Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 15 năm 2010

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 15 năm 2010

MÔN: TẬP ĐỌC

HAI ANH EM

I. Mục tiêu

Biết nghỉ hơi đúng chỗ. Bươc đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.

Hiểu nội dung : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. (trả lời được các câu hỏi SGK )

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần học 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TẬP ĐỌC
HAI ANH EM
I. Mục tiêu
Biết nghỉ hơi đúng chỗ. Bươc đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
Hiểu nội dung : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. (trả lời được các câu hỏi SGK )
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiếng võng kêu. 
Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Tiếng võng kêu.
Trong mơ em bé mơ thấy những gì? 
Những từ ngữ nào tả em bé ngủ rất đáng yêu.
Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Tuần trước chúng ta đã học những bài tập đọc nào nói về tình cảm giữa người thân trong gia đình.
Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình đó là tình anh em.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải
ị ĐDDH:Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
Đọc mẫu đoạn 1, 2
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn.
Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi để chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.
c) Luyện ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng 1 số câu dài, khó ngắt.
Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu
d) Đọc cả đoạn bài
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn sau đó nghe chỉnh sửa.
Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm.
g) Cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh
Gọi HS đọc và mỗi HS trả lời 1 câu hỏi:
Ngày mùa đến hai anh em chia lúa ntn?
Họ để lúa ở đâu?
Người em có suy nghĩ ntn?
Nghĩ vậy người em đã làm gì?
Tình cảm của người em đối với anh ntn?
Người anh vất vả hơn em ở điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- HS 1: Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi: 
- HS 2: Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi: 
- HS 3: Đọc khổ thơ em thích và nói rõ vì sao em thích?
- Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa.
- Câu chuyện bó đũa. Tiếng võng kêu.
- Mở SGK trang 119
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các từ khó: Nọ, lúa, nuôi, lấy lúa (MB); để cả, nghĩ (MT, MN).
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
	Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành 2 đống bằng nhau,/ để cả ở ngoài đồng.// 
	Nếu phần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.//
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc.
- HS đọc
- Chia lúa thành 2 đống bằng nhau.
- Để lúa ở ngoài đồng.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng.
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
- Còn phải nuôi vợ con.
Rút kinh nghiệm:
MÔN: TẬP ĐỌC
HAI ANH EM (TT)
I. Mục tiêu
Biết nghỉ hơi đúng chỗ. Bươc đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
Hiểu nội dung : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. (trả lời được các câu hỏi SGK )
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Hai anh em ( tiết 1).
Yêu cầu HS đọc bài
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết 2
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3, 4.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH:SGK. Bảng phụ: từ, câu.
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn 3, 4.
b) Luyện phát âm
c) Luyện ngắt giọng
Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu dài, khó ngắt.
Hỏi HS về nghĩ của các từ: công bằng, xúc động, kì lạ.
Giảng lại các từ cho HS hiểu.
d) Đọc cả đoạn.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh cả lớp
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3, 4.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh, SGK.
Người anh bàn với vợ điều gì?
Người anh đã làm gì sau đó?
Điều kì lạ gì đã xảy ra?
Theo người anh, người em vất vả hơn mình ở điểm nào?
Người anh cho thế nào là công bằng?
Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau.
Tình cảm của hai anh em đối với nhau ntn?
* Giáo dục BV MT : 
: Anh em cùng 1 nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc bài.
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Bé Hoa.
- Hát
- HS đọc.
- Theo dõi và đọc thầm.
- Luyện phát âm các từ: Rất đỗi kì lạ, lấy nhau (MB); vất vả, rất đỗi, ngạc nhiên, ôm chầm (MT, MN).
- Luyện đọc câu dài, khó ngắt.
	Thế rồi/ anh ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
- Trả lời theo ý hiểu.
- HS đọc.
- 2 đội thi đua đọc.
- Em ta sống 1 mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.
- Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
- 2 đống lúa ấy vẫn bằng nhau.
- Phải sống 1 mình.
- Chia cho em phần nhiều.
- Xúc động, ôm chầm lấy nhau.
- Hai anh em rất yêu thương nhau./ Hai anh em luôn lo lắng cho nhau./ Tình cảm của hai anh em thật cảm động.
- HS đọc
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Rút kinh nghiệm:
MÔN: TẬP ĐỌC
BÉ HOA
I. Mục tiêu
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc rõ thư của bé Hoa trong bài.
Hiểu nội dung : Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc và giúp đỡ bố mẹ. (trả lời được các câu hỏi SGK )
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
HS:
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
3 HS đọc lại bài Hai anh em và trả lời câu hỏi.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Muốn biết chị viết thư cho ai và viết những gì lớp mình cùng học bài tập đọc Bé Hoa.
Ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Ÿ Phương pháp: 
ị ĐDDH:
A) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS khá đọc lại. Chú ý: giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện tâm tình.
B) Luyện phát âm 
Yêu cầu HS đọc các từ khó đã ghi trên bảng phụ.
C) Luyện ngắt giọng
Treo bảng phụ có các câu cần luyện đọc. Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc.
D) Đọc cả bài
Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từ đầu cho hết bài.
Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
E) Thi đọc giữa các nhóm
G) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Ÿ Phương pháp: 
ị ĐDDH:
Em biết những gì về gia đình Hoa?
Em Nụ có những nét gì đáng yêu?
Tìm những từ ngữ cho thấy Hoa rất yêu em bé?
Hoa đã làm gì giúp mẹ?
Hoa thường làm gì để ru em ngủ?
Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì và mong ước điều gì?
Theo em, Hoa đáng yêu ở điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc lại bài.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:
Hát
HS 1 đọc 1, 2 và trả lời câu hỏi: Theo người em thế nào là công bằng?
HS 2, đọc đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi: Người anh đã nghĩ và làm gì?
HS 3, đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Người chị ngồi viết thư bên cạnh người em đã ngủ say.
Mở SGK trang 121.
1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: Nụ, lắm, lớn lên, nắn nót, ngoan, đưa võng.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
Hoa yêu em/ và rất thích đưa võng/ ru em ngủ.//
Đêm nay,/ Hoa hát hết các bài hát/ mà mẹ vẫn chưa về.//
Đọc nối tiếp:
+ HS 1: Bây giờ ru em ngủ.
+ HS 2: Đêm nay... từng nét chữ
+ HS 3: Bố ạ bố nhé.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Rút kinh nghiệm:
MÔN: CHÍNH TẢ
HAI ANH EM
I. Mục tiêu
Chép chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép.
Làm được BT2 , BT3 a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ cần chép sẵn đoạn cần chép. Nội dung bài tập 3 vào giấy, bút dạ.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiếng võng kêu.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 118.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ Chính tả hôm nay, các con sẽ chép đoạn 2 trong bài tập đọc Hai anh em và làm các bài tập chính tả.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Ÿ Phương pháp:Trực quan, vấn đáp. 
ị ĐDDH: Bảng phụ: từ.
a) Ghi nhớ nội dung.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn kể về ai?
Người e ...  thẳng từ đâu đến đâu?
Vẽ đoạn thẳng MN khác gì so với đường thẳng MN?
Yêu cầu HS nêu yêu cầu ý b.
Gọi HS nêu cách vẽ.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Hát
- HS thực hiện và trả lời theo câu hỏi của GV . Bạn nhận xét.
- HS thực hiện và trả lời theo câu hỏi của GV . Bạn nhận xét.
- Làm bài sau đó nối tiếp nhau theo bàn hoặc theo tổ để báo cáo kết quả từng phép tính. Mỗi HS chỉ báo cáo kết quả 1 phép tính.
- 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- HS lên bảng làm bài. Mỗi HS thực hiện 2 con tính. HS dưới lớp làm bài.
- Nhận xét bài của bạn cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS lần lượt trả lời.
- Tìm x.
- Là số trừ.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
32 – x = 18 20 – x = 2
 x = 32 – 18 x = 20 – 2
 x = 14 x = 18
- Nhận xét bạn làm bài đúng/sai.
- x là số bị trừ.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
X – 17 = 25
 X = 25 + 17
 X = 42
- Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm MN.
- Đặt thước sao cho 2 điểm M và N đều nằm trên mép nước. Kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm MN.
- Từ M tới N.
- Khi vẽ đoạn thẳng ta chỉ cần nối M với N, còn khi vẽ đường thẳng ta phải kéo dài về 2 phía MN.
- Vẽ được rất nhiều.
Rút kinh nghiệm:
MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm.
Làm bài tập : 1,2,3,5
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Đặt tính rồi tính:
 74 – 29 , 38 – 29 , 80 – 23 .
Nêu cách thực hiện các phép tính.
Vẽ đoạn thẳng AB.
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng: Luyện tập chung.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
GV có thể cho HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau báo cáo kết quả hoặc có thể tổ chức thành trò chơi thi nói nhanh kết quả của phép tính.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu đề bài.
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
Yêu cầu HS làm vào Vở bài tập. 
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 32 – 25; 61 – 19; 30 – 6.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu làm gì?
Viết lên bảng: 42 – 12 – 8 và hỏi: Tính từ đâu tới đâu?
Gọi 1 HS nhẩm kết quả.
