Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 28 (chi tiết)

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 28 (chi tiết)

Tuần 28

Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012

(Buổi sáng)

Tiết 1: Chào cờ (T28): Tập trung toàn trường

Tiết 2: TOÁN (T136)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Đề + Đáp án do chuyên môn ra

Tiết 3+ 4: TẬP ĐỌC(T82 + 83)

BÀI: KHO BÁU

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch toàn bài : ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý .

- HiểuND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5.

- HS khá,gỏii trả lời được câu hỏi 4.

* Giáo dục KNS: - Tự nhận thức.

 - Xác định giá trị bản thân.

 - Lắng nghe tích cực.

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 28 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Chào cờ (T28): Tập trung toàn trường
Tiết 2: TOÁN (T136)
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Đề + Đáp án do chuyên môn ra
Tiết 3+ 4: TẬP ĐỌC(T82 + 83)
BÀI: KHO BÁU
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài : ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý .
- HiểuND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5.
- HS khá,gỏii trả lời được câu hỏi 4.
* Giáo dục KNS: - Tự nhận thức.
 - Xác định giá trị bản thân.
 - Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. 
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Luyện đoc
a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu : 
b) Luyện đọc câu:
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn trước lớp:
- Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
d) Luyện đọc đoạn trong nhóm:
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
đ) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Tiết 2
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
- Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?
- Tính nết của hai con trai của họ ntn?
- Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?
- Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
- Kết quả ra sao?
- Gọi HS đọc câu hỏi 4.
- Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời.
- Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
- Theo em, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV:
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng).
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
- HS theo dõi bài trong SGK.
- 1 HS đọc bài.
- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng 
- Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
- Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
- Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
- Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
- Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
- Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
- HS đọc thầm.
Vì đất ruộng vốn là đất tốt.
Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
Vì hai anh em trồng lúa giỏi.
- 3 đến 5 HS phát biểu.
- 1 HS nhắc lại.
- Là sự chăm chỉ, chuyên cần.
- Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
(Buổi chiều)
Tiết 1: TOÁN(T137)
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc ,viết các số tròn trăm. 
II. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học toán. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục và trăm:
- Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị?
- Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.
- Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
- Viết lên bảng 10 chục = 100.
v Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn.
a. Giới thiệu số tròn trăm.
- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm.
- Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
- Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
b. Giới thiệu 1000.
- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?
- Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
- Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.
v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
a. Đọc và viết số.
- GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.
b. Chọn hình phù hợp với số.
- GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Hướng dẫn học ở nhà.
- 10 chục bằng 1 trăm.
- Có 1 trăm.
- Viết số 100.
- Có 2 trăm.
- HS viết vào bảng con: 200,
- Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- 1 trăm bằng 10 chục.
- 1 nghìn bằng 10 trăm.
- Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
- Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: KHO BÁU
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng các từ ngữ: làm lụng, hão huyền (MB); chuyên cần, kho báu, hão huyền (MN).
- Đọc đoạn từ: Ngày xưa.........đến khi đã lặn mặt trời. Chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu / và nghỉ hơi ở chỗ có dấu //.
- Làm được bài tập 3, 4, 5.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Quan sát giúp HS yếu đọc đúng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 3: Khoanh tròn các chữ cái trước những dòng nói về đức tính chịu khó của hai vợ chồng người nông dân :
* Bài 4 : Làm theo lời cha, hai người con đã được gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :
a- Lấy được nhiều của cải ở kho báu.
b- Thu hoạch được nhiều lúa trong mấy mùa liên tiếp.
c- Lấy được của cải trong kho báu, thu hoạch được nhiều lúa.
* Bài 5 : Người cha muốn khuyên các con điều gì khi dặn các con đào kho báu ? Khoanh tròn các chữ cái trước ý trả lời đúng :
a- Chỉ cần đào của cải ở kho báu là được sống sung sướng.
b- Cần chăm chỉ làm đất thật kĩ và trồng lúa thì sẽ có cuộc sống đầy đủ.
c- Cứ đào bới đất mãi thì nhất định sẽ tìm được kho báu.
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu một số bài chấm nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS luyện đọc cá nhân theo cách ngắt nghỉ hơi ở những chỗ có dấu/ và dấu //.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài theo cặp.
Tiết 3: Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: TOÁN(T138)
Bài: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I. Mục tiêu: 
- Biết so sánh các số tròn trăm.
- Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số.
II. Chuẩn bị: 
- Bộ đò dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu bài
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm.
- Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
- Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.
- 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?
- Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn?
- 200 và 300 số nào bé hơn?
- Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của:
	200 . . . 300 và 300 . . . 200
- Tiến hành tương tự với số 300 và 400
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Cho điểm từng HS.
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các số được điền phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, sau đó vẽ 1 số tia số lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để điền các số tròn trăm còn thiếu trên tia số.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Có 200
- Có 300 ô vuông.
- 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
- 300 lớn hơn 200.
- 200 bé hơn 300.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. 200 200
- Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận: 300 300.
 . 500 > 300; 300 < 500
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét và chữa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
- Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- HS cả lớp cùng nhau đếm.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Thực hiện theo y ...  hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102.
- Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
- Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
* Bài 4: Nêu yêu cầu và cho HS tự làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 và cột trăm.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
- Làm bài.
- Bạn HS đó nói đúng.
- 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101.
- Làm bài theo yêu cầu, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TỪ& CÂU(T28)
Bài: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về cây cối (Bt1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?(BT2); điền đúng dấu chấm ,dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3)
II. Chuẩn bị:
- Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
* Bài 1 (Thảo luận nhóm)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho HS
- Gọi HS lên dán phần giấy của mình.
- GV chữa, chọn lấy bài đầy đủ tên các loài cây nhất giữ lại bảng.
- Gọi HS đọc tên từng cây.
- Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn
* Bài 2 (Thực hành)
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên làm mẫu.
- Gọi HS lên thực hành.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
- Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai? 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
+ Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
- HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết.
- Đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng.
- 1 HS đọc.
- HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?
- HS 2: Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho sân trường, đường phố, các khu công cộng.
+ Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
- 1 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
“Chiều qua Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
- Vì câu đó chưa thành câu.
- Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TẬP VIẾT(T28)
Bài: CHỮ HOA Y
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa Y(1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ ); chữ và câu ứng dụng :Yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ )Yêu luỹ tre làng (3 lần)
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu Y. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS: Bảng, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Y 
- Chữ Y cao mấy li? 
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ Y và miêu tả: 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
* HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Yêu luỹ tre làng.
- Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Yêu lưu ý nối nét Y và êu.
- HS viết bảng con: Y 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS quan sát
- 8 li.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- Y : 5 li
- l, y, g : 2,5 li
- t : 1,5 li
- r : 1,25 li
- e, u, a, n : 1 li
- Dấu ngã (~) trên y
- Dấu huyền ( `) trên a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: CÂY DỪA
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng các từ ngữ: bạc phếch, tàu dừa, hũ rượu, đủng đỉnh.
- Đọc đoạn từ: Cây dừa xanh.........đến chải vào mây xanh. Chú ý ngắt nhịp thơ ở chỗ có dấu /.
- Làm được bài tập 3, 4.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV chép đoạn thơ cần luyện đọc lên bảng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Quan sát giúp HS yếu đọc đúng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 3: Nối tên bộ phận của cây dừa ghi ở cột A với sự vật so sánh ghi ở cột B.
* Bài 4 : Khoanh tròn các chữ cái trước những dòng nói về cây dừa cùng các vật khác tô đẹp thêm cảnh thiên nhiên.
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu một số bài chấm nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS luyện đọc cá nhân theo cách ngắt hơi ở những chỗ có dấu/.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài theo cặp.
(Buổi chiều)
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN(T28)
Bài: ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI.
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời chia vui trong trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1)
- Đọc và trả lời các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); viết được các câu trả lời cho phần BT2(BT3)
* Giáo dục KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hoá.
 - Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới : Giới thiệu bài. 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1
- Treo bức tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu.
- Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
- Yêu cầu nhiều HS lên thực hành. 
* Bài 2: GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
- GV cho HS xem tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung
- Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Cho HS chỉ vào quả thật hoặc tranh ảnh cho sinh động.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a.
* Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự viết.
- Yêu cầu HS đọc bài của mình. Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng tạo mà vẫn đúng.
- Cho điểm từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
- HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
- HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
- HS phát biểu ý kiến về cách nói khác. 
- 2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Quan sát.
- HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp. VD: 
HS 1: Quả măng cụt hình gì?
HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- Viết vào vở các câu trả lời cho phần a 
- Tự viết trong 5 đến 7 phút.
- 3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TOÁN
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200. 
- Biết cách so sánh các số tròn chục. 
II. Chuẩn bị: 
- HS: VBT củng cố KT và KN. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS làm bài trong VBT củng có KT và KN trang 23, 24.
* Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số để HS còn lại viết số. Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 2: HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.
* Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
* Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
2. Thu bài chấm nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.
- 2 HS lên bảng cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS làm bài vào vở 
- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của 2 HS lên bảng và nhận xét.
Tiết 3:ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT
I. Mục tiêu:
- Biết điền vào chỗ trống câu trả lời phù hợp với tình huống.
- Viết đoan văn khoảng 5 câu nói về một thứ quả em thích.
II. Chuẩn bị:
- HS vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS điền vào chỗ trống câu trả lời phù hợp với tình huống dưới đây.
2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn theo gợi ý.
- Qủa em thích là quả gì? To bằng chừng nào?
- Vỏ quả màu gì? Vỏ nhẵn hay xù xì có gai?
- Qủa chín nhiều vào mùa nào? Mùi vị ra sao?
- Vì sao em thích loại quả đó?
+ Quan sát giúp HS yếu làm bài.
3. Thu vở chấm nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS viết tiếp vào chỗ chấm. 
- HS làm bài vào vở theo gợi ý.
Tiết 4: Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Giáo viên bộ môn dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28 lop 2.doc