Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tập đọc

CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được giải nghĩa sau bài học .

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : “ Có công mài sắt , có ngày nên kim"

 2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ mới : nắn nót , mải miết , ôn tồn , thành tài ; Các từ có vần khó : quyển , nguệch ngoạc , quay .

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật .

 3. Thái độ :

- Giáo dục HS tính nhẫn nại , kiên trì trong học tập cũng như trong lao động .

II.CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : Tranh , SGK, 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu.

 - Học sinh : SGK .

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
 Ngày soạn: 22 / 08 / 2010
 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 23 / 08 / 2010
Tập đọc
CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được giải nghĩa sau bài học .
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : “ Có công mài sắt , có ngày nên kim" 
 2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ mới : nắn nót , mải miết , ôn tồn , thành tài ; Các từ có vần khó : quyển , nguệch ngoạc , quay .
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật .
 3. Thái độ : 
- Giáo dục HS tính nhẫn nại , kiên trì trong học tập cũng như trong lao động .
II.CHUẨN BỊ : 
 - Giáo viên : Tranh , SGK, 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu.
 - Học sinh : SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
TIẾT 1 :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động ( 1’) hát
2. Bài cũ : (1’) 
 Kiểm tra SGK của HS .
3. Giới thiệu : (2’) 
Treo tranh .
- Tranh vẽ những ai ? 
- GV : Muốn biết bà cụ đang làm gì và trò chuyện với cậu bé ra sao , hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện có tên : Có công mài sắt , có ngày nên kim .
4. Dạy – học bài mới : ( 20’ ) 
 * Hoạt động 1 : Luyện đọc.
 + MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài ; ngắt nghỉ hơi đúng . Hiểu nghĩa từ .
 + Cách tiến hành : 
 GV đọc mẫu : Đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật .
- Lời dẫn chuyện: thong thả, chậm dãi
- Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên
- Lời bà cụ : ôn tồn, hiền hậu 
a) Đọc từng câu .
- Nêu từ cần luyện đọc .
Hướng dẫn đọc câu : 
- Cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài , / rồi bỏ dở . //
- Bà ơi , / bà làm gì thế ? //
- Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí , / sẽ có ngày / nó thành kim . //
- Giống như cháu đi học , / mỗi ngày cháu học một ít , / sẽ có ngày / cháu thành tài . // 
- Nêu từ chú thích . GV giải thích thêm những từ HS chưa hiểu (nếu có) .
b) Đọc từng đoạn trước lớp .
c) Đọc từng đoạn trong nhóm . 
* Hoạt động 2 : Thi đọc giữa các nhóm .
 + MT: HS đọc lưu loát hơn, có hứng thú thích đọc
 + Cách tiến hành:
 Cho các nhóm trao đổi cử đại diện thi đọc 
 Nhận xét , tuyên dương nhóm , cá nhân đọc hay .
 * Hoạt động 3: Đọc đồng thanh
 Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 2 ) .
5. Củng cố – dặn dò : HS về nhà đọc lại và chuẩn bị tìm hiểu bài ở tiết 2
 HS quan sát trả lời.
- Vẽ một bà cụ và cậu bé .
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
1 HS đọc , lớp đọc thầm .
 HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
 HS nêu : quyển , nắn nót ,nguệch ngoạc, sắt , quay ,giảng giải , mải miết .
 HS luyện đọc từ khó .
 GV viết từng câu lên bảng.
 HS luyện đọc câu .
 HS đọc từ chú thích .
 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
 Nhóm 4 HS đọc , nhóm nhận xét , sửa chữa .
Các nhóm thi đọc tiếp nối,đọc đồng thanh đoạn trong bài
Lớp nhận xét .
TIẾT 2 : CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM .
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài 
 + MT : Giúp HS nắm nội dung bài đọc .
 + PP : Đàm thoại , giảng giải , vấn đáp , thực hành , thảo luận . 
- Lúc đầu , cậu bé học hành thế nào ? 
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? 
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không ? 
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? 
- Bà cụ giảng giải như thế nào ? 
- Đến lúc này , cậu bé có tin lời bà cụ không ? Chi tiết nào cho biết điều đó ? 
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ? Cho các nhóm trao đổi và trình bày .
 Cho HS nêu lại câu “ Có công mài sắt , có ngày nên kim.” bằng lời của các em .
=> Nhẫn nại , kiên trì là một tính rất cần ở người học sinh . Có nhẫn nại , kiên trì thì làm việc gì cũng thành công nhất là trong học tập cần phải có đức tính này .
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại .
+ MT : Giúp HS bước dầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng , tình cảm ; đọc phân biệt lời các nhân vật .
 + PP : Đàm thọai , thực hành .
 Cho các nhóm trao đổi , cử đại diện thi đọc . GV nhắc các em chú ý giọng đọc từng nhân vật .
Nhận xét , tuyên dương cá nhân , nhóm đọc đúng , hay .
5. Củng cố – Dặn dò : (4’)
 Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài .
- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao ?
=> Qua câu chuyện muốn khuyên chúng ta khi làm việc cũng như học tập cần phải kiên trì và nhẫn nại thì làm bất cứ việc gì cũng thành công .
 GV nhận xét tiết học . Khen ngợi những em đọc tốt , hiểu bài . 
 Y/c HS về nhà đọc kĩ lại câu chuyện , đọc trước nội dung gợi ý , xem tranh minh hoạ trong tiết kể chuyện để chuẩn bị cho việc kể lại câu chuyện theo tranh .
 Hoạt động lớp , cá nhân .
-> . . . .làm việc gì cũng mau chán : Đọc sách được vài dòng ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở . Tập viết nắn nót được những chữ đầu rồi lại viết nguệch ngoạc , trông rất xấu .
- > Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành một cái kim khâu .
-> Cậu không tin .
-> Thái độ cậu bé : ngạc nhiên .
- Lời nói : Thỏi sắt to như thế , làm sao bà mài thành kim được ? 
-> “ Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí , sẽ có ngày nó thành kim . Giống như cháu đi học , mỗi ngày cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài” .
-> Cậu bé hiểu ra và quay về nhà học bài 
2 HS ngồi gần nhau trao đổi và trình bày .
-> Ai chăm chỉ , chịu khó thì làm việc gì cũng thành công .
Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm .
 3 , 4 nhóm HS trao đổi thi đọc lại câu chuyện theo vai : Người dẫn truyện , cậu bé , bà cụ .
 Lớp nhận xét .
- Nhiều HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình . 
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : Củng cố về .
- Viết các số từ 0 đến 100 ; Thứ tự của các số .
- Số có 1 , 2 chữ số , số liền trứơc , số liền sau của một số .
2. Kĩ năng : 
- Viết các số đúng thứ tự và chân phương .
- Viết được các số liền trứơc và liền sau của một số .
3. Thái độ : Tính cẩn thận , yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : 1 bảng các ô vuông ( như bài 2 trong SGK ) , thẻ số . 
- HS : Vở làm bài, vở BT , bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG : 
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động : ( 1’) Hát .
2. Bài cũ : ( 2’) 
Kiểm tra SGK , vở BT , ĐDHT .
3. Giới thiệu : ( 1’) 
- Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại các số từ 0 đến 100 .
4. Phát triển các hoạt động : (33’) 
 * Hoạt động 1 : Ôn số có 1 , 2 chữ số .
+ MT : Giúp HS củng cố về viết các số từ 0 đến 100 ; số có 1 , 2 chữ số .
+ PP : Luyện tập , thực hành .
Bài 1: 
- Hãy nêu các số từ 0 đến 10 .
- Hãy nêu các số từ 10 về 0 .
Cho HS làm bài , gọi 1 HS làm xong trước lên bảng viết các số từ 0 đến 10 . 
- Có bao nhiêu số có một chữ số ? Kể tên các số đó ? 
- Số bé nhất là số nào ? 
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ? 
- Số 10 có mấy chữ số ? 
Bài 2 : 
Trò chơi : Cùng nhau lập bảng số .
Cách chơi : Cắt bảng số của bài 2 thành 5 băng giấy (mỗi băng 2 hàng ) . Chia lớp thành 5 đội , các đội điền nhanh và đúng các số còn thiếu trên băng giấy . Đội nào xong trước thì dán lên bảng . Đội nào xong trước , điền đúng , dán đúng đội đó thắng cuộc .
Sau khi cho HS chơi xong , cho từng đội đếm các số của đội mình hoặc đội bạn theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn .
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ? 
- Chữ số nào lớn nhất có 2 chữ số ? 
 * Hoạt động 2 : Ôn về số liền trước , số liền sau .
+ MT : Giúp HS củng cố về số liền trước , số liền sau .
+ Cách tiến hành : 
Vẽ lên bảng : 39
- Số liền trước của 39 là số nào ? 
- Làm cách nào để tìm số 38 ? 
- Sốù liền sau của 39 là số nào ? 
- Vì sao em biết ? 
- Số liền trước và sốù liền sau của một số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? 
 Cho HS làm bài . 
 Đính bảng các ô số cho đại diện các nhóm lên tham gia thi điền số liền trước và sốù liền sau của một số .
5. Củng cố , dăn dò : (2’) 
Biểu dương cá nhân HS học tập tốt , động viên , khuyến khích cá nhân HS còn chưa tích cực .
- Về nhà làm bài 2 .
- Chuẩn bị : Ôn tập các số đến 100 .
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
10 HS nối tiếp nhau nêu : không , một ,  , mười . Sau đó 3 HS nêu lại từ 0 đến 10 .
3 HS lần lượt đếm ngược : mười , chín , .. , không .
HS làm bài , sửa bài trên bảng .
- 10 số có một chữ số . HS nêu .
- Số 0 .
- Số 9 . 
- Số 10 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 0 .
HS tham gia trò chơi .
- Số 10 .
- Số 99 .
Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
- Số 38 .	
- Lấy 39 trừ 1 được 38 .
- Số 40 .
- Vì 39 + 1 = 40 
- 1 đơn vị .
 HS lên tham gia trò chơi . nhận xét và sửa bài .
Đạo đức
HỌC TẬP , SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ – Tiết 1
I.MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập .
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân .
2. Kỹ năng :
- Lập được thời gian biểu và áp dụng thường xuyên : học tập và sinh hoạt đúng thời gian biểu .
3. Thái độ : 
- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập , sinh hoạt đúng giờ 
II.CHUẨN BỊ :
 - GV : Tranh minh hoạ , phiếu thảo luận nhóm , 8 bông hoa .
 - HS : Vở BT .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động c ... êu vừa ghi : 1 dm = 10 cm
 10 cm = 1 dm .
 Cho HS nhắc lại .
Y/c HS dùng phấn vạch trên thước các đoạn có độ dài 1 dm .
- Thước em có độ dài mấy dm ? 
Cho HS vẽ đoạn thẳng 1 dm vào bảng con .
 * Hoạt động 2 : Thực hành .
+ MT : Giúp HS giải thành thạo dạng toán có đơn vị kèm theo .
+ PP : Luyện tập , thực hành .
Bài1 : 
Cho HS đọc y/c đề bài .
- Đoạn cho sẵn dài bao nhiêu ? 
- Để điền được từ dài hơn , ngắn hơn ta phải so sánh các đoạn với nhau .
Cho HS làm bài . 
Bài 2 : 
Cho HS nêu y/c bài .
Y/c HS nhận xét về các số trong bài .
Ghi bảng : 1dm + 1dm = 2dm
- Vì sao 1dm + 1dm = 2dm ? 
- Muốn thực hiện 1dm + 1dm ta làm thế nào ? Tương tự với phép trừ .
=> Phép tính có tên đơn vị ta cũng phải ghi tên đơn vị vào kết quả .
Cho HS làm bài . 
Đại diện mỗi tổ 1 bạn lên thi đua sửa bài .
Bài 3 : 
Y/c HS đọc đề bài .
- Theo y/c bài , ta phải chú ý điều gì ? 
- Ước lượng bài này là so sánh độ dài AB và MN với 1dm , sau đó ghi số dự đoán vào chỗ chấm .
Cho HS làm bài . 
Y/c HS kiểm tra lại số đã ước lượng .
5. Củng cố – dặn dò : (5’) 
Trò chơi : Ai nhanh , ai khéo .
Cách chơi : Phát cho 4 HS cùng nhóm một sợi len dài 4 dm . Y/c các nhóm suy nghĩ để cắt sợi len thành 3 đoạn , trong đó có 2 đoạn dài 1dm và 1 đoạn dài 2dm . Nhóm nào làm xong đầu tiên và đúng nhóm đó được thưởng . 
 Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị : Luyện tập .
 HS đặt tính và nêu tên các thành phần trong phép tính . Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp , cá nhân .
 HS thực hành đo .
- Dài 10 cm .
- Một đêximet .
- 1 đeximet bằng 10 xăngtimet , 10 xăngtimet bằng 1 đêximet .
HS thao tác trên thước của mình .
HS nêu .
HS vẽ vào bảng con .
 Hoạt động lớp , cá nhân .
HS nêu .
- Dài 1dm .
HS làm bài . HS sửa miệng . Lớp đổi vở sửa bài .
- Vì 1 + 1 = 2 
- Ta lấy 1 + 1 = 2 , viết 2 rồi viết dm vào sau số 2 .
 HS làm bài .
HS đọc .
- Không dùng thước đo . 
HS làm bài . 
HS dùng thước kiểm tra . AB : 11cm ; MN : 12cm .
 HS tham gia trò chơi . Lớp nhận xét .
Kĩ thuật
GẤP TÊN LỬA (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
- HS nắm vững quy trình gấp tên lửa , gấp đúng kĩ thuật.
 2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng gấp giấy đều , thẳng , phẳng . Nét gấp sắc cạnh .
 3. Thái độ : 
- Có hứng thú và yêu thích gấp hình .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : Mẫu tên lửa , qui trình gấp .
 - HS : Dụng cụ học tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động ( 1’) hát
2. Bài cũ : (2’) 
 Kiểm tra ĐDHT của HS .
3. Giới thiệu : (1’) 
 Cho HS xem tranh chụp mô hình tên lửa -> Gấp mô hình tên lửa qua bài : Gấp tên lửa . => Ghi tựa .
3. Các hoạt động : ( 32’ ) 
 * Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét .
 + MT : Giúp HS quan sát và nắm được hình dáng , màu sắc , các phần của tên lửa .
 + PP : Đàm thoại , trực quan , quan sát .
Đính mẫu gấp tên lửa .
- Hình dáng của tên lửa ? 
- Màu sắc của mẫu ? 
- Tên lửa có mấy phần ? 
Mở mẫu đã gấp tên lửa .
- Để gấp tên lửa , cần tờ giấy có hình gì ? 
- Để gấp được tên lửa , gấp phần nào trước , phần nào sau ? 
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn gấp theo qui trình .
 + MT : Giúp HS nắm được qui trình gấp tên lửa .
 + PP : Đàm thoại , trực quan , quan sát , giảng giải 
Treo bảng qui trình , gợi ý qua các hình vẽ trong qui trình để y/c HS nêu cách gấp từng hình .
GV thao tác mẫu ở từng bước HS nêu ( Hoặc cho HS lên thao tác chung với GV) .
- Để gấp được tên lửa , phải thực hiện mấy bứơc ? 
Cho 2 HS lên gấp mẫu .
* Hoạt động 3 : Thực hành .
 + MT : Giúp HS bước đầu gấp được tên lửa .
 + PP : Thực hành , thi đua .
Cho các nhóm đại diện thi đua gấp tên lửa . 
GV quan sát , uốn nắn , hướng dẫn .
Cho đại diện các nhóm lên phóng tên lửa . Nhóm nào phóng tên lửa xa , cao nhóm đó được tuyên dương . 
5. Củng cố – dặn dò : ( 4’) 
- Để gấp được tên lửa , gấp mấy bước ? Nêu các bước gấp ? 
- Giấy để gấp tên lửa phải có hình gì ? 
- Chuẩn bị giấy màu : 10 x 15ô , để gấp tên lửa ở tiết 2 .
HS quan sát tranh vẽ tên lửa .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dài , có một đầu nhọn .
 HS nêu .
- 2 phần : Mũi và thân .
- Hình chữ nhật .
- Phần mũi trước , phần thân sau .
Hoạt động lớp .
HS quan sát và nêu : 
- H.1 : Gấp đội tờ giấy theo hình chữ nhật đứng để lấy đường dấu giữa .
- H.2 : Gấp vào đường dấu giữa tạo mũi tên lửa .
- H.3,4 : Gấp vào đường dấu giữa để tạo thân .
- H. 5 : Gấp ngược ra sau tạo tên lửa .
- H.6 : Sử dụng . 
- Thực hiện 5 bước .
HS thao tác gấp , lớp quan sát , nhận xét .
Hoạt động lớp , nhóm .
Đại diện các nhóm thi đua gấp . 
HS lên phóng tên lửa , lớp nhận xét.
HS nêu , lớp nhận xét , bổ sung .
Tự nhiên - xã hội
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
- Biết được xương và các cơ là các cơ quan vận động của cơ thể .
- Hiểu được : Nhờ có hoạt động của cơ và xương mà cơ thể cử động được .
 2. Kĩ năng : 
- Biết quan sát , chỉ và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể .
 3. Thái độ : 
- Giáo dục HS tính năng động sẽ giúp cho cơ và xương phát triển tốt .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : Tranh .
 - HS : 1 số động tác thể dục đã học ở lớp 1 , SGK .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động ( 1’) hát
2. Bài cũ : ( 2’) 
 Kiểm tra SGK .
3. Giới thiệu : (1’) 
Cho HS hát bài “ 5 ngón tay ngoan “ có động tác phụ hoạ .
- Khi hát và múa những bộ phận nào của cơ thể cử động ? 
- GV : Khi hát và múa là cơ thể ta đang vận động . Sự vận động này là nhờ những cơ quan nào ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Cơ quan vận động” .
4. Phát triển các hoạt động : ( 32’ ) 
 * Hoạt động 1 : Thực hiện một số cử động tự do .
 + MT : Giúp HS biết được bộ phận nào của cơ thể cử động khi vận động .
+ PP : Đàm thoại , quan sát , thực hành .
 Treo tranh , y/c HS thực hiện thao tác nghỉ , nghiêm theo tranh .
- Trong các động tác em vừa làm , bộ phận nào của cơ thể đã cử động ? 
=> Để thực hiện được những động tác trên thì đầu , mình , tay , chân đều phải cử động .
 * Hoạt động 2 : Quan sát để nhận biết cơ quan vận động .
+ MT : Giúp HS biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể . nêu được vai trò của xương và cơ .
+ PP : Đàm thoại , quan sát , thực hành , thí nhgiệm.
Hướng dẫn HS tự nắn bàn tay của mình .
- Dưới lớp da của cơ thể có gì ? 
Cho HS cử động ngón tay , bàn tay , cánh tay , cổ tay .
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động đựơc ? 
à Nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ ( các bắp thịt dưới da) và xương mà cơ thể cử động đựơc .
Cho HS quan sát hình 5 , 6 theo nhóm đôi : 
- Chỉ và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể? 
Đính tranh lên bảng , y/c HS chỉ trên tranh và nêu tên các cơ quan vận độn của cơ thể .
à GV chốt : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể .
* Hoạt động 3 : Trò chơi “ Vật tay “ .
+ MT : Giúp HS hiểu được hoạt động vui chơi bổ ích sẽ giúp cơ quan vận động phát triển tốt .
+ PP : Đàm thoại , trò chơi .
Cách chơi : 2 em ngồi đối diện nhau , tì khuỷu tay lên bàn , 2 tay của 2 bạn đan chéo nhau . Khi GV nói “chuẩn bị” 2 cánh tay để sẵn trên bàn . Khi hô “ bắt đầu” cả 2 dùng sức ở tay kéo tay của đối phương ngả về phía mình là bạn đó thắng . Cho 2 HS lên làm mẫu .
Nhận xét , tuyên dương HS thắng cuộc .
à Qua Trò chơi cho thấy tay ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ . Muốn cơ quan vận động khoẻ , chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và thường xuyên vận động .
5. Củng cố – dặn dò : (1’) 
- Xem lại bài .
- Chuẩn bị : Bộ xương .
HS hát có động tác phụ họa .
- Tay , miệng , đầu , . . . 
 Hoạt động lớp , cá nhân .
 HS thực hiện .
- Tay , đầu , mình , chân . . .
( HS vừa nêu vừa chỉ vào các bộ của cơ thể)
 Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
 HS thao tác .
- Có xương và thịt .
 HS cử động .
- Nhờ xương , thịt . 
HS quan sát , trao đổi , trình bày .
HS chỉ trên tranh và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể . Lớp nhận xét , bổ sung .
Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
Mỗi nhóm 3 bạn : 2 bạn chơi , 1 bạn làm trọng tài .
HS tham gia trò chơi . Lớp tuyên dương bạn thắng cuộc . 
Sinh hoạt lớp
TỔNG KẾT TUẦN 1
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : - Giúp HS tự nhận xét công tác tuần qua , nêu được ưu , khuyết để có hướng khắc phục .
 2. Kỹ năng : - Rèn HS tính tự quản . Biết phê và tự phê . 
 3.Thái độ : - Giáo dục HS tính tự giác, tinh thần tập thể .
II.CHUẨN BỊ : 
 GV : Kẻ bảng thi đua .
HS : Chuẩn bị nội dung báo cáo của tổ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. Khởi động :(1’) Hát 
2. Phát triển các hoạt động : (25’) 
* Hoạt động 1: Nhận xét tuần qua .
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình tổ trong tuần qua . Thư ký ghi nhận .
- Lớp trưởng rút ra ưu , khuyết, nhận xét chung .
 * Ý kiến của GVCN : 
- Kỉ luật : 
- Học tập : 
- Chuyên cần : 
- Phong trào : 
* Hoạt động 2 : Phương hướng tuần tới .
- Chuẩn bị bài , tập vở đầy đủ cho môn học .
- Thi đua về học tập , kỷ luật giữa các tổ .
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp .
- Giữ trật tự trong giờ học .
3. Tổng kết (1’) 
 Lớp trưởng nhận khuyết điểm , hứa khắc phục tuần sau .
 Văn nghệ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 2 tuan 1(4).doc