Giáo án Tổng hợp môn Tuần 2

Giáo án Tổng hợp môn Tuần 2

Tuần 2 Tập đọc :

Phần thưởng

I. Mục tiêu :

 - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung : Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt.

** HS giỏi trả lời được câu hỏi 3

II. Đồ dùng dạy học :

 Giáo viên : Sách giáo khoa, câu rèn đọc : Một buổi sáng . bí mật lắm.

 Học sinh : Sách giáo khoa

III. Hoạt động dạy học :

 

doc 18 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tập đọc :
Phần thưởng
NS : 29/8/2010
Thứ hai
NG : 30/8/2010
I. Mục tiêu :
 - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung : Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt.
** HS giỏi trả lời được câu hỏi 3
II. Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên : Sách giáo khoa, câu rèn đọc : Một buổi sáng . bí mật lắm.
 Học sinh : Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động : (1’)Hát
2. Bài cũ : (2’)Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : (2’)Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ : tranh vẽ gì ? – Vào bài
 TIẾT 1
 HĐ1 (15’) Luyện đọc đoạn 1,2
 - 2 – 3 HS giỏi đọc mẫu toàn bài
 - Rèn đọc từ khó : thưởng, sáng kiến, gọt, túm tụm, bàn bạc, đỏ hoe (HSTB↓)
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng câu (đọc nối tiếp) – chú ý HSY.
 - Đọc đoạn - kết hợp đọc chú giải (HS đọc)
 HĐ 2 : (12’)Tìm hiểu 2 câu hỏi ở đoạn 1, 2
 - Đọc thầm đoạn 1 :
 + Câu chuyện này nói về ai ? (HSY)
 + Hãy kể những việc làm tốt của bạn ?
→ Liên hệ : Vậy lớp mình ai đã biết giúp đỡ bạn những việc làm như bạn Na.
 Giáo dục : Phải biết giúp đỡ, san sẻ tất cả những gì mình có, lúc đó mình sẽ có niềm vui.
 - Tìm những từ ngữ nói về đồ dùng học tập của em có ở đoạn 1.
- Đoạn 2 : Yêu cầu cả lớp đồng thanh
 + Câu hỏi 2 : 1 hs đọc 
+ Giải thích : Túm tụm : Xúm quanh lại (GV dùng ví dụ : Nhiều em tụm lại chơi, nói chuyện)
HĐ 3 : (8’) Đọc diễn cảm đoạn 1 và 2
- Rèn câu dài : GV đính bảng phụ - đọc mẫu 
- Gọi HS đọc
- Luyện đọc thi giữa các tổ
 TIẾT 2
HĐ4 : (12’)Luyện đọc đoạn 3.
 - HDẫn HS đọc từng câu (truyền điện)
 - HDẫn HS đọc đoạn 3
 - Rèn đọc câu : Đây là phần thưởng/ cả lớp tặng bạn Na.
HĐ 5 : (9’)Tìm hiểu bài ở đoạn 3
 - Khi Na nhận phần thưởng những ai vui mừng ?
 - Họ vui mừng như thế nào ?
 - Câu 3/SGK : dành HSG
→ Na xứng đáng nhận phần thưởng, vì trong trường học có rất nhiều loại phần thưởng.
HĐ 6 : (8')Đọc diễn cảm đoạn 3.
 - Luyện đọc (chú ý câu nói của cô giáo)
HĐ 7 : (5’)Củng cố
- Đọc toàn bài
 - Em học được điều gì ở bạn Na ?
 - Em thấy việc các bạn đề nghị cô trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ?
HĐ 8 : (1’)Dặn dò 
 - Về nhà đọc lại bài để chuẩn bị cho phần kể chuyện sắp đến.
- Cả lớp đồng thanh
- HS để dụng cụ học tập lên bàn
- HS quan sát tranh trả lời
- HS mở sách theo dõi cô đọc.
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- 4 em đọc
- Cả lớp đọc thầm
- Nói về bạn Na
- HS tự trả lời
- HS tự liên hệ trả lời.
- HS lắng nghe.
- Cục tẩy, bút chì.
- Cả lớp đồng thanh
- HS đọc - cả lớp theo dõi.- HS trả lời – HS yếu nhắc lại tròn câu.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, đọc lại câu đó.
- HS đọc
- 3 – 5 HS đọc 
- Mỗi tổ chọn 1 bạn cùng trình độ khá 
- HS đọc theo chỉ dẫn của GV
- 3 HS đọc, 1 lần đồng thanh
- HS đọc theo vạch nhịp của GV
- Mẹ, các bạn và cô giáo.
- 2 HS trả lời
- HS trả lời (có thể có nhiều phương án trả lời)
- 6 – 7 HS đọc
- 3 HSK, G đọc toàn bài
