Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 7 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 7 (chuẩn)

Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010

Chào cờ

Tập đọc (2 tiết)

NGƯỜI THẦY GIÁO CŨ

I. Mục đích- yêu cầu:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó: cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi.

- Biết nghỉ hơi đúng ở các câu. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

II. Công việc chuẩn bị: - Bảng phụ, sách Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 7 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc (2 tiết)
Người thầy giáo cũ
I. Mục đích- yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó: cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi...
- Biết nghỉ hơi đúng ở các câu. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II. Công việc chuẩn bị: - Bảng phụ, sách Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Ngôi trường mới
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Tiết 1
*HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
*HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu: Chú ý đọc lời của các nhân vật. Dẫn chuyện: từ tốn. Thầy giáo: vui vẻ, trìu mến. Chú Khánh: lễ phép, cảm động.
- GVHD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
- Nghe và sửa lỗi cho HS.
- GV hướng dẫn cách chia đoạn...
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp: Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng:
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm:
- GV nhận xét, cho điểm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
 Tiết 2
*HĐ3. Tìm hiểu bài
- GV gọi lần lượt HS đọc từng đoạn và hỏi:
+ Bố Dũng đến trường làm gì?
+ Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
- GV giảng: lễ phép là có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
+ Đặt câu với từ lễ phép?
+ Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
+ Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
-Hướng dẫn HS đọc theo vai theo nhóm 4
- Gọi các nhóm đọc trước lớp...
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc và nêu nội dung bài học
- Lớp nhận xét...
- Lắng nghe...
- Lắng nghe...
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu...
- Đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó: cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi...
- HS dùng chì đánh dấu đoạn...
- HS đọc nối tiếp đoạn...
- Đọc cá nhân, đồng thanh các câu:
. Nhưng... hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu! //
. Lúc ấy,/ thầy bảo://”Trước khi làm việc gì, / cần phải nghĩ chứ! / Thôi,/em về đi,/ thầy không phạt em đâu.”// 
- 1HS đọc chú giải.
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc tiếp nối.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc bài, nêu ý kiến:
+...Tìm gặp thầy giáo cũ.
+ ... Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy.
+ Vài HS nêu: 
.Chúng em lễ phép chào cô giáo.
.Chúng em cần lễ phép khi chảo hỏi người lớn. 
+  thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà ko phạt.
+ Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.
- Các nhóm tự phân vai và luyện đọc:
. Người dẫn chuyện
. Thầy giáo 
. Chú bộ đội
. Dũng.
- Các nhóm khác đọc thi...
- Lớp bình chọn người đọc hay nhất.
+ HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quí thầy cô giáo.
- VN đọc kĩ bài...
Toán
luyện tập
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp học sinh củng cố dạng toán có lời văn ít hơn và nhiều hơn.
- Rèn kĩ năng giải toán.
* HSG: Hoàn thành hết các bài tập trên lớp.
II. Công việc chuẩn bị : - GV: Bảng phụ HS : SGK, Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài 2 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu và ghi tên bài 
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 (Nhóm đôi): 
- GV cho HS làm theo cặp: 1HS hỏi, 1HS trả lời.
- YC HS giải thích vì sao em biết?
- GV nhận xét, đánh giá.
- YC HS thực hiện phần b tương tự
ðLưu ý: GV có thể tự xóa bớt đi 1 số ngôi sao để số ngôi sao ở 2 hình bằng nhau.
Bài 2 (Nhóm 6): 
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Hỏi:
+ "Kém hơn" nghĩa là như thế nào?
+ Đây là dạng toán nào ?
- HS làm bài theo nhóm 6, đại diện nhóm chữa bài chữa bài.
GV nhận xét đánh giá.
Bài 3 (Cá nhân)
HD tương tự như bài 2.
- HS nhận biết được dạng bài toán, làm bài cá nhân, lên bảng chữa bài 
- GV nhận xét, chữa chung.
Bài 4 (Cá nhân)
- Gọi HS đọc, phân tích đề, rồi giải như bài 2.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 1HS lên bảng chữa bài. 
- HS dưới lớp nêu cách tìm số bé?
- Lớp nhận xét 
- Lắng nghe...
 - Từng cặp hỏi và trả lời bài tập: Một số cặp trình bày trước lớp.
+ Trong hình tròn có 5 ngôi sao.
+ Trong hình vuông có 7 ngôi sao.
+ Số ngôi sao trong hình vuông nhiều hơn số ngôi sao hình tròn 2 ngôi sao.
+ Vì ta lấy: 7 - 5 = 2
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS đọc đầu bài.
+  Kém hơn nghĩa là ít hơn.
+  Dạng toán bài toán về ít hơn.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình trên bảng phụ. Các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn .
Bài giải: Tuổi của em là:
 16 - 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
- HS làm đổi chéo vở để kiểm tra,
- 1HS làm bảng phụ, rồi chữa bài.
Bài giải: Số tuổi của anh là:
 11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi.
- Lớp nhận xét 
- HS làm vào vở. 1HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đặt đề 
- 1 HS đặt đề – 1 HS giải bài toán.
- VN: Chuẩn bị bài sau.
Chiều. Thể dục*
Học động tác phối hợp
I. Mục đích – yêu cầu: 	
- Giúp HS học động tác phối hợp, thực hiện chính xác động tác
- HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Giáo dục HS tác phong nhanh nhẹn, tinh thần luyện tập thể dục thể thao.
II. Công việc chuẩn bị : - Sân trường, còi, tranh bài thể dục.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
*HĐ1: Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Tổ chức cho HS khởi động
*HĐ2: Phần cơ bản
*GV hô và hướng dẫn HS ôn các động tác bài thể dục phát triển chung.
- Từng tổ tập thi 
- Quan sát và sửa cho HS
*Học động tác phối hợp
- GV làm mẫu. (Đưa tranh minh hoạ) và hướng dẫn từng nhịp của động tác.
- Hô cho HS tập. Chú ý sửa sai cho HS.
- GV cho ôn 6 động tác thể dục liên hoàn đã học.
- Chia 3 nhóm tập. 
- Nhận xét, đánh giá
* HĐ3: Phần kết thú:
- Hệ thống nội dung bài học, nhận xét tiết học.
- Lớp tập hợp làm 3 hàng dọc
- Tập một số động tác khởi động:
- Tập xoay khớp tay, cổ chân ...
- HS xếp hàng.
- HS tập 5 động tác đã học: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. (1 lượt)
- Các tổ trưởng hô cho các bạn trong tổ tập thi với nhau
- HS quan sát. Phân tích động tác
- Tập theo giáo viên.
- Cả lớp ôn vài lượt theo nhịp hô của GV.
- Thi đua giữa các nhóm: HS tập liên hoàn động tác.
- Cúi người, thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- VN: Chuẩn bị bài sau
 Thực hành
Tiếng việt: ôn về câu khẳng định, phủ định
Luyện tập về mục lục sách
I. Mục đích - yêu cầu:
- Củng cố cách nói phủ định, khẳng định khi nói, viết.
- Luyện tập tra tìm mục lục sách.
II. Công việc chuẩn bị : - SGK, VBT, truyện TN
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp ND ôn tập.
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng.
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
- GV lần lượt đưa bài tập, cho HS đọc và nêu cách thực hiện làm bài
Bài 1 (Cá nhân): 
 Trả lời câu hỏi sau theo 2 cách (theo mẫu):
a) Em có thích đi nghỉ mát không ?
b) Em có học bài bây giờ không ?
c) Bạn Linh có ngoan không ?
M: - Có, bạn Linh rất ngoan.
 - Không, bạn Linh không ngoan.
Bài 2 (Cá nhân) 
Nói các câu sau theo 3 cách khác nhau mà ý nghĩa câu không đổi:
a) Bé không đói.
b) Chiếc áo này không đẹp.
- GV nhận xét, chữa chung.
Bài 2 (Miệng)
 Tìm ghi mục lục những bài tập đọc tuần 8.
- GV nhận xét, chữa chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lắng nghe
- Thực hiện làm bài theo gợi ý của GV
- HS đọc yêu cầu bài tập. Làm bài.
- Đọc thành đoạn thoại.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi hỏi - đáp lẫn nhau:
a) - Không, bé không đói.
 - Có, bé có đói.
b) - Không, chiếc áo này không đẹp.
 - Có, chiếc áo này rất đẹp.
- Lớp nhận xét.
- Làm VBT, tìm ghi những bài Tập đọc trong tuần 8. 
- Gọi HS nêu miệng. Lớp nhận xét, bổ sung
- VN: Chuẩn bị bài sau.
 Ngoài giờ lên lớp
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
Chủ đề 1: TôI là một đứa trẻ
I. Mục đích - yêu cầu:
- Hiểu trẻ em là một con người, có những quyền: có cha mẹ, có học tên, quốc tịch và tiếng nói riêng; có quyền được chăm sóc và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng; Trẻ em cũng có bổn phận đối với bản thân gia đình và xã hội như mọi người.
- HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát, yếu hèn. Biết đối xử tốt trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
- HS có thể tự nói về mình một cách rõ ràng. Có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể, gia đình và cộng đồng.
II. Công việc chuẩn bị:	- GV : Truyện về bạn Ngân, cây hoa dân chủ,
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
*HĐ1. Giới thiệu và ghi bảng.
*HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
*Chơi trò chơi: Phóng viên
- GV nêu tên và hướng dẫn chơi trò chơi : Khi được hỏi thì tự giới thiệu về mình Họ tên, tuổi, lớp trường, nơi ở, quốc tich, sở thích riêng, ước mơ tương lai sẽ làm gì...
- Nhận xét và đánh giá kết quả HS chơi...
- Nhận xét và kết luận : Chúng ta tuý còn nhỏ nhưng là một con người, ai cũng có...
*GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 HS cho thảo luận, điền dấu (x) vào các ô trống những quyền nào của trẻ em mà các em cho là đúng.
- Gọi đại diện các nhóm lên nêu kết quả.
- GV nhắc lại những ý kiến đúng...
*Gọi HS đọc câu chuyện trong SGK Hỏi:
+ Các bạn đã có thái độ và hành động như thế nào đối với bạn Ngân?
+ Bạn Ngân có đáng bị các bạn đối xử như thế không? Tại sao?
+ Bạn Ngân có quyền được giữ giọng nói quê hương của mình không?
- GV nhận xét, kết luận
*Trò chơi hái hoa dân chủ.
-  ... i và CBBS
Chính tả (Nghe viết)
Cô giáo lớp em
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nghe, viết đúng khổ thơ 2 và 3 của bài, trình bày sạch đẹp.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Công việc chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Vở
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc khổ 2-3: “Cô giáo lớp em”. 
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng.
*HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc mẫu 2 đoạn thơ. Hỏi:
+ Tìm hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy Tập viết ?
+ Bạn nhỏ có tình cảm gì với cô giáo?
- GV nhận xét.
- Nêu cách trình bày khổ thơ?
- GV nêu các từ khó hướng dẫn viết từ khó. Đọc cho HS viết
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi,  
- GV chấm một số bài, nhận xét.
*HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2 (Cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV treo bảng phụ 
- Gọi HS làm mẫu. YC HS tìm từ, càng nhiều từ càng tốt. HS nêu miệng 
- GV nhận xét.
Bài 3 – a (Nhóm)
- Cho HS hoạt động nhóm
- Các nhóm lên bảng gắn thẻ từ (thi đua)
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 2HS đọc bài 
- Lắng nghe
- HS chú ý và 2 HS đọc lại.
+ Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp, xem chúng em học bài.
+ Rất yêu thương và kính trọng cô giáo 
+ Đầu câu phải viết hoa.
+ HS viết đoạn 1 cách dòng.
- HS viết bảng con: lớp, hương nhài.
- HS viết bài vào vở.
- Tự soát lỗi.
- 2 HS đọc 
- HS đọc thầm .
+ thủy: thủy chung/ thủy tinh,/
+ núi: núi cao/ trái núi,/
+ lũy: lũy tre/ đắp lũy,/
- Các nhóm nhận thẻ từ, gắn vào chỗ trống. Đáp án: tre - che - trăng - trắng
- VN: Chuẩn bị bài sau
Thể dục
động tác nhảy - Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
I. Mục đích – yêu cầu: 	
- Giúp HS học động tác nhảy thực hiện chính xác động tác
- HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Giáo dục HS tác phong nhanh nhẹn, tinh thần luyện tập thể thao.
II. Công việc chuẩn bị : - Sân trường, còi, tranh bài thể dục
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra nơi tập 
3. Bài mới:
*HĐ1: Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung tiết học.
- Tập một số động tác khởi động.
*HĐ2: Phần cơ bản:
* Ôn 6 động tác bài thể dục phát triển chung.
- GV hô nhịp cho lớp tập
* Học động tác nhảy :
- GV đưa tranh và làm mẫu, phân tích từng nhịp của động tác.
- Hướng dẫn tập từng động tác.
- GV chia lớp làm 3 nhóm tập
- GV quan sát và chú ý: Sửa sai cho HS.
- Cho các nhóm thi đua tập
- GV cho HS ôn 7 động tác thể dục liên hoàn...
* HĐ3: Phần kết thúc:
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- HS vệ sinh nơi tập sạch,
- HS tập hợp 3 hàng ngang, điểm số
- Lắng nghe
- Tập xoay khớp tay, cổ chân ...
- Chạy nhẹ nhàng
- HS tập động tác đã học: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng , toàn thân
- HS quan sát.
- Tập theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm thực hiện tập dưới sự điều khiển của cán sự lớp
- Thi đua giữa các nhóm.
- HS tập liên hoàn động tác.
- Cúi người, thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- Về ôn lại toàn bài
Tập làm văn
Kể ngắn theo tranh - luyện tập về thời khoá biểu
I. Mục đích - yêu cầu:
- Dựa vào 4 tranh liên hoàn kể được câu chuyện có tên: “Bút của cô giáo”.
- Trả lời một số câu hỏi về thời khoá biểu.
- Biết viết thời khoá biểu hôm sau của lớp theo mẫu.
II. Công việc chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài 1 SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc bài hôm trước.
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng.
* HĐ2: Quan sát tranh đọc lời nhân vật.
Bài 1 (Cả lớp)
- Yêu cầu HS đọc tên cho 2 nhân vật.
+ Tranh vẽ 1: Hai bạn đang làm gì ?
+ Bạn trai nói gì ?
- Tương tự như vậy, yêu cầu HS nêu nội dung 3 bức tranh còn lại
- GV nhận xét, đánh giá
*HĐ3: Luyện viết
Bài 2 (Cá nhân):
- Cho mỗi HS viết một cách.
- Gọi HS đọc bài viết và nhận xét...
Bài 3 (Miệng, viết)
+ Ngày mai có mấy tiết ?
+ Đó là những tiết gì ?
- Nhận xét, kết luận
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 2 HS nêu...
- Lắng nghe...
- HS quan sát tranh và nêu: Đặt tên cho nhân vật để gọi tên.
+ Giờ tập viết.
+ Tớ không mang bút.
- HS nêu: 
- HS tự viết bài: Sâu chuỗi thành câu chuyện
- HS mở thời khoá biểu: đọc, viết vào vở bài tập.
- HS nêu lại 
- VN: Chuẩn bị bài sau.
Chiều. Tiếng việt
Luyện tập tổng hợp
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết và hệ thống lại vốn từ về chủ điểm công việc của em ở trường
- HS biết tạo lập câu. 
II. Công việc chuẩn bị : - Vở, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các môn học ở lớp 2?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài:
* HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 (Nhóm): 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả 
- GV tổng kết lại
Bài 2 (Cá nhân): 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi HS nối nhau đặt câu 
- GV chỉnh sửa cho HS
Bài 2 (Cá nhân): 
 Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: 
+ Cô giáo đã... cho em biết nhiều điều hay.
+ Đến trường học em phải... thầy cô.
+ Chúng em... theo lời khuyên bảo của thầy cô
+ Cô giáo em... HS rất chu đáo.
- GV nhận xét, chấm điểm
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- 2"3 HS nêu
- Lắng nghe,
- 1HS đọc yêu cầu: Kể lại những việc hàng ngày em thường làm ở trường?
- Thảo luận nhóm đôi
- Nối tiếp nêu kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 1 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm: Đặt 1 câu với mỗi từ sau: học, chơi, múa hát, thăm
- Đặt câu và nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét bạn
- HS làm bài cá nhân
- 4 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
Toán
Ôn tập dạng : 6+5 ; 26+5
I. Mục đích - yêu cầu: Giúp HS:	
- Củng cố về bảng cộng: 6 cộng với một số : 6+5 và 26+5.
- Củng cố về giải toán đơn về nhiều hơn và ít hơn.
- Giáo dục HS lòng say mê môn học, phát triển tư duy thuật toán.
- Rèn kĩ năng giải bài toán.
II. Công việc chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra và chữa bài về nhà, kết hợp kiểm tra nội dung tiết học.
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
- GV lần lượt đưa hệ thống bài, yêu cầu HS suy nghĩa rồi tự làm bài.
Bài 1 (Bảng con): Đặt tính và tính
26 + 7 =
16 + 5 =
25 + 5 =
46 + 5 =
16 + 10 =
46 + 24 =
- GV nhận xét, chữa chung.
Bài 2 (Cá nhân): 
 Điền dấu > ; < ; + vào chỗ thích hợp:
16 + 5  26 + 5
9 + 25 7 + 36
42 + 6  56 + 6
26 + 1529 + 12
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 (Cá nhân): 
 Mẹ mua 32 kg gạo, đã ăn hết 12 kg gạo. Hỏi còn lại bao nhiêu kg gạo ?
+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
- Cho HS tự tóm tắt và giảI bài vào vở
- GV nhận xét, chữa chung, cho điểm.
Bài 3 (Cá nhân): 
 “Một con ngỗng nặng 7 kg. Con chó nặng hơn con ngỗng 3 kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu kg ?
- GV nhận xét, chữa chung, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết, nhận xét, đánh giá tiết học.
- Lắng nghe
- Yêu cầu HS đọc đầu bài, đặt tính, tính, chữa bài, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bảng con. Lớp nhận xét.
- HS suy nghĩ và hoàn thiện bài vào vở
- HS đọc đề bài.
- 2 HS nêu
- Lớp suy nghĩ rồi làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ: Tóm tắt, giải, chữa bài:
Bài giải: Còn lại số kg gạo là:
 32 - 12 = 20 (kg gạo)
 Đáp số: 20 (kg gạo).
- Lớp đọc bài. Tìm hiểu đề
- Tóm tắt, giải. 1 HS chữa bài.
Bài giải: Con chó nặng số kg là:
 7 + 3 = 10 (kg)
 Đáp số: 10 (kg)
- VN: Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động tập thể (GDQ&BPTE)
Chủ đề 2: gia đình
Nơi nuôi dưỡng, dạy bảo, yêu thương và che chở em.
Bổn phận của em đối với gia đình
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS hiểu được em là một thành viên trong gia đình; gia đình là nơi em được nuôi dưỡng, dạy bảo và yêu thương. Hiểu được những quyền được hưởng và bổn phận đối với gia đình.
- HS biết yêu quý, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, bố mẹ và các anh chị em trong gia đình. HS có thái độ đúng với những quyền mình được hưởng, không yêu cầu đòi hỏi quá mức so với những điều kiện thực tế của gia đình mình.
- HS có thói quen chào hỏi, nói năng lễ độ. Có thói quen quan tâm, chăm sóc đối với những người thân trong gia đình.
II. Công việc chuẩn bị : - Tranh minh họa, giấy A2, bút màu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
*HĐ1. Giới thiệu bài, ghi tên bài 
*HĐ2. Nội dung hoạt động
HĐ 1: Xem tranh nói nội dung.
- GV đưa 3 bức tranh về mô hình gia đình, yêu cầu giới thiệu những người trong tranh?
+ Những bức tranh các em vừa xem có đúng là hình ảnh thể hiện một gia đình không?
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: Tiểu phẩm: “Gia đình bạn Hoa”
- Phân nhóm và đóng tiểu phẩm.
+ Gia đình có quan hệ đối với chúng ta như thế nào? 
- GV nhận xét tóm tắt: Gia đình là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho em. Trẻ em có quyền được sống cùng cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.
HĐ 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận:
+ N1: Đọc đoạn thơ và cho biết đoạn thơ nói lên điều gì?
+ N2: Qua đoạn thơ, em thấy bổn phận của em phải như thế nào?
- Nhận xét, kết luận: Là một thành viên trong gia đình, con cái có bổn phận biết ơn và giúp đỡ cha mẹ, yêu thương anh chị em.
+ Trong gia đình hạnh phúc, con cái được chăm sóc, đối xử như thế nào?
+ Trong gia đình không có hạnh phúc, bố mẹ hay đánh nhau, cãi nhau, con cái sẽ như thế nào? Như thế trẻ em không được hưởng quyền gì?
+ Trẻ em nếu không có gia đình thì sẽ như thế nào? Đó là những đứa trẻ mất quyền gì?
- Nhận xét, kết luận
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học
- Lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”
- Lắng nghe
- Quan sát, nêu ý kiến nối tiếp theo cách hiểu
- Thảo luận và đóng tiểu phẩm
- HS nêu nói tiếp
- Thảo luận và thực hiện làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến
+ hưởng sự yêu thương, chăm sóc của cha và mẹ.
- HS nêu ý kiến
- VN ôn bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7(7).doc