Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tiết 1: Cơ quan vận động

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tiết 1: Cơ quan vận động

I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV

Sau bài học, HS có thể :

- Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.

- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

- Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt. - Tranh vẽ cơ quan vận động.

 III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

 - Vở bài tập TNXH.

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 - Tiết 1: Cơ quan vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1 Thứ ., ngày . tháng . năm 200...
Môn : Tự nhiên xã hội Tựa bài : CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ CỦA GV
Sau bài học, HS có thể :
Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt.
Tranh vẽ cơ quan vận động.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
 - Vở bài tập TNXH.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP và SD
ĐDDH
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
3.Bài mới :
Mục tiêu : Giới thiệu bài mới và tạo không khí vui vẻ trước bài học.
GV cho cả lớp hát bài “Con công hay múa”.
GV huớng dẫn các em làm một số động tác múa minh hoạ bài hát như nhún chân, vẫy tay, xoè cánh
GV vào đề : Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tại sao các em có thể múa, nhún chân, vẫy tay, xoè cánh như con công múa. Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : làm một số cử động
- Mục tiêu : HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện 1 số động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
Bước 1 : Làm việc theo cặp :
+ GV y/c HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 4, và làm một số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm.
+ GV cho 1 nhóm lên thể hiện lại các động tác : giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình. 
Bước 2 :
+ Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
+ GV hỏi : “Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể đã cử động ?”
Kết luận : Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động.
Hoạt động 2 : quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Mục tiêu : 
+ Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
+ HS nêu được vai trò của xương và cơ.
Bước 1 : 
+ GV huớng dẫn cho HS thực hành : tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
+ GV y/c HS trả lời câu hỏi :
Dưới lớp da của cơ thể là gì ?
Bước 2 :
+ Cho HS thực hành cử động. Vdụ : cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ ., và trả lời câu hỏi :
 Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ? 
+ Kết luận : Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Bước 3 : 
+ HS qsát hình 5, 6 trong SGK trang 5 và trả lời câu hỏi. Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể. 
+ Kết luận : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Vật tay”
Mục tiêu : HS hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
Bước 1 : GV hd cách chơi :
+ Trò chơi này cần có 2 bạn ngồi đối diện nhau, cùng tì khuỷu tay phải hoặc khuỷu tay trái lên bàn. Hai cánh tay của 2 bạn đó phải đan chéo vào nhau. 
+ Khi nghe GV nói “Chuẩn bị” thì 2 cánh tay của từng đôi vật để sẵn sàng lên mặt bàn.
+ Khi GV hô “Bắt đầu” thì cả 2 bạn dùng sức ở tay của mình để cố gắng kéo thẳng cánh tay của đối phương. Tay ai kéo thẳng được tay của bạn sẽ là người thắng cuộc.
Bước 2 : 
+ GV y/c 2 HS xung phong lên chơi mẫu.
Bước 3 : 
GV tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người, trong đó có 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài.
Trò chơi tiếp tục từ 2 đến 3 “keo” vật tay. Kết thúc cuộc chơi, các trọng tài nói tên các bạn thắng cuộc. 
Kết luận : Trò chơi cho chúng ta thấy ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động.
Kết thúc tiết học : 
GV có thể cho HS làm bài tập số 1 và 2 trong Vở bài tập TNXH lớp 2 – trang 1 để củng cố kiến thức đã học.
Chuẩn bị : 
 Xem trước bài Bộ xương.
- Cả lớp vừa hát vừa múa.
- Một nhóm lên làm các thao tác.
- HS trả lời.
- HS thực hành.
- Có xương và bắp thịt (cơ).
- HS trả lời.
- HS lên chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- HS chú ý nghe.
- Cho 2 HS lên chơi mẫu.
- Nhóm
Pp thực hành
Tranh
Pp trực quan
Pp thực hành
Pp đàm thoại
Tranh
Pp trực quan.
Đàm thoại
Pp thực hành trò chơi
Pp hoạt động nhóm
 Kết quả : 
 .
 .
 .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTTNcqvdong.doc