Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 22 năm 2012

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 22 năm 2012

Tuần 22

 Ngày soạn: 12/ 2/ 2012

 Ngày giảng: Thứ hai 13/2/2012

Tiết 1.Chào cờ.

Tiết 2.Toán: (Tiết 106)

 LUYỆN TẬP CHUNG

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần

được hình thành

- Biết Rút gọn được phân số.

Quy đồng được mẫu số hai phân số - Làm được BT 1, 2, 3(a, b, c) HSKG làm được BT3 còn lại Và BT4.

I. Mục tiêu:

- Rút gọn được phân số.

- Quy đồng được mẫu số hai phân số

- Làm được BT 1, 2, 3(a, b, c) HSKG làm được BT3 còn lại Và BT4.

II. Đồ dùng : Bộ đồ dùng toán.

III. Hoạt động dạy học.

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Ngày soạn : 12/ 2/ 2012
 Ngày giảng : Thứ hai 13/2/2012
Tiết 1.Chào cờ.
Tiết 2.Toán : (Tiết 106)
 Luyện tập chung
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết Rút gọn được phân số.
Quy đồng được mẫu số hai phân số
- Làm được BT 1, 2, 3(a, b, c) HSKG làm được BT3 còn lại Và BT4.
I. Mục tiêu:
Rút gọn được phân số.
Quy đồng được mẫu số hai phân số
Làm được BT 1, 2, 3(a, b, c) HSKG làm được BT3 còn lại Và BT4.
II. Đồ dùng : Bộ đồ dùng toán.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ:
- Quy đồng mẫu số các phân số sau
a) và b) , và 
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn Hs:
Bài 1 ( 118 ) Rút gọn các phân số
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
Bài 2 ( 118 ) Trong các phân số dưới đây phân số nào bằng 
Phân số ; ; ; 
- Gọi HS nhận xét, đánh giá. 
 Bài 3( 118) Quy đồng mẫu số các phân số.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 4 HS làm bảng nhóm. 
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 Bài 4 ( 118 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp ( 2 phút )
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3.Kết luận: HS nêu cách rút gọn phân số
- GV nhận xét giờ học
 - Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài.
- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp, nhận xét đánh giá
- HS đọc yêu cầu bài, cả lớp làm vào vở, 2 HS làm bảng.
- cả lớp nhận xét đánh giá
- = ; = ; = ; = 
- HS đọc yêu cầu bài, làm bài vào vở, gọi HS nêu kết quả
- HS rút gọn từng phân số
- phân số và bằng phân số 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, HS làm bảng nhóm làm xong dán bảng, cả lớp nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ, rồi trả lời câu hỏi
- HS đọc các phân số trong mỗi hình vẽ
a) ; b) c) d) 
hình b tô màu số sao 
Tiết 3.Tập đọc: 
 Sầu riêng
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. 
-Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây . 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. 
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng:
- Tranh ảnh về cây trái sầu riêng 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài Bè xuôi sông La, trả lời câu hỏi SGK	
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn Hs:
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: Sầu riêng, quyện, toả, rộ
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi câu sầu riêng thơmmật ong già hạn.
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp ( 2 phút )
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: 
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
+ Sầu riêng có những hương vị như thế nào?
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
- HS đọc đoạn 2,3 
+ Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả và dáng cây sầu riêng?
+ Đoạn 2,3 cho ta biết điều gì?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
* Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc lại bài
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 của bài
+ GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc.
- Cho HS đọc bài theo nhóm đôi (2 phút )
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Bài văn cho ta biết điều gì?
 - Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
Đọc bài, nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc bài, cả lớp nghe
- HS nghe GV chia đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc đoạn 1.
- Miền Nam
* Sầu riêng của Miền Nam có hương vị đặc biệt.
* Nét đặc sắc của hoa sầu riêng và dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng.
- Sầu riêng là trái quý của Miền Nam/ hương vị quyến rũ đến kì lạ/. Đứng ngắm cây sầu riêng.kì lạ này
- 3 HS đọc bài, lớp theo dõi tìm giọng đọc
- HS luyện đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, đánh giá.
- Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
Tiết 4: Đạo đức. Bài 10
 Lịch sự với mọi người (Tiết 2) 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết được vì sao cần phải lịch sự với mọi người, biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Có thái độ tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh, đồng tình với những người biết cư sử lịch sự. 
I/ Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải lịch sự với mọi người, biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Có thái độ tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh, đồng tình với những người biết cư sử lịch sự. 	
II/ Đồ dùng : Thẻ màu, vở bài tập
III/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ:
- Thế nào là lịch sự với mọi người?
- Vì sao cần lịch sự với mọi người?
- HS nhận xét, đánh giá.
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn HS:
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến bài tập 2.
- GV chia 4 nhóm cho HS thảo luận.
* Hoạt động 2: Đóng vai bài tập 4
- GV chia nhóm, HS tiếp tục trao đổi và đóng vai theo 2 tình huống SGK
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 3: bài tập 5
- GV: Lời nói không mất tiền mua nhưng khi nói năng cần phải tế nhị, nhẹ nhàng để cho vừa lòng mọi người.
3.Kết luận:	
- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người? 
- GV nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau.
HS nêu
- HS đọc nội dung bài tập 2
- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Các ý c,d là đúng; ý a, b, đ là sai
- Các nhóm đóng vai trước lớp, cả lớp nhận xét đánh giá cách giải quyết
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS giải thích câu tục ngữ
 Ngày soạn: 13/ 2/ 2012
 Ngày giảng: Thứ ba 14/2/2012
Tiết 1.Toán: (Tiết 107)
 So sánh hai phân số cùng mẫu số
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- HS biết hai phõn số cú cựng mẫu số.
- Biết so sánh 2 PS có cùng MS.
- Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1. 
I . Mục tiêu:
- Biết so sánh 2 PS có cùng MS.
- Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ
2.Phát triển bài
a. So sánh 2 PS cùng MS
	A	C	D	B
Hoạt động của học sinh
- Quan sát hình vẽ.
- AC = 2/5 AB
AD = 3/5 AB
- So sánh độ dài đoạn thẳng AC, AD?
- AC < AD
 hay
- So sánh 2 PS có cùng mẫu số?
HS tự nêu (SGK)
b. Thực hành:
B1: So sánh 2 PS
- Làm bài cá nhân:
B2: So sánh các PS với 1
+ TS bé hơn MS thì PS bé hơn 1
+ TS lớn hơn MS thì PS lớn hơn 1
-HS làm bài vào vở.
B3: Viết các PS bé hơn 1, có MS là 5 và TS ạ 0
- Viết các PS
3. Kết luận:
- NX chung tiết học
- Ôn và làm lại bài
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2.Chính tả: (nghe-viết)
 	Bài viết: Sầu riêng
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Biết nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích 
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh), hoặc BT2 a/b. 
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh), hoặc BT2 a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a.bài tập 3, vở bài tập
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
*Ôn bài cũ
- HS viết 5 từ bắt đầu bằng r/d/gi
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn Hs:
* Hướng dẫn nghe viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Cho HS viết từ khó ra nháp.
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: 
- GV đọc bài cho HS viết
- GV quan sát, uốn nắn
- GV đọc bài, HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- Chấm chữa bài, nhận xét.
* Luyện tập:
 Bài tập 2a ( 35 ) Điền vào chỗ trống l/n
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 1HS làm phiếu.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài.
 Bài 3 b. ( 35 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 2 HS làm phiếu.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài.
3. Kết bài:
+ Tìm trong bài những tiếng bắt đầu l/n b
- Gv nhận xét giờ
 - Viết lại những lỗi viết sai, học thuộc lòng hai khổ thơ BT 2
- 2 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi
- HS luyện viết một số từ dễ viết sai: Trổ, toả khắp hao hao, lác đác, nhuỵ
- HS viết từ khó ra nháp
- HS đọc các từ khó.
- HS viết bảng con
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1HS làm phiếu.
a. Nên bé nào thấy đau/ Bé oà lên nức nở
- HS đọc 2 khổ thơ và nêu nội dung 2 
khổ thơ
( cậu bé bị ngã, không thấy đau.Tối mẹ về xuýt xoa thương xót mới oà khóc nức nở vì đau.
- HS nhận xét đánh giá
- HS làm phiếu dán bảng
- HS đọc kết quả: Nắng, trúc xanh, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức.
Tiết 3. Luyện từ và câu:
 Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? 
I . Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2)
- HSKG viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ:
? Đặt 3 câu kể ai thế nào về 1 loại hoa mà em thích.
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại ND bài 42 (ghi nhớ).
- 2, 3 học sinh đặt câu.
2.Phát triển bài: 
a- Giới thiệu
b- Phần NX
B1: Tìm các câu kể ai thế nào ? trong đoạn văn .
- 2 HS đọc đoạn văn
- Các câu 1, 2, 3, 5 là c ... ằng các giác quan nào?
- Nêu những hình ảnh nhân hoá và so sánh mà em thích?
- Thị giác; khứu giác; vị giác, thính giác.
- Học sinh tự nêu.
- Các hình ảnh này có tác dụng gì?- 
Bài nào miêu tả 1 loài cây?
- Nêu điểm giống và ạ nhau?
- Bài văn thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.
- Sầu riêng, bãi ngô.
- Học sinh tự nêu.
Bước 2: Quan sát 1 các cây mà em thích (trường và nơi ở)
- Ghi lại những gì đã quan sát được
- Trình bày kết quả quan sát
- Nêu yêu cầu của bài.
+ Trình tự quan sát.
+ Quan sát bằng những giác quan.
+ Có điểm gì ạ với những cây cùng loại.
- 3, 4 học sinh đọc
3. Kết luận:
- NX chung tiết học.
- Ôn và hoàn thiện bài 2. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4. Luyện từ và câu. 
 Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
 -Biết một số từ ngữ nói vể chủ điểm vẻ đẹp .
Biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã , bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp .
 . 
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói vể chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4).
MT: Giáo dục HS biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ: HS đọc đoạn văn kể về một loại trái cây mình yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào?
2.Phát triển bài: a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng HS:
 Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 Bài 2 : 
- HS thảo luận bài theo nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhận xét
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài vào vở
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn vế B của bài và đính bên cạnh những thể ghi sẵn các thành ngữ ở vế A. 1 HS làm bảng, cả lớp nhận xét đánh giá
3. Kết luận
- Qua bài muốn giáo dục cho các em điều gì? 
 - GV nhận xét giờ học
 - Về nhà học bài, Chuẩn bị bàisau.
- HS đọc bài văn của mình
- HS nhận xét đánh giá
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bảng nhóm.
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp,xinh tươi, xinh xắn, rực rỡ, lộng lẫy, thiết tha, yểu điệu.
b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn.
Thuỳ mị, dịu dàng, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, chân thành, thẳng thắn
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT.1 HS làm bảng lớp
a) Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hùng tráng, hoành tráng,.
b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng,
- HS nhận xét đánh giá.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài tập 1,2
- HS tự ghi vào vở 1,2 câu
- Ví dụ: Chị gái em rất dịu dàng, thuỳ mị
 Mùa xuân tươi đẹp đã về.
- HS đọc yêu cầu bài
- 1 HS làm bảng lớp, nhận xét
- 2,3 HS đọc lại kết quả đúng. 
+ Mặt tươi như hoa/ em mỉm cười chào mọi người.
+ Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết
+ Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
- Mỗi chúng ta trong cuộc sống cần phải biết yêu và quý trọng cái đẹp.
 Ngày soạn: 16/2/2012
 Ngày giảng: Thứ sáu/17/2/2012
Tiết 1. Thể dục: 
 Nhảy dây – Trò chơi “Đi qua cầu”
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
 - Hs biết nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
I . Mục tiêu:
- Hs tiếp tục ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- TC: Đi qua cầu. Yêu cầu nắm được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Bàn, ghế, dây nhảy .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học.
- Tập bài TD phát triển chung
- TC: Kết bạn
- Chạy tại chỗ
Đội hình tập hợp
x x x x
x x x x x
x x x x
2. Phần cơ bản:
a- Bài tập RLTTCB
- HS ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
+ Cả lớp KT
+ Cách đánh giá
Đội hình tập luyện
 x x x x
b- Trò chơi vận động
- TC: Đi qua cầu
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- NX phần KT
- BTVN: Ôn nhảy dây.
- NX, đánh giá kết quả giờ học
Đội hình tập hợp
x x x x x
x x x x x
x x x x x
 X
Tiết 2.Toán: (Tiết 110)
 Luyện tập.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
 - Biết cách so sánh hai phân số.
 - Biết cách so sánh hai phân số.
- Làm được BT1(a,b), BT2(a,b),BT3. 
I. Mục tiêu:	
- Biết cách so sánh hai phân số.
- Làm được BT1(a,b), BT2(a,b),BT3. HSKG làm được các ý còn lại BT1,2,3 và BT4.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ: so sánh các phân số sau
 và 
2.Phát triển bài:
 a)Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn HS:
Bài 1(122) so sánh hai phân số phân số
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài 2 ( 122) so sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cùng HS làm mẫu ý a.
- HS làm miệng bảng lớp ý a.
Bài 3 ( 122) so sánh hai phân số có cùng tử số. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
 a) và ta có = ; = 
 vì > nên > 
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
Bài 4 ( 122) Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
3. Kết luận:
- HS nêu lại cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm nháp
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu bài, 2 HS làm bảng lớp làm vở nháp.
a) < b) và rút gọn phân số
 = vì < nên < 
c) và quy đồng = ; = 
vì > nên > 
- HS làm tương tự ý d)
- HS đọc yêu cầu bài, làm miệng ý a
a) và cách 1: quy đồng mẫu số hai phân số và ; = và= vì 
 > nên > 
- cách 2: ta có > 1; 
Từ > 1 và 1 > ta có > .
- Tương tự các phép tính b, c còn lại
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm miệng ý a
- HS nên nhận xét về tử số và mẫu số của hai phân số và rút ra kết kuận: phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Tương tự HS làm các ý còn lại
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm vở nháp, 2 HS làm bảng lớp
- cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: a) ; ; 
b) quy đồng mẫu số các phân số ;; 
 ta có = ; = ; = 
vì < < nên < < vậy các số từ bé đến lớn là ; ; 
Tiết 3. Tập làm văn:
 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối .
-viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích .
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2).
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp, bảng phụ
III. Các HĐ dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
1.Giới thiệu bài
*Ôn bài cũ:
- Đọc kết quả quan sát 1 cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở
- Nhận xét, bổ sung
2.Phát triển bài
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
- Đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn phát hiện cách tả có gì đáng chú ý
+ Đoạn tả lá bàng ( Đoàn Giỏi)
+ Đoạn tả cây sồi
* Hai đoạn còn lại về nhà đọc thêm và tự tìm ra những điểm đáng chú ý trong cách tả
Bài 2: Viết 1 đoạn văn tả lá, thân hay gốc của 1 cây mà em yêu thích
- Em chọn cây nào?
- Tả bộ phận nào của cây?
- HS viết đoạn văn vào vở
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm 1 số bài viết
3.Kết luận:
- Nhận xét chung
- Hoàn thiện lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
- 2, 3 hs đọc
- Nêu yêu cầu của bài
- Đọc 2 đoạn văn ( Lá bàng, Cây sồi già)
- Làm vào phiếu học tập
- Nêu ý kiến
- Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân...
. Hình ảnh so sánh:....
. Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người....
- Nêu yêu cầu của bài
- Tự giới thiệu xem mình định tả bộ phận nào của cây mà mình yêu thích
- Viết vào vở
- Đọc bài trước lớp
- Các bạn nhận xét, bình chọn bài viết hay.
Tiết 4. Sinh hoạt lớp.
 I. Mục tiêu: 
- Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 22, đề ra phương 
hướng hoạt động tuần 23.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể chi đội đoàn kết, vững mạnh .
II. Nội dung: 
a. Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Duy trì tốt nề nếp không có tư tưởng nghỉ học đi chơi.
- Tham gia vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây cảnh.
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
* Tồn tại:
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập.
- Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số.
- Chất lượng vở sạch chữ đẹp chưa cao.
- Cần tích cực ôn luyện để thi toán qua mạng vòng huyện.
b. Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
- Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
c. Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan22_1.doc