Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Trường Tiểu học Hàm Nghi

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Trường Tiểu học Hàm Nghi

TUẦN 1

TỰ NHIÊN- XÃ HỘI

Bài 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

I- MỤC TIÊU:

Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và về hệ cơ.

Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

HS khá giỏi: Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được vị trí các bọ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ-xương).

 

doc 44 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2539Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Trường Tiểu học Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 
Tự nhiên- xã hội 
Bài 1: Cơ quan vận động
I- Mục tiêu:
Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và về hệ cơ.
Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
HS khá giỏi: Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được vị trí các bọ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II- Đồ dùng dạy- học:
Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ-xương).
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
tl
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
Khởi động: Gv chi HS chơi
2- Bài mới:
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi.
- Gv giới thiệu hoạt động cặp đôi.
- Gv cho mỗi nhóm thể hiện lại động tác quay cổ, giơ tay, nghiêng người, cúi gập người.
- Gv hỏi:
1- Bộ phận nào của cơ thể cử động để quay cổ?
2- Động tác nghiêng người?
3- Động tác cúi gập mình?
* Hoạt động 2:Giới thiệu cơ quan vận động.
- Gv yêu cầu HS tự sờ nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay và hỏi:
+Hỏi: Dưới lớp da của cơ thể là gì?
- Gv giảng xương, cơ quan vận động.
* Hoạt động 3:Trò chơi “Người thừa thứ 3”.
- Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi.
- Gv cho từng tổ chơi.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Gv dặn HS về nhà thường xuyên tập luyện để có sức khoẻ tốt.
3’
12 phút 
10 phút
8 phút
2 phút
- Trò chơi A-li-ba-ba
- HS thể hiện động tác quay cổ, giơ tay, nghiêng người, cúi gập người.
- Đầu cổ.
- Mình, cổ, tay.
- Đầu, cổ, tay, bụng, hông.
- HS tự sờ, nắn theo yêu cầu của GV
- Có bắp thịt và xương.
- HS thực hành chơi.
- Học sinh ghi bài, chuẩn bị giờ sau. 
Tự nhiên- xã hội
Bài 2: Bộ xương
I- Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
- HS khá giỏi: Biết tên các khớp xương của cơ thể. Biết được nếu gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
II- Đồ dùng dạy- học: 
Mô hình bộ xương người, phiếu học tập, 2 bộ tranh bộ xương cơ thể đã được cắt rời.
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
tl
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
- Bộ phận nào cử động để thực hiện động tác quay cổ?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
* Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí các xương trong cơ thể. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu một số xương và khớp xương trong cơ thể.
- GV nói tên – chỉ vị trí một số xương đầu, xương sống
- GV chỉ một số khớp xương trên cơ thể.
 * Hoạt động 3: Đặc điểm và vai trò của bộ xương.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
1- Hình dáng và kích thước các xương có giống nhau không?
2- Hộp sọ có hình dáng và kích thước như thế nào? nó bảo vệ cơ quan nào?
3- Nêu vai trò của xương chân?
4- Nêu vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối?
- Gv kết luận.
- Gv đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv dặn HS về học bài.
3 phút
2 phút
5 phút
10phút
15phút
2phút
- HS trả lời.
- HS nghe và chỉ vị trí các xương trong cơ thể.
- HS quan sát, thảo luận theo cặp.
- HS trả lời và chỉ mô hình vị trí các xương.
- HS chỉ vị trí các khớp xương.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời-nhận xét bổ sung.
1- Không giống nhau.
2- Hộp sọ to tròn, để bảo vệ bộ não.
3- Giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy
4- Khớp bả vai giúp ta quay được
- HS nêu phần ghi nhớ.
- Học sinh ghi bài
- HS chuẩn bị giờ sau. 
Tự nhiên- xã hội
Bài 3: Hệ cơ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được tên và vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân. HS khá giỏi biết được sự co duỗi của cơ bắp khi cơ thể hoạt động.
- Giáo dục HS biết cách giúp cơ phát triển săn chắc.
II- Đồ dùng dạy- học: 
Mô hình hệ cơ, 2 bộ tranh hệ cơ, 2 bộ thẻ ghi tên 1 số cơ.
III- Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
tl
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phần ghi nhớ bài trước.
2- Bài mới:
* Hoạt động 1: Mở bài.
- Gv hướng dẫn cho hs hoạt động. 
- Gv giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2: Giới thiệu hệ cơ.
- Gv chia nhóm, hướng dẫn quan sát tranh 1-SGK.
- Gv cho hs quan sát mô hình hệ cơ.
- Gv nêu tên một số cơ: cơ mặt, cơ bụng, cơ lưng 
- Gv kết luận.
* Hoạt động 3: Sự co và dãn của các cơ.
- Gv cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gv mời 1 số HS lên trình diễn trước lớp.
- Gv tổng hợp ý kiến của HS.
- Gv kết luận.
* Hoạt động 4: Gv hỏi:
- Làm thế nào để cơ phát triển tốt và săn chắc?
- Chúng ta cần tránh những việc làm có hại cho hệ cơ?
- Gv kết luận.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
3’
30’
4’
8’
10’
6’
2’
- HS trả lời.
- HS quan sát, thảo luận theo cặp.
- HS mô tả khuôn măt, hình dáng bạn. 
 - HS hoạt động theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời-nhận xét bổ sung.
 - HS lên bảng chỉ 1 số cơ trên mô hình.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm đội.
- HS làm động tác gập cánh tay.
- HS làm động tác duỗi cánh tay ra.
- HS quan sát trả lời
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nêu phần ghi nhớ.
- Học sinh ghi bài
- HS chuẩn bị giờ sau. 
Tự nhiên- xã hội
Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
I- Mục tiêu:
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách, ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- Giải thích HS tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện các biện pháp để giúp xương và cơ phát triển tốt.
II- Đồ dùng dạy - học: 
Bộ tranh SGK, phiếu thảo luận.
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
tl
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phần ghi nhớ bài trước?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
- Gv cho HS chơi trò chơi vật tay.
- Gv hướng dẫn, điều khiển.
* Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và xương phát triển tốt?
- Nhóm 1: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống như thế nào?
- Nhóm 2: Bạn ngồi học đúng hay sai?
- Nhóm 3: Bơi có tác dụng gì và chúng ta nên bơi ở đâu?
- Nhóm 4: Chúng ta có nên xách các vật nặng không? vì sao?
- Gv quan sát-hướng dẫn.
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Trò chơi nhấc 1 vật.
- Gv cho HS ra sân xếp thành 4 hàng dọc.
- Gv hướng dẫn HS chơi.
- Gv kết thúc trò chơi, biểu dương những HS chơi tốt. 
- Gv kết luận.
- Gv đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
3’
30’
2’
- HS trả lời.
- HS nghe phổ biến luật chơi.
- HS tham gia chơi.
* HS làm việc theo nhóm 3 trên phiếu học tập. 
- HS chia thành 4 nhóm.
- ăn uống đủ chất, có đủ thịt, trứng.
- Bạn ngồi học sai tư thế
- Giúp cơ thể khoẻ mạnh, cơ săn chắc. Nên bơi ở bể bơi.
- Không nên xách vật nặng làm ảnh hưởng đến cột sống.
- Đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS xếp thành 4 hàng dọc trước vạch xuất phát.
- HS lần lượt xách xô nước chạy đến đích rồi chạy về chuyền cho bạn tiếp theo
- HS nêu phần ghi nhớ.
Tự nhiên - xã hộI
Bài 5: Cơ quan tiêu hoá
I- Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- HS khá giỏi phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hoá.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mô hình các cơ quan tiêu hoá; 4 bộ tranh vẽ cơ quan tiêu hoá được cắt rời thành các bộ phận.
III- Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
tl
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phần ghi nhớ bài trước?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
- Gv cho HS chơi trò chơi chế biến thức ăn.
- Gv hướng dẫn, điều khiển.
* Hoạt động 1: Đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hoá.
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Thức ăn sau khi vào miệng, được nhai, nuốt rồi đi đâu?
- Gv cho hs quan sát mô hình, hướng dẫn chỉ đường đi của thức ăn.
- Gv quan sát-sửa sai.
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, phát tranh phóng to (hình 2-SGK).
- Gv yêu cầu HS quan sát nối tên các cơ quan tiêu hoá vào hình vẽ cho phù hợp.
- Gv nhận xét.
- Gv kết luận: - Gv đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố dặn dò.
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Gv dặn HS về học bài. Chuẩn bị bài sau.
3’
30 
2’
 - HS trả lời.
- HS nghe phổ biến luật chơi.
 - HS tham gia chơi.
 - HS chia thành 4 nhóm, thảo luận làm vào phiếu học tập.
- HS quan sát.
- HS lên bảng trình bày đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hoá theo mô hình trên bảng.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS chia thành 4 nhóm.
- HS thảo luận, điền tên vào tranh phóng to.
- Đại diện nhóm lên dán tranh và trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu phần ghi nhớ.
- Học sinh ghi bài
- HS chuẩn bị giờ sau.
Tự nhiên - xã hội
Bài 6: Tiêu hoá thức ăn
I- Mục tiêu:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Có ý thức ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- HS khá giỏi giải thích được tại sao cần ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
- Giáo dục HS có ý thức ăn chậm nhai kỹ, không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn, không nhịn đi đại tiện.
II- Đồ dùng dạy- học: 
 - Mô hình cơ quan tiêu hóa.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
tl
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phần ghi nhớ bài trước?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
- Gv cho HS quan sát mô hình cơ quan tiêu hoá.
- Gv hướng dẫn chỉ trên mô hình đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
* Hoạt động 1: Sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày.
- Gv cho HS nhai kỹ kẹo rồi nuốt. Hỏi: 
+ Khi ăn răng, lưỡi và nước bọt làm nhiệm vụ gì?
+ Đến dạ dày thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Sư. tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già.
- Gv hỏi:
+ Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì?
+ Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? để làm gì?
+ Chất cặn bã được đưa đi đâu?
- Gv kết luận.
- Gv liên hệ thực tế.
- Gv đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố dặn dò.
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
3’
30’
1’
15’
14’
2’
- HS trả lời.
- HS quan sát mô hình tiêu hoá.
- 1 số HS lên bảng chỉ đường đi của thức ăn trong cơ quan tiêu hoá.
- HS hoạt động nhóm đôi.
 - HS nhai kẹo.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tham khảo SGK trang 14.
- HS đọc thông tin trong SGK/15.
- HS trả lời câu hỏi.
- 4 hs nối tiếp nhau nói về sự biến đổi thức ăn ở 4 bộ ... -
Tự nhiên và xã hội
Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật
I- Mục tiêu: 
 - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
II- Đồ dùng dạy học: - GV: Hình vẽ trong SGK.
 - HS: Tranh ảnh về cây, con vật sống dưới nước, trên cạn.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Nêu một số loài vật sống dưới nước?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
* Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ.
 - GV cho HS hoạt động nhóm đôi. 
- GV giúp đỡ HS 
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Nhận biết con vật trong vẽ. 
- GV cho HS hoạt động nhóm. 
- GV yêu cầu quan sát tranh nhận biết con vật.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận.
*HĐ3: Sắp xếp tranh theo chủ đề.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.
GV phát giấy khổ to cho các nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm lúng túng.
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng.
3- Củng cố dặn dò.
GV cho HS liên hệ bài học đến HS .
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
3’
27’
5’
HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi: Quan sát các tranh trong SGK và nêu tên gọi, nơi sống và lợi ích của cây đó. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi: Quan sát các tranh trong SGK và nêu tên gọi, nơi sống và lợi ích của con vật có trong hình đó. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động nhóm 4. 
Các nhóm dán các bức tranh, ảnh về con vật, cây cối mà HS sưu tầm được theo môi trường sống. 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm lên thuyết trình.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh, nhóm sắp xếp tranh đúng chủ đề.
HS liên hệ về việc bảo vệ cây cối và con vật.
 ------------------------------b³³b------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 31: Mặt trời
I- Mục tiêu: 
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống của Trái Đất. 
- Hình dung đợc điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
II- Đồ dùng dạy học: Các tranh ảnh, tác dụng của mặt trời.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các hành động nên làm bảo vệ cây và con vật?
2- Bài mới:
* Hoạt động 1: Hát về mặt trời. 
- GV cho HS hát: Cháu vẽ ông mặt trời. 
*Hoạt động 2: Em biết gì về mặt trời.
- GV hỏi: Em biết gì về mặt trời ?
- Khi đóng kín cửa em có học được không ? 
- Vào những ngày nắng nhiệt độ cao hay thấp ?
Mặt trời có tác dụng gì ?
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Nêu 4 câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- GV cho HS thảo luận nhóm .
-Yêu cầu HS trình bày .
*Hoạt động 4: GV hỏi:
- Xung quanh mặt trời có gì?
- Không có mặt trời điều gì sẽ sảy ra?
- Mùa đông thiêu ánh sáng mặt trời cây cối thế nào?
GV chốt lại ý kiến đúng và kết luận.
3- Củng cố dặn dò.
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Gv dặn hs về học bài.
3’
30’
2’
- HS trả lời.
- Cả lớp hát.
- HS vẽ ông mặt trời. 
- Cá nhân trả lời. 
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Nhiệt độ cao ta thấy càng nóng.
Chiếu sáng và sưởi ấm.
- HS thảo luận nhóm.
+ Khi nắng em cảm thấy thế nào?
+ Em nên làm gì để tránh nắng?
+ Muốn quan sát mặt trời em làm thế nào? 
HS trình bày, cả lớp nhận xét.
* Hoạt động cả lớp:
- Có các hành tinh khác.
- Mọi vật sẽ chết.
- Rụng lá, héo khô.
- HS liên hệ việc không nhìn trực tiếp mặt trời vì có hại cho mắt. 
 ------------------------------b³³b------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 32: Mặt trời và phương hướng
I- Mục tiêu:
- HS biết được có 4 phương chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc; mặt trời luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây.
- Dựa vào Mặt Trời biết xác định phương hướng ở bất cứ điểm nào.
II- Đồ dùng dạy học: 
Tranh, ảnh cảnh mặt trời mọc và mặt trời lặn.
Tranh vẽ trang 67-SGK; 5 tờ bìa ghi Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt trời.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Nêu tác dụng của mặt trời?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
* Hoạt động 1:Quan sát tranh ,trả lời câu hỏi. 
- GV treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn.
-Hình 1 vẽ cảnh gì?
-Hình 2 vẽ cảnh gì?
- Mặt trời mọc khi nào?
-Mặt trời lặn khi nào?
-Phương Mặt trời mọc và Mặt trời lặn có thay đổi không? 
- GV nhận xét bổ xung. 
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2:Cách tìm phương hướng theo mặt trời. 
- GV phát tranh vẽ trang 67 cho các nhóm. Các nhóm thảo luận. 
- Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
- Phương Đông ở đâu? Phương Tây ở đâu?
- Phương Nam, Phương Bắc ở đâu?
- GV yêu cầu HS thực hành xác định phương hướng.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
3’
30’
2’
-HS trả lời.
- HS quan sát tranh và trả lời tranh. 
- Cảnh Mặt Trời mọc. 
- Cảnh Mặt Trời lặn.
- Lúc trời sáng.
- Lúc trời tối. 
- Không có gì thay đổi.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS quan sát.
- Đứng giang tay.
- ở phía bên phải của bạn gái.
- ở phía bên trái.
- ở phía trước mặt. ở phía sau lưng.
HS thực hành xác định phương hướng và giải thích cách xác định.
- Học sinh nêu nội dung của bài.
 ------------------------------b³³b------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 33: Mặt trăng và các vì sao
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
 - HS rèn luyện kỹ năng quan sát mọi vật xung quanh; phân biệt được trăng với sao.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh về trăng và sao.
Tranh vẽ trang 68, 69-SGK.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS xác định phương hướng bằng mặt trời .
2- Nội dung các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 
- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Bức ảnh chụp về cảnh gì ?
- Em thấy Mặt Trăng hình gì ?
-Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì ?
- ánh sáng của Mặt Trăng như thế nào, có giống Mặt Trời không?
GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh Mặt Trăng. 
- GV yêu cầu thảo luận nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày. 
- Gv kết luận 
*Hoạt động 3: Ai vẽ đẹp ?.
GV phát giấy vẽ cho HS yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm .
GV đánh giá kết quả HS .
3- Củng cố dặn dò.
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Gv dặn hs về học bài, chuẩn bị bài sau.
3’
30’
2’
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. (Hoạt động cả lớp)
- Cảnh đêm trăng.
- Hình tròn.
- Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm.
- ánh sáng dịu mát, không chói chang như mặt trời.
HS nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm trả lời:
- Em thấy Mặt Trăng có dạng gì?
- Mặt Trăng tròn vào những ngày nào? Có phải đêm nào cũng có trăng không?
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thi vẽ bầu trời vào ban đêm có Mặt Trăng và các vì sao.
- HS trình bày tranh trên bảng, cả lớp nhận xét, bình chọn bạn vẽ đẹp.
- Học sinh nêu lại nội dung bài
 ------------------------------b³³b------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 34: ôn tập: tự nhiên
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật.
 - Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh sưu tầm về chủ đề thiên nhiên.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS xác định phương hướng bằng mặt trời .
2- Nội dung các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1: triển lãm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm : trưng bày sản phẩm, tranh ảnh về thiên nhiên: động vật và thực vật, sau đó tập thuyết minh trong nhóm. Hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trình bày triển lãm của nhóm mình.
- GV hỗ trợ các nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo. GV chỉ đạo chung.
* Cho các nhóm trình bày kết quả.
GV cùng ban giám khảo chấm điểm, nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
3- Củng cố dặn dò.
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- Gv dặn hs về học bài, chuẩn bị bài sau : Ôn tập (tiếp).
3’
30’
2’
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh về chủ đề thiên nhiên: động vật và thực vật, cử bạn thuyết minh triển lãm của mình và chuẩn bị câu hỏi để chất vấn nhóm bạn xoay quanh chủ đề thiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận.
- Mỗi nhóm cử một bạn vào ban giám khảo để chuẩn bị chấm điểm trình bày của các nhóm.
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tầm và cử bạn thuyết minh.
- HS các nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn nhóm đang thuyết minh.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu lại nội dung bài
 ------------------------------b³³b------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 35: ôn tập: tự nhiên
I- Mục tiêu: 
 - Khắc sâu kiến thức đã học về bầu trời ban ngày và ban đêm.
 - Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh sưu tầm về chủ đề thiên nhiên.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS xác định phương hướng bằng mặt trời .
2- Nội dung các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1:Trò chơi : Du hành vũ trụ.
+ Mục tiêu : Củng cố những kiến thức hiểu biết về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
- GV hỗ trợ các nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo. GV chỉ đạo chung.
* Cho các nhóm trình bày kết quả.
GV cùng ban giám khảo chấm điểm, nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
3- Củng cố dặn dò.
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- Gv dặn hs về học bài, chuẩn bị bài sau : Ôn tập (tiếp).
3’
30’
2’
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh về chủ đề thiên nhiên: động vật và thực vật, cử bạn thuyết minh triển lãm của mình và chuẩn bị câu hỏi để chất vấn nhóm bạn xoay quanh chủ đề thiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận.
- Mỗi nhóm cử một bạn vào ban giám khảo để chuẩn bị chấm điểm trình bày của các nhóm.
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tầm và cử bạn thuyết minh.
- HS các nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn nhóm đang thuyết minh.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu lại nội dung bài
 ------------------------------b³³b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH lop 2.doc