Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 30

Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 30

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

GẶP GỠ Ở LÚC –XĂM –BUA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A-TẬP ĐỌC:

 -Luyện đọc đúng:Lúc - xăm - bua, Mô - ni - ca, Giét - xi - ca, in - tơ - nét, tơ rưng, lưu luyến. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.

 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 +Hiểu các từ ngữ :Lúc - xăm - bua, sưu tầm, đàn tơ rưng, in - tơ - nét .

 +Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị , đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc .

 - HS thấy được tình đoàn kết giữa các dân tộc .

B-KỂ CHUYỆN:

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình .Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung .

 -Rèn kĩ năng nghe .Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn .

 II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện .

 -HS: Sách giáo khoa.

 

doc 33 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 936Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 3 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30 Ngày soạn :8/ 4 / 2007
 Ngày dạy :Thứ hai, ngày 9 / 4 / 2007
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
GẶP GỠ Ở LÚC –XĂM –BUA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A-TẬP ĐỌC:
 -Luyện đọc đúng:Lúc - xăm - bua, Mô - ni - ca, Giét - xi - ca, in - tơ - nét, tơ rưng, lưu luyến. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 +Hiểu các từ ngữ :Lúc - xăm - bua, sưu tầm, đàn tơ rưng, in - tơ - nét .
 +Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị , đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộâc .
 - HS thấy được tình đoàn kết giữa các dân tộc .
B-KỂ CHUYỆN:
 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình .Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung .
 -Rèn kĩ năng nghe .Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn .
 II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
 	Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện .
 -HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định: Hát .
 2. Bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ”(5phút)
H. Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? (Bảo )
H.Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ ? (Thảo)
H.Nêu nội dung chính ? (Kiều Linh)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Tiết 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc. (10phút)
-GV đọc mẫu lần một .
-Gọi 1 HS đọc bài và chú giải.
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H. Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc - xăm -bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? 
* Giảng từ: + Lúc - xăm - bua : một nước nhỏ ở châu Âu, cạnh các nước Bỉ, Đức và Pháp.
+ Sưu tầm : tìm kiếm , góp nhặt lại .
- GV chốt ý.
Ý1: Những điều bất ngờ thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam .
-Yêu cầu HS đọc 2 đoạn còn lại.
H. Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt vàcó nhiều đồ vật của Việt Nam ?
* Giảng từ :+ in- tơ - nét : mạng thông tin máy tính toàn cầu . 
H.Các bạn HS Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
- GV chốt ý:
Ý2: Các bạn Lúc - xăm - bua muốn biết về thiếu nhi Việt Nam .
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi 4.
H. Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 rút nội dung chính.
-GV chốt ý - Ghi bảng.
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi tình thân ái, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc - xăm - bua .
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10phút)
- GV hướng dẫn cách đọc bài.GV đọc diễn cảm toàn bài:giọng kể cảm động, nhẹ nhàng .
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đoạn.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Chuyển tiết : Cho HS tập thể dục.
 Tiết 2:
Họat động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo.) (10phút)
- Yêu cầu HS đọc nhóm 3 .
- Cho các nhóm thi đọc theo đoạn .
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện. (20 phút)
-Gọi 1HS đọc yêu cầu 1.
+ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK , HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình .
+ HD kể chuyện .
H. Câu chuyện được kể bằng lời của ai ? 
H. Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ? 
-GV hướng dẫn : Kể lại bằng lời của em, em lại không phải là người tham gia cuộc gặp gỡ, vì thế cần kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại .
- GV treo bảng phụ câu hỏi gợi ý lên bảng .
-Yêu cầu HS đọc .
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Yêu cầu 3 HS kể nối tiếp trước lớp.
- Cho 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- GV nhận xét, tuyên dương.
-HS theo dõi
-1HS đọc.Cả lớp đọc thầm .
-HS đọc nối tiếp theo dãy.
-HS phát âm từ khó.
- HS đọc theo đoạn. 
-1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
-Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt ; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt ; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được ; vẽ Quốc kì Việt Nam ; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam : Việt Nam , Hồ Chí Minh .)
- HS nhắc ý 1.
-1 HS đọc - Lớp đọc thầm theo.
-Vì cô giáo lớp 6 A đã từng ở Việt Nam . Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói Tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in - tơ - nét .)
-Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì .
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu : 
- Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam ./ Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn . / Chúng ta tuy ở hai nước xa nhau nhưng quý mến nhau như anh em một nhà .
-HS thảo luận – trình bày trước lớp.
- HS theo dõi.
-HS nhắc lại .
- Cả lớp lắng nghe.
- Theo dõi SGK.
- 3 HS đọc diễn cảm theo đoạn.
-Lớp trưởng điều khiển ,cả lớp tập.
-HS luyện đọc trong nhóm. 
- Các nhóm thi đọc bài.- HS nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi.
- Câu chuyện được kể bằng lời của một người trong đoàn cán bộ đã đến thăm lớp 6 A .
- Bằng lời của chính mình .
-1HS đọc câu hỏi gợi ý .
- 1 HS kể- lớp theo dõi, nhận xét.
- Kể theo nhóm .Mỗi nhóm ba em .
-3 HS kể - lớp nhận xét.
- 1HS thi kể trước lớp .
- Cả lớp theo dõi và nhận xét .
 4. Củng cố – Dặn dò: (5phút)
-GV gọi 1 HS đọc bài, nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS .
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
________________________
ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ( Tiết 1)
I . MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật , nuôi. 
- Học sinh biết chăm sóc ,bảo vệ cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường .
- Học sinh có thái độ đồng tình , ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng ,vật nuôi 
 II. CHUẨN BỊ: 
 -GV : Bảng phụ ghi các tình huống . Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi . Bài hát trồng cây, Em đi giữa biển vàng .
 -HS : Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.Ổn định : Nề nếp 
 2.Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS . (5phút)
H. Nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng như thế nào ?( Hạnh)
H. Nêu một số giải pháp tiết kiệm bảo vệ nguồn nước ?( Hào)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai đoán đúng . (8phút)
1.Mục tiêu : Học sinh hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người .
 2.Cách tiến hành:
- GV chia theo số chẵn và số lẻ . 
* HS số chẵn vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích , tác dụng của con vật đó .
* HS số lẻ : vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm một cây trồøng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó .
- Yêu cầu một số HS lên trình bày.
- GV có thể giới thiệu thêm về một số cây trồng, vật nuôi.
3. Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó . Cây trồng,vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người .
Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh. (7phút)
1.Mục tiêu :Học sinh nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi . 
2. Cách tiến hành :
 - GV Cho HS xem tranh ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về các bức tranh .
- Giáo viên nhận xét, chốt.
3.Kết luận: 
Ảnh 1 :Bạn đang tỉa cành bắt sâu cho cây.
Ảnh 2 :Bạn đang cho gà ăn
Ảnh 3: Các bạn đang cùng với ông trồng cây .
Ảnh 4: Bạn đang tắm cho lợn .
* Kết luận chung : Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng .
Hoạt động 3 : Đóng vai . (10phút)
1. Mục tiêu : HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi .
2. Cách tiến hành :
- GV chia thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt .
- GV cùng lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi và có hiệu quả kinh tế cao .
- GV nhận xét - tuyên dương .
-Học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu.
-HS lần lượt trình bày.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp theo dõi.
- HS đặt các câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh .
H:Các bạn trong bức tranh đang làm gì ?
H:Theo bạn , việc làm của các bạn đ1o sẽ đem lại lợi ích gì ?
 - HS lắng nghe.
Nhóm 1 : Chủ trại gà 
Nhóm 2 : Chủ vườn hoa , cây cảnh 
Nhóm 1 : Chủ vườn cây
Nhóm 4 : Chủ trại bò 
Nhóm 5 : Chủ ao cá 
- Các nhóm thảo luận - trình bày dự án sản xuất . Các nhóm khác trao đổi , bổ sung ý kiến .
- Nhận xét - bình chọn .
 ... ùp chép các câu hỏi gợi ý .Bảng phụ viết rõ trình tự một bức thư.
 -HS : Chuẩn bị 1 phong bì thư, 1 tem thư, 1 giấy viết thư Vở , SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định: Hát .
 2. Bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng đọc bài viết kể về trận thi đấu thể thao mà các em có dịp xem.(Hồng, Lê Quỳnh), GV nhận xét. (5phút)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm miệng.
(10phút)
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi gợi ý.Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi gợi ý .
-GV chốt :Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đài, báo , truyền hình  Người bạn nước ngoài này cũng có thể là một người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó ở nước nào?
-Yêu cầu HS dựa vào phần gợi ý để làm miệng.
H: Em viết thư cho ai? Bạn đó tên là gì? Bạn sống ở nước nào?
H: Lí do em viết thư cho bạn?
H: Nội dung bức thư em viết là gì? Em tự giới thiệu về mình ra sao? Em hỏi thăm bạn những gì? Em bày tỏ tình cảm của em đối với bạn như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài. (15phút)
-Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu trình tự của một bức thư 
-Yêu cầu HS viết bài .
-GV yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình trước lớp .
-Chấm một số bài, nhận xét, sửa sai.
-1 HS đọc đề - lớp đọc thầm theo .
-2 HS đọc câu hỏi gợi ý .
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-Em viết thư cho bạn Mery, ở thủ đô Luân Đôn, nước Anh. / Em viết thư cho bạn Lại Phương Phương ở Quảng Châu , Trung Quốc./
-Qua bài học em được biết về thủ đô Luân Đôn và các bạn nhỏ nước Anh. Em rất thích những cảnh đẹp của Luân Đôn và các bạn nhỏ ở đây./ Em biết nhiều về Trung Quốc, Trung Quốc lại là láng giềng của nước Việt Nam nên em chọn bạn nhỏ ở Quảng Châu để viết thư cho bạn .
-Em tên là . Là HS lớp . Gia đình em sống ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Em muốn hỏi thăm xem bạn có khỏe không. Bạn thích học những môn gì, thích những bài hát nào. Bạn có hay đi thăm cảnh đẹp của thủ đô Luân Đôn không? Công viên ở đấy có lớn không? Tuy chưa gặp mặt nhưng em rất mến bạn, mến đất nước Anh và muốn làm quen với bạn .
-2 HS nêu.
-HS viết bài vào vở .
-HS đọc bài viết của mình .Cả lớp theo dõi.
 4. Củng cố – Dặn dò: (5phút)
Nhận xét tiết học .Tuyên dương HS tích cực học tập. 
Về nhà xem lại bài.
__________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU.
 -HS củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000.Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính và bài toán rút về đơn vị.
 -HS đặt tính đúng, chính xác . 
 -HS có ý thức cẩn thận , chính xác khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ.
 - GV : Bảng Phụ có ghi tóm tắt bài tập 3.
 - HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1.Ổn định: Hát .	
 2.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập. (5phút)
 Bài 1 Điền số thích hợp vào chỗ trống ( Nguyễn Quỳnh)
20 000 + 10 000 +  = 90 000
80 000 – 50 000 +  = 70 000
40 000 + 20 000 -  = 30 000
 Bài 2: Một tổ ong loại lớn thu được 420 lít mật ong, một tổ ong loại nhỏ thu được ít hơn loại lớn 43 lít mật ong. Bác nuôi ong có 1 tổ ong loại nhỏ và 4 tổ ong loại lớn. Hỏi bác ấy đã thu được bao nhiêu lít mật ong? ( Tường)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Củng cố về cộng trừ các số trong phạm vi 100 000 . (10phút)
Bài 1:
-Gọi HS nêu yêu cầu đề. 
-Yêu cầu HS tính nhẩm vào SGK theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
-Yêu cầu HS nhận xét các cặp bài tập câu a và b.
Bài 2: Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-GV nhận xét, sửa sai.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thực thực hiện.
Hoạt động 2: Củng cố về giải toán. (15phút)
Bài 3: Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích đề. 
-Cho HS làm bài vào vở.
 -GV chấm bài nhận xét , sửa sai.
Bài 4:Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích đề .
-Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm vào vở.
-Nhận xét - sửa bài .
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm vào SGK, 4 HS lần lượt lên bảng.
-HS nhận xét : cách làm khác nhau nhưng kết quả giống nhau.
-1 HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
-HS làm vào vở, 4 HS lần lượt lên bảng.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
-HS nhắc lại theo yêu cầu của GV.
-1 HS đọc đề .
-HS phân tích đề .
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
-HS làm bài vào vở –1 em lên bảng giải.
Bài giải
 Số cây ăn quả ở xã Xuân Hòa:
 68 700 + 5 200 = 73 900 (cây)
 Số cây ăn quả ở xã Xuân Mai:
 73 900 – 4 500 = 69 400 (cây)
 Đáp số: 69 400 cây
-HS đổi bài tự chấm cho nhau , sửa bài vào vở.
-2 HS đọc đề.
-HS phân tích đề.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
-HS tóm tắt và làm bài, 1 HS lên bảng .
Tóm tắt
 5 com pa : 10 000 đồng
 3 com pa :  đồng?
Bài làm
Giá tiền 1 cái com pa:
 10 000 : 5 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 3 cái com pa:
 2000 x 3 = 6000 ( đồng)
 Đáp số: 6000 đồng
-HS đổi bài chấm cho bạn - Sửa bài vào vở.
 4.Củng cố - dặn dò: (5phút)
-Hệ thống lại kiến thức đã học.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
________________________________
 AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 6: AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- HS biết nơi chờ xe buýt ( xe khách, xe đò ), ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô buýt ( xe khách, xe đò ).
2. Kỹ năng.
- HS biết thực hiện đúng hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng ( PTGTCC ).
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Các tranh ( theo SGK ), ảnh cho hoạt động nhóm.
- Các phiếu ghi tình huống cho HĐ3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : An toàn lên, xuống xe buýt . (10phút)
a. Mục tiêu.
-HS biết nơi đứng chờ xe buýt, xe đò.
-HS biết và diễn tả lại cách lên, xuống xe buýt được an toàn.
b. Cách tiến hành.
GV hỏi :
H: Em nào đã được đi xe buýt ? ( Hoặc xe khách, xe đò ).
H: Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách ? 
( bến đỗ xe buýt ).
- Cho HS xem 2 tranh SGK.
H. Ở đó có đặc điểm gì để ta dễ nhận ra ?
- Giới thiệu biển số 434 ( bến xe buýt )
H. Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không ?
H. Khi lên, xuống xe phải như thế nào ?
- GV nhắc lại các ý trên .
Hoạt động 2 : Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt. (5phút)
a. Mục tiêu.
- HS ghi nhớ những quy định và thể hiện những hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt, xe đò.
- HS giải thích vì sao phải thực hiện những quy định đó.
b. Cách tiến hành.
- Chia 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một bức tranh, thảo luận nhóm và ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh của nhóm và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai.
- Các nhóm mô tả hình vẽ trong bức tranh bằng lời và nêu ý kiến của nhóm.
- GV ghi lên bảng những hành vi nguy hiểm chủ yếu, yêu cầu HS mô tả những hành vi đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịn tay, ngồi trên xe thò đầu , tay ra ngoài.
c. Kết luận.
- GV nhấn mạnh : khi đi trên xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng tới người khác.
+ Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ.
+ Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh.
+ Không để hành lí gần cửa lên xuống hay trên lối đi, không đi lại khi xe đang chạy.
+ Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay.
Hoạt động 3 : Thực hành . (10phút)
- GV chọn 4 tổ, mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại một trong các tình huống sau :
-Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến các nhóm.
- Nơi có mái che, chỗ ngồi chờ hoặc có biển đề “ Điểm đỗ xe buýt” hoặc chỉ có biển đề “ Điểm đỗ xe buýt”. 
- Xe buýt thường chạy theo tuyến đường nhất định, chỉ đỗ ở các điểm quy định để khách lên, xuống xe.Do đó khi đi xe buýt ta phải chọn đúng tuyến đường mình cần đi.
* Cách lên xuống xe an toàn :
+ Chỉ lên, xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
+ Khi lên, xuống phải đi thứ tự ( như xếp hàng vào lớp ). Không được chen lấn xô đẩy.
+ Trước khi đặt chân lên bậc lên, xuống phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm tay người lớn để được kéo lên.
+ Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường.
- 2 -3 em HS lên thực hành động tác lên, xuống xe buýt.
- HS có thể nêu những hành vi : không co chân lên ghế, không ăn quà và ném rác ra xe .
1. Một nhóm HS chen nhau lên xe sau đó tranh nhau ghế ngồi, một bạn HS nhắc các bạn trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào?
2. Một cụ già tay mang một túi to mãi chưa lên được xe, hai bạn HS vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn sẽ làm gì ?
3. Hai HS đùa nghịch trên ô tô buýt, một bạn HS khác đã nhắc nhở. Bạn HS ấy nhắc như thế nào ?
4. Một hành khách xách đồ nặng nề ngay lối đi, một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ. Bạn đó nói thế nào ?
- Khi mỗi tổ thực hiện xong, các HS khác nhận xét những hành vi tốt/xấu, đúng/sai trong tình huống đó.
 IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ : (5phút)
1. Cần đón xe buýt ở đúng nơi quy định.
2. Khi đi xe em cần thực hiện các hành vi an toàn cho mình và cho người khác.
________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong T30.doc