Giáo án Tự nhiên xã hội, kì II năm 2010

Giáo án Tự nhiên xã hội, kì II năm 2010

Tuần : 19

Ngày dạy : 06/01/2010

Tiết : 19

BÀI 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tt)

I. MỤC TIÊU :

- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- SGK, Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội, kì II năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Ngày dạy : 06/01/2010	
Tiết : 19
BÀI 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- SGK, Tranh minh hoạ.	 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Cuộc sống xung quanh (TT)
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm :
MT : HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán.
wCách tiến hành :
Bước 1: Hoạt động nhóm
 - HS nêu được: Dân ở đây hay bố mẹ các con làm nghề gì?
 - Bố mẹ nhà bạn hàng xóm làm nghề gì ?
 - Có giống nghề của bố mẹ em không?
Bước 2: Thảo luận chung
 - GV nêu yêu cầu câu hỏi như bước 1 và yêu cầu HS trả lời
 - GV nhận xét tuyên dương rút ra kết luận.
Kết luận: Đặc trưng nghề nghiệp của bố mẹ các con là làm vườn, làm ruộng, trồng rẫy, buôn bán
- Hoạt động nhóm 4
- HS nói cho nhau nghe nghề của bố mẹ
v Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm ở SGK.
MT : HS biết phân tích 2 bức tranh SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống nông thôn, bức tranh nào vẽ cuộc sống thành phố.
Cách tiến hành :
Bước 1:
 - Các con quan sát xem bức tranh vẽ gì ?
- GV hỏi: Bức tranh trang 38/39 vẽ về cuộc sống ở đâu?
 - Bức tranh trang 40/41 vẽ cuộc sống ở đâu?
 - GV đưa 1 số tranh HS và GV đã sưu tầm cho HS quan sát.
GV rút ra kết luận (SHDGV)
Làm việc theo nhóm
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi SGK
- Nhà cửa mọc san sát.
- Đường, xe, người, cây ở nông thôn
- Thành phố.
- HS nhận biết tranh nông thôn hay thành phố.
4. Củng cố – Dặn dò :
Vừa rồi các con học bài gì ?
 - Yêu cuộc sống, yêu quê hương các con phải làm gì ?
-GV kết luận : Để quê hương ngày càng tươi đẹp các con cần phải giữ gìn đường phố, nhà cửa, nơi công cộng luôn xanh sạch đẹp .
 - Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Tuần : 20
Ngày dạy : 13/01/2010	
Tiết : 20
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được 1 số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các hình trong bài 20 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
-Tuần trước các em học bài gì ?(Cuộc sống xung quanh) 
- Nghề nghiệp chủ yếu của dân địa phương em?
- Yêu làng xóm, quê hương Tường Đa em phải làm gì ?(Chăm học, giữ vệ sinh)
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 :
MT : Biết 1 số tình huống có thể xảy ra.
Cách tiến hành :
Chia lớp thành 5 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống
 - Điều gì có thể xảy ra? 
 - Tranh 1
 - Tranh 2
 - Tranh 3
 - Tranh 4
 - Tranh 5
 - GV gọi 1 số em lên trình bày, các nhóm khác bổ sung
Kết luận : Để tránh xảy ra tai nạn trên đường mọi người phải chấp hành những quy định về An Toàn Giao Thông.
Thảo luận tình huống
- SGK
- Nhóm 1
- Nhóm 2
- Nhóm 3
 - Nhóm 4 
 - Nhóm 5
v Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
MT : Biết quy định về đi bộ trên đường.
Cách tiến hành : Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK trang 43.
 - Đường ở tranh thứ nhất khác gì với đường tranh thứ 2 ?
 - Người đi bộ ở tranh 1 đi ở vị trí nào trên đường ?
 - Người đi bộ ở tranh 2 đi ở vị trí nào trên đường ?
 - GV gọi 1 số em đứng lên trả lời.
Kết luận : Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè cần đi sát lề đường về bên tay phải, đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè.
- Quan sát tranh SGK.
- Thảo luận nhóm 2.
v Hoạt động 3 : Trò chơi.
MT : Biết quy tắc về đèn hiệu.
Cách tiến hành :
GV hướng đẫn HS chơi :
 - Khi đèn đỏ sáng: Tất cả các xe cộ và người đều phải dừng.
- Đèn vàng chuẩn bị. 
 - Đèn xanh sáng: Được phép đi.
 - GV cho 1 số em đóng vai.
 - Lớp theo dõi sửa sai.
 - Nhận xét.
- HĐ nhóm
- Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ
- 1 số em lên chơi đóng vai.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Vừa rồi các em học bài gì?
-Em hãy nêu các tín hiệu khi gặp đèn giao thông.
- Cả lớp thực hiện tốt nội dung bài học hôm nay.
-Nhận xét tiết học. 
---------------------------------------------
Tuần : 21
Ngày dạy : 20/01/2010	
Tiết : 21
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết :
- Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
*Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
- Mục tiêu: Củng cố hệ thống hoá các kiến thức đã học về xã hội.
- Cách tiến hành:
+GV gọi lần lượt từng học sinh lên “hái hoa” và đọc to câu hỏi trước lớp.
+GV tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi theo nhóm 2 em.
+GV chọn một số em lên trình bày trước lớp.
+Ai trả lời đúng rõ ràng ,lưu loát sẽ được cả lớp vỗ tay , khen thưởng.
* Câu hỏi:
+Kể về các thành viên trong gia đình bạn.
+Nói về những người bạn yêu quý.
+Kể về ngôi nhà của bạn.
+Kể về những việc bạn đã làm để giúp bố mẹ.
+Kể về cô giáo(thầy giáo) cảu bạn.
+Kể về một người bạn của bạn.
+Kể những gì bạn nhìn thấy trên đường đến trường.
+Kể về một nơi công cộng và nói về các hoạt động ở đó.
+Kể về một ngày của bạn.
Hoạt động 2:
-GV củng cố các kiến thức đã học về xã hội.
-Đánh giá kết quả trò chơi.
-Nhận xét tuyên dương.
----------------------------------------
Tuần : 22
Ngày dạy : 27/01/2010	
Tiết : 22
CÂY RAU
I. MỤC TIÊU :
- Kể được tên và nêu ích lợi của 1 số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân lá của cây rau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Đem 1 số cây rau đến lớp + SGK, Khăn bịt mắt. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
-Tiết trước các em học bài gì ? (An toàn trên đường đi học).
-Muốn tránh tai nạn trên đường các con làm gì ? (Chấp hành tốt an toàn giao thông).
 - Đường có vỉa hè các con đi như thế nào ?(Đi trên vỉa hè về tay phải).
-Nhận xét. 
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
Rau là một thức ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Cây rau có những bộ phận nào, có những loại rau nào. Hôm nay chúng ta học bài: “Cây Rau”.
- GV cầm cây rau cải : Đây là cây rau cải trồng ở ngoài ruộng rau.
 - 1 số em lên trình bày.
 - Cây rau của em trồng tên là gì? Được trồng ở đâu?
-Tên cây rau của con cầm được ăn bộ phận nào?
-GV theo dõi HS trả lời.
- 1 số em lên trình bày.
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Quan sát cây rau.
MT : HS biết tên các bộ phận của cây rau.
Cách tiến hành :
-Cho HS quan sát cây rau: Biết được các bộ phận của cây rau.
 - Phân biệt loại rau này với loại rau khác.
 - Hãy chỉ và nói rõ tên cây rau, rễ, thân, lá, trong đó bộ phận nào ăn được.
-Em thích ăn loại rau nào ?
 - Gọi 1 số em lên trình bày.
Kết luận: Rau có nhiều loại, các loại cây rau đều có rễ, thân, lá (Ghi bảng).
- Có loại rau ăn lá như : HS đưa lên (bắp cải, xà lách)
- Có loại rau ăn lá và thân : HS đưa lên (rau cải, rau muống).
- Có loại rau ăn thân : Su hào..
- Có loại rau ăn củ : Cà rốt, củ cải.
- Có loại rau ăn hoa: Su lơ, hoa bí đỏ, thiên lí
-Có loại rau ăn quả : cà chua, bí.
- HS thảo luận nhóm 4.
v Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
MT : 
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.
+Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
Cách tiến hành :
GV chia nhóm 2 em, hỏi câu hỏi SGK
 - Cây rau trồng ở đâu ?
 - Ăn rau có lợi gì ?
 - Trước khi ăn rau ta phải làm gì ?
 - GV cho 1 số em lên trình bày.
- Hằng ngày các con thích ăn loại rau nào?
 - Tại sao ăn rau lại tốt ?
- Trước khi ăn rau ta làm gì ?
-GV kết luận : Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng. Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi, và còn được bón phân Vì vậy, cần phải rửa sạch rau trước khi dùng rau làm thức ăn.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-Trình bày.
4. Củng cố – Dặn dò : 
- GV gọi 4 em xung phong lên.
-GV bịt mắt đưa 1 loại rau yêu cầu HS nhận biết nói đúng tên loại rau.
-Lớp nhận xét tuyên dương.
-Cả lớp về nhà thường xuyên ăn rau.
-Nhận xét tiết học.
-HS xung phong chơi.
Duyệt giáo án:
Tuần : 23
Ngày dạy : 03/02/2010	
Tiết : 23
CÂY HOA
I. MỤC TIÊU :
- Kể được tên và nêu ích lợi của 1 số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Đem 1 số cây hoa.	 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Cây rau gồm có bộ phận chính nào? (Rể, thân,lá)
 - Ăn rau có lợi gì ?(Bổ, tránh táo bón).
- Trước khi ăn rau ta phải làm gì ?(Rửa sạch).
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Quan sát cây hoa.
MT :
-HS biết chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.
-Biết phân biệt loại hoa này với loại hoa khác.
-Cách tiến hành :
 - GV giới thiệu tên cây hoa của mình, nó được trồng ở ruộng rau.
 - Hướng dẫn HS quan sát cây hoa
Yêu cầu:
 - Hãy chỉ đâu là rể, thân, lá, hoa?
 - Các bông hoa thường có điểm gì mà ai thích ngắm?
 - Tìm ra các sự khác nhau về màu sắc, hương?
 - Một số em đứng lên trình bày
GV theo dõi HS trình bày
GV kết luận: Các cây hoa đều có rể, thân, lá, hoa. Mỗi loại hoa đều có màu sắc.
- Hoạt động nhóm 2
- HS tiến hành thảo luận
- Lớp bổ sung
v Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
MT : HS biết đặt câu hỏi dựa trên SGK.
Cách tiến hành :
 -Tranh vẽ.
 - GV quan sát, HS thảo luận giúp đỡ 1 số cặp.
 - GV cho 1 số em lên trình bày
GV hỏi:
 - Kể tên các loại hoa có trong bài ?
 - Kể tên các loại hoa có trong SGK
 - Hoa được dùng làm gì ?
GV kết luận : Các loại hoa ở SGK là hoa dân bụt, hoa mua, hoa loa kèn. Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa.
 - Ngoài các loại hoa trên, các con còn thấy những loại hoa nào khác.
- Hoa dâm bụt, hoa mua
- Hoa loa kèn
- Để làm cảnh
v Hoạt động 3 : Trò chơi.
MT : HS nhận biết được một số loại hoa.
Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS cử mỗi tổ 1 em lên mang khăn bịt mắt. Cho HS đứng 1 hàng. GV đưa 1 em 1 cành hoa yêu cầu các em nhận biết loại hoa gì?
-Lớp nhận xét tuyên dương.
- Trò chơi: Đố bạn hoa gì ?
4. Củng cố – Dặn dò : 
-Vừa rồi các con học bài gì ?
-GV đưa r ... ch tiến hành :
Bước 1: Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh.
Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ  có lay động hay không ?
Từ đó rút ra kết luận gì ?
Bước 2: Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành.
Bước 3: Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Làm sao ta biết có gió hay không có gió?
-Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào ? Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào ?
-Cây cối cảnh vật lay động " có gió, cây cối cảnh vật đứng im " không có gió.
-Gió nhẹ cây cối  lay động nhẹ, gió mạnh cây cối  lay động mạnh.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị : “Trời nóng, trời rét”.
--------------------------------------------------------
Tuần : 33
Ngày dạy : 28/04/2010	
Tiết : 33
TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT.
I. MỤC TIÊU : Giúp HS biết :
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các hình trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
-Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết trời lăng gió hay có gió ?
- Khi lặng gió cây cối đứng im, khi có gió cây cối lay động.
-Nhận xét. 
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
MT : Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời nóng, trời rét.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi sau :
Tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét ?
-Tổ chức cho các em làm việc theo cặp quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và trả lời:
Kể tên những đồ dùng cần thiết giúp chúng ta bớt nóng hay bớt rét.
Giáo viên kết luận : 
Trời nóng thường thấy người bức bối khó chịu, toát mồ hôi, người ta thường mặc áo tay ngắn màu sáng. Để làm cho bớt nóng người ta dùng quạt hay điều hoà nhiệt độ, thường ăn những thứ mát như nước đá, kem 
Trời rét quá làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, tay chân cóng (rất khó viết). Những khi trời rét ta mặc quần áo được may bằng vải dày như len, dạ. Rét quá cần dùng lò sưởi và dùng máy điều hoà nhiệt độ làm tăng nhiệt độ trong phòng, thường ăn thức ăn nóng
-Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh.
-Tranh 1 và tranh 4 vẽ cảnh trời nóng.
-Tranh 2 và tranh 3 vẽ cảnh trời rét.
-Học sinh tự nêu theo hiểu biết của các em.
-Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
-Quạt để bớt nóng, mặc áo ấm để giảm bớt lạnh, 
-Học sinh nhắc lại.
v Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm.
MT : Học sinh biết ăn mặc đúng thời tiết
v Cách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vu : Các em hãy cùng nhau thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau : “Một hôm trời rét, mẹ đi làm rất sớm và dặn Lan khi đi học phải mang áo ấm. Do chủ quan nên Lan không mặc áo ấm. Các em đoán xem chuyện gì xảy ra với Lan? ”
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi và sắm vai tình huống trên.
-Tuyên dương nhóm sắm vai tốt.
-Học sinh phân vai để nêu lại tình huống và sự việc xãy ra với bạn Lan.
-Lan bị cảm lạnh và không đi học cùng các bạn được.
-Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi.
4. Củng cố – Dặn dò :
-GV : Ăn mặc đúng thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống một số bệnh như : cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
-Dặn dò: Học bài, xem bài mới.
-------------------------------------------
Tuần : 34
Ngày dạy : 05/05/2010	
Tiết : 34
THỜI TIẾT
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các hình trong SGK, hình vẽ các hiện tượng về thời tiết các bài trước đã học.. 
-Giấy khổ to, bút màu, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
-Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết ?
-Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
-Nhận xét. 
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1 : Trò chơi.
MT : Học sinh nhận biết các hiện tượng của thời tiết qua tranh và thời tiết luôn luôn thay đổi.
Các bước tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên phổ biến cách chơi.
-Chọn đúng tên dạng thời tiết ghi trong tranh.
Cài tên dạng thời tiết tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
Bước 2 : Học sinh tiến hành chơi, mỗi lần 2 học sinh tham gia chơi, lần lượt đến tất cả các em đều chơi.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét cuộc chơi.
Giáo viên nêu câu hỏi :
-Nhìn tranh các em thấy thời tiết có thay đổi như thế nào?
Giáo viên kết luận: Thời tiết luôn luôn thay đổi trong một năm, một tháng, một tuần thậm chí trong một ngày, có thể buổi sáng nắng, buổi chều mưa.
Vậy muốn biết thời tiết ngày mai như thế nào, ta phải lam gì ?
Giáo viên nêu: Chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết để biết cách ăn mặc cho phù hợp đảm bảo sức khoẻ.
-Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh.
-Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện.
-Thời tiết thay đổi liên tục theo ngày, theo tuần,  
-Nhắc lại.
Nghe đài dự báo thời tiết khí tượng thuỷ văn, 
v Hoạt động 2 : Thực hiện quan sát.
MT : Học sinh biết thời tiết hôm nay như thế nào qua các dấu hiệu về thời tiết.
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và định hướng cho học sinh quan sát : Các em hãy quan sát bầu trời, cây cối hôm nay như thế nào ? Vì sao em biết điều đó ?
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn các em ra hành lang hoặc sân trường để quan sát.
Bước 3: Cho học sinh vào lớp.
-Gọi đại diện các em trả lời câu hỏi nêu trên.
v Hoạt động 3 : Trò chơi ăn mặc hợp thời tiết.
MT : Rèn luyện kĩ năng ăn mặc phù hợp với thời tiết cho học sinh.
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi: đưa ra các tranh có những học sinh ăn mặc theo thời tiết.
-Cho học sinh nhìn tranh nối đúng cách ăn mặc đúng theo tranh theo thời tiết.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi.
-Tuyên bố người thắng cuộc động viên khuyến khích các em.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
- Học bài, sưu tầm các tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nói về thời tiết, xem bài mới “Ôn tập : Tự nhiên”.
-----------------------------------------
Tuần : 35
Ngày dạy : 12/05/2010	
Tiết : 35
ÔN TẬP : TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS biết :
- Biết quan sát, dặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các tranh ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được về chủ đề thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
-Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết ? Nêu cách ăn mặc thích hợp theo thời tiết ?
-Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
-Thời tiết nóng mặc áo quần mỏng cho mát. Thời tiết lạnh thường mặc áo ấm để bảo vệ sức khoẻ.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
v Hoạt động 1 : Làm việc với các tranh ảnh hoạc vật thật về cây cối.
MT : HS nhớ lại tất cả các cây đã học.
Các bước tiến hành :
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
-Chọn tất cả tranh ảnh của các cây rau, cây hoa dán vào tờ giấy do giáo viên phát cho mỗi tổ, các cây thật để lên bàn theo 2 nhóm cây (rau và hoa)
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào cây và nói cho nhau nghe.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên cây cho cả lớp cùng nghe.
Giáo viên tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều cây đặc biệt là các cây mới.
-Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các loại cây mà em biết.
-Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe.)
v Hoạt động 2 : Làm việc với các tranh ảnh hoặc vật thật về động vật.
MT : Học sinh nhớ lại các con vật và giới thiệu một số các con vật mới mà các em đã tìm hiểu được qua thực tế.
Các bước tiến hành :
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
-Chọn tất cả các tranh ảnh về các con vật dán vào tờ giấy do giáo viên phát cho mỗi tổ theo 2 nhóm (nhóm con vật có hại và nhóm con vật có ích). Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào tranh và nói cho nhau nghe.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên con vật cho cả lớp cùng nghe, đặt các câu đố, bài thơ, bài hát về các con vật để đố các nhóm khác.
-Giáo viên tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều con vật.
-Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các con vật nào có hại, con vật nào có ích.
-Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe, nêu câu đố, giải câu đố, )
v Hoạt động 3 : Quan sát thời tiết.
MT : Học sinh nhớ lại các dấu hiệu về thời tiết đã học.
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh quan sát.
-Quan sát xem có mây không ?
-Có gió không ? gió nhẹ hay mạnh ?
-Thời tiết hôm nay nóng hay rét ?
-Có mưa hay có mặt trời không ?
Bước 2: Đưa học sinh ra sân hay hành lang để quan sát.
-Tổ chức cho các em quan sát theo nhóm và nói cho nhau nghe những điều quan sát được. Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
-Cho học sinh vào lớp, cho các em xếp tranh theo các chủ đề.
-Học sinh ra sân.
-Quan sát và nói cho nhau nghe về các câu hỏi giáo viên đăt ra.
-Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát được.
-Xếp tranh theo chủ đề đã học.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
-Học bài xem lại các bài.
Duyệt giáo án :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TN-XH (HK II)(xong).doc