Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 34 năm 2008

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 34 năm 2008

Toán

 Tiết 165 : ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA/ TIẾP.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về :

-Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

 -Nhận biết một phần mấy của một số.

 -Giải bài toán về chia thành phần bằg nhau

 -Đặc điểm của số 0 trong các phép tính .

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng .

3.Thái độ : Yêu thích học toán .

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Viết bảng BT2.

2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 34 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán
 Tiết 165 : ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA/ TIẾP.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về :
•-Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 -Nhận biết một phần mấy của một số.
 -Giải bài toán về chia thành phần bằg nhau
 -Đặc điểm của số 0 trong các phép tính .
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng .
3.Thái độ : Yêu thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết bảng BT2.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Đặt tính và tính :
456 - 223
334 + 112
168 + 21
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu : Nhân chia, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết một phần mấy của một số. Giải bài toán về chia thành phần bằg nhau. Đặc điểm của số 0 trong các phép tính .
-PP luyện tập : 
Bài 1 : Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
PP hỏi đáp :
-Em có nhận xét gì về đặc điểm của mỗi cột tính 4 x 9 = 36, 36 : 4 = 9 ?
-Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu HS làm bài.
-Khi thực hiện biểu thức em thực hiện như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề ?
-Có mấy bút chì màu ?
-Chia đều thành 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào ?
-Để biết mỗi nhóm có mấy bút chì màu ta làm như thế nào ?
-Trò chơi .
Bài 4 : Yêu cầu gì ?
-PP hỏi đáp : Hình nào được khoanh vào một phần tư số hình vuông ?
-Vì sao em biết ?
- Hình a được khoanh vào một phần mấy hình vuông, vì sao em biết ?
Nhận xét, cho điểm.
-Bài 5 : Yêu cầu gì ?
-PP hỏi đáp : Mấy cộng 4 bằng 4 ?
-Vậy điền mấy vào ô thứ nhất ?
-Khi cộng hay trừ một số với 0 thì kết quả thế nào?
-Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả thế nào ?
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
 456 334 168
- 223 +112 + 21
 233 446 189
-Luyện tập.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
-Lấy tích của 36 chia cho một thừa số 4 được thương là thừa số kia 9.
-HS làm vở.
-Thực hiện từ trái sang phải.
-1 em đọc đề : Có 27 bút chì màu chia đều cho 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bút chì màu ?
-Có 27 bút chì màu.
-Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
-Thực hiện phép chia 27 : 3.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
Giải
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được :
27 : 3 = 9 (bút chì)
Đáp số :9 bút chì.
-Trò chơi “Làm nhà toán học”
-Hình b được khoanh vào một phần tư hình vuông.
-Vì hình b có 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
- Hình a được khoanh vào một phần năm hình vuông, vì hình a có 20 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
-Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống .
-0 cộng 4 bằng 4.
-Điềøn 0 .
- Khi cộng hay trừ một số với 0 thì kết quả là chính số đó.
- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0 .
-Làm thêm bài tập.
 ---------------------------------------------------------
 Tiếng việt
 Tiết 1 : Tập đọc : NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng .
•-Biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời các nhân vật . 
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ : ế hàng, hết nhẵn. 
 -Hiểu nội dung bài : Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề, yêu trẻ.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh tình cảm quý trọng người lao động .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Người làm đồ chơi .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra .
-Gọi 3 em đọc bài “Lượm”
-Em thích những câu thơ nào, vì sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.Biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ ngữ : ế hàng, hết nhẵn. 
-PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng nhẹ nhàng, tình cảm.)
-PP trực quan : Tranh .
-Hướng dẫn luyện đọc .
 Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
Đọc từng đoạn trước lớp. 
-PP trực quan :Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-GV nhắc nhở học sinh đọc nghỉ hơi sau dấu 
phẩy, dấu chấm, nhấn giọng từ ngữ in đậm. Giọng đọc dồn dập.
-PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải .
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Bác hàng xóm làm những đồ chơi mang lại niềm vui cho trẻ, và tình cảm của các em dành cho bác như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em HTL bài và TLCH.
-Người làm đồ chơi .
-Tiết 1.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-Quan sát.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, nông thôn, hết nhẵn, sặc sỡ.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu : Tôi suýt khóc,/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh ://
-Bác đừng về.// Bác ở đây làm đồ chơi/ bán 
cho chúng cháu.//
-Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.//
-Cháu mua/ và sẽ rủ các bạn cháu cùng mua.//
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 134) ế hàng, hết nhẵn .
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc lại bài.
-Tập đọc bài.
 -------------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 2 : Tập đọc: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI / TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
- Hiểu nội dung bài : Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề, yêu trẻ.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh tình cảm quý trọng người lao động .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Người làm đồ chơi .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 em đọc bài “Người làm đồ chơi”
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
Mục tiêu : Hiểu nội dung bài : Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề 
nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề, yêu trẻ.
-Gọi 1 em đọc. 
-PP Trực quan :Tranh “Người làm đồ chơi”
-PP hỏi đáp :Bác Nhân làm nghề gì ? 
-Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào ?
-Vì sao bác Nhân định chuyển về quê ?
-Bạn nhỏ trong truyện có thái độ như thế nào khi nghe tin bác về quê làm ruộng?
-Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối? 
-Hành động đó cho thấy bạn là người như thế nào ?
-GV chốt ý : Bạn nhỏ trong truyện là người nhân hậu,thông minh. Bạn hiểu bác hàng xóm rất yêu nghề, yêu trẻ, nên đã an ủi động viên bác làm cho bác vui, đổi ý định bỏ nghề khi trở về quê.
-Em đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ
-Luyện đọc lại :
-Nhận xét. 
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Tiết 2.
-1 em đọc đoạn 1.
-Quan sát. Đọc thầm đoạn 1 và trả lời .
-Bác Nhân làm nghể nặn đồ chơi bằng bột màu, bán rong trên các vỉa hè thành phố.
-Các bạn xúm lại ở những chỗ dựng cái sào nứa cắm đồ chơi của bác, các bạn ngắm xem hai bàn tay khéo léo của bác tạo nên những con giống rực rỡ sắc màu.
-Vì đồ chơi mới bằng nhựa xuất hiện không ai mua đồ chơi của bác nữa.
-1 em đọc đoạn 2-3.
- Bạn suýt khóc vì buồn, cố tỏ ra bình tĩnh nói : Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
-Đập con lợn đất được hơn mười nghìn nhờ các bạn mua giúp đồ chơi của bác.
-Bạn rất nhân hậu, thương người, biết chọn cách làm tế nhị khéo léo, không để bác hàng xóm tủi thân.
-1 em đọc đoạn 4.
-Cám ơn cậu bé tốt bụng. Cám ơn cháu đã an ủi bác. Thì ra vì bác mà cháu đập con heo đất. Bác phải làm gì để cám ơn lòng tốt của cháu đây.
-2-3 nhóm thi đọc theo phân vai.
-3-4 em thi đọc lại truyện .
-1 em đọc bài.
Em thích bạn nhỏ vì bạn tốt bụng. Em thích bác hàng xóm vì bác yêu nghề yêu trẻ.
-Tập đọc bài.
 -------------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 3 : Kể chuyện : NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
•- Dựa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt, kể lại được từng đoạn và toàn bộ chuyện Người làm đồ chơi .
 - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng có thể kể tiếp lời bạn.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh yêu quý lao động chân t ... 
-Các nhóm trình bày, nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
-Nhiều em đọc lại.
-HS làm phiếu bài tập.
-Vài em đọc ghi nhớ.
-Học bài.
------------------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 8 : Tập đọc - LƯỢM .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•-Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng .
 -Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện : khẩn trương khi kể về đám cháy, chậm rãi khi nói về suy nghĩ của anh chàng ích kỉ.
 Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ : bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng.
•-Hiểu nội dung bài : Thấy cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại, không lo giúp hàng xóm dập đám cháy thì tai hoạ sẽ đến với mình.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc trôi chảy rõ ràng.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh nên quan tâm giúp đỡ người khác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh Tập đọc “Cháy nhà hàng xóm”.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP hỏi đáp – kiểm tra : Gọi 2 em đọc bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
-Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ?
-Vì sao đàn bê quý anh Hồ Giáo như vậy?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng . Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện khẩn trương, chậm rãi. Hiểu nghĩa của các từ : bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng.
•PP giảng giải – luyện đọc :
-GV đọc mẫu lần 1 (SGV/ tr274)
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu :
Đọc từng đoạn: -Luyện đọc câu :
Bảng phụ : Ghi các câu .
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 139)
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nội dung bài : Thấy cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại, không lo giúp hàng xóm dập đám cháy thì tai hoạ sẽ đến với mình.
-PP hỏi đáp : -Thấy có nhà cháy, mọi người trong làng làm gì ?
-Trong lúc mọi người chữa cháy, người hàng xóm nghĩ gì làm gì?
-Kết thúc câu chuyện ra sao ?
-Câu chuyện này khuyên ta điều gì ?
-Luyện đọc lại : Hướng dẫn các nhóm thi đọc truyện.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Câu chuyện khuyên em điều gì ?
-Giáo dục tư ưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-2 em đọc và TLCH.
-Trong lành ngọt ngào, bầu trời cao vút trập trùng.
-Vì anh yêu quý chúng chăm bẵm chúng như con.
-Cháy nhà hàng xóm.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu.
-Luyện đọc từ khó : làng nọ,ra sức, trùm chăn, nào ngờ, tàn lửa, cuống cuồng.
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn .
-HS luyện đọc câu :
Riêng có một người/ nhà ở ngay bên cạnh/ vẫn trùm chăn,/ bình chân như vại,/ nghĩ : -Cháy nhà hàng xóm,/ chẳng việc gì mình phải bận tâm.//
-Luyện phát âm chú ý đọc câu đúng.
-HS nêu nghĩa của các từ chú giải(STV/ tr 139) .
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn cả bài) -Đồng thanh .
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Mọi người đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy.
-Ông ta vẫn bình chân như vại nghĩ rằng cháy nhà hàng xóm đâu phải cháy nhà mình.
-Lửa mỗi lúc một to, tàn lửa bay tứ tung bén sang nhà ông ta , ông ta mới chồm dậy nhưng không kịp, tất cả đều bị lửa thiêu sạch.
-Thấy cháy nhà hàng xóm mà vẫn bình chân như vại thì nhà mình cũng sẽ cháy. Cầøn quan tâm giúp đỡ người khác.
-3-4 em thi đọc truyện. Nhận xét, chọn bạn đọc hay.
-Cầøn quan tâm giúp đỡ người khác.
-Tập đọc bài.
 -----------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 9 : Chính tả (nghe viết) – ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO .
 PHÂN BIỆT TR/ CH, DẤU HỎI/ DẤU NGÃ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Nghe viết đúng chính xác một đoạn trong bài“ Đàn bê của anh Hồ Giáo”. 
•- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âmđầu, thanh điệu dễ lẫn : tr/ ch, thanh hỏi/ thanh ngã.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh kính trọng anh hùng lao động Hồ Giáo.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn viết “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
-PP giảng giải :
a/ Nội dung đoạn viết: 
-PP trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Tranh : Đàn bê của anh Hồ Giáo.
-Tìm tên riêng trong bài chính tả ? 
b/ Hướng dẫn trình bày . 
-PP hỏi đáp : Tên riêng phải viết như thế nào ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-PP phân tích : Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt tr/ ch, thanh hỏi/ thanh ngã.
Bài 2 : bài 2 a: Yêu cầu gì ?
-PP luyện tập : GV tổ chức cho HS làm bài theo 
nhóm (Điền vào chỗ trống ch/ tr)
-Bảng phụ : GV dán bảng 2 tờ giấy khổ to.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGV/ tr 276)
chợ – chờ – tròn.
Bài 2b : Yêu cầu gì ?
-GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV/ tr 276)
bão - hổ – rãnh (rỗi)
Bài 3 : Tổ chức trò chơi . 
a/Tìm các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu ch/ tr ?
b/Tìm các tiếng chỉ khác nhau ở thanh hỏi/ thanh ngã ?
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi.
-Người làm đồ chơi
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết : cọng rau, cồng chiêng, giỏi giang, trĩu quả, bác sĩ, nổi.
-Viết bảng con.
-Chính tả (nghe viết) : Đàn bê của anh Hồ Giáo.
-Theo dõi. 3-4 em đọc.
-Quan sát.
-Anh Hồ Giáo .
-Viết hoa.
-HS nêu từ khó : quấn quýt, quẩn chân, nhẩy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
-Viết bảng con.
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền vào chỗ trống ch/ tr.
-Chia nhóm (lên bảng điền vào chỗ trống theo trò chơi tiếp sức)
-Từng em đọc kết quả. Làm vở BT.
 -Nhận xét.
-Điền thanh hỏi/ thanh ngã.
-2 em lên bảng điền.
-5-6 em đọc lại kết quả. Làm vở BT.
-Chia 4 nhóm (thi tiếp sức)
a/chè – trám – tràm – tre – trúc – trầu – chò – chỉ – chuối – chà là – chanh – chay – chôm chôm.
B/ tủ – đũa – đĩa – chõ – chõng – võng – chổi – chảo – chĩnh – chão .
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
 -------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 10 : Tập làm văn – KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN (NÓI-VIẾT) .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết kể về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
-Biết viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp .
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa BT1 . Bảng phụ viết BT2 .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 1 em đáp lời an ủi ở BT2
-1 em đọc lại bài viết về việc em săn sóc mẹ khi mẹ ốm.
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Biết kể về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
Bài 1 : Gọi 1 em đọc yêu cầu ?
- GV nhắc nhở : Bài tập yêu cầu kể về nghề nghiệp của người thân dựa vào câu hỏi gợi ý không phải trả lời câu hỏi. Người thân có thể là bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, ông, bà. Khi kể chú ý kể tự nhiên.
-Nhận xét, cho điểm.
-Trò chơi .
Họat động 2 : Làm bài viết .
Mục tiêu : Biết viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật.
-GV hướng dẫn: Chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ. Biết nối kết câu thành bài văn. Chỉ cần viết 3-4 câu.
-Nhận xét, cho điểm HS làm bài tốt.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng - Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Làm vở BT2.
-PP thực hành :
-1 em : đáp lời an ủi BT2
 -1 em 1 em đọc lại bài viết về việc em săn sóc mẹ khi mẹ ốm .
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em đọc yêu cầu : Kể về nghề nghiệp của người thân.
-4-5 em thực hành kể.
-Mẹ em là giáo viên của trường trung học cơ sở. Hàng ngày, mẹ đều đến trường giảng dạy. Em nhận thấy mẹ rất yêu thích nghề dạy học của mình. Mỗi tối sau khi dọn dẹp nhà cửa, em thấy mẹ cặm cụi bên trang giáo án, bài vở của học sinh. Em mơ ước lớn lên em sẽ nối tiếp nghề của mẹ, vì mẹ thường dạy em : Nghề dạy học là nghề cao quý.
-Trò chơi “Lá rơi”
-Cả lớp làm bài viết.
-Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
-Làm vở BT2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc