Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Năm 2008 - 2009 - Tuần 30

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Năm 2008 - 2009 - Tuần 30

TIẾT Thủ công

LÀM CON BƯỚM (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức: HS biết cách làm con bướm.

Kỹ năng: Làm được con bướm.

Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Mẫu con bướm. Quy trình làm con bướm. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ

 HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 51 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Năm 2008 - 2009 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 	Thủ công
LÀM CON BƯỚM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS biết cách làm con bướm.
Kỹ năng: Làm được con bướm.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mẫu con bướm. Quy trình làm con bướm. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
 HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) Làm vòng đeo tay (tiết 2)
GV kiểm tra dụng cụ 
Nhận xét bài làm vòng đeo tay
Tuyên dương
Bài mới: “Làm con bướm (tiết 1)”
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các bước làm con bướm Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét (7’)
Phương pháp: Quan sát – Đàm thoại
GV giới thiệu mẫu con bướm bằng giấy, từ từ gỡ con bướm ra và đặt câu hỏi:
Con bướm được làm bằng gì ? 
Có mấy màu ?
Từ tờ giấy hình gì ?
Có những bộ phận nào ?
Em thấy các nếp gấp của con bướm như thế nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm (18’)
Phương pháp: Đàm thoại quan sát
+ Bước 1: Cắt giấy
Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô.
Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô.
Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gấn nửa ô để làm râu bướm.
+ Bước 2: Gấp cánh bướm
Tạo đường nếp gấp.
Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo ta được hình 1.
Gấp đôi liên tiếp 3 lần nữa theo đường chéo thì ta được các nếp gấp cách đều ta được hình 5.
Mở Học cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy dấu giữa (H6), ta được đôi cánh bướm thứ nhất.
Tiến hành gấp tương tự với tờ giấy hình vuông 10 ô, ta được đôi cánh bướm thứ 2.
+ Bước 3: Buộc thân bướm
Dùng chỉ buộc thật chặt thân bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau.
Ị Chú ý: Sau khi buộc, mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp.
+ Bước 4: Làm râu bướm
Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của 2 đầu nan râu bướm.
Dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh.
Ị GV gợi ý: Ngoài ra, ta có thể lấy sợi dây đồng dài 15 cm, buộc qua thân bướm 1 vòng, sau đó quấn 1 vòng tròn ở mỗi đầu sợi dây đồng làm râu bướm.
GV tổ chức cho HS cắt giấy và tập gấp cánh bướm trên nháp.
Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: “Làm con bướm (Tiết 2)”
Về nhà: Tập thực hành thêm ở nhà.
HS nhắc lại
 HS quan sát mẫu và trả lời
Làm bằng giấy
Có 2 màu.
2 tờ giấy hình vuông. Một tờ giấy lớn và một tờ giấy nhỏ hơn.
Cánh, thân và râu.
Gấp đều nhau.
HS lắng nghe, quan sát
HS thực hành cắt và gấp trên nháp.
RÚT KINH NGHIỆM 	
TIẾT	Tập đọc 
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Phân biệt được lời của các nhân vật.
Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa của các từ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cậu bé và cây si già.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cậu bé và cây si già.
+ Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si?
+ Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của nó?
 + Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới: Ai ngoan sẽ được thưởng
GV cho cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó. Ị Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Luyện đọc (22’)
	Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành 
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
Chú ý: Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm: Lời của các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ: Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè.
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
Trong bài có những từ nào khó đọc? 
GV ghi lên bảng những từ khó và luyện đọc.
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn ? Phân chia các đoạn như thế nào ?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn: Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các cháu thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối câu, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu thiếu nhi khi được gặp Bác.
Gọi HS đọc đoạn 3.
Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
+ Thưa Bác./ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên)
Gọi HS đọc lại đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
Thi đọc
Cả lớp đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ai ngoan sẽ được thưởng (Tiết 2)
Hát
3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi. Bạn nhận xét 
Theo dõi và đọc thầm theo.
HS đọc nối tiếp.
Quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa; mững rỡ, 
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Một hôm  nơi tắm rửa 
+ Đoạn 2: Khi trở lại phòng họp  Đồng ý ạ!
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
1 HS đọc lại bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện đọc đoạn 2 theo hướng dẫn: Lớp trưởng (hoặc 1 HS bất kì) đọc câu hỏi của Bác. Sau mỗi câu hỏi, cả lớp đọc đồng thanh câu trả lời của các cháu thiếu nhi.
HS đọc.
1 HS đọc đoạn 3.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Nhóm cử đại diện thi đọc.
HS đọc đồng thanh.
TIẾT	Tập đọc 
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
- Đọc trơn được cả bài .
- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời của các nhân vật.
2.Kỹ năng: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
3.Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, tranh
HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDDH
1’
1’
15’
15’
4’
1. Khởi động 
2. Bài mới: Ai ngoan sẽ được thưởng (Tiết 2)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
- GV đọc lại cả bài lần 2.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ ntn?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Ị Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta.
- Bác Hồ hỏi các em HS những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
v Hoạt động 2:Luyện đọc lại
- GV chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?
-Yêu cầu HS đọc phân vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn 
- Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tuyên dương những HS học thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Xem truyền hình.
- Hát
- HS theo dõi bài trong SGK.
- HS đọc.
- Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
- Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?
- Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ,  của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em.
- Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
- Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là đáng khen.
- 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại.
- 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ)
SGK
Tranh
TIẾT	Toán
KILÔMET
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS.
Biết được t ... ến thức : 
_ Ôn Tâng cầu.
_ Ôn Tâng bóng vào đích.
	2. Kỹ năng : 
_ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động.
_ Yêu cầu nâng cao thành tích.
	3. Thái độ: 
_ Trật tự không xô đẩy.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
_ Còi, bóng và vật đích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Định lượng
Hoạt động của HS
	1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Xoay cổ tay, xoay vai, xoay đầu gối, xoay hông.
_ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
_ Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
_ Ôn động tác vươn thơ, tay, chân, toàn thân, nhảy.
	2. Phần cơ bản :
_ Ôn “ Tâng cầu”
_ Trò chơi Tâng bóng vào đích
	3. Phần kết thúc :
_ Đi đều theo 4 hàng dọc.
_ Tập một số động tác thả lỏng.
_ GV và HS hệ thống bài.
_ GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8’
1’
2’
2’
1’
2’
20’
10’
10’
5’
1’
1’
2’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ Từ đội hình vòng tròn, GV cho HS giãn cách một sải tay rồi điểm số 1 –2, 1 – 2 sau đó cho số 2 bước về phía trước 4 – 5 bước tạo thành hai vòng tròn đồng tâm để tâng cầu. GV có thể cho HS chơi theo đội hình khác nhau. Tuy nhiên cần tạo đủ khoảng rộng tối thiểu cho mỗi HS là 2 – 4 m2.
_ GV nhắc lại cách chơi, chia tổ để HS chơi theo sự quản lý của tổ trưởng để xem tổ nào ném trúng đích nhiều nhất à GV khen những tổ tâng bóng vào đích nhiều.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Về tập chơi cho quen.
RÚT KINH NGHIỆM 	
TIẾT 	Tập làm văn
NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối.
Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
Viết được câi trả lời theo ý hiểu của mình.
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
3. Thái độ: Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
HS: SGK, Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Ho ạt đ ộng c ủa GV
Ho ạt đ ộng c ủa HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Nghe , trả lời câu hỏi:
Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Nghe và trả lời câu hỏi
Bác Hồ muôn vàn kính yêu không quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ hiểu thêm về điều đó Ị Ghi tựa.
	v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài (15’)
	Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành 
	* Bài 1:
GV treo bức tranh.
GV kể chuyện lần 1.
Chú ý: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi: 
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm 
gì ?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
	v Hoạt động 2: Thực hành (10’)
	Phương pháp: Thực hành 
	* Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Yêu cầu HS tự viết vào vở.
Gọi HS đọc phần bài làm của mình. 
Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
Chuẩn bị: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
Hát
3 HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Bạn nhận xét
Quan sát.
Lắng nghe nội dung truyện.
HS đọc bài trong SGK.
Quan sát, lắng nghe.
Bác và các chiến sĩ đi công tác.
Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.
8 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
1 HS kể lại.
Đọc đề bài trong SGK.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
HS tự làm.
5 HS trình bày.
Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
RÚT KINH NGHIỆM 	
TIẾT 	Toán
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS:
Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
2. Kỹ năng: Rèn tính nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị như tiết 132.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Ho ạt đ ộng c ủa GV
Ho ạt đ ộng c ủa HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
a) 234, 230, 405
b) 675, 702, 910
c) 398, 890, 908
Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới; Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
* Hôm nay, chúng ta tìm hiểu và thực hành về cách thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 Ị Ghi tựa.
	v Hoạt động 1: Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) (10’)
	Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành 
	a) Giới thiệu phép cộng.
GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK :Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?
Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 = 253.
	b) Đi tìm kết quả.
Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:
Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?
Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
	c) Đặt tính và thực hiện.
Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326, 253.
Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách tính của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.
	* Đặt tính:
Viết số thứ nhất (326), sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai (253) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị. Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số. (vừa nêu cách đặt tính, vừa viết phép tính).
Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính 326 + 253.
Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc:
 + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
 + Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
	v Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
	Phương pháp: Thực hành, thi đua.
	* Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Nhận xét và sửa bài.
	* Bài 2:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
Nhận xét tuyên dương.
	* Bài 3:
Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện một con tính.
Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số như thế nào ?
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Tùy theo đối tượng HS của mình mà GV giao bài tập bổ trợ cho các HS luyện tập ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
1 HS nhắc lại.
Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
Ta thực hiện phép cộng 326+253.
Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
Có tất cả 579 hình vuông.
326 + 253 = 579.
2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.
Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.
 326
	+253 
2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.
 326	¤ Tính từ phải sang trái.
+253	¤ Cộng đơn vị với đơn vị: 
 579	6 cộng 3 bằng 9, viết 9
	¤ Cộng chục với chục: 	2 cộng 5 bằng 7, viết 7
	¤ Cộng trăm với trăm:
	3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
HS nhắc lại.
Cả lớp làm bài, sau đó 10 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp.
Đặt tính rồi tính.
4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	832	257	 641	936
	+ 152	+ 321	 + 307 	+ 23 
 	984	578	 948	959
Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
Là các số tròn trăm.
RÚT KINH NGHIỆM 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc