KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được một số loài vật sống dưới nước, kể được tên chúng và nêu được một số lợi ích.
-HS biết một số loài vật sống dưới nước gồm nước mặn và nước ngọt.
-HS rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- HS có ý thức bảo vệ các loài vật và thêm yêu quý những con vật sống dưới nước.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt), có gắn dây để có thể móc vào cần câu. 2 cần câu tự do.
- HS: SGK.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN I. Mục tiêu: - Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn. - Nêu được lợi ích của những loài cây đó. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả. - Ham thích môn học. II. Chuẩn bị: - GV: Anh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm). - HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 8’ 12’ 10’ 4’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Cây sống ở đâu? - Cây có thể trồng được ở những đâu? - Giới thiệu tên cây. - Nơi sống của loài cây đó. - Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó. - GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Một số loài cây sống trên cạn. v Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn. MT: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: + Tên cây. + Thân, cành, lá, hoa của cây. + Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì? - Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày. v Hoạt động 2: Làm việc với SGK. MT: Nhận biết một số loại cây sống trên cạn và ích lợi của chúng. - Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó. - Yêu cầu các nhóm trình bày. + Hình 1 + Hình 2: + Hình 3: + Hình 4: + Hình 5: + Hình 6: + Hình 7: - Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc: + Loại cây ăn quả? + Loại cây lương thực, thực phẩm. + Loại cây cho bóng mát. - Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc: + Loại cây lấy gỗ? + Loại cây làm thuốc? GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc v Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng loại cây MT: Nhận biết được loài cây sống trên cạn. GV phổ biến luật chơi: - GV sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 cây. Trong nhụy cây sẽ ghi tên chung của tất cả các loại cây cần tìm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào. - Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả. - GV nhận xét 4. Củng cố– Dặn dò: Kể tên một số loại cây sống trên cạn và nói ích lợi của chúng. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước. - Hát - HS trả lời. - HS trả lời. - Bạn nhận xét -Lắng nghe. - HS thảo luận - Hình thức thảo luận: Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy. - 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. Ví dụ: + Cây cam. + Thân màu nâu, có nhiều cành. Lá cam nhỏ, màu xanh. Hoa cam màu trắng, sau ra quả. + Rễ cam ở sâu dưới lòng đất, có vai trò hút nước cho cây. - HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu. - Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Cây mít: Thân thẳng, có nhiều cành, lá. Quả mít to, có gai. + Cây phi lao: Thân tròn, thẳng. Lá dài, ít cành. Lợi ích: Chắn gió, chắn cát. + Cây ngô: Thân mềm, không có cành. Lợi ích: Cho bắp để ăn. + Cây đu đủ: Thân thẳng, có nhiều cành. Lợi ích: Cho quả để ăn. + Cây thanh long: Có hình dạng giống như xương rồng. Quả mọc đầu cành. Lợi ích: Cho quả để ăn. + Cây sả: Không có thân, chỉ có lá. Lá dài. Lợi ích: Cho củ để ăn. + Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ. Lợi ích: Cho củ để ăn. - Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung. + Cây mít, đu đủ, thanh long. + Cây ngô, lạc. + Cây mít, bàng, xà cừ. - Cây pơmu, bạch đàn, thông,. - Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng - HS nghe, ghi nhớ. - Các nhóm HS thảo luận. Dùng bút để ghi tên cây hoặc dùng hồ dính tranh, ảnh cây phù hợp mà các em mang theo. - Đại diện các nhóm HS lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. -Hs kể tên. -Lắng nghe. vRút kinh nghiệm KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC I. Mục tiêu: -Nêu được tên và lợi ích của một số loại cây sống dưới nước. -Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. - Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. - Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, - HS: SGK. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 10’ 12’ 8’ 4’ 1. Khởi động: Hát bài quả - GV sẽ chỉ để các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên. Ví dụ: Quả gì mà chua chua thế Xin thưa rằng quả khế. - Những HS cùng hát về 1 loại quả là 1 nhóm. Do đó, chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với: Quả khế, quả mít, quả đất và quả pháo. 2. Bài cũ: Một số loài cây sống trên cạn. - Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết. - Nêu tên và lợi ích của các loại cây đó? - GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Một số loài cây sống dưới nước. v Hoạt động 1: Làm việc với SGK MT: Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước. Biết được nhóm cây trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. * Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: - Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3. - Nêu nơi sống của cây. - Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. NHÓM PHIẾU THẢO LUẬN * Bước 2: Làm việc theo lớp. Hết giờ thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo. GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng. - GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng. KẾT QUẢ THẢO LUẬN - Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen? v Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật MT: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. Thích sưu tầm và bảo vệ loài cây. - Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước. - Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây. - GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ. v Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức MT: HS xác định được loài cây sống dưới nước. - Chia làm 3 nhóm chơi. Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc. GV tổ chức cho HS chơi. 4. Củng cố– Dặn dò: Kể tên một số loài cây sống dưới nước mà em biết và nêu ích lợi của chúng. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu? -Hát -Các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên. - HS trả lời. Bạn nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. - HS thảo luận và ghi vào phiếu. - HS dừng thảo luận. - Các nhóm lần lượt báo cáo. - Nhận xét, bổ sung. Trả lời: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. - HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ. - Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn. - HS các tổ đi quan sát đánh giá lẫn nhau. -Lắng nghe. -Hs chơi trò chơi. -Hs kể tên. -Lắng nghe. vRút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU? I. Mục tiêu: -Loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không. -Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả. -Biết yêu quý và bảo vệ động vật. II. Chuẩn bị: - GV: Vô tuyến, băng hình về thế giới động vật. Anh minh họa tranh ảnh sưu tầm về động vật. Các hình vẽ trong SGK trang 56, 57 phóng to. Phiếu xem băng. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 10’ 15’ 5’ 4’ 1. Khởi động: - Yêu cầu mỗi tổ hát một bài nói về một con vật nào đó. - GV khen các tổ. 2. Bài cũ: Một số loài cây sống dưới nước. - Nêu tên các cây mà em biết? - Nêu nơi sống của cây. - Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. - GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu:Loài vật sống ở đâu? v Hoạt động 1: Kể tên các con vật MT: HS Nhận ra loài vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. - Hỏi: Con hãy kể tên các con vật mà con biết? - Nhận xét: Lớp mình biết rất nhiều con vật. Vậy các con vật này có thể sống được ở những đâu, cô và các con cùng tìm hiểu qua bài: Loài vật sống ở đâu? Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các con sẽ cùng xem băng về thế giới động vật. v Hoạt động 2: Triển lãm. MT: Củng cố cố kiến thức về nơi sống của loài vật. * Bước 1: Xem tranh. - Yêu cầu vừa xem phim các con vừa ghi vào phiếu học tập. - GV phát phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP STT Tên Nơi sống * Bước 2: Yêu cầu trình bày kết quả. - Yêu cầu HS lên bảng đọc kết quả ghi chép được. PHIẾU HỌC TẬP STT Tên Nơi sống Voi Trong rừng Ngựa Trên đồng cỏ Các loại chim Bay trên trời, có 1 số con đậu ở cây Cá heo Ơ biển Tôm Ao Khỉ Ngoài đảo Thiên nga Hồ - GV nhận xét. Hỏi: Vậy động vật có thể sống ở những đâu? - GV gợi ý: Sống ở trong rừng hay trên đồng cỏ nói chung lại là ở đâu? - Vậy động vật sống ở những đâu? KL: Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. v Hoạt động 3: Làm việc với SGK MT: Quan sát tranh - Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó. - GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn. - GV chỉ tranh để giới thiệu cho HS con cá ngựa. KL: trong tự nhiên có rất nhiều loài vật chúng có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng. 4. Củng cố – Dặn dò: Hỏi: Con hãy cho biết loài vật sống ở những đâu? Cho ví dụ? - Dặn dò HS chuẩn bị bài : Một số loài vật sống dưới nước. -Hát + Tổ 1: Con voi (Trông đằng ) + Tổ 2: Con chim (Con chim non ) + Tổ 3: Con vịt (Một con vịt ) + Tổ 4: Con mèo (Meo meo meo rửa mặt ) HS trả lời, bạn nhận xét. -Lắng nghe. Trả lời: Mèo, chó, khỉ, chim chào mào, chim chích chòe, cá, tôm, cua, voi, hươu, dê, cá sấu, đại bàng, rắn, hổ, báo - HS vừa xem tranh, vừa ghi vào phiếu học ... lại. -Lắng nghe. vRút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG. I. Mục tiêu: - HS biết được có 4 phương hướng chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc; Mặt Trời luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây. - HS biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. - Ham thích môn học. II. Chuẩn bị - GV: Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Tranh vẽ trang 67 SGK. Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 12’ 10’ 8’ 4’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Mặt Trời. - Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em? - Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào? - Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? - GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Mặt Trời và phương hướng. v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH MT: HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông. - Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Hình 1 là gì? + Hình 2 là gì? + Mặt Trời mọc khi nào? + Mặt Trời lặn khi nào? - Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không? - Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì? - Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào? Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm MT: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời. - Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK. - Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: + Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng? + Phương Đông ở đâu? + Phương Tây ở đâu? + Phương Bắc ở đâu? + Phương Nam ở đâu? Thực hành tập xác định phương hướng:. v Hoạt động 3 : Trò chơi: Tìm trong rừng sâu. - Phổ biến luật chơi: 1 HS làm Mặt Trời. 1 HS làm người tìm đường. 4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. - GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều. - GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên. - Gọi 6 HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung. Sau trò chơi GV có tổng kết, yêu cầu HS trả lời: + Nêu 4 phương chính. + Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. 4. Củng cố – Dăn dò: -Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết? -Chuẩn bị: Mặt Trăng và các vì sao. -Nhận xét tiết học. Hát -HS trả lời. Bạn nhận xét. + Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc. + Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn) + Lúc sáng sớm. + Lúc trời tối. Không thay đổi. Trả lời theo hiểu biết. (Phương Đông và phương Tây) HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc. -HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích. + Đứng giang tay. + Ở phía bên tay phải. + Ở phía bên tay trái. + Ở phía trước mặt. + Ở phía sau lưng. -Lắng nghe. - Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. -Hs tham gia trò chơi. -Lắng nghe. vRút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu - HS có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao. -Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh: phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng. -Ham thích môn học. II. Chuẩn bị - GV: Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69. Một số bức tranh về trăng sao. Giấy, bút vẽ. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 18’ 12’ 3’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Mặt Trời và phương hướng. - Mặt trời mọc ở đâu và lặn ở đâu? Em hãy xác định 4 phương chính theo Mặt Trời. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: mặt trăng và các vì sao v Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. MT: HS biết khái quát về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trăng. - Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau: - Bức ảnh chụp về cảnh gì? - Em thấy Mặt Trăng hình gì? - Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì? - Ánh sáng của Mặt Trăng ntn có giống Mặt Trời không? - Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất) KL: Mặt Trăng tròn giống như một “ Quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. Ánh sáng Mặt Trăng mát diệu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng.. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất - Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau: - Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì? - Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? - Có phải đêm nào cũng có trăng hay không? - Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày. KL: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần. - Cung cấp cho HS bài thơ: - GV giải thích một số từ khó hiểu đối với HS: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm (chỉ hình dạng của trăng theo thời gian). v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm MT: HS biết khái quát vế hình dạng và đặc điểm của các vì sao. - Yêu cầu HS thảo luận đôi với các nộ i dung sau: - Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? - Hình dạng của chúng thế nào? - Ánh sáng của chúng thế nào? Yêu cầu HS trình bày. Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đóm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác. 4. Củng cố– Dặn dò: Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích. - Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời. - Chuẩn bị: Ôn tập. -Hát. - Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời. -Lắng nghe. - HS quan sát và trả lời. - Cảnh đêm trăng. - Hình tròn. - Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm. - Ánh sáng dịu mát, không chói như Mặt Trời. - 1 nhóm HS nhanh nhất trình bày. Các nhóm HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - HS nghe, ghi nhớ. - 1, 2 HS đọc bài thơ: Mùng một lưỡi trai Mùng hai lá lúa Mùng ba câu liêm Mùng bốn lưỡi liềm Mùng năm liềm giật Mùng sáu thật trăng -HS thảo luận cặp đôi. - Cá nhân HS trình bày. -HS nghe, ghi nhớ. -Giải thích. -Lắng nghe. vRút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN & XÃ HỘI ÔN TẬP TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: - HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. - Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng Mặt Trời. - Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - GV:Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32. Giấy, bút. Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 10’ 12’ 8’ 3’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Mặt Trăng và các vì sao - Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì? - Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? - Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? Hình dạng của chúng thế nào? - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: Ôn tập tự nhiên. v Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn. MT: Hệ thống kiến thức đã học về tự nhiên. - Yêu thiên nhiên có ý bảo vệ thien nhiên - Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên: chia thành 2 bộ có số cây – con tương ứng về số lượng. - Chuẩn bị trên bảng 2 bảng ghi có nội dung như sau: Nơi sống Con vật Cây cối Trên cạn Dưới nước Trên không Trên cạn & dưới nước - Chia lớp thành 2 đội lên chơi. - Cách chơi:Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ. - Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn. - HS chia làm 2 đội chơi. - Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau. - GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước. -Yêu cầu HS vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi tham quan. v Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng” MT: Củng cố những hiểu biết về Mặt Trời, Mặt trăng và các vì sao. - GV chuẩn bị tranh vẽ của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ). - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người. - Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức. Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà. Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc. Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi. GV chốt kiến thức. v Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời. MT: Củng cố về Mặt trời. Mặt trăng và các vi và các vì sao - Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi: - Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng ntn?) Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm. Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả. Chốt: Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dáng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ở điểm nào? 4. Củng cố – Dặn dò - Chuẩn bị 1 số thẻ từ ghi tên 1 số con vật để HS ghi chép theo kiểu phân loại nhóm các con vật em biết. - GV tổng hợp, kiểm tra, nhận xét bài học HS. -Hát. -HS trả lời, bạn nhận xét. -Lắng nghe. HS nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. - Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau. - Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét. - HS trả lời cá nhân câu hỏi này. vRút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: