Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần thứ 25 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần thứ 25 (chuẩn)

Tiết 1,2: Tập đọc : SƠN TINH – THỦY TINH Tiết 73,74

A.Mục tiêu

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 + Đọc trôi chảy toàn bài .Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ dài .

 + Biết đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật .

 -Rèn kĩ năng đọc, hiểu :

 + Hiểu những từ ngữ khó : cầu hôn, lễ vật , ván , nếp

 + Hiểu nội dung bài : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra , đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt .

- Giáo dục hs hiểu nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.

B. Chuẩn bị :

 GV: Tranh minh họa trong bài .

 - Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ ( chia nhỏ câu 3 ).

 HS : SGK

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần thứ 25 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
THÖÙ
MOÂN
BAØI
Thöù 2
Taäp ñoïc
Taäp ñoïc
Toaùn
Aâm nhaïc
Sôn Tinh – Thuûy Tinh
Sôn Tinh – Thuûy Tinh
Moät phaàn naêm
GV boä moân
Thöù 3
Toaùn 
Keå chuyeän
Chính taû
Thuû coâng
Taäp vieát
Luyeän taäp
Sôn Tinh – Thuûy Tinh
TC: Sôn Tinh – Thuûy Tinh
Laøm daây xuùch xích trang trí
Chöõ hoa V
Thöù 4
Taäp ñoïc
Toaùn
LTVC
Mó thuaät
Beù nhìn bieån
Luyeän taäp chung
Töø ngöõ veà soâng bieån. ñaët vaø traû lôøi caâu hoûi: Vì sao
Gv boä moân
Thöù 5
Theå duïc
Theå duïc
Toaùn
TNXH
GVBM
GVBM
Giôø, phuùt
Moät soá loaøi caây soáng treân caïn
Thöù 6
Toaùn
Chính taû
Taäp laøm vaên
Ñaïo ñöùc
Sinh hoaït lôùp
Thöïc haønh xem ñoàng hoà
N-V: Beù nhìn bieån
Ñaùp lôøi ñoàng yù. Quan saùt tranh, traû lôøi caâu hoûi.
Thöïc haønh giöõa HKII
Ngày soạn: 24/2/2013
Ngày dạy :Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013
Tiết 1,2: Tập đọc : SƠN TINH – THỦY TINH Tiết 73,74 
A.Mục tiêu
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 + Đọc trôi chảy toàn bài .Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ dài .
 + Biết đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật .
 -Rèn kĩ năng đọc, hiểu :
 + Hiểu những từ ngữ khó : cầu hôn, lễ vật , ván , nếp  
 + Hiểu nội dung bài : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra , đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt .
- Giáo dục hs hiểu nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
B. Chuẩn bị :
 GV: Tranh minh họa trong bài .
 - Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ ( chia nhỏ câu 3 ).
 HS : SGK
 C. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : Voi nhà
- Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ?
+ Con voi đã giúp họ như thế nào ? 
- Giáo viên nhận xét 
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài : Sơn Tinh Thủy Tinh 
2.2. Luyện đọc : 
- GV đọc mẫu bài :
Đoạn 1 :Giọng đọc thonh thả , trang trọng lời vua Hùng dõng dạc .
- Đoạn tả cuộc chiến đấu của giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh giọng hào hùng , nhần giọng các từ ngữ : tuyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao,đùng đùng tức giận , hô mưa, gọi gió, bốc, dời, rút lui, chịu thua . 
 - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
a. Đọc từng câu : 
-Luyện đọc từ khó : tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, lễ vật, cơm nếp, chặn , ván .
b.Đọc từng đoạn
-Luyện đọc câu .
-Gọi học sinh đọc từ chú giải .
c. Đọc từng đoạn trong nhóm .
d.Thi đọc giữa các nhóm .
TIẾT 2
3.Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc bài
- Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng như thế nào ?
+Những ai đến cầu hôn Mỵ Nương? 
+ Em hiểu chúa miền non cao là thần gì?
+ Vua vùng nước thẳm là gì?
- Sơn Tinh là thần núi-Thủy Tinh là thần nước .
