Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng

Ngày soạn: 27/4/2013.

Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013.

Toán

Luyện tập chung

I. Mục tiêu :

 - Biết đọc, viết , so sánh các số trong phạm vi 1000.

 - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.

 - Biết xem đồng hồ.

II. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 13 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Ngày soạn: 27/4/2013.
Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013.
Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
 - Biết đọc, viết , so sánh các số trong phạm vi 1000.
 - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.
 - Biết xem đồng hồ.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra.
-Chấm một số vở HS.
-Nhận xét.
2. Bài mới.
Bài 1:
-Yêu cầu làm miệng.
-Nhận xét.
Bài 2: Bài tập yêu cầu gì?
-Nhận xét , chữa bài.
Bài 3: Bài tập yêu cầu gì?
( ct 1 )
Bài 4: Nêu yêu cầu.
-Nhận xét,
3.Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn tập
- 2HS đọc yêu cầu.
- Thi đua điền theo cặp.
732, 733, 734, ..
- 2HS đọc đề bài. Nêu: >, <, =
- Làm bảng con.
302 < 310 200 + 20 + 2 < 322
 888 > 879 600 + 80 + 4 < 648
542 = 500 + 42 400 + 120 + 5 = 525 
- 2HS đọc bài.
- Điền dấu thích hợp vào ô trống.
- Thảo luận theo cặp.
- 1 Số cặp trình bày trước lớp.
 10 giờ 30 phút ứng với đồng hồ B.
Tập đọc
Ôn tập Và kiểm tra cuối kỳ II
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Kiểm tra đọc (lấy điểm)
Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34. 
Kỹ năng: 
Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
Bit thay th cụm từ: Khi nào b»ng c¸c cơm bao giờ, lúc nào, mấy giơ trong c¸c c©u BT2; ng¾t ®o¹n v¨n cho tr­íc thµnh 5 c©u r ý ( BT3).
Ôn luyện về dấu chấm câu.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa học.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Chú ý: Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS của lớp mà GV quyết định số HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. 
v Hoạt động 2: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, )
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Yêu cầu HS suy nghĩ để thay cụm từ khi nào trong câu trên bằng một từ khác.
Yêu cầu HS làm bài theo cặp, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS. 
v Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu
Bài tập yêu cầu các em làm gì?
Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Chú ý cho HS: Câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn, khi đọc câu ta phải hiểu được.
Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp (đọc cả dấu câu).
Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi Khi nào? Và cách dùng dấu chấm câu.
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
Bài tập yêu cầu chúng ta: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, )
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Đọc: Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Lúc nào bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Tháng mấy bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Mấy giờ bạn về quê thăm ông bà nội?
Đáp án: 
b) Khi nào (bao giờ, tháng mấy, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón Tết Trung thu?
c) Khi nào (bao giờ, lúc nào, mấy giờ) bạn đi đón con gái ở lớp mẫu giáo?
Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
Làm bài theo yêu cầu: 
Bố mẹ đi vắng. Ơ nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em xuống giường rồi hát ru em ngủ.
Thể dục
CHUYỀN CẦU – TRÒ CHƠI NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
I. MỤC TIÊU:
1. KT: - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm 2 người
 - Ôn trò chơi: ném bóng trúng đích biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
2. KN: - Yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác
 - Yêu cầu nâng cao khả năng ném trúng đích
3. Thái độ:
	- Tự giác tích cực học môn thể dục
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm : Trên sân trường 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. PHẦN MỞ ĐẦU: 
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài tập
6-7'
1'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
2. Khởi động: 
- Giận chân tại chỗ, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, xoay khớp đầu gối, hông, vai, tay, chân, lườn, bụng
2 x 8 nhịp
B. PHẦN CƠ BẢN:
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Trò chơi ném bóng trúng đích
8-10'
8-10'
 X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
C. Phần kết thúc 
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát 2-3' đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát 
- Một số động tác thả lỏng 
- Trò chơi hồi tĩnh 
- Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét giờ học 
- Giao bài tập về nhà
1-2'
1'
1'
 X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
Ngày soạn: 28/4/2013
Thứ ba ngày 30 tháng 4 năm 2013.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân chia đã học để tính nhẩm
- Biết làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Biết tính chu vi hình tam giác
- Giáo dục: Lòng say mê học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Nháp, bảng em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Hát
- Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp.
29= 18
39= 27
49= 36
59= 45
16:4=4
18:3=6
14:2=7
25:5=5
35=15
53=15
15:3=5
15:5=3
24=8
42=8
8:2=4
8:4=2
- 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 42
+ 36
 78
 38
+ 27
 65
 85
- 21
 65
 80
- 35
 45
Chính tả ( nghe – viết):
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 7)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như tiết 1
- Biết đáp lời an ủi theo tình huống cho trước, dựa vào tranh , kể lại được câu chuyện theo đúng ý và đặt tên cho câu chuyện vừa kể
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
v Hoạt động 2: Ôn luyện cách nói lời đáp lời an ủi 
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
- Yêu cầu HS nêu lại tình huống a.
- Nếu em ở trong tình huống trên, em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
v Hoạt động 3: Ôn luyện cách kể chuyện theo tranh 
- Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS quan sát từng bức tranh.
-Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở bức tranh thứ 2.
- Bức tranh thứ 3 cho ta biết điều gì?
- Bức tranh 4 cho ta thấy thái độ gì của hai anh em sau khi bạn trai giúp đỡ em gái?
- Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng tập kể lại truyện trong nhóm, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
- Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Khi đáp lại lời an ủi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 8
Hát
 Bài tập yêu cầu chúng ta: Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống.
 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
 Em bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”
 HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là hết đau thôi./ Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi./ Mình không nghĩ là nó lại đau thế./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá!/
 b) Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu./ Cảm ơn ông ạ. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc âm nào đẹp như thế nữa không./
 Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.
 Quan sát tranh minh hoạ.
 Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn.
 Bỗng nhiên, bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bé lên.
 Ngã đau quá nên bé gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi: “Em ngoan, nín đi nào. Một lát nữa là em sẽ hết đau thôi”
 Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi đến trường.
Kể chuyện theo nhóm.
 Kể chuyện trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
Suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Giúp đỡ em nhỏ, Cậu bé tốt bụng, 
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Biết đáp lời khen ngợi theo tình huống cho trước, biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
Tiến hành tương tự như tiết 1.
v Hoạt động 2: Ôn luyện cách đáp lời khen ngợi của người khác
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy đọc các tình huống mà bài đưa ra.
Hãy nêu tình huống a.
Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong tình huống trên và được bà khen ngợi, em sẽ nói gì để bà vui lòng.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. Sau đó, gọi một số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc các câu văn trong bài.
- Yêu cầu HS đọc lại câu a.
- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu văn trên.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên.
- Vậy câu hỏi có cụm từ vì sao dùng để hỏi về điều gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thực hành hỏi đáp với các câu còn lại. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày trước lớp, 1 em đặt câu hỏi, em kia trả lời.
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
4. Củng cố – Dặn dò 
Khi đáp lại lời khen ngợi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 6.
Hát
Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp lại lời khen ngợi của người khác trong một số tình huống.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Bà đến nhà chơi, em bật tivi cho bà xem. Bà khen: “Cháu bà giỏi quá!”
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bà đã khen cháu, việc này dễ lắm bà ạ, để cháu dạy bà nhé./ Việc này cháu làm hằng ngày mà bà./ Có gì đâu, cháu còn phải học tập nhiều bà ạ./ Việc này chỉ cần quen là làm được thôi bà ạ. Bà làm thử nhé, cháu sẽ giúp bà./
Làm bài:
b) Cháu cảm ơn dì ạ./ Dì ơi, ở lớp cháu còn nhiều bạn múa đẹp hơn nữa dì ạ./ Thật hả dì? Cháu sẽ tập thêm nhiều bài nữa để hát cho dì xem em nhé./ Dì khen làm cháu vui quá./
c) Có gì đâu, mình gặp may đấy./ Có gì đâu, chỉ là mình đang đứng gần nó./
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.
Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?
Vì Sư Tử rất khôn ngoan.
Hỏi về lí do, nguyên nhân của một sự vật, sự việc nào đó.
b) Vì sao người thuỷ thủ có thể thoát nạn?
c) Vì sao Thủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh?
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực, không kiêu căng.
Ngày soạn: 29/4/2013
Thứ năm ngày 1 tháng 5 năm 2013.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh các số
- Biết làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Biết làm tính cộng trừ không nhớ các số có ba chữ số
- Biết giải bài toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo độ dài
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2:
Yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài.
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Thi cuối kỳ 2.
Hát
- 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 482 > 480	
987 < 989
1000 = 600 + 400
300 + 20 + 8 < 338
400 + 60 + 9 = 469
700 + 300 > 999
72
- 27
 45
602
 + 35
637
323
+ 6
329
 48
+ 48
 96
347
 - 37
310
538
 - 4
534
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng ít hơn.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tấm vải hoa dài là:
40 – 16 = 24 (m)
Đáp số: 24m.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34 .Phát âm rõ tốc độ đọc 50 tiếng /phút .Hiểu nội dung chính của đoạn, của bài.
- Biết thay cụm từ khi nào bằng các cụm từ bao giờ, lúc nào, mấy giờ , ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động 
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa học.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
v Hoạt động 2: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, )
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Yêu cầu HS suy nghĩ để thay cụm từ khi nào trong câu trên bằng một từ khác.
Yêu cầu HS làm bài theo cặp, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS. 
v Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Chú ý cho HS: Câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn, khi đọc câu ta phải hiểu được.
- Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp (đọc cả dấu câu).
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
 Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi Khi nào? Và cách dùng dấu chấm câu.
 Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
Bài tập yêu cầu chúng ta: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, )
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Đọc: Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Lúc nào bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Tháng mấy bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Mấy giờ bạn về quê thăm ông bà nội?
Đáp án: 
b) Khi nào (bao giờ, tháng mấy, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón Tết Trung thu?
c) Khi nào (bao giờ, lúc nào, mấy giờ) bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?
Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
Làm bài theo yêu cầu: 
Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em xuống giường rồi hát ru em ngủ.
Chính tả ( Nghe -viết ) :
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ II)
*******************************************************
Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày, ban đêm
- HS Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh vẽ sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
v Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
- Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên: chia thành 2 bộ có số cây – con tương ứng về số lượng
- HS chia làm 2 đội chơi.
- Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
- GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
v Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
- GV chuẩn bị tranh vẽ của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).\
- Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
- Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
- GV chốt kiến thức.
v Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
- Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
- Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng ntn?)
- Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
- Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
4. Củng cố – Dặn dò 
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
Hát
- Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không
Trên cạn & dưới nước 
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
HS nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
- Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
 HS trả lời cá nhân câu hỏi này.
Ngày soạn:30/4/2013
Thứ sáu ngày 2 tháng 5 năm 2013.
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ II)
(Đề và đáp án do Phòng ra)
ThÓ dôc
Tæng kÕt n¨m häc
*********************************************** 
SINH HOẠT
I.MỤC TIÊU:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 35, biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II.NHẬN XÉT TUẦN 35:
 * Nề nếp: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Chưa khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học .
 * Học tập: 
- Có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Vẫn còn tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
III PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI 
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, đúng giờ.
- Vệ sinh sân trường gọn gàng sạch sẽ.
- Thu dọn bàn ghế, trả SGK, đồ dùng học tập trước khi nghỉ hè.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35 moi.doc