Yêu cầu HS tự làm bài. Ghi kết quả trung gian vào nháp rồi ghi kết quả cuối cùng vào bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài của 3 bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Củng cố về tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Cho HS lần lượt nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng rồi làm câu a, nêu cách tìm số bị trừ rồi làm câu b, nêu cách tìm số trừ rồi làm câu c. Hoặc tự làm bài tập sau đó yêu cầu giải thích cách làm của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
 v Hoạt động 3: Củng cố về giải bài toán có lời văn.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành.
 ị ĐDDH: Bảng phụ.
 Bài 5:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt
	Đỏ : 65 cm
	Xanh ngắn hơn: 17 cm
 Xanh : ...cm?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ngày, giờ.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS nói nhanh kết quả.
- Đặt tính rồi tính.
- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
- Từ hàng đơn vị (từ phải sang trái).
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện 2 con tính.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính. 3 HS lần lượt trả lời.
- Yêu cầu tính.
- Tính lần lượt từ trái sang phải.
- 42 trừ 12 bằng 30, 30 trừ 8 bằng 22.
- HS làm bài. Chẳng hạn:
	58 – 24 – 6 = 34 – 6
 	 = 28
Nhận xét bạn làm bài đúng/sai.
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS làm bài. Sửa bài.
a) x+14=40 b) x–22=38 c) 52–x=17 
 x=40–14	 x= 38+22 x=52–17
 x = 26 x = 60 x = 35
- Đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- Vì ngắn hơn nghĩa là ít hơn.
- HS làm bài. Chữa bài.
	Bài giải
 Băng giấy màu xanh dài là:
	 65 – 17 = 48 (cm)
 Đáp số: 48 cm.
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật 
GẤP CẮT DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CHỈ LỐI ĐI THUẬN CHIỀU
VÀ BIỂN BÁO CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
I/ MỤC TIÊU :
Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
Gấp, cắt, dán được biển báo cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. 
Với HS khéo tay : 
Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo đối cân đối.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
- Mẫu biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Quy trình gấp, cắt, dán.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
-Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt hình tròn.
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Quan sát nhận xét.
Mục tiêu : Học sinh biết thực hành gấp, cắt, dán.
-Trực quan : Quy trình gấp cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-Hình dáng, kích thước màu sắc của hai biển báo thế nào ?
-Mặt biển báo hình gì ?
-Màu sắc ra sao ?
-Chân biển báo hình gì ?
Hoạt động 2 : Thực hành gấp cắt, dán .
Mục tiêu : HS biết gấp cắt dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-GV hướng dẫn gấp (SGV/ tr 222).
A/ Gấp cắt biển báo chỉ lối đi thuận chiều.
B/ Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều.
-Giáo viên đánh giá sản phẩm của HS.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Gấp cắt dán hình tròn /tiết 2.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét.
 - Biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-Hình tròn.
-Màu xanh, màu đỏ ở giữa là màu trắng.
-Hình chữ nhật.
-HS thực hành theo nhóm.
-Các nhóm trình bày sản phẩm .
-Hoàn thành và dán vở.
-Đem đủ đồ dùng.
Rút kinh nghiệm:
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
(GDBVMT Toàn Phần)
I. Mục tiêu
Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hiểu giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
HS khá giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt độn
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Quan tâm giúp đỡ bạn.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phiếu học tập.
ị ĐDDH: Phiếu học tập.
GV dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường, quan sát lớp học.
Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham quan.
1) Em thấy vườn trường, sân trường mình ntn?
	¨ Sạch, đẹp, thoáng mát
	¨ Bẩn, mất vệ sinh
Ý kiến khác.
2) Sau khi quan sát, em thấy lớp em ntn? Ghi lại ý kiến của em.
GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong Phiếu học tập của HS.
Kết luận:
Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp trường sạch đẹp.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận.
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy, những việc cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp. Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
Kết luận:
Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm một số công việc sau:
Không vứt rác ra sàn lớp.
Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
Vứt rác đúng nơi quy định.
Quét dọn lớp học hàng ngày
v Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trên lớp
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Vật dụng làm vệ sinh lớp.
Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế của lớp học mà GV cho HS thực hành.
Chú ý: Những công việc làm ở đây phải bảo đảm vừa sức với lứa tuổi các em (như: nhặt rác bỏ vào thùng, kê bàn ghế ngay ngắn)
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đi tham quan theo hướng dẫn.
- HS làm Phiếu học tập và đại diện cá nhân trình bày ý kiến.
- HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
Hình thức: Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 15 cktkn(2).doc