- Hùng Vương phân xử hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
+Lễ vật gồm những gì ?
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần .
+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách
 nào ?
+ Cuối cùng ai thắng ?
+Người thua đã làm gì ?
- Gọi học sinh đọc câu hỏi
- Cho học sinh thảo luận nhóm . 
- Câu chuyện nói lên một điều có thật : nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường .
- Các ý: Mỵ Nương rất xinh đẹp ,Sơn Tinh rất tài giỏi đúng với những điều kể trong truyện nhưng chưa chắc là có thật mà do nhân dân ta tưởng tượng nên .
+Nội dung bài nói lên điều gì ?
4.Luyện đọc 
-Cho học sinh đọc lại truyện . 
-Cho học sinh thi đọc .
5.Củng cố- dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về xem trước bài tuần sau .
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
-Học sinh theo dõi đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu 
-Học sinh đọc cá nhân – đồng thanh.
-Học sinh đọc từng đoạn.
-Học sinh đọc cá nhân –đồng thanh.
+ Một người là Sơn Tinh ,/chúa miền non cao ,/ còn người kia là Thủy Tinh ,/ vua vùng nước thẳm .// 
+Hãy đem đủ một ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/gà chín cựa , ngựa chín hồng mao .//
 - 1 học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa 
- Học sinh từng đoạn trong nhóm .
- Học sinh thi đọc cá nhân , đồng thanh cả bài .
- 1học sinh đọc toàn bài .
-  một người chồng tài giỏi..
- Sơn Tinh chúa miền non cao. Thủy Tinh vua vùng nước thẳm.
-  là thần núi . 
- thần vũng nước thẳm là thần nước 
-Vua giao hẹn :Ngày mai ai đem đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mỵ Nương 
-Một trăm ván cơm nếp , hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà,gà chín cựa , ngựa chín hồng mao .
- Thần hô mưa , gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa, ruộng đồng.
+Thần bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ , nâng đồi núi lên cao .
+Sơn Tinh thắng .
+Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh gây lũ lụt khắp nơi.
-Học sinh phát biểu.
- Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh gây ra và phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lũ lụt .
- 2,3 nhóm thi đọc lại truyện theo các vai .
Tiết 3 : Toán: 	 MỘT PHẦN NĂM Tiết 121
 A .Mục tiêu 
 - Giúp học sinh nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “một phần năm” , biết viết và đọc 1/5 .
 - Biết thực hành chia 1 nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau
 - Giáo dục HS yêu thích học toán, hiểu và biết ứng dụng vào cuộc sống.
 B. Chuẩn bị :
 GV:Bìa hình vuông , hình tròn , hình tam giác đều
 HS : SGK
 C. Tiến trình dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : Bảng chia 5
- Gọi học sinh đọc bảng chia 5 .
-Cho học sinh giải BT3
-Nhận xét , ghi điểm .
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài : Một phần năm
2.2. Giáo viên giới thiệu hình vuông và cho học sinh quan sát nhận xét :
+ Hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau ? Trong đó mấy phần được tô màu ?
- Một phần năm viết là :
- Giáo viên kết luận :Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau ,lấy đi một phần (tô màu ) được hình vuông . 
 Đọc là một phần năm . 
 3.Thực hành
 Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình A, B,C,D và trả lời đúng đã tô màu hình nào ?
- Cho HS nêu 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai. 
-Hình B đã tô màu 2/ 6 hình tức là 1/3 của hình.
-Hình C được chia thành 6 phần và tô màu 1 phần tức là đã tô 1/6 hình .
4.Củng cố- dặn dò
-Trò chơi “ Thi vẽ “ Cho 2 nhóm thi vẽ và tô màu số hình đội vẽ . 
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm vẽ nhanh , đúng nhất .
- Nhận xét tiết học .Về nhà làm tiếp BT2. Chuẩn bị bài : Luyện tập 
- 2học sinh đọc bảng chia 5 .
- 1 học sinh làm bảng lớp , cả lớp làm vở nháp .
 Số bình hoa có là :
 15 : 5 = 3 ( bình )
 Đáp số : 3 bình hoa
- Học sinh quan sát hình vuông .
- Hình vuông được chia thành năm phần bằng nhau ,trong đó có 1phần được tô màu .Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông .
- 1 học sinh đọc nhắc lại .
 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài . 
- Đã tô màu 1/5 hình vuông A .
- Đã tô màu 1/5 hình tam giác : D
Tiết 4: Mĩ thuật : GVBM
Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013
 Tiết 1: Toán : LUYỆN TẬP Tiết 122
A.Mục tiêu 
 - Thuộc bảng chia 5, rèn kĩ năng vận dụng bảng chia đã học . 
 - Biết giải bài toán có 1 phép chia ( trong bảng chia 5 )
 - Giáo dục HS ham học toán,. Trình bày bài khoa học, cẩn thận.
 B.Chuẩn bị 
 GV: Bảng phụ .
 HS : SGK, bảng con
 C. Tiến trình dạy học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Bài cũ : Một phần năm 
-Gọi học sinh đọc bảng chia 5
- Cho học sinh thực hiện phép tính 
 20 : 5 15 : 5 45 : 5
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS 
-Nhận xét , ghi điểm .
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài : Luyện tập 
2.2. Luyện tập
Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
 -Hướng dẫn học sinh tính nhẩm dựa vào bảng chia 5 .
-Giáo viên nhận xét, chữa bài .
 Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng nhân 5, chia 5 rồi tính kết quả .
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
 Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
 Tóm tắt :
bạn : 35 quyển 
1 bạn : quyển ? 
+ Muốn biết 1 bạn có bao nhiêu quyển ta làm thế nào ?
- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. Gv chấm điểm 1 số em làm nhanh
 4.Củng cố- dặn dò
- Gọi 1 học sinh đọc bảng chia 5 .
- Nhận xét tiết học .
-Về nhà làm tiếp BT 4,5 . Chuẩn bị bài : Luyện tập 
- 2 học sinh đọc bảng chia 5
- 3 học sinh làm bảng lớp , cả lớp làm bảng con.
 20 : 5=4 15 : 5 =3 45 : 5=9
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài .
- Học sinh Tiếp nối nhau nêu kết quả
 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3
 30 : 5 = 6 45 : 5 = 9
 20 : 5 = 4 25 : 5= 5
 35 : 5 = 9 50 : 5 = 10 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài . 
- Học sinh thực hiện theo Y/C của GV .
5 x 2 = 10 5x 3 = 15 
10 : 5= 2 10 : 3 = 5
10 : 3 = 5 15 : 3 = 5
5 x 4 = 20 5 x 1 = 5
20 : 5 = 4 5 : 5 = 1
20 : 4 = 5 5 : 1 = 5
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài . 
1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
 Bài giải 
 Một bạn có số quyển vở là :
 35 : 5 = 7 ( quyển ) 
 Đáp số : 7 quyển 
 ..
 Tiết 2: Kể chuyện : SƠN TINH THỦY TINH Tiết 25
A. Mục tiêu 
 - Rèn kĩ năng nói : Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện . Biết kể lại được từng câu chuyện theo tranh .Biết phối hợp lời kể với giọng điệu,cử chỉ , điệu bộ thích hợp .
 - Rèn kĩ năng nghe : tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc kể , nhận xét được lời kể của bạn 
 - Giáo dục hs ham học tiết kể chuyện, ham đọc sách để nâng cao kiến thức.
 B.Chuẩn bị:
 GV: 3 tranh minh họa trong sách giáo khoa .
 HS : Tập kể câu chuyện
 C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ Quả tim khỉ 
-Gọi học sinh kể câu chuỵên .
-Giáo viên nhận xét, cho điểm .
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài : Sơn Tinh Thủy Tinh 
2.2. Hướng dẫn kể chuyện .
- Gọi học sinh đọc yêu cầu . 
- Cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa .Nêu câu hỏi gợi ý 
+ Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh Thủy Tinh .
+ Tranh 2 : Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mỵ Nương về núi.
+ Tranh 3 : Vua Hùng tiếp hai thần Sơn Tinh và Thủy Tinh . 
- Cho học sinh xếp lại các tranh theo thứ tự .
2.3. Kể lại từng đoạn truyện
-Cho học sinh thi kể trong nhóm . 
