Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 32 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 32 (chuẩn)

TUẦN 32

Ngày soạn: 14 / 4 / 2012

Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012

Tập đọc

Chuyện quả bầu (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ: lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt; Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài; Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài học. Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.

- Giáo dục và bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 32 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn: 14 / 4 / 2012
Ngày dạy: 	 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Chuyện quả bầu (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ: lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt; Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài; Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài học. Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
- Giáo dục và bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi trong bài: Cây và hoa bên lăng Bác
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- GV giới thiệu trực tiếp vào chủ điểm và bài.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.
- Khái quát chung cách đọc. Đoạn 1: đọc với giọng kể chậm rãi. Đoạn 2: giọng nhanh hơn, căng thẳng. Đoạn 3: thể hiện sự ngạc nhiên.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Luyện đọc từ khó.
+ lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài.
Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, / mây đen ùn ùn kéo đến. // Mưa to, / gió lớn, / nước ngập mênh mông. // Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. //
- Giảng từ khó trong bài
 * Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
 - GVnhận xét - đánh giá.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 của bài.
 - 2 HS lên bảng đọc thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi trong bài: Cây và hoa bên lăng Bác
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS luyện phát âm 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc lại câu dài
- HS đọc chú giải SGK.
- Từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
- Lớp nhận xét 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 của bài.
 Tiết2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Đọan 1
 ? Con dúi làm gì khi hai vợ chồng người đi rừng bắt được? 
? Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì ? 
- Giảng từ: Lạy van 
=> Con dúi trả ơn:
* Đoạn 2.
? Haivợ chồng làm gì để thoát nạn lụt ?
? Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất như thế nào sau nạn lụt ?
- Giảng từ: Vắng tanh
=>Hai vợ chồng thoát nạn:
* Đoạn 3.
? Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ?
? Những người đó là tổ tiên của những dân tộc nào ?
=>. Chuyện xảy ra sau nạn lụt:
? Kể tên các dân tộc khác mà em biết ?
? Đặt tên khác cho truyện ?
=> Tuy không ở cùng một nhà nhưng các dân tộc Việt Nam đều chung một ngôi nhà lớn. 
- Vậy mỗi chúng ta cần đối xử như thế nào để thể tình đoàn kết các dân tộc...?
4. Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc bài cá nhân
 – GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
- GVNX giờ học. Khen ngợi những em đọc tốt, hiểu bài.
- Nhắc HS về nhà đọc lại bài và tập kể lại câu chuyện.
- 1 HS đọc đọan 1, cả lớp theo dõi.
- Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật.
- Sắp có mưa to, gió lớn ngập lụt khắp miền, khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
- Làm theo lời khuyên của dúi: lấy khúc gỗ to khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ 7 ngày rồi chui vào đó bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết 7 ngày mới chui ra.
- Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.
- 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp theo dõi.
- Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất lên giàn bếp, ... từ trong quả bầu những con người nhỏ bé bước ra.
- Khơ-mú; Thái; Mường; Dao; HMông; Ba-na; Kinh ....
- Gia-rai; Ê-đê; Khơ-me; Sán chay; Tày, Nùng, Cơ-ho; Thổ; Chăm; Cống; Si La,...
- Cùng là anh em; Anh em cùng một mẹ; Anh em cùng một tổ tiên; Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam,...
- Đoàn kết yêu thương giúp đỡ, đùm bọc.....
- HS đọc cá nhân
- Nhận xét
- Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải yêu thương, giúp đỡ nhau.
Toán
 Tiết156: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết cách so sánh số có 3 chữ số. Làm tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000,trừ có nhớ trong phạm vi 100. Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. 
- Rèn kĩ năng so sánh số có 3 chữ số. Cộng, trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Học sinh vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Gv: Bảng phụ
- Hs: Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng, lớp làm nháp
351 + 216 427 + 142
676 – 231 999 - 542
- GV nhận xét, đánh giá.
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tên bài
b) Thực hành
Bài 1( 166) >,<,=
? Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV cho 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.
937 739 200 + 30  230
600.599 500 + 60 + 7 . 597 
398 . 405 500 + 50 .. 649 
? Nêu cách so sánh số có 3 chữ số ?
-> GV: Rèn kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.
Bài 1( 167) / ( c) : Đặt tính rồi tính.
Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.
Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
 GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
431 
+ - 
411 
_____ ____ 
 796 20
 ? Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ.
-> Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính.
Bài 5: Tìm x.
 - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm trên bảng
 - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
 x + 700 = 1000 700 – x = 400 
 x = 1000 – 700 x = 700 – 400 
 x = 300 x = 300 
? Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
->Rèn kĩ năng tìm số hạng, số trừ.
3) Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà ôn tập và hoàn thành bài tập.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm nháp
Kết quả: 
351 + 216 = 567 427 + 142 = 569
676 – 231 = 445 999 – 542 = 457
- Hs nhận xét
- Hs đọc yêu cầu
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS làm bảng, cả lớp làm bài vào VBT
 - Lớp nhận xét 
- Nêu cách so sánh số.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bảng
- Lớp nhận xét
- Nêu cách thực hiện.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bảng
- Lớp nhận xét
- HS nêu cách tìm.
Ngày soạn: 15/4/2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
 Luyện từ và câu
Tiết 32: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu làm quen với khái niệm Từ trái nghĩa. Củng cố về cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau ( từ trái nghĩa) theo từng cặp. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
- Giáo dục học sinh yêu quí và đoàn kết các đồng bào dân tộc anh em Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS viết trên bảng, lớp viết ra nháp một số từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ BÀI MỚI:
a. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 : Viết vào chỗ trống các từ cho dưới đây thành cặp có nghĩa trái ngược nhau:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào VBT.
- Yêu cầu dưới lớp so sánh đối chiếu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. đẹp - xấu nóng - lạnh
 ngắn - dài thấp - cao
b. lên - xuống khen - chê
 yêu - ghét
c. trời - đất trên – dưới 
 đêm - ngày
? Thế nào là từ trái nghĩa?
(Hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau).
? Tìm một cặp từ trái nghĩa khác mà em biết ( bẩn – sạch ).
Bài 2: Chọn dấu chấm, dấu phẩy điền vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau
- Gọi 1 HS chữa trên bảng, lớp làm vào VBT.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia – rai hay Ê- đê, Xơ - đăng hay Ba – na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”
- Gọi 2 HS đọc lại bài làm.
? Qua bài văn em hiểu Bác Hồ muốn dạy chúng ta điều gì ?
3. Củng cố, dặn dò:
? Tìm một cặp từ trái nghĩa mà em biết ?
- GV nhận xét giờ học .
- 2 HS viết trên bảng, lớp viết ra nháp một số từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
+ sáng suốt, tài ba, nhân hậu, giản dị, yêu nước, thông minh, ... 
- Dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào VBT.
- Đọc và nhận xét bài trên bảng.
- Dưới lớp so sánh đối chiếu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS chữa trên bảng, lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét, chữa bài. 
- 2 HS đọc lại bài làm.
Toán
Tiết158: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về: So sánh và sắp thứ tự các số có ba chữ số.Thực hành cộng, trừ (nhẩm) các số có ba chữ số (không nhớ).
- Học sinh cộng trừ số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị; cộng, trừ nhẩm chính xác các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo. Sắp xếp hình nhanh, đúng.
- Phát triển trí tưởng tượng qua xếp hình.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài làm bài, lớp làm vào nháp.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
a.GTB: GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (VBT/78)	> , < , = ?
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS chữa bài trên bảng, lớp làm vào VBT.
- Chữa bài : 
859 ... 958 300 + 7 ... 307
700 ... 698 600 + 80 + 4 ... 648
599 .. 601 300 + 76 ... 386
+ Nêu cách làm bài.
+ Dưới lớp so sánh đối chiếu kết quả.
GV: Rèn kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.
Bài 2: (VBT/78)
- Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài. 
a) Khoanh vào số bé nhất:
 672, 762, 567, 576
b) Viết các số 497, 794, 503, 378 theo thứ tự từ bé đến lớn:
 378, 497, 503, 794
- Chữa bài : 
+ Nhận xét bài trên bảng.
+ Giải thích cách làm bài.
GV: Vận dụng cách so sánh các số có ba chữ số để làm bài.
Bài 3: (VBT/78) Đặt tính rồi tính
- Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- Chữa bài :
426 + 252 625 + 72 749 –  ... ài tập vẽ. Bố bảo: “Còn cần tự làm bài chứ!”
- Dạ, con sẽ cố gắng vậy. / Nhưng khó quá bố ạ. Thế bố gợi ý cho con vẽ vậy.
c. Em xin đi chợ cùng mẹ. Mẹ bảo: “Con ở nhà học bài đi!”
- Vâng, thưa mẹ !
- GV nhận xét, đánh giá.
? Em cần có thái độ như thế nào khi đáp lại lời từ chối của bạn bè ? 
? Em cần có thái độ như thế nào khi đáp lại lời từ chối của người lớn tuổi?(KNS)
GV: Lưu ý tránh cách nói cộc lốc hậm hực trước lời từ chối của bạn bè hoặc người lớn tuổi.
Bài 3: Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS mở quyển sổ liên lạc của mình ra.
- Lớp nhận xét – GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
? Nói đáp lời từ chối với thái độ như thế nào?
- Dặn HS thực hành đáp lời từ chối trong giao tiếp hàng ngày.
- GV nhận xét giờ học.
+ 2 HS lên bảng nói đáp lời khen ngợi.
+ HS nhận xét.
- Cậu nhảy dây giỏi thật!
- Cám ơn cậu. Tớ nhảy cũng thường thôi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm lại.
- HS quan sát tranh, đọc thầm lời thoại của hai nhân vật.
- 2 cặp HS thực hành đối đáp theo lời 2 nhân vật. 
- Cho tớ mượn truyện với!
- Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Thế thì tớ mượn sau vậy.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc các tình huống trong bài.
- Từng cặp HS thực hành đối đáp theo từng tình huống a, b, c.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thực hành tốt.
- Khi đáp lại lời từ chối của bạn bè, em cần có thái độ nhã nhặn, lịch sự.
- Khi đáp lại lời từ chối của người lớn, em cần có thái độ lịch sự, lễ phép.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS mở quyển sổ liên lạc của mình ra.
- 1 HS đọc lại nội dung 1 trang sổ liên lạc của mình và nói lại nội dung trang đó, sau đó nêu suy nghĩ của em.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS nói trước lớp .
- Cần đáp lời từ chối với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Toán
Tiết 160: Kiểm tra 
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra: Kiến thức về thứ tự số. Kĩ năng so sánh số có ba chữ số. Kĩ năng cộng trừ số có ba chữ số.
- Học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng trình bày.
- Giáo dục học sinh trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. ĐỒ DÙNG:
- Phiếu ghi nội dung các bài kiểm tra.
III. ĐỀ BÀI :
Bài 1. Số ?
355 ; 356 ; 357 ; ... ; ... ; 360 ; ... ; ...
Bai 2. >, < , = ?
 357 . . . 400 301 . . . 297
 601 . . . 536 999 . . . 1000 
 238 . . . 259 823 . . . 823
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
423 + 235 351 + 246 972 – 320 956 – 234
............... ................ ............... ...............
............... ................ ................ ...............
............... ................ ................ ...............
Bài 4. Tính
 83 cm + 10 cm = . . . 93 km – 10 km = . . .
 62 mm + 7 mm = . . . 273 l + 12 l = . . .
 480 kg + 10 kg = . . . 200 kg – 100 kg = . . . 
IV. BIỂU ĐIỂM:
Bài 1. 1 điểm : Mỗi số điền đúng đạt 0,25 điểm
Bài 2: 3 điểm : Mỗi dấu điền đúng đạt 0,5 điểm
Bài 3: 2 điểm : Mỗi phép tính đặt tính và tính đúng đạt 0,5 điểm
Bài 5: 3 điểm : Mỗi phép tính đúng đạt 0, 5 điểm
Trình bày sạch sẽ: 1 điểm. 
----------------------------------------
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 64: Tiếng chổi tre 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết hai khổ thơ cuối bài “Tiếng chổi tre”. Qua bài chính tả, hiểu cách trình bày một bài thơ tự do: chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ ba cho đẹp. Viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: n / l.
- Học sinh trình bày đúng đẹp một đoạn văn, đảm bảo tốc độ viết và viết đúng chính tả.
- Giáo dục học sinh biết ơn chị lao công, quý trọng lao động của chị, em phải biết giữ gìn vệ sinh chung.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
- Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS viết trên bảng, lớp viết vào bảng con một số từ ngữ do GV đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ BÀI MỚI:
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học và ghi bảng.
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Củng cố nội dung bài:
- GV đọc bài chính tả 1 lần 
? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công?
b. Nhận xét hiện tượng chính tả
- Tiếng từ khó;
+ quét ( qu + et + dấu thanh sắc) 
+ lặng ngắt / nặng nề
+ chổi tre / che chắn
+ sạch lề / nề nếp
? Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?
c. Luyện viết bảng con từ khó
3. GV đọc – HS viết bài:
- GV đọc – HS viết bài.
- GV theo dõi uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
4. Chấm, chữa bài:
- GV chấm bài 5 em.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Điền vào chỗ trống
a) l hay n: 
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
- GV giới thiệu về 2 bài ca dao và ý nghĩa của nó.
Bài 3: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng
a. Chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n:
M: bơi lặn – nặn tượng
- GV tổ chức trò chơi Thi tìm từ: 
lặng lẽ - cân nặng
con la - quả na
lo lắng - ăn no
- GV nhận xét – tuyên bố đội thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung bài viết.
- GV nhận xét giờ học.
+2 HS viết trên bảng, lớp viết vào bảng con một số từ ngữ do GV đọc.
- nấu cơm, lội nước, lỗi lầm, nuôi nấng.
+ Lớp nhận xét.
 – 2 HS đọc lại.
+ Chị lao công như sắt như đồng...
- HS đọc lại
- Nêu cách viết
- Những chữ đầu dòng được viết hoa.
- Viết từ ô thứ 3.
- HS viết từ khó vào bảng con .
+sạch lề, đẹp lối.
- HS viết bài
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng điền từ, lớp làm vào VBT.
- HS đọc và nhận xét bài làm trên bảng.
1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ 3 đội, mỗi đội 3 HS lên bảng tìm từ.
+ HS thi tìm trong 3 phút.
- Dưới lớp làm trọng tài đánh giá.
Tập viết
Tiết 32: Chữ hoa Q (kiểu 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết viết chữ cái hoa Q cỡ vừa và nhỏ.Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng “Quân dân một lòng ”
- Viết đúng chữ hoa Q kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), viết đẹp chữ và cụm từ ứng dụng Quân ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) “Quân dân một lòng ” chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết chung sức chung lòng để làm tốt công việc chung.
II. ĐỒ DÙNG:
- Mẫu chữ Q hoa đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li. 
- Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ BÀI MỚI:
1. GTB: GV nêu mục tiêu của bài học và ghi bảng.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
? Chữ Q hoa cỡ nhỡ cao mấy li? Rộng mấy li?
? Chữ Q hoa gồm mấy nét, là những nét nào?
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu chữ N hoa cỡ nhỡ trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết
b. Luyện viết bảng con:.
- GV theo dõi, uốn nắn.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- Gọi 1 HS đọc cụm từ ứng dụng.
? Em hiểu thế nào là “Quân dân một lòng ”?
b. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
? Cụm từ có mấy tiếng? tiếng nào được viết hoa?
? Nêu độ cao của các chữ cái?
? Vị trí các dấu thanh?
? Khoảng cách giữa các chữ cái được viết bằng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ Quân trên dòng kẻ li
c. Hướng dẫn viết bảng con:
- GV nhận xét, uốn nắn thêm về cách viết.
4. Viết vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết. 
- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
5. Chấm bài:
- GV thu và chấm bài 5 em.
- Nhận xét rút kinh nghiệm bài viết của HS.
6. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi những em viết chữ đẹp.
- Dặn HS viết bài ở nhà.
- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
N - Người
- HS nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ đặt trong khung.
- Cao 5 li, rộng 4 li.
- Chữ Q hoa gồm 1 nét liền là kết hợp của 2 nét : cong trên và lượn ngang.
- Nét 1: Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5 viết nét cong trên, DB ở ĐK6.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB giữa ĐK1 và ĐK2.
- Nét 3: Từ điểm DB của N2, đổi chiều bút viết một nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thêm nét cong phải tạo thành vòng xoắn nhỏ ở thân chữ.
- HS luyện viết chữ N hoa 2 lượt.
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng.
+ Quân dân một lòng.
- Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Cụm từ có 4 tiếng. Tiếng Quân được viết hoa.
- Q, l: 2,5 li
 d: 2 li
 t: 1,5 li
Các chữ còn lại:1 li
- Dấu thanh nặng đặt dưới ô
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.
- HS viết bảng con chữ Quân 2 lượt.
+ HS viết bài theo yêu cầu.
- 1 Dòng chữ Q hoa cỡ vừa.
- 2 dòng chữ Q hoa cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Quân cỡ vừa.
- 1 dòng Quân cỡ nhỏ.
- 3 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.
Hoạt động tập thể
Tiết 32:
Nhận xét tuần 32
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 32, nắm được phương hướng tuần 33.
- Rèn cho HS có thói quen tự giác, tích cực trong các hoạt động.
- HS có ý thức phê và tự phê cao.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Nội dung cụ thể.
HS : ý kiến	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
ổn định:
- Lớp hát.
Tiến hành:
Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần 32.
Giáo viên nhận xét chung:
 * Chuyên cần:
 - ổn định được nề nếp tương đối tốt.
100% đi học đúng giờ, không còn hiện tượng đi học muộn.
* Học tập:
- Không có hiện tượng thiếu đồ dùng, sách vở đầy đủ.
- ý thức học bài và làm bài ở nhà đã có kết quả cao, hiện tượng không thuộc đã giảm dần, HS có tiến bộ rõ rệt: 
- Có ý thức hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Lao động:
- Thực hiện đúng lịch, có kết quả cao.
 - Việc tưới hoa đã đều đặn.
 * Thể dục - vệ sinh:
 - Xếp hàng còn chậm( phía cuối hàng). Thể dục chưa đều, chưa đẹp.
 - Vệ sinh cá nhân đã có tiến bộ rõ rệt. Không còn hiện tượng chơi trò chơi bẩn.
 * Đạo đức: 
 - Ngoan ngoãn, lễ phép không có hiện tượng đánh cãi nhau.
 - Công tác tự quản tương đối tốt.
 * Các công tác khác:
 - Thực hiện đúng nội quy định của nhà trường.
 c. ý kiến của học sinh:
 d. Phương hướng tuần 32:
 - Duy trì tốt ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Rèn chữ viết, 1 số em học sinh chưa nhiệt tình say sưa học tập cần khắc phục ngay.
 đ. Kể chuyện, hát chủ đề về ngày giải phóng đất nước:
- Cá nhân kể chuyện, ( Hát, đọc thơ...) lớp nhận xét.
 3. Dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ.
Dặn: Thực hiện từ thứ 2 tuần 33.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32 cktkn lop 2.doc