Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 8 năm 2008

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 8 năm 2008

 Tập đọc

Tiết 22: NGƯỜI MẸ HIỀN/ TIẾT 1.

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Đọc.

- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ra chơi, nén nỗi tò mò, cổng trường, trốn ra sao được, chỗ tường thủng, cố lách ra, nắm chặt, vùng vẫy, cổ chân,

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời các nhân vật.

- Hiểu : Nghĩa các từ : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.

2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em.

II/ CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên : Tranh : Người mẹ hiền.

 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 8 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 10 năm 2008
Chào cờ
Tiết 8: 	 Tuần 8
 -------------------------------------------------------------
 Tập đọc
Tiết 22:	 NGƯỜI MẸ HIỀN/ TIẾT 1.	
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ra chơi, nén nỗi tò mò, cổng trường, trốn ra sao được, chỗ tường thủng, cố lách ra, nắm chặt, vùng vẫy, cổ chân, 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời các nhân vật.
- Hiểu : Nghĩa các từ : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em.
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Tranh : Người mẹ hiền.
 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Gọi HS đọc bài và TLCH.
-Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em tập viết ?
-Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
-Giới thiệu bài.
-Để hiểu rõ hơn tình cảm của các thầy cô như thế nào, hôm nay học.
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
Mục tiêu : Đọc trơn cả bài biết ngắt hơi đúng ở các câu. Biết phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
-Chú ý giọng đọc: lời Minh, bác bảo vệ, cô giáo, hai bạn.
(giọng to, rõ ràng ...... )
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó (Phần mục tiêu :STK/ tr 180)
-Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
Đọc từng đoạn :
-Chia nhóm đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
3.Củng cố : Em hãy đọc lại bài.
-Để hiểu được tình thương của cô giáo dành cho học sinh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua tiết sau.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-2 em HTL bài Cô giáo lớp em và TLCH.
-Hát Cô giáo như mẹ hiền.
-Người mẹ hiền.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc .
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
-HS luyện đọc các từ ( Vài em ).
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-Học sinh luyện đọc đúng các câu 
(STK/ tr 181).
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
-HS trong nhóm đọc.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh.
-1 em đọc .
-Đọc bài và tìm hiểu ý nghĩa.
NGƯỜI MẸ HIỀN tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu Hiểu nghĩa các từ : gánh xiếc, tò mò, lách, lấp lem, thập thò.
-Giáo viên đọc mẫu .
-Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu ?
-Hai bạn định ra ngoài bằng cách nào ?
Chuyển đoạn : Chuyện gì đã xảy ra khi Nam và Minh chui qua chỗ tường thủng ?
-Ai đã phát hiện ra Nam và Minh đang chui qua chỗ tường thủng ?
-Khi đó bác làm gì ?
-Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì ?
-Những việc làm của cô cho em thấy cô là người như thế nào ?
-Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
-Lúc ấy Nam cảm thấy thế nào ?
-Còn Minh thì sao ? Khi được cô giáo gọi vào em làm gì ?
-Người mẹ hiền trong bài là ai ?
-Theo em vì sao cô giáo được ví như người mẹ hiền 
-Thi đọc truyện.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
3. Củng cố : Qua bài, em hiểu tình cảm của cô giáo dành cho học sinh như thế nào ?
-Giáo dục tư tưởng : Kính trọng, nhớ ơn thầy cô.
-Nhận xét 
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài.
-4 em đọc và TLCH.
-Người mẹ hiền/ tiết 2.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em giỏi đọc.
-1 em đọc đoạn 1.
-Minh rủ Nam ra ngoài phố xem xiếc.
-Hai bạn chui qua một chỗ tường thủng.
-Theo dõi.
-Bác bảo vệ.
-Bác nắm chặt chân Nam và nói :”Cậu nào đây? Trốn học hả?”
--Cô xin bác bảo vệ nhẹ tay để Nam khỏi bị đau. Sau đó cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại, đỡ em ngồi dậy, phủi hết đất cát trên người em và đưa em về lớp.
-Cô rất dịu dàng và yêu thương học trò.
-Cô xoa đầu và an ủi Nam.
-Nam cảm thấy xấu hổ.
-Minh thập thò ngoài cửa, khi được cô giáo gọi vào em cùng Nam xin lỗi cô.
-Là cô giáo.
-Vì cô yêu thương chăm sóc học sinh như các con của mình.
-Các nhóm thi đọc truyện theo vai.
-HS đọc, đọc diễn cảm theo các vai
-1 em đọc.
-Cô rất thương yêu học sinh như các con.
-Tìm hiểu các bài hát, thơ nói về cô giáo.
Toán
Tiết 36 : 36 + 15 
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh :
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 36 + 15.
- Áp dụng phép cộng để tính tổng các số hạng đã biết, giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
- Làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
2.Kĩ năng : Rèn đặt tính đúng, giải toán chính xác .
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Que tính, bảng cài.
2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :GV ghi : 46 + 4 36 + 7 48 + 6
-Ghi : 36 + 5 + 4 96 + 7 + 2 58 + 6 + 3
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Thực hiện phép cộng 36 + 15.
Mục tiêu :Biết đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 36 + 15.
A/ Nêu bài toán : Có 36 que tính, thêm 15 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
-Em hãy tìm kết quả trên que tính ?
-Em giải thích cách tính?
B/ Đặt tính và tính. 
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Mục tiêu : Aùp dụng phép cộng để tính tổng các số hạng đã biết, giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.. Làm quen với bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
Bài 1 :
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Muốn tính tổng ta làm thế nào ?
Bài 3 : Treo hình .
-Bao gạo nặng mấy Kg ?
-Bao ngô nặng mấy kg ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Em đọc lại đề toán ?
Bài 4 : d/c
3.Củng cố : Nêu cách đặt tính và tính 36 + 15 ? 
-Nhận xét tiết học. Giáo dục tính cẩn thận.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- làm bài tập thêm.
-1 em lên bảng đặt tính và tính.
-1 em nêu cách nhẩm, Lớp làm bảng con.
-36 + 15.
-Nghe và phân tích đề toán.
-Thực hiện phép cộng 36 + 15.
-Học sinh thao tác trên que tính .
-36 que tính thêm 15 que tính bằng 51 que tính .
-Lấy 6 + 5 = 11 , lấy 10 bó thành 1 chục, 3 chục +1 chục là 4 chục, 4 chục thêm 1 chục là 5 chục, 5 chục và 1 là 51 que tính.
-1 em lên đặt tính
 36 Viết số 36 rồi viết 15 dưới 36 
 15 sao cho 6 thẳng cột với 5, 3
 51 thẳng cột với 1, viết dấu + và kẻ gạch ngang.
-1 em nêu cách tính: Tính từ phải sang trái : 6 + 5 = 11, viết 1 nhớ 1, 3 + 1 = 4, 4 thêm 1 bằng 5 viết 5.
-Nhận xét. Nhiều em nhắc lại.
-3 em lên bảng làm. HS tự làm bài.
Nhận xét.
-Thực hiện phép cộng các số hạng.
-Lấy số hạng + số hạng.
-Làm bài.
-Bao gạo nặng 46 kg.
-Bao ngô nặng 27 kg.
-Cả hai bao nặng ? kg.
-1 em đọc.
-1 em thực hiện.
-Nhận xét
-Làm thêm bài tập.
Tiết 7 : TẬP VIẾT
 CHỮ HOA G
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
- Viết đúng, viết đẹp chữ G hoa; cụm từ ứng dụng : Góp sức chung tay. theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa G sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ G hoa. Bảng phụ : Góp, Góp sức chung tay.
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết chữ E, Ê- Em vào bảng con’
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
 Mục tiêu : Biết viết chữ G hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ G hoa cao mấy li ?
-Chữ G hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ G hoa được viết bởi một nét là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, nét 2 là nét khuyết ngược.
-Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
-Chữ G hoa : 
-Chữ G hoa giống và khác chữ C hoa ở điểm nào ?
B/ Viết bảng :
-Hãy viết chữ G vào trong không trung.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Góp sức chung tay theo em hiểu như thế nào ?
Nêu : Cụm từ này nói về tinh thần đoàn kết chung sức chung lòng cùng nhau làm một công việc nào đó.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ Góp sức chung tay như thế nào ?
-Khi viết chữ Góp ta nối chữ G với chữ o như thế nào?
-Cách đặt dấu thanh ở các chữ ?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết G, Góp theo cỡ chữ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
 1 dòng
1 dòng
1 dòng
1 dòng
2 dòng
3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi. Giáo dục tư tưởng Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Hoàn thành bài viết 
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Chữ G hoa, Góp sức chung tay.
-Cao 8 li (9 đường ngang)
-Là kết hợp của 2 nét cơ bản  ... 0 + 30 + 40
 50 + 10 + 30 42 + 7 + 4
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài.
Mục tiêu : Biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số (tròn chục và không tròn chục) có tổng bằng 100.
-Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính vừa làm ?
-Hôm nay học những phép tính mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số đó là: Phép cộng có tổng bằng 100.
-Nêu bài toán : Có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
-Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
Gợi ý : 
-83 que tính thêm 17 que tính là mấy que tính ?
-Em đặt tính như thế nào ?
-Em thực hiện phép tính như thế nào?
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Aùp dụng phép cộng có tổng bằng 100 để giải các bài tập có liên quan.
Bài 1: 99 + 1 64 + 36 58 + 42
Bài 2 : 
-Viết 60 + 40 nhẩm như thế nào ?
-Hướng dẫn nhẩm : 60 là mấy chục ?
-40 là mấy chục ?
-6 chục + 4 chục = ? chục.
-10 chục là bao nhiêu ?
-Vậy 60 + 40 = ?
-Nhận xét.
Bài 3:d/c
Bài 4:
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Nhận xét cho điểm.
3.Củng cố : Nêu cách đặt tính và thực hiện 83 + 17
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – học lại bài nhiều hơn, ít hơn.
-4 em lên bảng tính nhẩm.
-Bảng con.
-Phép cộng có tổng bằng 100.
-26 + 5
-Kết quả đều là số có 2 chữ số.
-Vài em nhắc tựa.
-Nghe và phân tích.
-Thực hiện phép cộng : 83 + 17
-Thao tác trên que tính.
-1 em lên bảng thực hiện.
-Là 100 que tính.
-Nhận xét.
-1 em lên bảng đặt tính và nói.Nháp
 83 Viết 83 rồi viết 17 dưới 83
 17 sao cho 7 thẳng cột với 3.Viết 100 dấu + và kẻ gạch ngang.
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái 
7 cộng 3 bằng 10 viết 0 nhớ 1, 8 cộng 1 bằng 9, 9 thêm 1 bằng 10.
-Vậy 83 + 17 = 100.
-Nhiều em nhắc lại.
-HS tự làm bài.
-3 em lên bảng làm ( nêu cách đặt tính và thực hiện )
-1 em đọc đề bài.
-Nhẩm 60 + 40 = 100.
-6 chục.
-4 chục.
-10 chục.
-Là 100.
-60 + 40 = 100
-Làm tương tự các phép tính còn lại.
-1 em đọc đề.
-Bài toán về nhiều hơn.
-Làm vở BT.
Số kilôgam đường bán buổi chiều là :
85 + 15 = 100 (kg)
Đáp số : 100 kg.
-1 em thực hiện.
-Xem lại bài.
 Tiết 16: Chính tả - nghe viết 
 BÀN TAY DỊU DÀNG. 
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Nghe viết đúng một đoạn của bài Bàn tay dịu dàng; biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người; trình bày đúng lời của An (gạch ngang đầu câu, lùi vào 1 ô).
- Luyện viết đúng các tiếng có ao/ au, r/ d/ gi, uôn/ uông.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày đẹp.
3.Thái độ : Học sinh hiểu tình thương của người thầy đối với học sinh rất dịu dàng
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài viết : Bàn tay dịu dàng.
2.Học sinh : Sách, vở chính tả, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Giáo viên nhận xét bài viết trước : tập chép, phần luyện tập còn sai sót.
-Kiểm tra lại : GV đọc : tiếng rao/ giàu có
 về muộn/ muông thú.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Nghe viết.
Mục tiêu : Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Thầy giáo bước vào lớp . thương yêu trong bài Bàn tay dịu dàng.
a/ Ghi nhớ nội dung .
-Giáo viên đọc mẫu lần 1.
-Tranh : 
Hỏi đáp : Đoạn trích này ở bài tập đọc nào ?
-An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?
-Lúc đó thầy có thái độ như thế nào ?
b/ Hướng dẫn trình bày.
-Tìm những chữ phải viết hoa trong bài chính tả ? 
-Khi xuống dòng chữ đầu câu viết thế nào?
-Câu nói của An em viết ra sao ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó :
-Trong bài chính tả có những từ ngữ nào khó cần rèn viết đúng ?
-Ghi bảng :kiểm tra, xoa đầu, buồn bã, trìu mến.
-Hướng dẫn phân tích.
d/ Viết chính tả : Giáo viên đọc (Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần ).
-Đọc lại. Chấm bài.
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần, âm, thanh dễ lẫn : ao/au, r/d/gi,uôn/ uông.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
- Nhận xét. 
Bài 3 a-b: Thi gắn thẻ các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần uôn/uông.
-Nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt .
3.Củng cố : Viết chính tả bài gì ? Giáo dục tính cẩn thận, viết chữ đẹp.Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – sửa lỗi 
-2 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
-Vài em nhắc tựa.
-Theo dõi, đọc thầm.
-1 em giỏi đọc lại.
-Bài bàn tay dịu dàng.
-An buồn bã nói : Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
-Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An mà không trách gì em.
-Đó là : An, Thầy, Thưa, Bàn.
-Viết hoa lùi vào 1 ô.
-Viết sau dấu : thêm dấu gạch ngang ở đầu câu.
-Học sinh nêu : kiểm tra, xoa đầu, buồn bã, trìu mến.
-Học sinh phân tích.
-Viết bảng con : 
-Nghe đọc và viết lại.
-Sửa lổi.
-Điền ao/au vào chỗ chấm.-Làm bài
-Chia 2 nhóm lên gắn thẻ.
-Bàn tay dịu dàng..
-Sửa lỗi, mỗi chữ sai 1 dòng.
Tiết 8 : Tập làm văn
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ.
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp
-Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo, cô giáo lớp một.
2.Kĩ năng : Viết được một đoạn văn 4-5 câu về thầy, cô giáo.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
- Tranh minh họa Bài 1-2 trong SGK. 
- Bảng phụ viết vài câu nói theo tình huống.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra bài tập 1, 2
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Biết nói những câu mời, đề nghị, nhờ, yêu cầu bạn phù hợp với tình huống giao tiếp.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Tranh :
-Em suy nghĩ và nói lời mời như thế nào ?
-Nêu : Khi đón bạn đến nhà chơi, hoặc đón khách đến nhà các em cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
-Yêu cầu : Nhớ lại cách nói lời chào khi gặp bạn.
-Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Treo bảng phụ, hỏi từng câu cho HS trả lời.
-Cô giáo lớp Một của em tên là gì ?
-Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?
-Em nhớ nhất điều gì ở cô ?
-Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : GV yêu cầu HS luyện viết các câu trả lời ở bài 3 vào vở.
-Nhận xét.
3.Củng cố : Hôm nay học bài gì ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập viết văn ngắn nói về cô.
-1 em đọc lại bài văn về cây bút của cô giáo.
-1 em đọc thời khóa biểu ngày hôm sau.
-Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
-1 em đọc yêu cầu.
-1 em đọc tình huống a.
-Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi.
-Chào bạn, mời bạn vào nhà tớ chơi !
-A,Ngọc à, cậu vào đi.
-Từng cặp sắm vai.
-HS1: Chào cậu, tớ đến nhà cậu chơi đây.
-HS2: A! Chào cậu! Cậu vào nhà đi!
-Từng cặp sắm vai/ tiếp 
(Xem STK/ tr 204)
-Trả lời câu hỏi.
-HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
-Nhiều em trả lời.
-Cô rất thương yêu học sinh.
-Cô ân cần dạy bảo tường tận.
-Em luôn kính trong cô và gắng học.
-Nhận xét lời bạn nói.
-Viết bài
-5-7 em đọc bài trước lớp.
-Tập nói câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn. Kể ngắn theo câu hỏi.
-Tập viết văn ngắn về cô.
SINH HOAT
 Tuần 8.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Biết nhận xét tình hình lớp qua 1 tuần học.
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể, báo Nhi đồng.
2.Học sinh : Các báo cáo, sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
-Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua.
-Nhận xét. Khen thưởng tổ đạt.
Hoạt động 2 : Nhận xét tình hình lớp..
Mục tiêu : Học sinh biết nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần.
-Các tổ đưa ra những hoạt động của lớp trong tuần.
-Giáo viên nhận xét.
-Sinh hoạt văn nghệ.
Thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 9
-Ghi nhận, đề nghị thực hiện tốt.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 9
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : Truy bài tốt trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ, giữ vệ sinh lớp, sân trường Học và làm bài tốt, Không chạy nhảy, không ăn quà trước cổng trường.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Lớp vẫn duy trì nề nếp.
-Xếp hàng nhanh khẩn trương hơn.
-Tham gia tiếp phong trào nuôi heo đất. Học và làm bài tốt.
-Còn tình trạng vài bạn đi học trễ.
-Chuẩn bị ôn tập để thi giữa học kì I
6/11 : thi Tiếng việt.
7/11 : thi Toán.
-Lớp tham gia văn nghệ.
-Đồng ca bài hát đã học
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
-Không ăn quà trước cổng trường.
-Tham gia tiếp phong trào nuôi heo đất.
-Làm tốt công tác thi đua.
THỂ DỤC
Tiết 16 : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
(Chuyên trách dạy) 
.
DUYỆT KHỐI

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc