VÀ CÁ CON

I. Mục tiêu

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ r ý; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.

- Hiểu ND: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ cng trở ln khăng khít( trả lời được CH 1,2,3,5)

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.

- HS: SGK.

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 26 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & Kế hoạch dạy học Tuần 26 
Thứ hai ngày 01 tháng 3 năm 2010
TIẾT 1
CHÀO CỜ
..
TIẾT 2 +3
TẬP ĐỌC
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON 
I. Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trơi chảy tồn bài.
- Hiểu ND: Cá Con và Tơm Càng đều cĩ tài riêng. Tơm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ càng trở lên khăng khít( trả lời được CH 1,2,3,5)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Bé nhìn biển.
Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Tôm Càng và Cá Con. 
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài lần 1, chú ý đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật. Đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp. 
b) Luyện phát âm
HS đọc nối tiếp câu 
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
 c) Luyện đọc đoạn
GV chia đoạn
YC HS đọc đoạn
Luyện đọc câu dài
 - HS đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đọc 
GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
Nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt.
d) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (20’)
Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?
Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dánh ntn?
Cá Con làm quen với Tôm Càng ntn?
 - Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
 - Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con.
 - Tôm Càng có thái độ ntn với Cá Con?
 - Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
 - Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
v Hoạt động 2: Thảo luận lớp
Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi: 
Con thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
 - Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
Gọi HS lên bảng chỉ vào tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
 * Luyện đọc lại 
Gọi HS đọc lại truyện theo vai.
 4. Củng cố 
Con học tập ở Tôm Càng đức tính gì?
 - Nhận xét, cho điểm HS.
5. Dặn dò (1’)
Dặn HS về nhà đọc lại truyện 
 - Chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
Nhận xét tiết học.
HS khá giỏi trả lời được CH4 ( hoặc Tơm Càng làm gì để cứu Cá Con ) 
Bổ sung
..
TIẾT 4
TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6
 - Biết thời điểm khoảng thời gian
 - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Thực hành xem đồng hồ.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Luyện tập.
v Hoạt động 1: Giúp HS lần lượt làm các bài tập.
Bài 1:
Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
 Bài 2: HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”.
So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn:
Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
 - Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
 - Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ?
v Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 3: Củng cố kỹ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian.
Sửa chữa sai lầm của HS (nếu có), chẳng hạn:
“Nam đi từ nhà đến trường hết 15 giờ”
Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm:
Trong vòng 15 phút em có thể làm xong việc gì?
Trong vòng 30 phút em có thể làm xong việc gì?
Hoặc có thể cho HS tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế nào?
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học, dặn dò HS tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân chia đã học.
Chuẩn bị: Tìm số bị chia.
Bài 1
Bài 2
Bổ sung
..
TIẾT 5
ĐẠO ĐỨC
Tiết: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC.
I. Mục tiêu
Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác
Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen
II. Chuẩn bị
GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) 
Thực hành giữa kì II
3. Bài mới (27’)
Giới thiệu: 
Lịch sự khi đến nhà người khác.
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn”
 - Một lần Tuấn và An cùng đến nhà Trâm chơi. Vừa đến nơi, Tuấn đã nhảy xuống xe, đập ầm ầm vào cổng nhà Trâm và gọi to: “Trâm ơi có nhà không?”. Mẹ Trâm ra mở cửa, cánh cửa vừa hé ra Tuấn đã chui tọt vào trong nhà và hỏi mẹ Trâm: “ Trâm có nhà không bác?” Mẹ Trâm có vẻ giận lắm nhưng bác chưa nói gì. An thì từ nãy giờ quá ngỡ ngàng trước hành động của Tuấn nên vẫn đứng im. Lúc này An mới đến trước mặt mẹ Trâm và nói: “Cháu chào bạn ạ! Cháu là An còn đây là Tuấn bạn cháu, chúng cháu học cùng lớp với Trâm. Chúng cháu xin lỗi bác vì bạn Tuấn đã làm phiền lòng. Bác cho cháu hỏi bạn Trâm có nhà không ạ?”. Nghe An nói mẹ Trâm nguôi giận và mời hai bạn vào nhà. Lúc vào nhà An dặn nhỏ với Tuấn: “ Cậu hãy cư xử cho lịch sự, nếu không biết thì thấy tớ làm thế nào thì cậu làm theo thế nhé. “Ở nhà Trâm ba bạn chơi rất vui vẻ nhưng lúc nào Tuấn cũng để ý xem An cư xử ra sao. Thấy An cười nói rất vui vẻ, thoải mái nhưng lại rất nhẹ nhàng Tuấn cũng hạ giọng của mình xuống. Thấy An trước khi muốn xem một quyển sách hay một món đồ chơi nào đều hỏi Trâm rất lịch sự, Tuấn cũng làmtheo. Lúc ra về, An kéo Tuấn đến trước mặt Trâm và nói: “Cháu chào bác, cháu về ạ!”. Tuấn cũng còn ngượng ngùng về chuyện trước nên lí nhí nói: “Cháu xin phép bác cháu về. Bác thứ lỗi cho cháu về chuyện ban nãy”. Mẹ Trâm cười vui vẻ: “Bác đã không còn nghĩ gì về chuyện đó nữa rồi vì bác biết cháu sẽ không bao giờ cư xử như thế nữa, thỉnh thoảng hai đứa lại sang chơi với Trâm cho vui nhé.”
v Hoạt động 2: Phân tích truyện.
Tổ chức đàm thoại
Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?
 - Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
 - Lúc đó An đã làm gì?
 - An dặn Tuấn điều gì?
 - Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn?
 - Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?
 - Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
 - Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó.
Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể.
 - Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.
4. Củng cố 
Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
 5. Dặn dò 
Chuẩn bị: Tiết 2
Nhận xét tiết học
Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác
Bổ sung
..
Thứ ba ngày 02 tháng 3 năm 2010
TIẾT 1
KỂ CHUYỆN
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON 
I. Mục tiêu
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Mũ Tôm, Cá để dựng lại câu chuyện 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Gọi 3 HS lên bảng.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật?
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Tôm Càng và Cá Con. 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể lại từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm.
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhómkể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét.
Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung.
Truyện được kể 2 lần.
Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý: 
Tranh 1
Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào?
Hai bạn đã nói gì với nhau?
 - Cá Con có hình dáng bên ngoài ntn?
Tranh 2
Cá Con khoe gì với bạn?
 - Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem ntn?
Tranh 3
Câu chuyện có thêm nhân vật nào?
Con Cá đó định làm gì?
Tôm Càng đã làm gì khi đó?
Tranh 4
Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao?
 - Cá Con nói gì với Tôm Càng?
 - Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau?
 b) Kể lại câu chuyện theo vai
GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại.
 - Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể.
 - Gọi các nhóm nhận xét.
Cho điểm từng HS. 
4. Củng cố
3 HS kể lại câu chuyện theo vai
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò
Dặn HS về nhà kể lại truyện 
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII.
HS khá giỏi biết phân vai d ... úng hạn: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.
 - GV cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:
	3cm + 5cm + 4cm = 12cm
 - GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12cm. GV nêu rồi cho HS nhắc lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
 - GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).
 - GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.
 v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
Theo mẫu trong SGK.
Chu vi hình tam giác là:
	20 + 30 + 40 = 90(dm)
	Đáp số: 90dm
c) Chu vi hình tam giác là:
	8 + 12 + 7 = 27 (cm)
	Đáp số: 27cm
Bài 2: HS tự làm bài, chẳng hạn:
	a) Chu vi hình tứ giác là:
	3 + 4 + 5 + 6 = 18(dm)
	Đáp số: 18dm
	b) Chu vi hình tứ giác là:
	10 + 20 + 10 + 20 = 60(cm)
	Đáp số: 60cm.
4. Củng cố
HS nêu quy tắc tìm chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò
Chuẩn bị: Luyện tập.
Bài 1
Bài 2
Bổ sung
..
TIẾT 4
THỂ DỤC
ĐI KIỄNG GĨT HAI TAY CHỐNG HƠNG TRÒ CHƠI “ NHẢY Ơ” VÀ “KẾT BẠN”
I. Mục tiêu:
Thực hiện đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hơng và dang ngang
Thực hiện được đi kiễng gĩt hai tay chống hơng
Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy
Biết cách chơi và tham gia chơi được các trị chơi
II. Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Sân trường vệ sinh an tồn nơi tập
Phương tiện: Cịi và kẻ ơ
III. các hoạt động dạy học:
 1/ Phần mở đầu:
Gv nhận lớp phổ biến yêu cầu nội dung tiết học
Xoay các khớp cổ tay, chân, hơng, bụng
Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc
Đi thường theo vịng trịn và hít thở sâu
 2/ Phần cơ bản:
Đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hơng và dang ngang
Đi kiễng gĩt hai tay chống hơng
Đi nhanh chuyển sang chạy
 * Trị chơi: Kết bạn và nhảy ơ
 GV hường dẫn hs cáh chơi và cho hs chơi
 3/ Phần kết thúc:
Đi đều theo hai hàng dọc và hát
Tập một số động tác thả lỏng.
Gv và hs hệ thống lại bài
GV nhận xét tiết học
Bổ sung
..
Thứ sáu ngày 05 tháng 3 năm 2009
TIẾT 1
CHÍNH TẢ
SÔNG HƯƠNG 
I. Mục tiêu
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuơi
 - làm được BT2 a/b; hoặc BT3 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Vì sao cá không biết nói?
Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu.
 - Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt. 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
GV đọc bài lần 1 đoạn viết.
Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc các từ khó cho HS viết.
 d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (Làm câu a)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng làm.
 - Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (Làm câu b)
Gọi HS đọc yêu cầu.
Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
4. Củng cố 
Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt.
Tuyên dương đội thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
Bổ sung
..
TIẾT 2
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TẢØ NGẮN VỀ BIỂN. 
I. Mục tiêu
 - Biết đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước ( BT1)
 - Viết được những câu về cảnh biển ( Đã nĩi ở tiết tập làm văn tuần trước BT2)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. Vở bài tập Tiếng Việt 
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1Ổnđịnh
2. Bài cũ Đáp lời đồng ý. QST, TLCH:
Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau.
Tình huống 1
HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
Tình huống 2
HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm từng HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu:
Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 
GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.
Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành.
 - Nhận xét, cho điểm từng HS.
v Hoạt động 2: Thực hành 
 Bài 2
Treo bức tranh.
Tranh vẽ cảnh gì?
Sóng biển ntn?
 - Trên mặt biển có những gì?
 - Trên bầu trời có những gì?
 - Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS.
 - Cho điểm những bài văn hay. 
4. Củng cố 
YC HS đọc bài 2
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò 
Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII.
Bổ sung
..
TIẾT 3
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên, lợi ích của một số lồi cây sống dười nước
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, 
HS: SGK. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, 
III. Các hoạt động
1. Ổn định Hát bài quả 
2. Bài cũ Một số loài cây sống trên cạn.
Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết.
Nêu tên và lợi ích của các loại cây đó?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Một số loài cây sống dưới nước.
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: 
Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
NHÓM PHIẾU THẢO LUẬN
* Bước 2: Làm việc theo lớp.
Hết giờ thảo luận.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.
GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 
Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?
v Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật
Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây.
GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
v Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức
Chia làm 3 nhóm chơi.
Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc.
GV tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố 
Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò 
Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu? 
Kể được tên một số lồi cây sống trơi nổi hoặc cây cĩ rễ cắm sâu trong bùn
Bổ sung
..
TIẾT 4
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Bài cũ Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
3 cm, 4 cm, 5 cm
5 cm, 12 cm, 9 cm
8 cm, 6 cm, 13 cm
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Luyện tập.
v Hoạt động 1: Thực hành:
Bài 2: HS tự làm, chẳng hạn:
	Bài giải
	Chu vi hình tam giác ABC là:
	2 + 4 + 5 = 11(cm)
	Đáp số: 11 cm.
Bài 3: HS tự làm, chẳng hạn:
	Chu vi hình tứ giác DEGH là:
	4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm)
	Đáp số: 18cm.
v Hoạt động 2: Thi đua: giải bằng 2 cách.
 Bài 4:
	a)	Bài giải
	Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
	3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm)
	Đáp số: 12cm.
	b)	Bài giải
	Chu vi hình tứ giác ABCD là:
	3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
	Đáp số: 12 cm.
4. Củng cố 
Trò chơi: Thi tính chu vi
GV hướng dẫn cách chơi.
5. Dặn dò 
Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia.
Nhận xét tiết học.
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bổ sung
..
TIẾT 5
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 26.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Thực hiện
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2.Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. 
Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
III. Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Tổ trưởng duyệt
Chuyên môn duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 26.doc