-Giáo viên nhận xét .
2.4.Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện
-Giáo viên nêu yêu cầu và chia nhóm,
mỗi nhóm 3 em và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện trong nhóm . 
- Cho học sinh kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện .
 -Giáo viên nhận xét ,  ... ả lời .
- Các nhóm thảo luận theo nhóm .
- Đại diện nhóm báo cáo .
- Học sinh thảo luận nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày.
+Cây mít : thân thẳng có nhiều cành lá Quả mít to , có gai ,cho quả để ăn .
+ Cây phi lao:Thân tròn , thẳng ,lá dài, ít cành , có lợi chắn gió chắn cát. 
+ Cây ngô : Thân mền ,không có cành, có lợi cho bắp để ăn .
+Cây đu đủ : thân thẳng ,có nhiều cành. Cho quả để ăn .
 +Cây thanh long : Có hình dạng giống như cây xương rồng quả mọc đầu cành, cho quả để ăn.
+Cây sả : Không có thân , chỉ có lá,lá dài.Cho củ để ăn.
+Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ-cho củ để ăn. 
-Cây mít , đu đủ , thanh long .
-Cây ngô , lạc.
-Cây mít , bàng , xà cừ.
-Cây sả .
-Cây bạch đàn, thông .
-Tía tô, bạc hà , nhọ nồi, đinh lăng .
 Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013
 Tiết 1 : Toán : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ Tiết 125
 A.Mục tiêu 
 - Rèn kĩ năng xem đồng hồ ( khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 ) .
 - Củng cố nhận biết các đơn vị đo thời gian : giờ, phút ; phát triển biểu tượng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút .
- Ham thích học toán:
B.Chuẩn bị
 GV: Mô hình đồng hồ
 HS: SGK , mô hình đồng hồ
 C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : giờ , phút 
- Giáo viên dùng mô hình đồng hồ quay , gọi học sinh đọc 
 5 giờ 30 phút, 7 giờ 15 phút ; 10 giờ rưỡi .
 -Nhận xét , ghi điểm 
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài : Thực hành xem đồng hồ .
 2.2. Thực hành 
Bài 1: Gọi học đọc Y/C của bài
- Giáo viên hướng dẫn học quan sát lần lượt từng đồng hồ và tự nêu : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
-Giáo viên nhận xét chữa bài .
Bài 2: 
-Giáo viên hướng dẫn mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào . 
-Cho học sinh quan sát .
-Giáo viên nhận xét chữa bài .
Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ 
-Gọi học sinh lên dùng mô hình , quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 2 giờ , 1 giờ 30 phút, 6 giờ 15 phút , 5 giờ 30 phút . 
 4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem trước tiết Luyện tập
-2 học sinh lên bảng đọc .
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài .
- Học sinh quan sát và lần lượt nêu 
Đồng hồ a : chỉ 4 giờ 15 phút 
Đồng hồ b : chỉ 1 giờ 30 phút
Đồng hồ c : chỉ 9 giờ 15 phút 
Đồng hồ d : chỉ 8 giờ 30 phút 
- Học sinh quan sát và nêu :
+ Đồng hồ a chỉ 1 giờ 30 phút ứng với đồng hồ a .
 + An vào học lúc 13 giờ 30 phút ( tức là 1 g 30 phút chiều )
 + Đồng hồ d ứng với câu b : An ra chơi lúc 15 giờ ( tức là 3 giờ chiều )
 + Đồng hồ b ứng với câu c : An tan học tiếp lúc 16 g 30 phút ( 4 giờ 30 chiều )
 + Đồng hồ e ứng với câu c : An lúc 16g 30 phút 
- Học sinh dùng mô hình quay kim trên mặt đồng hồ chỉ : 2 giờ , 1 giờ 30 phút, 6 giờ 15 phút , 5 giờ 30 phút . 
 Tiết 2 : Chính tả : ( Nghe- viết ) BÉ NHÌN BIỂN Tiết 50
 A. Mục tiêu 
 - Nghe – viết chính xác , trình bày đúng 3 khổ thơ của bài : Bé nhìn biển 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu ch/ tr ; thanh hỏi/ thanh ngã .
 - Ham thích môn học
 B.Chuẩn bi:
 GV: Bảng phụ..
 HS: Bảng con , VBT 
 C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : Sơn Tinh Thủy Tinh 
-Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ Cọp , gốc cây , trói ,lấy rơm .
- Nhận xét, ghi điểm .
2.Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài : Nghe – viết chính xác , không mắc lỗi bài : Bé nhìn biển . 
2.2. Hướng dẫn viết chính tả 
- Giáo viên đọc bài chính tả 
- Gọi học sinh đọc lại bài .
 a. Giúp học sinh nắm nội dung bài 
+ Lần đầu tiên ra biển bé nhìn thấy gì ?
b.Hướng dẫn trình bày 
 + Bài thơ có mấy khổ thơ ?Mỗi khổ có bao nhiêu câu ? Mỗi câu có mấy chữ ?
+ Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
+ Giữa các khổ thơ viết như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó .
+ Cho học sinh viết bảng : giằng, rung, khiêng sóng lừng , nghỉ hè, bễ, thở .
d.Viết bài 
+ Giáo viên đọc bài thong thả , mỗi câu đọc 3 lần .
e. Soát lỗi 
+ Giáo viên đọc lại bài , dừng lại phân tích những tiếng khó .
g.Chấm bài .
+ Thu và chấm một số bài , số còn lại để chấm sau .
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : ( lựa chọn )
-Giáo viên chọn phần a.
- Chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy , yêu cầu các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên .
Bài 3 : Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài . 
-Cho học sinh làm bài vào VBT .
-Giáo viên nhận xét , chữa lỗi.
4.Củng cố- dặn dò 
- Hôm nay viết bài gì ? 
- Nhận xét tiết học . Những em nào sai 3 lỗi trở lên về nhà viết lại bài và làm tiếp BT2b, BT3b xem trước bài : Tôm Càng và Cá Con 
- 2học sinh viết bảng , cả lớp viết bảng con .
- 2,3 học sinh đọc lại bài .
- Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con .
-Có 3 khổ thơ-mỗi khổ thơ có 4 câu thơ- mỗi câu có 4 chữ .
- Viết hoa .
- Để cách 1 dòng .
- 2 học sinh viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con từ khó .
- Học sinh lắng nghe viết bài vào vở .
- Học sinh tự kiểm tra bài .
1học sinh đọc yêu cầu bài .
- Tên cá bắt đầu âm ch : cá chép , cá chuối, cá chim, cá chày, cá chạch , cá chình, cá chuồn
- Tên cá bắt đầu âm tr : cá tra, cá trê, cá trích , cá trắm , cá trôi,
- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT .
Cú , trường , chân .
 Tiết 3 : Tập làm văn : ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý QUAN SÁT TRANH VÀ 
 TRẢ LỜI CÂU HỎI Tiết 25
 A.Mục tiêu 
 - Biết đáp lại lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường .
 - Quan sát tranh một cảnh biển , trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh .
 - Ham thích môn học
 B. Chuẩn bị:
 GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 
 HS: SGK.
 C. Tiến trình dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : 
 -Cho học sinh làm bài 3 .
- Nhận xét.
2.Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài : Đáp lời đồng ý – quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
2.2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Cho học sinh đọc lại đoạn hội thoại .
+ Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố 
Dũng ?
+ Lúc đó bố dũng trả lời thế nào ?
+ Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
+ Lời của bố Dũng là lời khẳng định 
( đồng ý với ý kiến của Hà ) để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng , Hà đã nói thế nào ? 
- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý , chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành . 
Bài 2 : (miệng )
-Cho học sinh đọc yêu cầu bài .
-Giáo viên cho học sinh ngồi cạnh nhau cùng tìm lời đáp thích hợp từng tình huống .
-Gọi 1 số cặp học sinh đóng lại tình huống a, b. 
-Nhận xét , chữa sai .
Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
-Treo tranh minh họa và hỏi bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:
+ Sóng biển như thế nào ?
+ Trên mặt biển có gì ?
+Trên bầu trời có những gì ? 
-Nhận xét , cho điểm học sinh .
4.Củng cố- dặn dò 
-Hôm nay chúng ta học bài gì ?
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà luyện tập thêm đáp lại lời đồng ý , chuẩn bị bài : Đáp lời đồng ý Tả ngắn về biển .	
- 2 học sinh lên làm bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài .
- 2 học sinh đọc phân vai lần 2 .
- Hà nói : Cháu chào bác ạ .Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng .
- Bố dũng nói : Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy .
- Đó lời đồng ý.
- Cháu cảm ơn bác, cháu xin phép bác ạ.
- Một số học sinh nhắc lại. 
- 1 cặp học sinh thực hiện đóng vai tình huống .
a.Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó sau khi dùng xong./ Cảm ơn cậu ./ Cậu tốt quá./Tớ cầm nhé./ Tớ cảm ơn cậu nhiều .
b. Cảm ơn em/ Em ngoan quá / Em tốt quá .
- Cho từng cặp trình bày .
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Bức tranh vẽ cảnh biển .
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời câu hỏi .
- Sóng biển cuồn cuộn/ Sóng biển dập dờn / Sóng biển nhấp nhô/ Sóng biển tung tăng 
- Trên mặt biển có tàu thuyềng đang căng bườm ra khơi đánh cá ./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi / Thuyền dập dờn trên biển , hải âu tung cánh trên bầu trời xanh thẳm . 
- Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm .Xa xa , từng đàn hải âu bay về phía chân trời .
Tiết 4: Đạo đức: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II Tiết 25
 A- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học
 B- Các hoạt động dạy – học:
 Tiến hành thực hành
 1- GV Y/C học sinh nêu tên các bài đã học:
+ Trả lại của rơi
+ Biết nói lời Y/C đề nghị
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
 - Cho cả lớp thảo luận theo nhóm
 - GV nêu câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày.
 + Khi nhặt được của rơiem phải làm thế nào ?
 + Khi nhờ hoặc mượn một vật gì của người khác thì em phải nói như thế nào ?
 + Khi nhận hoặc gọi điện thoại, em cần có thái độ như thế nào ?
 + Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây:
 - Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà
 - Có điện thoại gọi cho bố,khi bố đang bận
 - Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra thì chuông điện thoại reo
 2-Củng cố – dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị :Lịch sự khi đến nhà người khác
Tiết 5 : Sinh hoạt : NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 
I.Mục tiêu
 -Giáo dục học sinh biết nghiêm túc trong giờ sinh hoạt , biết khắc phục tồn tại và duy trì ưu điểm.Giúp học sinh thực hiện tốt bảng cam kết an ninh học đường.Lễ phép với mọi người xung quanh.Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, biết bảo vệ của công.
 - HS nắm được phương hướng tuần 26.
 II. Hoạt động dạy học
 1.Cả lớp hát : Bốn phương trời 
 2.Tổ trưởng các tổ lần lượt báo cáo.
 3. Lớp trưởng nhận xét.
 4.GV nhận xét :
 * Đạo đức :.Các em chăm , ngoan , lễ phép , thực hiện đúng nội quy của nhà trường.Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường .Các em đi học chuyên cần,không vắng trường hợp nào .Biết đoàn kết thân ái với bạn bè.thực hiện tốt vòngtay bè bạn.Biết bảo vệ của công .
 *Học tập: Cả lớp đã giấy lên phong trào thi đua học tập tốt. Ra lớp hiểu bài vào lớp thuộc bài. Nhiều em đã đạt bông hoa điểm 10 để tặng cô, tặng mẹ nhân ngày 8-3. Biết giúp đỡ những bạn học yếu vươn lên trong học tập. 
 -Tuy nhiên còn 1 vài em hay nghỉ học. 
 * Hoạt động khác :Thực hiện tốt sinh hoạt đầu giờ. 
4.Phương hướng tuần 26 .
 - Thực hiện theo kế hoạch của đội và của nhà trường đề ra .
 - Duy trì nề nếp của lớp . 
 - Không chạy nhảy , xô đẩy lẫn nhau. 
 - Bao bọc sách vở cẩn thận .Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 5. Cả lớp bình xét HS có ý thức để tuyên dương .
 6. Cả chơi trò chơi xì điện:.
 7.Dặn dò
 - Về nhà thực hiện tốt lời cô dặn dò, chuẩn bị bài cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 2TUAN 25CKTKN(1).doc