Lớp: 2
Tiết 9 Tuần 9 Tên bài dạy: Phòng bệnh giun sán
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể.
- Người ta thường nhiễm bệnh giun qua đường thức ăn, nước uống.
- Để đề phòng bệnh giun, cần thực hiện ba điều vệ sinh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to các hình trang 20, 21 SGK.
- Vở BT TNXH
Môn: Tự nhiên xã hội Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp: 2 Tiết 9 Tuần 9 Tên bài dạy: Phòng bệnh giun sán I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu được giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. - Người ta thường nhiễm bệnh giun qua đường thức ăn, nước uống. - Để đề phòng bệnh giun, cần thực hiện ba điều vệ sinh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to các hình trang 20, 21 SGK. - Vở BT TNXH III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 10’ 8’ 8’ 2’ I. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là ăn sạch, uống sạch? ? Để ăn sạch chúng ta cần làm gì? ? ăn sạch có lợi gì? II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Bệnh giun * Mục tiêu: - Nhận ra triệu chứng của người bị bệnh giun. - Học sinh biết nơi giun thường sống trong cơ thể. * Cách tiến hành: - Nếu bạn nào đã từng gặp triệu chứng như vậy, chứng tỏ đã nhiễm giun. - Giun và ấu trùng giun sống được ở nhiều nơi trong cơ thể: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu,.. nhưng chủ yếu là ở ruột. - Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể người để sống. - Người nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường xanh xao, mệt mỏi.. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc mật dẫn đến chết người. 2. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây lây nhiễm giun. * Mục tiêu: Hs phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể. * Cách tiến hành: - Ra ngoài bằng đường đại tiện. - Vào bằng đường ăn uống + Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống. + Nguồn nước bị nhiễm phân. + Đất trồng rau bị ô nhiễm. + Người ăn rau rửa chưa sạch. + Ruồi đậu vào thức ăn... * Trứng giun có nhiều ở phân người, nếu đi vệ sinh không đúng nơi quy định, trứng giun xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay đi khắp nơi. 4. Hoạt động 3: Làm thế nào để phòng bệnh giun? * Mục tiêu: - Kể được các biện pháp phòng chống giun. - Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. * Cách tiến hành: + Phải ăn chín, uống sôi. + rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn không cầm vào thức ăn, đồ uống. + Nguồn nước bị nhiễm phân không được sử dụng. + Đất trồng rau bị ô nhiễm. + rửa sạch rau trước khi ăn. + Không để ruồi đậu vào thức ăn... 5. Củng cố: - Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường xanh xao, mệt mỏi ,.. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc mật dẫn đến chết người. - Các em nên thường xuyên tẩy giun ( 6 tháng 1 lần.) * PP kiểm tra đánh giá - Gv hỏi, 3 hs trả lời. - Hs nhận xét, bổ sung. - Gv đánh giá. - Gv giới thiệu và ghi tên bài lên bảng - Gv đặt câu hỏi, hs thảo luận nhóm đôi và trả lời. ? Đã bao giờ con bị đau bụng, ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa? ? Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người? ? Giun ăn gì mà sống được? ? Nêu tác hại do giun gây ra? - Hs trả lời theo nhóm, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Bước 1: Hs thảo luận nhóm 5 ? Trứng giun và giun trong ruột người bệnh ra bên ngoài bằng cách nào? ? Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun vào cơ thể người lành bằng cách nào? - Bước 2: Làm việc cả lớp: + Gv treo tranh vẽ trang 20/SGK. + Hs đại diện các nhóm lên chỉ và nói đường đi của trứng giun vào cơ thể theo chiều mũi tên. + Hs nghe và nhận xét. + Gv chỉ vào tranh và kết luận. * Vấn đáp: - Gv hỏi, hs trả lời. ? Để đề phòng bệnh giun, ta phải làm như thế nào? - Gv chốt ý và ghi lên bảng. Gv hỏi, hs trả lời. ? Hãy nêu tác hại của giun gây ra với cơ thể con người? * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn: Tự nhiên xã hội Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp: 2 Tiết 4 Tuần 4 Tên bài dạy: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ? I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. - Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng. - Biết nhấc ( nâng) một vật đúng cách. - Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to các hình trong bài 4 SGK. - Vở BT TNXH III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 5’ 17’ 5’ 2’ I. Kiểm tra bài cũ: ? Nhờ đâu mà cơ thể có thể cử động được? ? Làm gì để cơ thể săn chắc? II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Muốn cho xương và cơ phát triển tốt thì ta cần làm gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. 2. Khởi động: Trò chơi: Xem ai khéo. - Đây là một trong các bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng. Các con có thể vận động thường xuyên để có dáng đi đúng và đẹp. 3. Hoạt động 1: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt. * ăn uống đầy đủ: canh cua, tôm, xương hầm, thịt, cá và các loại rau, hoa quả tươi. * Ngồi học đúng tư thế. . Bạn ngồi sai tư thế. . Ngồi học đúng tư thế giúp cho cơ thể phát triển cân đối, không bị cong vẹo cột sống.. * Luyện tập thể thao, nhất là bộ môn bơi. Gv kết luận . Bơi là môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển cơ và xương, giúp cho chúng ta cao lên, thân hình cân đối hơn. Vì vậy các con nên đi học bơi nếu chưa biết. * Không nên xách vật nặng. Kết luận: Nên: - Tập thể dục đều đặn. - ăn uống đủ chất. - Ngồi đúng tư thế. - ... Không nên: mang xách vật nặng, lao động quá sức,. 4. Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc một vật. Luật chơi: Nhấc vật nặng và di chuyển bằng sức của hai chân và hai tay, không dùng sức của cột sống. 5. Củng cố, dặn dò: + Cách nhấc một vật nặng đúng tư thế. * PP kiểm tra đánh giá - Gv hỏi, 2 hs trả lời. - Hs nhận xét, bổ sung. - Gv đánh giá. - Gv giới thiệu và ghi tên bài lên bảng - Gv làm mẫu và hướng dẫn cách chơi . Hs xếp thành 4 hàng dọc ở giữa các dãy bàn. Mỗi em đội trên đầu một quyển sách hoặc vở. Các bạn cùng đi quanh lớp rồi về chỗ nhưng phải đi thật thẳng người, giữ đầu và cổ sao cho quyển sách trên đầu không được rơi xuống. . Sau khi chơi, gv cho hs nhận xét xem ai là người khéo nhất. . Gv kết luận: * Thảo luận nhóm đôi: - 2 hs cùng quan sát tranh vẽ trong SGK (h1 -> h5) và cùng trao đổi theo câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì? ? Nội dung bức tranh cho em hiểu điều gì? * Hoạt động cả lớp: + Gv treo tranh 1. + 2 hs hỏi đáp theo phần đã thảo luận . Hs cả lớp theo dõi và bổ sung. + Gv treo tranh 2. ? Bạn trong tranh ngồi học như thế nào? ? Vì sao cần ngồi học đúng tư thế? + Hs cả lớp theo dõi và bổ sung. + Gv treo tranh 3. ? ở lớp ta có những bạn nào biết bơi? ? Theo các con khi bơi thì những cơ quan nào trên cơ thể chúng ta hoạt động? + Gv treo tranh 4,5 + Hs quan sát, so sánh ? Bạn nào xách vật nặng? Tại sao chúng ta không nên mang, xách những vật nặng? ? Chúng ta nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt? - Gv làm mẫu và phổ biến cách chơi. + Chia cả lớp thành 2 đội, xếp thành hàng dọc. + Để vật nặng trước mặt 2 đội có khoảng cách bằng nhau, trước mỗi hàng dọc có vẽ một vạch ngang. + Chi Gv hô “ bắt đầu” thì 2 hs đứng hàng 1 chạy lên nhấc vật mang về vị trí và đưa cho bạn thứ 2, rồi chạy về cuối hàng. Hs thứ 2 lại mang vật nặng lên vị trí ban đầu, cứ tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng. + Kết luận nhóm thắng cuộc và phát phần thưởng. ? Con đã học được điều gì qua trò chơi này? Môn: Tự nhiên xã hội Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp: 2 Tiết 13 Tuần 13 Tên bài dạy: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. I. Mục tiêu: - Biết được những ích lợi và công việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. - Thực hiện giữ gìn vệ sinh xung quanh khu nhà ở ( sân nhà, vườn, khu vệ sinh, nhà tắm, .) - Nói và thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở cùng các thành viên trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to các hình trong SGK( trang 28, 29). - Vở BT TNXH III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 3’ 15’ 8’ 7’ 2’ 1. Giới thiệu bài: Như vậy, việc giữ sạch khu phố nơi các con ở là điều cần thiết. Giữ sạch khu phố cũng chínhlà giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. Việc làm đó có lợi ích gì và chúng ta cần thực hiện như thế nào thì đó chính là nội dung của bài học hôm nay. 2.Hoạt động 1: Những ích lợi và các công việc cần làm để giữ sạch môi trường. + Hình 1: . Các bạn đang quét rác trên hè phố, trước cửa nhà. . Các bạn quét dọn rác cho hè phố sạch sẽ, thoáng mát. + Hình 2: . Mọi người đang chặt bớt cành cây, phát qaung bụi rậm. . Mọi người làm thế để ruồi muỗi không có chỗ ẩn nấp để gây bệnh. + Hình 3: . Chị phụ nữ đang dọn sạch chuồng nuôi lợn. Chị làm thế để giữ môi trường xung quanh, ruồi muỗi không có chỗ đậu. + Hình 4: Anh thanh niên đang dọn rửa nhà vệ sinh. Anh làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi muỗi không có chỗ đậu. + Hình 5: Anh thanh niên đang dùng cuốc để dọn sạch cỏ xung quanh khu vực giếng. Anh làm thế để cho giếng sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch. . Hình 1: thành phố. . Hình 2,5 : nông thôn. . Hình 3,4 : miền núi * Như vậy, mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ. Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở mang lại nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh được nhiều bệnh tật,.. Nếu môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp; không khí sạch sẽ, trong lành, giúp các em có sức khỏe tốt, học hành sẽ có hiệu quả hơn. 3. Hoạt động 2: Bạn đã làm gì để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ. Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ, các em có thể làm các việc theo sức khỏe của mình: không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi, tham gia làm vệ sinh nhà cửa, khu phố,.. 4. Hoạt động 4: Thi ứng xử nhanh. - TH: Bạn Hà vừa quét rác ở ngõ xong, bác hàng xóm lại vứt rác ngay trước cửa nhà. Bạn góp ý kiến thì bác nói: “ Bác vứt rác ra trước cửa nhà bác chứ có vứt ra nhà cháu đâu” Nếu em là Hà, em sẽ nói hoặc làm gì khi đó? 5. Củng cố, dặn dò: Gv nhắc nhở hs thực hành giữ vệ sinh môi trường xung quanh và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Gv hỏi: ?Khu phố nơi con ở có sạch sẽ không ( 3, 4 học sinh trả lời) - Gv giới thiệu và ghi tên bài lên bảng * Thảo luận nhóm 5 - hs trong nhóm cùng quan sát tranh vẽ trong SGK (h1 -> h5) và cùng trao đổi theo câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì? Mọi người trong tranh đang làm gì? ? Làm như thế nhằm mục đích gì? * Hoạt động cả lớp: + Gv lần lượt treo tranh 1, 2,3, 4,5. + Đại diện 5 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả thảo luận. Hs cả lớp theo dõi và bổ sung. - Gv hỏi thêm: Mọi người trong bức tranh sống ở những vùng nào, hoặc nơi nào? - Gv chốt kiến thức. - 1,2 học sinh nhắc lại. - Gv nêu câu hỏi. - Hs trả lời. - Gv chốt ý. * Thảo luận nhóm 4 - Gv nêu tình huống. - Các nhóm thảo luận. - Hs nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: