Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 29

Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 29

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,

 Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bịGV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. .

III. Các hoạt động

 

doc 19 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng 04 năm 2007
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I. Mục tiêu
Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,
 Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Oâng rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bịGV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. .
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây dừa
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Cây dừa.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Ghi tên bài lên bảng. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
Chú ý giọng đọc: 
+ Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời của ông, đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng.
+ Lời của Xuân, đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
+ Lời của Vân, đọc với giọng ngây thơ.
+ Lời của Việt, đọc với giọng rụt rè, lúng túng.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ:
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Hỏi: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Nêu giọng đọc và tổ chức cho HS luyện đọc 2 câu nói của ông.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân. Chú ý đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
Gọi HS đọc mẫu câu nói của ông.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự như trên.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Cây dừa và trả lời câu hỏi cuối bài.
HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
Một số HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
3 HS đọc lại tên bài.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV.
+ Các từ đó là: quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, chẳng, thốt lên,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chúng ta phải đọc với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt.
Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Sau một chuyến  có ngon không? 
+ Đoạn 2: Cậu bé Xuân nói .. ông hài lòng nhận xét. 
+ Đoạn 3: Cô bé Vân nói  còn thơ dại quá!
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
1 HS đọc bài.
1 HS đọc bài.
1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
2 HS đọc bài. 1 HS đọc bài.
1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại.
1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại.
HS đọc đoạn 2.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đọan trong bài. 
MÔN: TẬP ĐỌC
 Tiết: NHỮNG QUẢ ĐÀO (TT)
 III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Những quả đào (Tiết 1)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Những quả đào (Tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu toàn bài lần 2 và đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Người ông dành những quả đào cho ai?
Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
Oâng đã nhận xét về Xuân ntn?
Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
Oâng đã nhận xét về Vân ntn?
Chi tiết nào trong chuyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại?
Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
Oâng nhận xét về Việt ntn?
Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài.
Yêu cầu HS nối nhau đọc lại bài
Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây đa quê hương
Hát
Người ông sẽ rằng sau này Xuân sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi.
Oâng nhận xét về Xuân như vậy vì khi ăn đào, thấy ngon Xuân đã biết lấy hạt đem trồng để sau này có 1 cây đào thơm ngon như thế. Việc Xuân đem hạt đào đi trồng cũng cho thấy cậu rất thích trồng cây.
Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nổi cô bé ăn xong rồi vẫn còn thèm mãi. 
Oâng nhận xét: Oâi, cháu của ông còn thơ dại quá.
Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì ăn xong rồi vứt hạt đào đi luôn.
Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào lên gườn bạn rồi trốn về.
Oâng nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm.
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Con thích Xuân vì cậu có ý thức giữ lại giống đào ngon.
+ Con thích Vân vì Vân ngây thơ.
+ Con thích Việt vì cậu là người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương bạn bè, biết san sẻ quả ngon với người khác.
+ Con thích người ông vì ông rất yêu thích các cháu, đã giúp các cháu mình bọc lộ tính cách 1 cách thoải mái, 1 cách tự nhiên.
4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn truyện.
5 HS đọc lại bài theo vai.
HS lắng nghe
MÔN: TOÁN
Tiết: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS biết:Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200 là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị. Đọc viết các số từ 111 đến 200.
2Kỹ năng: So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.3Thái độ: Ham thích môn toán.
II. Chuẩn bịGV:
Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132.
Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Các số đếm từ 101 đến 110.
GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110. Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 111 đến 200.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 200
Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.
Giới thiệu số 112, 115 tương tự giới thiệu số 111.
Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135.
Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
Viết lên bảng: 123 . . . 124 và hỏi:Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 123 và số 124.
Hãy so sánh chữ số hàng chục của 123 và số 124 với nhau.
Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 123 và số 124 với nhau.
Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123.
Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn có nói đúng hay sai?
Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau.
Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110.
Hát
Một số HS l ...  luận về vấn đề GV đưa ra.
Đại diện nhóm trình bày, sau đó các nhóm khác trình bày bổ sung.
1 HS nêu lại các việc làm để bảo vệ các con vật dưới nước.
HS lắng nghe
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT(tiết 2)
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
Nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
2Kỹ năng: Thông cảm với người khuyết tật.Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật.
Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.
3Thái độ: Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bịGV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận. HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
GV hỏi HS các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự. GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Giúp đỡ người khuyết tật.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện: “Cõng bạn đi học”
Hồng và Tứ là đôi bạn thân, quê ở Thái Bình. Hồng bị liệt từ nhỏ, hai chân teo quắt lại không đi đứng được. Vậy mà Hồng rất ham học. Thấy các bạn hằng ngày ríu rít cắp sách đến trường, em cũng khóc xin mẹ cho đi học.
Tứ ở cùng xóm với Hồng nhà Tứ nghèo, bố mẹ già thường xuyên đau ốm nên mới ít tuổi em đã phải lo toan nhiều công việc nặng trong gia đình. Có lẽ vì vậy mà Tứ trông gầy gò bé nhỏ so với các bạn cùng tuổi.
Thương Hồng tàn tật, thương mẹ bạn già yếu, lại bận sản xuất, Tứ xin phép được giúp bạn. Hằng ngày, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại cõng Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng đường xa. Những hôm trời mưa, đường làng đầy vết chân trâu, trơn như đổ mỡ, cõng bạn trên lưng Tứ phải cố bấm mười đầu ngón chân xuống đất cho khỏi ngã. Có những hôm bị ốm, nhưng sợ Hồng bị mất buổi, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học. 
Ba năm liền Tứ đã cõng bạn đi học như vậy. Tấm gương của Tứ đã được bạn bè khắp xa gần học tập. Giờ đây, cùng với em, có cả 1 tiểu đội các bạn cùng lớp hằng ngày thay nhau đưa Hồng đi học. Biết câu chuyện cảm động này, Bác Hồ đã khen ngợi và gửi tặng đôi bạn huy hiệu của Người.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: Cõng bạn đi học. Tổ chức đàm thoại:
Vì sao Tứ phải cõng bạn đi học?
Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học?
Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ.
Em rút ra từ bài học gì từ câu chuyện này.
Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật?
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét 
Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học.
Dù trời nắng hay mưa, dù có những hôm ốm mệt. Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi.
Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học.
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
Những người mất chân, tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khoẻ yếu
Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm.
Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
Những việc nên làm:
+ Đẩy xe cho người bị liệt.
+ Đưa người khiếm thị qua đường.
+ Vui chơi với các bạn khuyết tật.
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật.
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật
HS lắng nghe
 THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (TIẾT 1)
 I.Mục đích yêu cầu:_ Biết cách làm đồng hồ đeo tay
 _ Kẻ, cắt, dán được hình đúng quy trình kĩ thuật 
 _ Học sinh có hứng thú trong việc làm đồng hồ đeo tay
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : _ Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời , chưa dán 
 _ Tranh quy trình kẻ , cắt , dán đồng hồ đeo tay
 2.Học sinh : _Giấy thủ công , thước kẽ , bút chì , kéo thủ công , hồ dán
III.Hoạt động lên lớp : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra dụng cụ học tập 
3.Bài mới: 
­Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại) 
Giáo viên giới thiệu mẫu cách dán hình và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét: 
ngang.
­Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn mẫu(Phương pháp quan sát, đàm thoại)
 +Bước 1 : Cách1 làm giấy xúc xích trang trí
_Lật mặt trái của tờ giấy thủ công, kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi 
_ Chấm các điểm đánh dấu hình vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ đường xúc xích theo các điểm đã đánh dấu ( H 2 ). 
 +Bước 2 : Cắt dán hình
_Do tính chất đối xứng nên không cần cắt cả chữ E mà chỉ gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa ( mắt trái ra ngoài ) Cắt theo đường kẻ nửa chữ E bỏ phần gạch chéo ( H.3 ) .Mở ra được mặt đồng hồ
+Bước 3 : Dán hình vưa cắt 
_ Thực hiện tương tự như dán chữ cái ở bài trước ( H4 )
 _Sau khi học sinh hiểu cách kẻ cắt chữ E, giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt dán hình
­Hoạt động 3 : Học sinh thực hanh2 làm xúc xích trang trí
_ Học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ đeo tay
_ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt dán đồng hồ theo quy trình 
_ Giáo viên tổ chứ cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán xúc xích trang trí Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
_ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét sản phẩm 
_ Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh .
5.Dặn dò: _Bài nhà: Dặn dò học sinh về nhà tự cắt lại chữ E cho dẹp 
 _Chuẩn bị bài sau 
 _ Học sinh quan sát mẫu chữ E 
 _ Học sinh quan sát mẫu chữ E
_ Học sinh thực hành cắt dán chữ E
_ Học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét sản phẩm của các bạn trong lớp.
HS lắng nghe
	Tiết :	MỸ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
I/Mục đích yêu cầu: 
Hs : vẽ được cặp sách hs
Kĩ Năng : Biết cách mô tả , nhận xét hình ảnh , tạo dáng tự do
Thái độ : Có ý thức vẽ đúng theo đề tài
II/Chuẩn bi:
 1/ Giáo viên Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác . Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài 
 2/Học sinh Sưu tầm tranh , ảnh vẽ cắp sách hs... Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . Bút chì , màu vẽ 
III/Hoạt động lên lớp
 1/Khởi động:. 5’ hát bài hát
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 3/Bài mới 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
 20’
 10’
_ GV giới thiệu tranh vẽ cặp sách để HS quan sát 
_ GV giới thiệu những hoạt động thực hiện tạo dáng tự do
_ GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác và gợi ý để HS nhận xét 
_ GV nhấn mạnh : các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng quan sát .
Hoạt động 1 : Xem tranh , vật mẫu
_ GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh , vật mẫu
Ví dụ : + Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Những hình ảnh chính , hình ảnh phụ trong tranh .
+ Hình dáng , động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ?
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
_ Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV cần khen ngợi , động viên khích lệ : HS nào trả lời chưa đúng , cần sửa chữa và bổ sung thêm 
_ GV nhấn mạnh 
+ Xem tranh , tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp 
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình 
Hoạt động2 : Nhận xét đánh giá 
_ Nhận xét chung tiết học 
_ Khen ngợi , động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phú hợp với nội dung của tranh 
 4 Củng cố : Hôm nay chúng ta học Mĩ thuật bài gì ? Đề tài gì ?
 HS Xem tranh vẽ về cặp sách hs
 5 Dăn dò: + Bài nhà: Về nhà các em sưu tầm các bức tranh về đề tài môi trường .
 + Chuẩn bị: bài : tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm 
_ Tranh vẽ về đề tài : mẽ hoặc cô giáo 
_ Đề tài về mẽ hoăc cô giáo rất phong phú và đa dạng như trồng cây , chăm sóc cây , bảo vệ rừng , chim thú  
 _Mẹ hoặc cô giáo đang chăm sóc cây xanh .
 _ Hình ảnh chính là người , hình ảnh phụ là cây cối .
 _ Cô giáo đang chăm sóc cây cối ở vườn trường .
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc