Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 13 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 13 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân

TOÁN (T 61)

Bài :14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8

I. Mục tiêu:

- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 –8.Lập được bảng 14 trừ đi một số.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14-8

* HS khá,giỏi làm được bài tập 1 cột 3 và phần b; bài 2 ;2 phép tính cịn lại ;bài 3 phần

II. Chuẩn bị: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 13 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 2A/ TUẦN 13
Ngày/tháng
Buổi
Tiết
Môn
Bài
TCT
Thứ hai
19/11/2012
Sáng
1
Chào cờ
Tập trung toàn trường
2
Toán
14 trừ đi một số : 14 - 8
61
3
Tập đọc
Bông hoa Niềm Vui
40
4
Tập đọc
Bông hoa Niềm Vui
41
5
Chiêù
1
SHS
GVBM
2
3
4
Thứ ba
20/11/2012
Sáng
1
Thể dục
GVBM
2
Kể chuyện
Bông hoa Niềm Vui
3
Chính tả
Tập chép : Bông hoa Niềm Vui
25
4
Toán
34 - 8
62
5
Chiêù
1
Mĩ thuật
2
Thủ công
GVBM
3
Âm nhạc
4
Thứ tư
21/11/2012
Sáng
1
Toán
54 - 18
63
2
Tập đọc
Qùa của bố
42
3
Chính tả
Nghe viết : Qùa của bố
26
4
Ôn toán
Ôn luyện
5
Chiêù
1
Toán
Luyện tập
64
2
Ôn toán
Ôn luyện
3
Đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ bạn(T2)
13
4
Thứ năm
22/11/2012
Sáng
1
LT&Câu
Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì ?
13
2
Thể dục
GVBM
3
Tập viết
Chữ hoa L
13
4
Ôn Tviệt
Ôn luyện
5
Chiêù
1
Nghỉ
2
3
Thứ sáu
23/11/2012
Sáng
1
Toán
15, 16, 17, 18 trừ đi một số
65
2
TL Văn
Kể về gia đình
13
3
Ôn Tviệt
Ôn luyện
4
Ôn toán
Ôn luyện
5
TNXH
Chiều
Tuần 13
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Chào cờ(T12): Tập trung toàn trường
Tiết 2: TOÁN (T 61)	
Bài :14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 –8.Lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14-8
* HS khá,giỏi làm được bài tập 1 cột 3 và phần b; bài 2 ;2 phép tính cịn lại ;bài 3 phần 
II. Chuẩn bị: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: HS lên bảng chữa bài 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Phép trừ 14 – 8
* Bước 1: Nêu vấn đề:
- Đưa ra bài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi cịn lại bao nhiu que tính?
- Viết lên bảng: 14 – 8.
* Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS nói cách bớt của mình. - Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất.
- Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
* Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
v Hoạt động 2: Bảng công thức 14 trừ đi một số
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng công thức 14 trừ đi một số như phần bài học.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
* Bài 1: Phần a GV cho HS chơi trị “ xì điện ”
- GV nhận xét sửa lỗi 
Phần b/ GV gọi 3 HS lên bảng làm ,lớp làm vào SGK.
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính .
* Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9; 14 – 8.
- HS làm bài vào bảng con 
- GV nhận xét sửa lỗi 
* Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên.
- Nhận xét và cho điểm.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Bán đi nghĩa là thế nào?
- Vậy : Muốn biết của hàng còn lại bao nhiêu quạt điện ta làm tính gì ? 
- Yêu cầu HS tự giải bài tập.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS thực hiện 
- Nghe và phân tích đề.
- Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính.
- HS trả lời.
- Còn 6 que tính.
- 14 trừ 8 bằng 6.
14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới
- 8 thẳng cột với 4. Viết dấu – và 
 6	Trừ từ phải sang trái. 4 không 	trư được 8, lấy 14 trừ 8 bằng6, viết 6	nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức
- HS thực hiện 
- HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một cột tính.
- Nhận xét bài bạn làm đúng/sai. Tự kiểm tra bài mình.
Làm bài và trả lời câu hỏi.
- Đọc đề bài.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
14 14 14
- 5 - 7 - 9
 9 7 5
- HS thực hiện 
- Ta lấy số bị trừ ,trừ đi hiệu 
- HS thực hiện 
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Làm tính trừ 
- Giải bài tập và trình bày lời giải.
 Bài giải 
Cửa hàng còn lại số quạt điện là : 14- 6= 8 ( quạt điện )
 Đáp số : 8 quạt điện 
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3+ 4: TẬP ĐỌC (T37)
Bài: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ;đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện (trả lời được các câu hỏi trong sgk)
* Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
* Giáo dục KNS: - Thể hiện sự cảm thông; - Xác định giá trị.
 - Tự nhận thức về bản thân;- Tìm kiếm sự hổ trợ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a/ Đọc mẫu : GV đọc mẫu 
b/ Luyện đọc câu:
- Yêu cầu HS đọc câu nối tiếp, gv theo dõi ghi cc từ cần ch ý pht m đ ghi trn bảng.
c/ Đọc theo đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt giọng câu dài.SGK 
d/ Đọc theo đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.GV chia bài làm 4 đoạn 
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Nhận xét, cho điểm.
g/ Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2:
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Đoạn 1, 2 kể về bạn nào?
* Câu 1:Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
- Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì?
* Câu 2:Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui?
- Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào? 
- Bông hoa Niềm Vui đẹp ntn?
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
- Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa?
* Câu 3: Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì?
- Khi biết lí do vì sao Chi rất cần bông hoa để làm gì?
* Câu 4: Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
- HS nêu nội dung của bài 
* GV giáo dục : phải biết thương yêu những người thân trong gia đình .
v H động 3:* Thi đọc truyện theo vai
- Đọc phân vai( người dẫn chuyện, cô giáo và Chi).
- Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu.
- GV cho các nhóm thi đọc theo cách phân vai.
- GV và lớp nhận xét 
3. Củng cố – Dặn dị - Nhận xét tiết học.
 - Hướng dẫn học ở nhà.
- HS thực hiện 
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS đọc câu nối tiếp
- Luyện đọc các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ (MB), bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp (MT, MN)
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu. 
- Nối tiếp nhau đọc đoạn 4 em 
- Đọc CN+ĐT 
- Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa NiềmVui.
- Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau .
- Màu xanh là màu của hy vọng vào những điều tốt lành.
- Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh.
- Rất lộng lẫy.
- Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường.
- Biết bảo vệ của công.
- - HS trả lời 
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà. 
- HS nêu 
- HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.
- Các nhóm thực hiện 
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 (Buổi chiều: SHS: GV BỘ MÔN DẠY)
******************************
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Thể dục: GV BỘ MÔN DẠY
 Tiết 2: KỂ CHUYỆN(T13)
Bài: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách :theo trình tự và thay đổi trình tự câu chuyện (BT1)
- Dựa theo tranh ,kể lại được nội dung đoạn 2,3 (BT2);kể lại được đoạn cuối câu chuyện (BT3)
*Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình .
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ đoạn 2, 3 trong SGK. 
- HS: SGK. Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ: Sự tích cây vú sữa.
- Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa. HS kể sau đó GV gọi HS kể tiếp.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Trong 2 tiết tập đọc trước, chúng ta học bài gì?
- Câu chuyện kể về ai?
- Câu chuyện nói lên những đức tính gì của bạn Chi?
- Hôm nay lớp mình kể lại câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Kể đoạn mở đầu theo 2 cách.
Ÿ Phương pháp: Nhóm đôi
ò ĐDDH: Băng giấy ghi đoạn kể mẫu
a/ Kể đoạn mở đầu.
- Gọi 1 HS kể theo đúng trình tự.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Bạn no cịn cch kể khc khơng?
- Vì sao Chi lại vo vườn hái hoa?
- Đó là lí do Chi vào vườn từ sáng sớm. 
- Nhận xét, sửa từng câu cho mỗi HS.
v Hoạt động 2: Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình.
Ÿ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm.
ò ĐDDH: Tranh.
b / Kể lại nội dung chính (đoạn 2, 3)
- Treo bức tranh 1 và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Thái độ của Chi ra sao?
- Chi không dám hái vì điều gì?
- Treo bức tranh 2 và hỏi:
- Bức tranh có những ai?
- Cô giáo trao cho Chi cái gì?
- Chi nói gì với cô giáo mà côlại cho Chi ngắt hoa?
- Cô giáo nói gì với Chi?
- Gọi HS kể lại nội dung chính.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét từng HS.
v Hoạt động 3: Kể đoạn cuối, tưởng tượng lời cảm ơn của bố Chi.
c/ Kể đoạn cuối truyện.
- Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói ntn để cảm ơn cô giáo?
- Gọi HS kể lại đoạn cuối và nói lời cảm ơn của mình.
- Nhận xét từng HS.
4. Củng cố – Dặn dặn
- Ai có thể đặt tên khác cho truyện?
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe và tập đóng vai bố của Chi.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Hát
- HS kể. Bạn ... t 2: Thể dục: Giáo viên bộ môn dạy
 ..
Tiết 3: TẬP VIẾT (T13)
CHỮ HOA L
I. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa L (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ);Chữ và câu ứng dụng :L (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ, Lá lành đùm lá rách 3 lần.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu L . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ: - Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: K
- HS nhắc lại câu ứng dụng.
- Viết : Kề vai sát cánh 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- GV nêu mục đích và yêu cầu.
- Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: H/ dẫn viết chữ cái hoa
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ L
- Chữ L cao mấy li? 
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ L và miêu tả: 
+ Gồm 3 nét: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn đọc( lượn 2 đầu); đến đường kẽ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chn chữ.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
2.HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
1.Giới thiệu câu: Lá lành đùm lá rách
2.Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Lá lưu ý nối nét L và a.
- HS viết bảng con
* Viết: : Lá 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho 2 đội thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng 
- HS đọc câu
- L :5 li
- h, l : 2,5 li
- đ: 2 li
- r : 1,25 li
- a, n, u, m, c : 1 li
- Dấu sắc (/) trên a
- Dấu huyền (`) trên a và u
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
Tiết 4: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng: lộng lẫy, chần chừ, cúc đại đoá.
- Đọc đoạn từ: Em muốn đem tặng bố........đến ngắt hoa trong vườn. Chú ý ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu / .Đọc đoạn từ: Cánh cửa kẹt mở ........đến một cô bé hiếu thảo. Chú ý thay đổi giọng đọc ở các câu có gạch ngang đầu dòng để phân biệt lời kể và lời nhân vật.- Làm được bài tập 4.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Quan sát giúp HS yếu đọc đúng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 4 : Chọn những dòng ghi đức tính đáng quý của bạn Chi :
a- Thật thà
b- Tôn trọng quy định bảo vệ của chung
c- Hiếu thảo với cha mẹ
d- Biết ơn người đã giúp đỡ mình
e- Chăm làm.
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu một số bài chấm nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS luyện đọc cá nhân theo cách ngắt nghỉ hơi và thay đổi giọng đọc ở các câu có dấu gạch ngang để phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- HS làm bài theo cặp.
***********
(Buổi chiều)
Nghỉ
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: TOÁN (T65)
BÀI:15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.* HS khá,giỏi làm được bài tập 2.
II. Chuẩn bị:
- GV: Que tính.
- HS: Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : 1 HS lên bảng chữa bài tập 1(T 64)
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: 15 trừ đi một số
* Bước 1: 15 – 6
- Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại?
- Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính?
- Vậy 15 trừ 6 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 15 – 6 = 9
* Bước 2:Tương tự lập bảng trừ15-7= 8
 15-8=7
	15-9=6
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số.
v Hoạt động 2: 16 ;17;18 trừ đi một số ( tương tự 15)
- HS học thuộc bảng trừ 
3. Thực hành 
* Bài 1 : Cột 1 a: HS làm bảng 
- Cột b;c làm vào vở trắng .
* Bài 2 : GV gọi 2 HS lên bảng nối phép tính 
- Lớp và GV nhận xét .
4. Củng cố – Dặn dò
- Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS thực hiện 
- HS nhắc lại tên bài 
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thao tác trên que tính.
- Còn 9 que tính.
- 15 – 6 bằng 9.
- Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính cịn 8 que tính.
- HS đọc CN+ĐT 
- HS đọc bài: CN+ĐT 
- HS thực hiện 
- HS thực hiện 
- Ghi kết quả các phép tính.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính.
- HS đọc lại
Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN (T13)
BÀI:KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ( BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) theo nội dung bài tập 1.
* Giáo dục KNS: - Xác định giá trị;- Tự nhận thức bản thân; - Tư duy sáng tạo;
- Thể hiện sự cảm thông.
II. Chuẩn bị:
- GV tranh vẽ SGK ; - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 1 HS nhắc lại thứ tự khi gọi điện thoại .
2. Bài mới Giới thiệu bài 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. 
* Bài 1( miệng )1 HS đọc yêu cầu bài 
- Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
- Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết. Vở bài tập.
* Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Dựa vào cách viết của bài tập 1 viết lại những gì em đã nói .
- Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em
- Thu vở và chấm.
3. Củng cố – Dặn dò- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở.
- HS thực hiện 
- HS theo dõi
- HS thực hiện 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *************************
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài: Bông hoa Niềm Vui (từ đầu....đến để bố dịu cơn đau).
- Làm được bài tập 2,3 trong VBT củng cố KT và KN.
II. Chuẩn bị:
- GV: nội dung bài tập 2,3.
- HS vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV đọc đoạn viết.
- Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Yêu cầu HS nhìn bảng viết vào vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2: Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho phù hợp:
a) ............tha lâu đầy tổ.
b).............như sên
c)..............cho voi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
d) Của ít lòng.............
(yếu, nhiều, yêu, kiến)
* Bài 3: a) Điền r hoặc d vào từng chỗ trống cho phù hợp:
 nói.....ối; rắc........ối; .....ạn nứt; bạo....ạn
b) Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp:
- Mai....cửa mời khách vào nhà.
- Bé Huy rất thích ăn thịt..........
- Ô tô đi được.........đường thì dừng lại.
- Cô giáo đọc lại lần.....để cả lớp nghe rõ
- GV chia nhóm và tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- GV nhận xét chung.
2. Thu vở chấm nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- 2 HS đọc lại.
- HS trả lời.
- HS nhìn bảng viết bài vào vở.
- HS làm bài vào vở .
- HS thảo luận nhóm 6 em.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
Tiết 4: ÔN TOÁN 
BÀI:15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - HS làm được bài tập ở VBT Toán. 
II. Chuẩn bị: VBTT
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : 1 HS lên bảng chữa bài 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 2: 16 ;17;18 trừ đi một số ( tương tự 15)- HS học thuộc bảng trừ 
3. Thực hành : HS làm VBT Toán
* Bài 1 : Tính : HS làm bảng 
* Bài 2 : Đặt tính rồi tính:
 GV gọi 2 HS lên bảng nối phép tính 
- Lớp và GV nhận xét .
4. Củng cố – Dặn dò
- Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS thực hiện 
- HS nhắc lại tên bài 
- HS đọc CN+ĐT 
- HS đọc bài: CN+ĐT 
- HS thực hiện 
- HS thực hiện 
- Ghi kết quả các phép tính.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính.
- HS đọc lại
**********************************
Tiết 5: TN&XH: GV BỘ MÔN DẠY
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 lop 2.doc