Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần thứ 29 năm 2012

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần thứ 29 năm 2012

Tuần 29

Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012

(Buổi sáng)

Tiết 1: Chào cờ (T29): Tập trung toàn trường

Tiết 2: TOÁN (T141)

Bài: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.

- Biết đọc viết các số từ 111 đến 200.

- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.

- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.

II. Chuẩn bị:

- GV: - Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132.

- Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK.

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần thứ 29 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Chào cờ (T29): Tập trung toàn trường
Tiết 2: TOÁN (T141)
Bài: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết đọc viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132.
- Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Các số đếm từ 101 đến 110.
- GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu bài
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 200
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự giới thiệu số 111.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
* Bài 1:HS thảo luận và làm bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
* Bài 2:
- Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Hát
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- HS viết và đọc số 111.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
- Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Chữ số hàng chục cùng là 2.
- 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn 3.
- 155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3+ 4: TẬP ĐỌC(T85+86)
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được các câu hỏi trong sgk)
* Giáo dục KNS: - Tự nhận thức.
 - Xác định giá trị bản thân.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
Luyện đoc 
a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu : 
b) Luyện đọc câu:
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn trước lớp:
- Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 4 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
d) Luyện đọc đoạn trong nhóm:
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
đ) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Tiết 2
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 1 HS đọc .
- GV nêu câu hỏi 1:
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- GV nêu câu hỏi 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
- Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất.
- GV nêu câu hỏi 3: Ông nhận xét gì về từng đứa cháu của mình? 
- GV nêu câu hỏi 4: Em thích nhất lã nhân vật nào ? Vì sao?
- GV nhận xét chốt nội dung bài 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Qua câu chuyện các em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chia bài thành đoạn theo hướng dẫn của GV:
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
- HS theo dõi bài trong SGK.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
- HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
(Buổi chiều)
Tiết 1: TOÁN(T142)
Bài: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng, nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
II. Chuẩn bị:
- GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Giới thiệu các số có 3 chữ số.
a) Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
- GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục?
- Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị?
- Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Yêu cầu HS đọc số vừa viết được.
- 243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị.
- Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252.
b) Tìm hình biểu diễn cho số:
- GV đọc số, yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
* Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn: Các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3:
- Tiến hành tương tự như bài tập 2.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà. 
- Có 2 trăm.
- Có 4 chục.
- Có 3 đơn vị.
- 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào bảng con: 243.
- 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: Hai trăm bốn mươi ba.
- 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Làm bài và kiểm tra bài làm của bạn theo yêu cầu của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số.
- Làm bài vào vở bài tập: Nối số với cách đọc.
- 315 – d; 311 – c; 322 – g; 521 – e; 450 – b; 405 – a.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng các từ ngữ: cái vò, tiếc rẻ, vứt, tấm khăn, nhân hậu(MN); chuyến đi xa, trồng, hài lòng(MB).
- Đọc đoạn từ: Còn Việt.........đến xoa đứa cháu nhỏ. Chú ý điều chỉnh giọng đọc để phân biệt lời nhân vật(in đậm) với lời kể chuyện.
- Làm được bài tập 3, 4.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Quan sát giúp HS yếu đọc đúng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 3: Nối tên nhân vật ghi ở cột A với việc làm tương ứng ghi ở cột B.
* Bài 4 : Chọn từ ngữ trong ngoặc để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp.
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu một số bài chấm nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS luyện đọc cá nhân theo cách ngắt hơi ở những chỗ có dấu/.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài theo cặp.
Tiết 3: Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: TOÁN(Tiết 142)
Bài: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000)
II. Chuẩn bị:
- GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.
a) So sánh 234 và 235
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: 
- 234 và 235, số nào bé hơn, số nào lớn hơn?
- Chúng ta sẽ thực hiện so sánh 234 và 235 dựa vào so sánh các số cùng hàng với nhau.
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 234 và 235.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 234 và 235.
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 234 và 235.
- Khi đó ta nói 234 nhỏ hơn 235, và viết 234234
b) So sánh 194 và 139.tương tự
c) So sánh 199 và 215.tương tự
d) Rút ra kết luận: Tổng kết và rút ra kết luận và cho HS đọc thuộc lòng kết luận này.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
* Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3:Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu cả lớp đếm theo các dãy số vừa lập được.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời: 234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông ... a bài. Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS nêu lại quan hệ giữa mét với đêximet, xăngtimet.
- Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
 Dài 10 dm.
- HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
 1 mét bằng 100 xăngtimet.
 HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. 
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
 Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu m?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Cây thông cao là:
5 + 8 = 13 (m)
 Đáp số: 13m
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T29)
BÀI: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐỂ LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối ( BT1; BT2)
- Dựa theo tranh biết đặt và trả lời câu hỏi cụm từ: Để làm gì? ( BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 2.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : Tổ chức cho HS đặt câu hỏi “để làm gì”? 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm .
2. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài .
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập .
* Bài 1: Cho HS quan sát 1 số cây và yêu cầu kể tên các bộ phận của cây ăn quả.
- GV nhận xét sửa lỗi .
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Tìm thêm từ ngữ tả thân cây.
- Chia lớp thành 7 nhóm rễ gốc cành, lá , hoa, quả, ngọn và tìm từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc tinh chất, đặc điểm.
- Đánh giá chung .
-Bài 3: Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
- Nhận xét tuyên dương HS .
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà. 
- 4 HS kể tên các loài cây.
- Thực hiện
+ Nhà bạn trồng xoan để làm gì?
+ Trồng để lấy gỗ làm nhà.
- Nhận xét bổ sung.
- Quan sát
- Thảo luận theo cặp đôi
- Vài cặp thực hiện chỉ trên tranh
- 2 HS đọc câu mẫu
- Xù xì, nham nháp, ram ráp, nhẵn bóng.
- Thảo luận theo nhóm.
- Báo cáo kết quả
+ Rễ: dài, ngoằn ngoèo, gồ ghề.
+ Gốc: To sồ sần sùi, mập mạp.
+ Cành: Xum xuê, cong queo, trơ trụi.
+ Lá: Xanh biếc, tơ non, mỡ màng.
+ Hoa: Vàng tươi, đỏ rực.
+ Quả: Vàng, đỏ ối, chi chít.
+ Ngọn: Chót vót, thẳng tắp.
- Nhận xét bổ sung thêm.
- Quan sát và thảo luận đặt câu hỏi trả lời theo cặp .
+ Bạn gái tưới cây.
+ Bạn gái tưới cây để làm gì?
+ Cây tươi tốt/ Xanh tốt..
+ Bạn Nam bắt sâu để làm gì?
+ Bảo vệ cây diệt sâu ăn lá.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TẬP VIẾT(T29)
Bài: CHỮ HOA A –Kiểu 2
I. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa A –kiểu 2(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ);chữ và câu ứng dụng :Ao(1 dòng cỡ vừa dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần)
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu A hoa kiểu 2. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS: Bảng, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ A hoa kiểu 2 
- Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li? 
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ A hoa kiểu 2 và miêu tả: - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Ao liền ruộng cả.
- Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- HS viết bảng con: Ao 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS quan sát
- 5 li.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- HS viết bảng con: Ao
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng các từ ngữ: không xuể, rắn hổ mang, giận dữ.
- Đọc đoạn từ: Rễ cây nổi lên mặt đất.........đến như ai đang cười đang nói. Chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu / và nghỉ hơi ở chỗ có dấu //.
- Làm được bài tập 3, 4.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Quan sát giúp HS yếu đọc đúng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 3: Khoanh tròn các chữ cái trước dòng từ ngữ cho biết cây đã sống rất lâu :
a- Cây đa nghìn năm.
b- Thân cây đa là cả một toà cổ kính.
c- Cây đa nghìn năm, thân cây là một toà cổ kính.
d- Cành cây lớn hơn cột đình, ngọn chót vót giữa trời xanh.
* Bài 4 : Nối tên bộ phận cây ghi ở cột A với từ ngữ miêu tả tương ứng ở cột B.
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu một số bài chấm nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS luyện đọc cá nhân theo cách ngắt nghỉ hơi ở những chỗ có dấu/ và dấu //.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài theo cặp.
(Buổi chiều)
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN(T29)
Bài: ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TLCH
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1)
- Nghe GV kể ,trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2)
* Giáo dục KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hoá.
 - Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống của bài.
- Nhận xét và cho điểm tiết học.
* Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
Sự tích hoa dạ lan hương
 Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
 Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
	Theo Trần Hoài Dương
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi sgk.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
- Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
- Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TOÁN
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Biết cách đọc, viết các số có 3 chữ số .
- Biết so sánh các số có 3 chữ số. Biết sắp xếp các số có 3 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II. Chuẩn bị:
- HS: VBT củng cố KT và KN.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS làm bài trong VBT củng cố KT và KN trang 26.
* Bài 1:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
* Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho HS.
* Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Quan sát giúp HS làm bài.
2. Thu bài chấm nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Khoanh vào số bé nhất, số lớn nhất.
 Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Viết cm hoặc m vào chỗ chấm cho thích hợp:
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆNVIẾT
I. Mục tiêu :	
- Rèn kĩ năng viết chữ.
- Biết viết chữ hoa Y một dòng vừa và nhỏ. Một dòng chữ A (kiểu 2) vừa và nhỏ.
- Biết viết 1 dòng Yêu quý cha mẹ cỡ nhỏ. 1 dòng Anh em như chân với tay cỡ nhỏ. 
II. Chuẩn bị :
- GV chữ mẫu.
- HS vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn luyện viết.
- GV yêu cầu HS viết chữ hoa Y, A theo cỡ vừa và nhỏ.
- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng.
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát giúp HS yếu.
- GV thu vở chấm một số bài nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết bài vào vở ô li.
Tiết 4: Thể dục 
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Giáo viên bộ môn dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doctian 29 lop 2.doc