Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 19 - Trường TH Tôn Đức Thắng

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 19 - Trường TH Tôn Đức Thắng

T2+3.Tập đọc: CHUYỆN BỐN MÙA

I. Mục tiêu :

- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu.

- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông,mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đếu có ích cho cuộc sống . (trả lời được CH 1,2,4 )

- HS khá, giỏi thực hiện được BT3

II. Chuẩn bị:

-Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần lễ 19 - Trường TH Tôn Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BUK
 TRƯỜNG T.H TÔN ĐỨC THẮNG
---–—&–—---
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 2A1
TUẦN 19
(Từ ngày 2/1/2013 đến 6/1/2013 )
Thứ
Tiết
 Môn
 Tên bài giảng
Ghi chú
 Hai
1
2
 3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
 Tập đọc
Toán
Mĩ thuật
Chuyện bốn mùa(Tiết 1)
Chuyện bốn mùa(Tiết 1)
Tiết 91 : Tổng của nhiều số
Bài 19:Tập vẽ tranh ĐT sân trường...
Giảm tải
Giảm tải
 Ba
1
2
3
4
5
Âm nhạc
Thể dục
Toán
Chính tả
Kể chuyện
Tiết 92: Phép nhân
Chuyện bốn mùa
Chuyện bốn mùa
 Tư
1
2
3
 4
5
Tập đọc
Thể dục
LT&C
 Toán
Thủ công
Thư trung thu
TN về các mù. Đặt và TLCH khi nào?
Tiết 93: Thừa số - Tích
Bài 11: Gấp, cắt, trang trí thiệp...(T1)
GDKNS
Năm
1
2
3
4
Toán
Tập viết
Chính tả
TN&XH
Tiết 94: Bảng nhân 2
Chữ hoa P
NV: Thư trung thu
Bài 19: Đường giao thông.(GDKNS)
VSCN$5
 Sáu
1
2
 3
4
5
Toán
Tập làm văn
Đạo đức
Sinh hoạt
HĐNK
Tiết 95 :Luyện tập.
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
Bài 9: Trả lại của rơi(T1)
CĐ tháng 1:Giữ gìn truyền thống VH dân tộc
GDKNS
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
T1.Chào cờ
T2+3.Tập đọc: CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu : 
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông,mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đếu có ích cho cuộc sống . (trả lời được CH 1,2,4 )
- HS khá, giỏi thực hiện được BT3	
II. Chuẩn bị: 
-Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới: 
HĐ1) Phần giới thiệu 
- bài : “ Câu chuyện bốn mùa ” 
HĐ2) Đọc mẫu và hướng dẫn luyện đọc 
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn.Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật ( Xuân, Hạ, Thu, Đông, giọng bà Đất )
-Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm .
* Hướng dẫn phát âm : 
-Hd tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài 
-Tìm các từ có thanh hỏi , thanh ngã , tiếng có âm cuối n , ng , t , c ,...?
- Đọc mẫu các từ và yêu cầu đọc lại.
- Yc đọc từng câu, nghe và chỉnh sửa. 
HĐ3/ Đọc từng đoạn : 
-Yc tiếp nối đọc từng đoạn.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
-Yêu cầu 3 -5 em đọc từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
- Gọi HS đọc lại đoạn 1 .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 .
- GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS nêu lại cách ngắt giọng và luyện ngắt giọng.
-Yc HS nối tiếp đọc theo đoạn trước lớp.
-GV và cả lớp theo dõi nhận xét .
-Luyện đọc nhóm.
* Thi đọc 
-Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc ø cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
Tiết 2
HĐ4) Tìm hiểu nội dung đoạn 1, 2 , 3 .
- GV đọc lại bài lần 2 .
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
- Nàng Đông nói về Xuân như thế nào ? 
- Bà Đất nói về Xuân ra sao ?
- Vậy mùa Xuân có đặc điểm gì hay ?
-Dựa vào các đặc điểm đó em hãy xem tranh và cho biết nàng nào là nàng Xuân?
-Hãy tìm những câu văn trong bài nói về mùa Hạ?
- Trong tranh vẽ nàng tiên nào là Hạ ? Vì sao ?
- Mùa nào trong năm làm cho trời xanh cao 
- Mùa thu còn có những nét đẹp nào nữa?
- Hãy tìm nàng Thu trong tranh minh hoạ 
- Nàng tiên thứ tư có tên là gì ? Hãy tìm các nét đẹp của nàng .
- Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?
* Mỗi năm có 4 mùa xuân , hạ , thu , đông . Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng , đáng yêu và mang lại lợi ích riêng cho cuộc sống .
 HĐ 5)Luyện đọc truyện theo vai.
-HS luyện đọc phân vai trong nhóm 6 em.
 3) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
-Câu chuyện em hiểu được điều gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Vài em nhắc lại tên bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
-Đọc chú thích .
-Chú ý đọc đúng giọng các nhân vật.
- vườn cây , vườn buởi , phá cỗ , giấc ngủ , thủ thỉ , mải chuyện trò ,...
-HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
-Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp.
- Lần lượt từng em đọc theo đoạn 
- Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn ,/ có giấc ngủ ấm trong chăn .// Sao lại có người không thích em được ?// 
- HS đọc.
- Luyện đọc phân biệt giọng các nhân vật .
-Đọc cá nhân 
- Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc .// 
- HS đọc nhóm.
- Các nhóm thi đua đọc bài , 
-Lắng nghe giáo viên đọc bài .
-Lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi 
-Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa xuân , hạ, thu , đông .
- Xuân là người sung sướng nhất ai cũng yêu quí Xuân vì Xuân về làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc .
- Xuân về làm cho cây cối tốt tươi.
-Làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc tốt tươi.
- Là nàng mặc áo tím đội trên đầu vòng hoa xuân rực rỡ .
- Có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm , HS được nghỉ hè .
-Nàng tiên mặc áo vàng, cầm chiếc quạt là nàng Hạ, vì nắng hạ có màu vàng .
-Là mùa thu 
- Làm cho bưởi chín vàng , có rằm trung thu 
- nàng đang nâng mâm hoa quả trên tay 
- Nàng tiên thứ tư có tên là nàng Đông là ngươi mang ánh lửa nhà sàn bập bùng, giấc ngủ ấm trong chăn cho mọi người...
- Trả lời theo suy nghĩ của cá nhân từng em 
-Người dẫn chuyện - Xuân - Hạ - Thu - Đông - bà Đất . Các nhóm thi đọc theo vai trước lớp .
-Câu chuyện nói về 4 mùa trong năm, mỗi mùa đều có vẻ đẹp và ích lợi riêng . 
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
Tiết 4.Toán: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ(Tiết 91)
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được tổng của nhiều số .
-Biết cách tính tổng của nhiều số . 
*Điều chỉnh : Không làm cột 2 bài tập 2. 
II. Chuẩn bị :Các hình vẽ trong phần bài học .
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới: 
HĐ1) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách “ Tìm tổng của nhiều số “ 
HĐ2) Khai thác bài: 
-Hướng dẫn thực hiện 2 +3 + 4 = 9.
- Bước 1 : viết : Tính 2 + 3+ 4 lên bảng 
-Y cầu học sinh tự nhẩm để tìm kết quả
- Vậy 2 + 3 + 4 bằng mấy ?
- Tổng của 2 , 3 , 4 bằng mấy ?
* Ycầu một em nhắc lại các ý vừa nêu .
- Mời 1 em lên bảng đặt tính và tính theo cột dọc.
- Yc hsinh nhận xét và nêu lại cách tính
-Hướng dẫn thực hiện
 12 +34 + 40 = 86.
- GV viết : Tính 12 + 34 + 40 lên bảng 
-Yêu cầu học sinh đọc phép tính suy nghĩ cách đặt tính và tính để tìm kết quả
- Vậy 12 + 34 + 40 bằng mấy ?
Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn trên bảng , sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính .
* Khi đặt tính cho một tổng có nhiều chữ số ta cũng đặt tính như đối với tổng của 2 số . Nghĩa là đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị , hàng chục thẳng cột với hàng chục .
-Yc HS suy nghĩ tìm cách thực hiện tính
-Khi thực hiện tính cộng theo cột dọc ta bắt đầu cộng từ hàng nào ?
- Yc hs nhận xét và nêu lại cách tính.
-Hdẫn thực hiện : 15 + 46 + 29 + 8 = 98.
- GV viết phép tính lên bảng tiến hành tương tự như ví dụ trên .
HĐ4) Luyện tập :
Bài 1(cột 2): 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yc lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2( cột 1,3):
 - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Mời 4 em lên bảng làm bài .
- Nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 3a:
 - Yêu cầu 1 em đọc đề .
- Lưu ý các em muốn tính đúng phải quan sát kĩ các hình vẽ minh hoạ điền các số còn thiếu vào chỗ trống , sau đó thực hiện phép tính .
- Mời một em lên bảng làm bài .
- Gv nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Nhẩm 2 cộng 3 bằng 5 ; 5 cộng 4 bằng 9 .
- Báo cáo kết quả : 2 + 3 + 4 = 9 
- 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9 
- Đặt tính và nêu cách thực hiện phép tính :
- Viết 2 rồi viết 3 xuống dưới 2 rồi viết 4 xuống dưới 3. Sao cho 2, 3,4 phải thẳng cột với nhau.Viết dấu cộng và kẻ dấu gạch ngang 
- Tính 2 cộng 3 bằng 5; 5cộng 4 bằng 9viết 9 
- Đọc 12 cộng 34 cộng 40 
-Tổng của 12 , 34 và 40 
- 1 em lên bảng làm , ở lớp làm vào nháp.
 12 Đặt tính : viết 12 rồi viết 34 
 +34 dưới 12 sau đó viết tiếp 40 
 40 xuống dưới 34 sao cho các 
 86 số hàng đơn vị 2 , 4 ,0 thẳng 
 cột với nhau , các số hàng chục 1 , 3 , 4 thẳg cột với nhau . Viết dấu cộng kẻ dấu gạch ngang .
- Ta cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục . * 2 cộng 4 bằng 6 ; 6 cộng 0 bằng 6 viết 6 
 *1 cộng 3 bằng 4 ; 4 cộng 4 bằng 8 viết 8 
 * Vậy 12 cộng 34 cộng 40 bằng 86 
- Một hoặc hai em nhắc lại cách thực hiện 
- Một em đọc đề bài .
- Làm bài vào vở .
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Tính .
- Thực hiện vào vở .
- 4 em lên bảng thực hiện và nêu cách tính .
- Làm bài vào vở .
- Một em đọc đề 
-Tự quan sát hình vẽ và thực hiện các phép tính vào vở .
12 kg +12 kg + 12 kg = 36 kg
5 l + 5 l +5 l +5 l = 20 4
- Một em lên làm bài trên bảng .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
********************************
Tiết 5.Mĩ thuật: Bài 19: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI 
 SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI.
I. Mục tiêu :
- HS hiểu thêm đề tài giờ ra chơi ở sân trường 
- Biết cách vẽ tranh đề tài giờ ra chơi ở sân trường 
- Vẽ tranh theo ý thích
- HSKG: sắp xếp hình vẽ cân đối chọn và vẽ màu phù hợp
II.Đồ dùng và phương pháp dạy hoc:
GV Tranh ảnh về đề tài trường học.Bài vẽ của HS năm trước .
 HS : Giấy vẽ, bút chì, màu .
III- Hoạt động day học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới : Giới thiệu bài + Ghi tên bài 
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài 
- GV cho HS xem 1số tranh đề tài trường học yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
- GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm thảo luận 
*N 1:Đề tài trường học có thể vẽ những gì ?
*N 2:Quang cảnh trên sân trường có những gì ?
*N3:Màu sắc của tranh vẽ ra sao ?
- HS thảo luận song GV cho các nhóm lên trình bày theo phiếu câu hỏi .
- GV kết luận : Về nội dung, các hình ảnh trên sân trường ...
Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV HD gợi ý HS cách vẽ :
- Em định vẽ hoạt động gì về trường của mình ?
- Vẽ hình ảnh chính ( Chơi nhảy dây, học bài, vệ sinh...).Vẽ thêm những hình ảnh khác để tranh thêm sinh động hơn.
- Vẽ màu tươi sáng rõ, có đâm, nhạt.
- lưu ý HS vẽ hình cho phù hợp với trang giấy .
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm cũ để tham khảo .
Hoạt động 3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS thực hành trong vở
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- GV chọn một số bài đã hoàn thành gợi ý HS nhận xét về :Cách chọn nội dung đề tài, vẽ hình ảnh ... 1 và H2 .
- Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì ?
- Ô tô là phương tiện dùng cho loại đường nào ?
- Bức 2 : Vẽ gì ? phương tiện nào chạy trên đường sắt ?
- Hãy kể tên những phương tiện hàng không ?
- Kể tên một số loại tàu thuyền đi trên sông , trên biển mà em biết ?
-Làm việc cả lớp : Ngoài các phương tiện nêu trên em còn biết những loại phương tiện nào khác?Nó dành cho những loại đường nào 
- Cho biết tên những loại đường giao thông có ở địa phương ?.
 d)Hđộng 3: Nhận biết một số loại biển báo 
- Treo 5 loại biển báo lên bảng .
- Yc chỉ và nêu tên từng loại nhóm biển báo .
- Biển báo này có hình gì ? Màu gì ?
- Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh . Loại biển báo nào thường có màu đỏ ?
- Bạn phải làm gì khi gặp loại biển báo này ?
* Bước 2 : Liên hệ thực tế :
-Trên đường đi học về em có thấy các loại biển báo không 
- Hãy nói tên các loại biển báo này ?
- Theo em tại sao chúng ta cần nhận biết các loại biển báo trên đường giao thông ?
*VSCN Bài 5: Rửa mặt
GV nêu vấn đề.Hỏi HS:?Để giữ khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì?Cần rửa mặt khi nào?Để rửa mặt hợp vệ sinh, cần phải có những gì? 
Gv nhận xét – kết luận
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- HS hát
-Lớp theo dõi vài nhắc lại tên bài
- Lớp qs các hình treo trên bảng và nêu 
-Hình 1 . Cảnh bầu trời trong xanh H2 . Vẽ 1 con sông , H3 . Vẽ biển , H4. Vẽ đường ray , H5 Vẽ một ngac tư đường phố .
- Gắn tấm bìa vào từng tranh cho phù hợp .
-Nhiều em nhắc lại : Đường sắt , đường bộ , đường thủy và đường hàng không .
- Các cặp quan sát hình trang 40 .
-HS nêu ý kiến.
-Ô tô 
- Đường bộ .
- Đường sắt dành cho tàu hỏa .
- Máy bay , tên lửa , vũ trụ .
- Tàu ngầm , tàu thủy , thuyền thúng , thuyền có mui , ca nô , xà lan ,...
- Các đại diện lên thi với nhau 
trước lớp ( tên các loại đường và tên các phương tiện ở địa phươg hoặc em biết ).
- Quan sát tranh .
- Lớp tiến hành trao đổi theo cặp .
- Cử đại diện trả lời .
- Học sinh nêu các loại biển báo trên đường mà em nhìn thấy .
-Nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông , chúng ta cần biết các loại biển báo để thực hiện tốt nhằm tránh tai nạn cho bản thân và cho mọi người .
* HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét – bổ sung 
Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013
Tiêt 1.Toán: LUYỆN TẬP(Tiết 95)
A/ Mục tiêu : 
Thuộc bảng nhân 2. Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân có kèm đơn vị đo với một số.
Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân)
Biết thừa số, tích
B/ Chuẩn bị : Viết sẵn nội dung bài tập 4 và 5 lên bảng .
C / Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 2 . Hỏi HS về kết quả một phép nhân bất kì nào đó trong bảng .
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
2 
- Viết bảng : x 3 
-Chúng ta điền mấy vào ô trống ? Vì sao? 
-Viết 6 vào ô trống yc HS đọc lại phép tính 
-Yc lớp tiếp tục làm với các dòng khác sau đó mời 1 em đọc chữa bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :
-Yêu cầu HS nêu đề bài và ghi bảng.
- Gọi HS đọc mẫu bài và tự làm bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3
 -Gọi học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 5 (cột 2,3,4):
-Gọi học sinh đọc đề 
- Bài này yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng.
-Yêu cầu đọc cột thứ 2 
-Dòng cuối cùng trong bảng là gì ?
- Tích là gì ? 
-Yêu cầu lớp dựavào mẫu để điền đúng tích vào các ô trống . Yêu cầu HS tự làm bài và sau đó lên chữa bài .
- Yêu cầu lớp đọc các phép nhân trong bài tập sau khi đã điền số vào tất cả các ô trống 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 2 .
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Hai học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 2 
- Nêu kết quả 2 nhân 6 bằng 12 ; 2 nhân 7 bằng 14 .
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tên bài
-Một em đọc đề bài .
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- Điền 6 vào ô trống vì 2 nhân 3 bằng 6.
-Cả lớp thực hiện làm vào vở các phép tính còn lại .
-Nêu miệng kết quả sau khi điền . 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
-Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
-Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau 
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài :
Giải
Số bánh xe có tất cả là :
2 x 8 = 16 ( bánh )
 Đ/S: 16 bánh xe 
- Một HS đọc đề bài .
- Viết số thích hợp vào ô trống .
- Đọc : Thừa số - thừa số - tích .
- Đọc : Hai , bốn , tám 
- Dòng cuối cùng trong bảng là tích .
- Là kết quả trong phép nhân .
- Thực hiện phép nhân 2 thừa số trong một cột rồi điền kết quả vào ô tích .
- Một em lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở .
- Đọc kết quả các phép nhân 2 .
-Hai học sinh nhắc lại bảng nhân 2. 
**********************************************
 Tiết 2. Tập làm văn: ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu : 
-Biết nghe và đáp lại lời chào, tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Điền đúng lời đáp vào ô trống đoạn đối thoại (BT3)
*GDKNS : Giao tiếp ứng xử văn hóa.Lắng nghe tích cực. 
II. Chuẩn bị :
Tranh vẽ minh họa bài tập 1 .
 Bài tập 3 viết trên bảng lớp . 
III. Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ thực hành “ Đáp lời chào - Nói lời tự giới thiệu “ 
 b)Hướng dẫn làm bài tập :
* HĐ 1/Hướng dẫn làm bài tập1 
-Treo bức tranh yêu cầu quan sát 
- Gọi một em đọc đề 
-Bức tranh 1 minh hoạ điều gì ?
- Theo em các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì ?
-Hãy cùng nhau đóng lại tình huống này và thể hiện cách ứng xử mà các em cho là đúng .
- Gọi một nhóm lên trình bày .
* HĐ 2/Hướng dẫn làm bài tập 2 
 -Mời một em đọc nội dung bài tập 
- Nhắc lại tình huống để HS hiểu . Yêu cầu lớp suy nghĩ và đưa ra lời đáp với trường hợp khi bố mẹ vắng nhà .
- Nhận xét sau đó chuyển tình huống .
- Dặn HS cảnh giác khi ở nhà một mình không nên cho người lạ vào nhà .
*HĐ 3/Hướng dẫn làm bài tập 3 
-Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Mời 2 em lên bảng đóng vai .
- Một em đóng vai mẹ Sơn và một em đóng vai bạn Nam để thể hiện lại tình huống trong bài .
- Yêu cầu tự viết bài vở .
- Đọc lại bài làm của mình trước lớp .
-Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tên bài 
- Quan sát tranh .
- Theo em các bạn trong 2 bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào ? 
- Một chị lớn tuổi đang chào các em nhỏ . Chị nói : Chào các em !
 Chị phụ trách đang giới thiệu mình với các em nhỏ . 
- Lớp chia thành 4 nhóm lên đóng vai diễn lại cảnh đó .
* Ví dụ : Lan nói : Chào các em !
- Một nhóm HS : Chúng em chào chị .
- Hương nói : Chị tên là Hương chị được cử phụ trách sao của các em .
- HS : Ôi vui quá ! Mời chị vào lớp .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- HS suy nghĩ sau đó nối tiếp nhau nói lời đáp :
-Ví dụ : Cháu chào chú ạ . Chú chờ một chút để cháu bảo với ba mẹ . 
- Tương tự nói lời đáp trong tình huống không có ba mẹ ở nhà :
- Cháu chào chú . Thưa chú , hiện nay ba mẹ cháu đi vắng , chú có nhắn gì không ạ ?
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- 2 em thực hành nói lời đáp trước lớp .
-Chào cháu .
- Cháu chào cô ạ ! 
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?
- Thưa cô , cháu chính là Nam đây ạ .
- Tốt quá . Cô là mẹ bạn Sơn đây .
- ....
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
*******************************************
Tiết 3.Đạo đức: TRẢ LẠI CỦA RƠI(Tiết 1)
I . Mục tiêu : 
-Biết :Khi nhặt được của rơi cần tìmcách trả lại của rơi cho người mất .
-Biết : Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà .được mọi người quí trọng .
-Quý trọng những người thật thà ,không tham của rơi
*GDKNS : Xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà) . Kỹ năng giải quyết tình huống nhặt được của rơi .
II .Chuẩn bị :
- Nội dung tiểu phẩm cho hoạt động 1 - Tiết 1 . 
- Phiếu học tập , hoạt động 2 - Tiết 2
- Các mảnh bìa cho trò chơi “ Nếu ... thì “ Phần thưởng . 
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: HS hát “ Bà còng”
2.Bài mới: 
 a) Hoạt động 1: Phân tích tình huống. 
- GV nêu tình huống HS đọc lại.
- Trước hoàn cảnh đó hai bạn Nam và Hải làm gì bây giờ ?
- Yc nhóm 4 thảo luận đưa cách xử lí và sắm vai 
- Yêu cầu một vài nhóm lên sắm vai .
- Nhận xét cách giải quết tình huống của các nhóm đưa ra .
* Trong trường hợp này hai bạn nên trả lại cho người bị mất là đúng . Nếu không gặp được chị đó có thể nhờ người bán hàng đưa lại .
* Kết luận : Khi nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất .
 b)Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động.
- Phát phiếu cho các nhóm .
- Điền Đ hay S vào trước các ý . 
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận chung cho các nhóm . 
* Kết luận : Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất . Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niề vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho bản thân mình .
 c) Hoạt động 3:Trò chơi : “ Nếu ....thì”
- GV phổ biến cách chơi. HS chơi.
3) Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà hoàn thành phiếu điều tra để tiết sau báo cáo trước lớp . 
- HS hát.
- Hai bạn Hải và Nam vào cửa hàng mua sách vở . Môt người phụ nữ sau khi mua đánh rơi ví tiền . Trong lúc đó quầy sách rất đông khách , chẳng ai đẻ ý đến hai bạn cả .
- nhóm thảo luận hoàn thành các tình huống. 
- Cử một số đại diện lên sắm vai 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
 - Các nhóm thảo luận .
-Lần lượt cử đại diện lên trình bày trước lớp. 
- Hai em nhắc lại ghi nhớ .
Lớp thực hành thảo luận sau đó cử đại diện lên bảng dán. 
-Về nhà sưu tầm , các mẩu chuyện về việc làm nhặt được của rơi tìm người trả lại của bản thân em hoặc của người khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19 LOP 2THANH.doc