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
- Biểu dương người tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
Tuần : 2
TOÁN : LUYỆN TẬP
NS : 29/8/2010
NG : 30/8/2010
Thứ hai
I. Mục tiêu:
 - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
 - Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng.
 - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
 - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
** Bài 1,2/5 (Tuyển tập các bài toán hay và khó)- Bảo Châu
II. Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên : Thước thẳng, sợi dây, SGK
 Học sinh : Thước thẳng có vạch chia cm, Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Bài cũ : (2’) Kiểm tra đồ dùng của HS
3. Bài mới : 
 - Giới thiệu bài : (1’) Vào bài trực tiếp 
 - HĐ1 : Thực hành
 Bài 1 : (9’) 
 a. Củng cố lại kiến thức cũ : 10cm = .dm (mọi đối tượng)
 b. Tìm trên thước thẳng vạch 1dm
 Lưu ý : phải bắt đầu tính từ vạch số 0
 + Độ dài từ vạch 0 đến vạch 10 = .dm
c. Vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm (chú ý HSY cách đặt thước)
Bài 2 : (7’)
 a. Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2dm 
 - Vạch 20 trên thước thẳng chính là 2dm – yêu cầu HS đọc
b. 2dm =.cm 
Bài 3 (8’) Cột 1 và 2
 Cột 3 : Dành HSG
Bài 4 : (7’) Tập ước lượng 
 Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
→ Liên hệ 1 số đồ dùng học tập của HS HĐ2 : (4’) Củng cố
 - Trò chơi : Ai nhanh hơn : Quyển vở : 2, cây bút 15, quyển sách toán :25
HĐ3 : (1’) Dặn dò : Về nhà tập ước lượng 
- HS mang đồ dùng để trên bàn
- HS lắng nghe
- HS nêu miệng - Đọc đồng thanh
- Các nhóm cùng tham gia hoạt động 
- 1dm
- HS dùng thước chia vạch vẽ dm – 1HS lên bảng.
- Hoạt động nhóm 2.
- HS cầm thước lên chỉ vạch 20 và đọc vạch 20 chính là 2dm.
- HS đếm và suy luận – Đọc đồng thanh
- HS làm vở - Làm xong tổ chức cho HS tham gia trò chơi tiếp sức trên bảng.
- HSG trả lời.
- Các nhóm hoạt động - giải thích vì sao em điền đơn vị đó.
- HS dùng bảng con thực hiện
- HS lắng nghe
Tuần : 2
TOÁN : Số bị trừ - Số trừ - Hiệu 
NS : 29/8/2010
NG : 31/8/2010
Thứ ba
I. Mục tiêu:
 - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
 - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
** Bài 3/5 ( Tuyển tập các bài toán hay và khó) – Bảo Châu
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động : (1’) 
2. Bài cũ : (3’) 2dm =cm. 50cm =dm
 - Cây bút chì dài 16
3. Bài mới : Giới thiệu bài : (1’)Vào bài 
 HĐ1 : (11’)Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu
 - GV viết bảng 59 – 35 = 24
 - Chỉ vào từng số ở bài toán : 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu
 - GV chỉ vào từng số trong phép trừ, yêu cầu HS gọi tên các số đó.
-
- 59
 35
Chú ý cách đặt dấu trừ, hàng thẳng hàng, cột thẳng cột.
 + HS gọi tên lại các số trong phép tính trừ và thực hiện vào bảng con
- 59 – 35 cũng gọi là hiệu
- VD : 87 – 26 =
HĐ2 : Thực hành (20’)
 Bài 1/SGK : Mọi đối tượng (7’)
 HDẫn HS tính nhẩm : Muốn tìm hiệu ta làm gì ?
 Bài 2/SGK : (7’)làm bài a, b, c (bài d : HSG)
 Chú ý HSY cách đặt tính trừ và kĩ thuật trừ.
 Bài 3/SGK : (6’) Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? (Chú ý HS ghi lời giải)
HĐ3 : (4’) Củng cố - Dặn dò
 Trò chơi : Ai nhanh hơn : 96 - 63
 Hoàn thành các bài tập ở VBT
- Ổn định
- HS thực hiện bảng con
- HS nêu miệng
- HS lắng nghe
- HS đọc đồng thanh, cá nhân
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HSTB,Y trả lời.
- HS quan sát
- HSY nêu - Cả lớp thực hiện phép trừ theo cột dọc vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS gọi tên các phép tính trong phép trừ và thực hiện vào bảng con theo cột dọc.
- 2 HS trả lời 
- HS thầm mẫu và làm theo mẫu. 3 HS lên bảng thực hiện.
- Đọc đồng thanh đề toán
- HS gạch chân dưới yêu cầu bài toán. HSK lên bảng thực hiện
- 3 HSTB thực hiện – HSY nêu lại tên gọi các số có trong phép trừ.
Tuần : 2
CHÍNH TẢ : (TẬP - CHÉP)
 PHẦN THƯỞNG
NS : 29/8/2010
NG : 31/8/2010
Thứ ba
I. Mục tiêu:
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng (SGK)
 - Làm đựơc BT3, BT4, BT2a.
II. Đồ dùng dạy học : GV : Chép sẵn đoạn viết chính tả
 HS : Vở chính tả
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động : (1’) 
2. Bài cũ : (3’) Đọc lại bảng chữ cái theo thứ tự từ a → ơ.
3. Bài mới : Giới thiệu bài : (1’)Vào bài 
 HĐ1 : (7’) Hdẫn tập chép
 - GV đọc mẫu bài Phần thưởng ở bảng phụ
 - Đoạn văn trên có mấy câu ?
 - Cuối mỗi câu có dấu gì ?
 - Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
 - GV kéo màn che, hướng dẫn HS viết bảng con những từ khó : biệt (viết liền mạch), nghị
 HĐ2 : (15’) HS nhìn chép
 Chú ý tư thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm bút
 HĐ3 : (4’) Chữa lỗi sai, chấm bài
 HS cùng bàn đổi vở chấm bằng bút chì. GV giúp đỡ những em yếu. Chấm 5 – 7 bài của 4 nhóm đối tượng.
 HĐ4 : (7’) HDẫn làm bài tập chính tả
 BT2a : Điền vào chỗ trống
 GV nêu yêu cầu, HS tự làm
 BT3 : Yêu cầu HS nêu miệng
BT4 : Yêu cầu học thuộc
HĐ5 : (2’) Củng cố - Dặn dò
 Nhận xét bài viết của HS
 Về nhà viết lại mỗi lỗi sai một hàng
- Ổn định
- 2 HSY, TB đọc.
- HS lắng nghe. 
- HS dò theo cô.
- HSTB trả lời.
- HS quan sát trả lời
- HSTB,K trả lời
- HS viết bảng con.
- HS nhìn bảng chép.
- 2 em cùng bàn đổi vở chấm
- HS thực hiện vào bảng con 2 từ đầu, còn làm vở. HSY đọc.
- HSTB,Y đọc, sau đó tự thực hành vào vở.
- HS đọc đồng thanh, cá nhân
- HS lắng nghe
Tuần : 2
Tập viết : Chữ hoa A, Ă
NS : 29/8/2010
NG : 31/8/2010
Thứ ba
I. Mục tiêu :
 Viết đúng hai chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng : Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học : Chữ hoa Ă, Â - Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ : (4’) Viết chữ A, Anh
2. Bài mới : 
HĐ1 : (8’) Hướng dẫn viết chữ hoa
 - Hdẫn HS quan sát và nhận xét chữ Ă, Â.
Ă 
+ Chữ Ă, Â có điểm gì giống và khác ?
 + Các dấu phụ trông như thế nào ?
 + GV viết chữ Ă, Â lên bảng : vừa viết, vừa nói lại cách viết. 
 - Hướng dẫn HS viết bảng con
 + GV hướng dẫn HS viết bóng trước.
 + HS viết bảng con chữ Ă, Â.(nhận xét cách viết và quy trình viết).
HĐ2 : (7’) Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Ăn chậm nhai kĩ
+ Đọc cụm từ ứng dụng.
Giải thích cụm từ ứng dụng : khuyên ăn chậm, nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn được dễ dàng.
 + Độ cao các con chữ
 + Khoảng cách giữa các chữ
Lưu ý : đặt dấu thanh nặng dưới â, dấu thanh ngã trên i.
 + GV viết mẫu chữ Ăn : điểm cuối của chữ Ă nối liền với điểm bắt đầu chữ n.
- HDẫn HS viết chữ Ăn : Viết bóng , viết bảng con
HĐ3 : (18’) HS viết vào vở (chú ý tư thế ngồi, vở, cách cầm bút.
HĐ4 : (3’) Củng cố - Dặn dò
- Thi viết chữ Ă, Â
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà
- HS viết vào bảng con
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét 
- 2 HSTB↓ trả lời.
- 2 HSK trả lời.
- HS lắng nghe và quan sát cách viết của GV.
- HS viết bóng (2 lần).
- HS viết bảng con.
- 2 HSY đọc câu ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- 3 HSTB trả lời.
- 2 HSK trả lời
- HS lắng nghe.
- HS viết theo gợi ý của cô.
- HS viết vào vở.
HS thi viết : mỗi tổ chọn một bạn
Cả lớp
Tuần 2
Tập đọc : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
NS : 29/8/20 ...  biết thêm vị trí các khớp xương.
II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh bộ xương
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : (4’) Nhờ đâu mà các bộ phận cử động được ?
Muốn cơ và xương phát triển tốt em phải làm gì ?
2. Bài mới : giới thiệu lung khởi (2’ )
HĐ1 : (12’) Quan sát hình vẽ bộ xương
- Treo tranh vẽ bộ xương – yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
 + Chỉ các khớp xương có trong hình vẽ (HSK,G)
 * Hình dạng, kích thước các xương có giống nhau không ?
- Kết luận : Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước to, nhỏ khác nhau. 
 HĐ2 : (10’) Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương
 Quan sát hình 2, 3 trả lời các câu hỏi dưới mỗi hình.
- Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ? (Cả lớp)
* Tại sao các em không nên mang xách quá nặng ? (HSK,G)
- Chúng ta cần phải làm gì để xương phát triển tốt ?
* Liên hệ : Tư thế ngồi của 1 số em trong lớp. Giáo dục các em ngồi học ngay ngắn, mang cặp trên hai vai.
 HĐ3 : (3’) Củng cố - Dặn dò 
 - Cần phải làm gì để bộ xương phát triển tốt ? (Bài tập 3/VBT)
 - Tập thể dục vào mỗi buổi sáng
- 2 HS trả lời 2 câu hỏi của cô. Các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe
-HS quan sát tranh vẽ
- Các nhóm thảo lụân. Cử đại diện lên chỉ tranh và nêu tên các xương.
-HSK,G trả lời. (không giống nhau)
- HS lắng nghe.
- Hoạt động theo cặp 
- Khỏi bị cong vẹo cột sống và xương phát triển bình thường
- 2 HS trả lời
- Năng tập thể dục
- HS lắng nghe
- HS chọn ý đúng ghi vào bảng con
- Cả lớp
Tuần 2
Chính tả : (N-V) Làm việc thật là vui
NS : 29/8/2010
NG : 2/9/2010
Thứ năm
I. Mục tiêu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hính thức đoạn văn xuôi.
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài 2 ; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3).
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết chính tả g/gh.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ : (4’) HS viết bảng con : cố gắng, chim sâu
-Đọc thuộc 10 chữ cái : p → y
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : (1’) Vào bài trực tiếp, ghi bài.
b.
 HĐ 1 : (25’) Hướng dẫn nghe viết
 - GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
 - Bài chính tả có mấy câu ?
 - Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ? 
 - Phân tích tiếng khó : quét nhà, nhặt rau
 - HDẫn HS viết bảng con
 - GV đọc, HS viết : Kiểm tra tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút trước khi viết. (đọc lần 1, HS viết, HS viết khoảng 1 chữ đọc lại lần 2, HS viết xong cụm từ đọc HS dò lại)
 - GV đọc lại lần 2.
 - Đổi vở chấm chéo – GV chấm một số bài.
 HĐ2 (8’) Hdẫn HS làm bài chính tả
 Bài 2/SGK : 1 HS đọc yêu cầu đề
 GV đính quy tắc viết chính tả g/gh
 - Tổ chức cho HS thi tiếp sức.
 Bài 3/SGK : Sắp xếp tên 5 bạn HS theo thứ tự bảng chữ cái.
 - HSY đọc lại bảng chữ cái Tiếng Việt.
 HĐ3 : (2’) Củng cố - Dặn dò :
 - Nhận xét bài chính tả.
 - Về nhà chép lại lỗi sai.
- HS viết vào bảng con.
- HS yếu đọc.
- HS lắng nghe, mở sách.
- HS mở sách quan sát.
- Có 3 câu
- Câu 2 có nhiều dấu phẩy nhất.
- HS phân tích VD : ăt – nhăt -nặng -nhặt (HSY) – Cá nhân, đồng thanh.
- HS viết vào bảng con.
- HS làm theo hiệu lệnh của cô.
- HS dò lại.
- HS mở sách ra chấm chéo bài bạn.
- HSK đọc, cả lớp theo dõi.
- HS thầm quy tắc.
- 3 tổ tham gia thi.
- HS đồng thanh yêu cầu đề.
- 1 HS đọc lại thứ tự bảng chữ cài
- HS làm việc cá nhân.
- HS lắng nghe.
Tuần 2
Tập làm văn : Chào hỏi – Tự giới thiệu
NS : 29/8/2010
NG : 3/9/2010
Thứ sáu
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1, BT2).
 - Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài 2
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ : (5’)
 - Bài tập 1/ trang 12 SGK : (HSY)
 - Bài tập 3/ trang 12 SGK : HSK Quan sát tranh kể lại nội dung câu chuyện.
2. Bài mới : 
 HĐ1 : (31’) Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1/ SGK : Đọc yêu cầu đề.
Gợi ý :
 + Khi chào bố mẹ đi học nét mặt em vui vẻ. Gặp thầy, cô em phải lễ phép. Gặp bạn em phải vui vẻ.
 Khi HS nói phải hướng các em thể hiện bằng hành động.
 Bài 2/SGK : Đọc đề
 - Quan sát tranh : Tranh vẽ ai ?
 - Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào ?
 Mít chào Bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào ?
 - Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự nhận xét của các bạn trong tranh.
 Giáo dục HS ra đường gặp thầy cô và người lớn tuổi phải chào. Học hỏi cách tự giới thiệu và chào của các bạn trong tranh.
 Bài 3/SGK : Đồng thanh yêu cầu đề.
 - HS làm việc cá nhân
Chú ý : Làm theo gợi ý ở SGK.
HĐ 2 : (3’) Củng cố - Dặn dò :
 Về nhà gặp bố, mẹ em chào như thế nào ?
- HS trả lời theo câu hỏi của cô
- Nhận xét bài của bạn
- 1 HS đọc yêu cầu đề, cả lớp theo dõi
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp đôi.
- HSY đọc
- HS quan sát tranh vẽ - tìm xem tranh có ? bạn.
- HS quan sát tranh vẽ trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- HSK,G trả lời : Đàng hoàng, lịch sự, bắt tay thân mật như người lớn.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đồng thanh.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS trả lời.
Tuần 2
Toán : Luyện tập chung
NS : 29/8/2010
NG : 3/9/2010
Thứ sáu
I. Mục tiêu :
 - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
 - Biết số hạng ; tổng.
 - Biết số bị trừ ; số trừ ; hiệu.
 - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
** Baif,7/6 Tuyển tập các bài toán hay và khó – Bảo Châu
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ : (5’) Số liền sau số 67, 98
 - Bảng con : 21 + 57 =
 HSY : 21 và 57 gọi là ?
2. Bài mới : 
HĐ1 : Thực hành
 Bài 1/VBT : (7’) Viết theo mẫu
 - Yêu cầu HS thầm mẫu
 Chú ý HSY phân tích thành một số chục và 1 số là đơn vị
 Bài 2/SGK : (7’)
 HS làm vào bảng con theo gợi ý của GV.
 Bài 3/SGK : (8’) Đặt tính rồi tính 
 Củng cố lại số hạng, tổng, SBT, ST, Hiệu : HSTB,Y
 Bài 4/SGK : (10’) Đọc đề
 Gạch 1 gạch dưới cái đã biết, 2 gạch dưới cái chưa biết ?
 Lưu ý : Bám vào câu hỏi làm câu lời giải cho bài toán.
 Bài 6/VBT : Dành HSG (Đố vui)
HĐ 2 : (3’) Củng cố - Dặn dò
 56 – 16 = 
Em chọn kết quả nào cho dưới đây :
 40 50 60
- Về nhà làm bài tập 5/VBT
- HS nêu miệng
- Cả lớp thực hiện bảng con
- HS trả lời
- HS đọc thầm mẫu bài toán
- Làm việc cá nhân
- Đồng thanh yêu cầu đề
- Cả lớp làm bảng con
- Làm vở bài tập – 4 HSTB,Y lên bảng
- 1 HS đọc - cả lớp theo dõi.
- Làm theo yêu cầu
- 1 HSTB lên bảng thực hiện, còn lại làm vở bài tập.
- HSG làm miệng theo yêu cầu của bài toán.
- HS chọn kết quả ghi vào bảng.
Tuần :2
Kể chuyện : PHẦN THƯỞNG
NS : 29/8/2010
NG : 3/9/2010
Thứ sáu
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý SGK, kể lại đựoc từng đoạn của câu chuyện.
 - HSK,G bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài kể chuyện
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ : (5’) 3 HS nỗi tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện “Có công kim”.
2. Bài mới : (35’)
a. Giới thiệu bài : (2’) Vào bài trực tiếp – Ghi đề bài, gọi HS nhắc lại đề.
b. Hướng dẫn kể chuyện (33’)
 HĐ1 : (22’) Kể từng đoạn theo tranh
 - Yêu cầu HS quan sát tranh : tranh vẽ gì ?
 - GV kể toàn bộ câu chuyện.
 - Yêu cầu HS đọc 3 gợi ý SGK
 - Đoạn 1 : đọc thầm gợi ý và quan sát tranh kể đoạn 1 
 + Kể việc làm tốt của Na.
 + Na băn khoăn điều gì ?
 - Đoạn 2,3 : Quan sát 3 tranh tiếp theo, đọc gợi ý 2, 3 và kể theo gợi ý
 - Kể chuyện trước lớp
 + GV tổ chức cho HS kể cá nhân theo nhóm : chỉ định mỗi nhóm 1 em bất kì lên kể trước lớp. Chú ý đối tượng HSY : Cần mớm lời các em bằng câu hỏi gợi ý (T.Vy, Uyên, Mến) VD : Na là một cô bé thế nào ?
 - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp (mỗi nhóm 1 em và kể một đoạn).
 HĐ2 : (8’) Kể toàn bộ câu chuyện
 - Mỗi HS kể một đoạn nối tiếp 
HĐ3 : (3’) Củng cố - Dặn dò 
 - 1 HS có năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện
 - Về nhà tập kể cho người thân nghe.
- 3 HS lên kể trước lớp - Nhận xét
- HS lắng nghe, mở sách. HSY nhắc lại đề bài.
- 2 em cùng bàn quan sát tranh xem tranh vẽ những ai.
- Lắng nghe GV kể
- 3 HSTB đọc
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Từng cá nhân kể (5 em) – HSY kể theo gợi ý của cô.
- HS làm việc nhóm 4
- HS kể theo nhóm cá nhân trước lớp. (4 nhóm) - nhận xét bạn kể
- Kể thi (chọn HSK) – HS còn lại làm BGK
- HSK,G kể nối tiếp trước lớp hết cả câu chuyện.
- HS lắng nghe bạn kể
An toàn giao thông
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ 
I. Mục tiêu :
 - HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
 - Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
 - Đi bộ trên vỉa hè, lề đường, không đùa nghịch dưới lòng đường để bảo đảm an toàn.
 II. Đồ dùng dạy học : 5 phiếu học tập cho HĐ2
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động : (2’) Hát
2. Bài mới :
* HĐ1 : Kiểm tra và giới thiệu bài mới
 - Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em ngã hoặc cả hai bạn đều ngã. Vậy hành vi của bạn ấy thế nào ?
 - Vào bài
* HĐ2 : Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm
 - GV chia lớp làm 5 nhóm và phát 5 phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
 VD : Em và một số bạn đi học về, đến chỗ có vỉa hè rộng, các bạn rủ em chơi đá cầu. Em có cùng chơi không ? Em sẽ nói gì với các bạn ?
 - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Kết luận : Khi đi bộ qua đường, em phải nắm tay người lớn và tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng, đá cầu trên vỉa hè, đường phố và nhắc bạn mình không tham gia vào các trò chơi nguy hiểm đó.
* Hoạt động nối tiếp : Thực hiện tốt những điều em vừa học
- Cả lớp bắt bài hát về giao thông.
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận từng tình huống, tìm cách giải quyết tốt nhất.
 1. Nhờ người lớn ra lấy hộ.
 2. Không đi và khuyên bạn không nên đi.
 3. Nắm vào vạt áo của mẹ.
 4. Không chơi và khuyên các bạn tìm chỗ khác.
 5. Tìm người lớn và nhờ người dẫn qua đường.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc