Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Trường tiểu học Hải An - Tuần 30

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Trường tiểu học Hải An - Tuần 30

Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I . Mục đích yêu cầu :

 -Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

 -Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.

 -Phân biệt được lời của các nhân vật.

 -Hiểu nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.

 -Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi . Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở , học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà , dũng cảm.

II. Đồ dùng dạy học :

 -Tranh minh hoạ bài tậpđọc trong SGK.

 -Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 - Trường tiểu học Hải An - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tỉì 14/4 âãún 18/4/2008)
 Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2008
Tập đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I . Mục đích yêu cầu : 
 -Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
 -Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
 -Phân biệt được lời của các nhân vật.
 -Hiểu nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
 -Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi . Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở , học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà , dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh minh hoạ bài tậpđọc trong SGK.
 -Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học : 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Kiểm tra bài cũ : 
 - GV gọi HS đọc bài và hỏi Cây đa quê hương.
 -GV nhận xét ghi điểm . 
 -Nhận xét chung . 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
a. Luyện đọc :
 - GV đọc mẫu tóm tắt nội dung :Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi . Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
 + Bài này chia làm mấy đoạn ? Nêu rõ từng đoạn .
* Luyện phát âm:
 -Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó . 
 - GV chốt lại và ghi bảng :quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến, tắm rửa, vang lên, 
 - GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu .
 - Giải nghĩa từ :
 - non nớt
 -trìu mến
 -mừng rỡ 
* Hướng dẫn đọc câu văn dài.
 - Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô .// 
 Cháu chưa ngoan /nên không được ăn kẹo của Bác. /
 - Đọc nhấn giọng ở các câu hỏi .
 -Các cháu chơi có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?/ Các cháu có đồng ý không?/
 - GV đọc mẫu .
 * Hướng dẫn đọc bài: Giọng người kể vui, giọng đọc lời Bác ôn tồn, trìu mến . Giọng các cháu vui vẻ, nhanh nhảu . Giọng Tộ khe khẽ, rụt rè .
 - Đọc từng câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp
 -GV nhận xét sửa sai . 
 - Thi đọc đoạn giữa các nhóm .
 - GV nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt . 
 -Đọc toàn bài . 
 - Đọc đồng thanh bài
Tiết 2
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 - GV yêu cầu HS đọc bài tập đọc.
 + Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? 
+ Bác Hồ hỏi các em HS những gì ?
 +Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì về Bác? 
+ Các em đề nghị chia kẹo cho những ai ?
 + Tại sao Tộ lại không dám nhận kẹo của Bác cho ?
+ Tại sao Bác khen Tộ ngoan ?
* Ýù nghĩa : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi . Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu như thế nào ? Bác khen ngợi các em biết tự nhận lỗi . Thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm, xúng đánh là cháu ngoan Bác Hồ .
c. Luyện đọc lại :
 - Đọc lại bài theo vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, HS và Tộ .
 - GV nhận xét tuyên dương . 
3 . Củng cố : 
+ Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?
 + Tại sao Bác khen Tộ ngoan ?
 + Câu chuyện cho em biết điều gì ?
4. Nhận xét, dặn dò : Về nhà học bài cũ, xem trước bài “ Xem truyền hình”
 -Nhận xét đánh giá tiết học .
 - 3HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV .
 - Bài này có 3 đoạn .
 - Đoạn 1 : Từ đầu nơi tắm rửa.
 - Đoạn 2 : Tiếp đó đồng ý ạ.
 - Đoạn 3 : Phần còn lại .
- HS đọc.
 -HS tìm từ khó và nêu .
- HS đọc bài .
 -Lời trẻ em ngây thơ.
 -Thể hiện tình yêu thương
 -Vui mừng lộ ra bên ngoài.
- HS đọc, một em khác nhận xét .
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
 - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn .
 - Đại diện nhóm thi đọc trước lớp.
 - HS đọc lại bài .
 -Lớp đọc đồng thanh bài.
-1 HS đọc bài, lớp đọc thầm .
 -Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
 - Các cháu chơi có vui không ?/ Các cháu ăn có no không ?/ Các cô có mắng phạt các cháu không ?/ Các cháu có thích kẹo không ?/ Các cháu có đồng ý không ?/
 Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ,nghỉ,củacác cháu thiếu nhi.Bác còn mang kẹo chia cho các em.
 -Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo . Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
 -Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan , chưa vâng lời cô giáo.
 -Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./
 -HS nhắc lại .
-Đọc bài theo vai ( vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ ).
- HS trả lời .
Toán
KI LÔ MÉT
I . Mục tiêu : Giúp HS :
 -Biết được tên gọi , kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômét (km ).
 -Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét.
 -Hiểu được mối liên quan giữa kilômét và mét.
 -Thực hiện các phép tính cộng với đơn vị đo độ dài kilômét.
 -Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
II . Đồ dùng dạy học : 
-Bản đồ VN hoặc lược đồ có vẽ các tuyến đường như SGK.
III . Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Kiểm tra bài cũ : 
 - Thu một số vở bài tập để chấm . 
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập . 
- Nhận xét ghi điểm .
 2 .Bài mới : Giới thiệu ghi tựa.
* Giới thiệu Km : 
 + Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài nào ?
 - Ki lô mét kí hiệu là km.
 - 1 kilômét có độ dài bằng 1000 mét.
 - GV ghi bảng : 1km = 1000 m
* Luyện tập , thực hành
 Bài1 :Số ?
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con .
 -GV nhận xét sửa sai . 
Bài2 :
 - GV vẽ đường gấp khúc như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc tên từng đường thẳng . 
 + Quảng đường từ A à B dài bao nhiêu km ?
 + Quảng đường từ B à D dài bao nhiêu km ?
 + Quảng đường từ C à Adài bao nhiêu km ?
 Bài 3 :Nêu rõ số đo thích hợp .(theo mẫu ) 
 - GV treo lược đồ như SGK . Sau đó chỉ trên bản đồ để giới thiệu : Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
 - GV yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài .
 - GV gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
Bài 4 :
 - GV đọc từng câu hỏi trong bài cho HS trả lời.
a. Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn ?
b. Lạng Sơn và Hải Phòng nơi nào gần hà Nội hơn ? Vì sao ?
c. Quãng đường nào dài hơn : hà Nội – Vinh hay Vinh – Huế ?
d. Quãng đường nào ngắn hơn : Thành phố HCM–Cần Thơ hay thành phố HCM–Cà Mau ?
3 . Củng cố dặn dò: 
+ 1 Km bằng bao nhiêu mét ?
 + 1 m bằng bao nhiêu cm?
 + 1 m bằng bao nhiêu dm ?
Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập . 
 - Nhận xét tiết học.
 - 5 HS 
Xentimét , đềximét , mét
- HS nhắc lại.
1 km = 1000m 1000m = 1km
1 m = 10 dm 10 dm= 1 m
1 m = 100cm 10 cm = 1dm 
 -HS đọc và làm tính rồi nêu kết quả .
 + Quảng đường từ A à B dài 23 km
 + Quảng đường từ B à D dài 90 km
 + Quảng đường từ C à A dài 65 km
- HS quan sát lược đồ.
- HS suy nghĩ trả lời theo yêu cầu của GV .
 -Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn. Vì Hà Nội đi Cao Bằng dài 285 km , còn Hà Nội đi Lạng Sơn 169 km . 
 -Hải Phòng gần Hà Nội hơn Lạng Sơn . Vì Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169 km , còn Hà Nội đi Hải Phòng dài 102 km . 102 km < 169 km.
 -Vinh – Huế xa hơn Hà Nội – Vinh.
 -Thành phố HCM – Cần Thơ ngắn hơn thành phố HCM – Cà Mau.
1 km = 1000 m.
1 m = 100 cm
1 m = 10 dm 
Đạo đức
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T1)
I . Mục tiêu : HS hiểu :
 -Ích lợi của một số loài vật có ích đối với cuộc sống của con người.
 -Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ môi trường trong lành.
 -HS có khả năng :
 -Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
 -Phân biệt được hành vi đúng và sai đối với các loài vật có ích.
 - HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích
II . Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh, ảnh 
 -Vở bài tập đạo đức.
III . Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Kiểm tra bài cũ : 
 + Vì sao cần phỉ giúp đỡ người khuyết tật ?
 + Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ người khuyết tật ?
 -GV nhận xét ghi điểm . 
 2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hoạt động 1 : Trò chơi đố vui “Đoán xem con gì”.
-HS biết ích lợi một số con vật có ích.
- GV phổ biến luật chơi : Tổ nào có nhiều câu trả lời nhất sẽ là tổ thắng cuộc.
- GV giới thiệu tranh ( ảnh ) các con vật : trâu, bò , gà , heo ,  
 - GV ghi tóm tắt ích lợi của các con vật có ích lên bảng.
 Kết luận : Trên trái đất này, hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bào vệ loài vật có ích.
 + N1 : Em biết những con vật nào có ích ?
+ N2 & N3 : Hãy kể những ích lợi của những con vật có ích đó ?
 + N4 : Cần làm gì để bảo vệ những con vật có ích đó ?
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận 
Kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta sống trong môi trường trong lành . Cuộc sống của con người không thể thiếu các loài vật có ích . Loài vật không chỉ có ích lợi cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp ta hiểu thêm nhiều điều kì diệu .
* Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai.
 -Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với các con vật .
 - GV đưa các tranh, ảnh cho các nhóm.
 + Tranh 1 : Tịnh đang chăn trâu.
 + Tranh 2 : Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
 + Tranh 3 : Hương đang cho mèo ăn .
 + Tranh 4 : Thành đang rắc thóc cho gà ... ùc số 456, 764, 893 thành tổng các trăm , chục , đơn vị.
 - GV yêu cầu HS phân tích số 703 , 450 , 803 , 707.
-Với các số có hàng chục và hàng đơn vị là 0 ta không viết vào tổng .
* Luyện tập :
Bài 1: Viết số theo mẫu .
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở .
 -GV nhận xét sửa sai . 
vở bài tập .
Bài 2 : Viết các số : 271 ; 978 ; 835 ; 509 theo mẫu .
271 = 200 + 70 + 1 
 -GV nhận xét sửa sai . 
 Bài 3: Tìm tổng tương ứng với số nào trong các số sau :975 ; 731 ; 980 ; 505 ; 32 ; 842 .
 + Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với số nào ?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để KT.
 Bài 4: Xếp 4hình tam giác thành chiếc thuyền thuyền.
 - Nhận xét tuyên dương.
3 . Củng cố dặn dò: 
-Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 326 ; 405 ; 860 .
 -GV nhận xét sửa sai . 
-Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập . 
 - Nhận xét tiết học.
 -Số 375 gồm 3 trăm , 7 chục và 5 đơn vị.
 -hàng trăm.
 -HS phân tích số :
456 = 400 + 50 + 6
764 = 700 + 60 + 4
893 = 800 + 90 + 3
 - HS phân tích :
450 = 400 + 50
803 = 800 + 3
707 = 700 + 7
 - HS đọc yêu cầu .
 - HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con 
978 =900 + 70 + 8
835 = 800 + 30 + 5 
509 = 500 + 9 
 - HS đọc yêu cầu .
 - HS lên bảng nối . 
- HS làm bài.
- HS xếp hình.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ
I . Mục đích yêu cầu : 
 -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ.
 -Củng cố kĩ năng đặt câu .
II . Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh minh hoạ trong SGK.
 -Bút dạ , giấy.
III . Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 - GV gọi HS lên viết các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận .
 - Đặt câu và trả lời có cụm từ “Để làm gì ?”.
 - Nhận xét ghi điểm.
 2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
*. HD làm bài :
Bài1 :Tìm những từ ngữ :
 - GV phát phiếu học tập và yêu cầu : 
Nhóm 1 , 2 tìm các từ mục a 
Nhóm3 ,4 tìm các từ mục b . 
a. Nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.VD : Thương yêu.
b. Nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ
 VD : Biết ơn 
 -GV nhận xét sửa sai . 
Bài 2 : Đặt câu với từ em vừa tìm được ở bài 1 
 -GV nhận xét sửa sai . 
+ Khi viết chữ đầu câu ta viết như thế nào ? Cuối câu phải làm gì ?
Bài 3 :Ghi lại hoạt động trong mỗi bức tranh bằng một câu .
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập . 
-GV nhận xét sửa sai . 
3 . Củng cố dặn dò: 
-Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi?
 + Đặt câu với từ biết ơn .
-Về nhà học bài cũ, làm bài tập 1, 2 vở bài tập 
- Đại diện các nhóm lên nhân phiếu học tập .
 - Thảo luận và ghi phiếu học tập .
a.Yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo , 
b. Kính yêu, kính trọng, tôn kính, nhớ ơn, biết ơn, thương nhớ, 
 - HS đặt câu theo cảm nhận của mình 
VD :Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi. 
 -Chữ đầu câu phải viết hoa và cuối câu phải ghi dấu chấm .
 -HS đọc yêu cầu .
+ Tranh 1 : Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác./ Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác.
 + Tranh 2 : Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ.
 + Tranh 3 : Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây.
- HS trả lời .
Thứ sáu ngày14 tháng 4 năm 2006
Tập làm văn
NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
I . Mục đích yêu cầu : 
 -Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối.
 -Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 -Viết được câu trả lời theo ý hiểu của mình.
 -Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người . Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
 -Biết nghe , đánh giá câu trả lời của bạn.
II . Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh minh hoạ câu chuyện.
III . Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 - Kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương và trả lời câu hỏi sau .
 + Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
 + Cây hoa xin trời điều gì ?
 + Vì sao trời lại cho hoa toả hương vào ban đêm?
 - Nhận xét ghi điểmGV
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* HD làm bài.
Bài 1:Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi .
 - GV treo bức tranh .
 - GV kể chuyện lần 1
 - GV gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
 - GV kể chuyện lần 2 : GV vừa kể vừa giới thiệu tranh.
 - GV kể chuyện lần 3 và đặt câu hỏi
 + Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu ?
 + Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
 + Khi biết hòn đá bị kênh , Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
+ Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ ?
 - GV yêu cầu HS thực hiện hỏi - đáp theo cặp.
 - GV nhận xét tuyên dương . 
 - Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện . 
Bài 2 :Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1 .
 -GV nhận xét sửa sai . 
3 . Củng cố : 
 + Qua câu chuyện “Qua suối”emtự rút ra được bài học gì ?
-Về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình , người thân nghe.
 - Nhận xét tiết học.
- 3 HS kể truyện và trả lời câu hỏi .
 - HS lắng nghe nội dung truyện.
 - HS quan sát và lắng nghe .
 - HS theo dõi và trả lời .
- Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác.
 -Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi , một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh .
 - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
 -Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người .
 - HS thực hiện hỏi -đáp: HS 1 đọc câu hỏi , 
HS 2 trả lời.
1 HS kể .
 - HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập . 
 -Phải biết quan tâm đến người khác. Cần quan tâm tới mọi người xung quanh
Toán
PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000
I . Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ) theo cột dọc.
II . Đồ dùng dạy học : 
 -Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
III . Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ : 
- Thu một số vở bài tập để chấm . 
-GV nhận xét ghi điểm .
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hướng dẫn :
 - Giới thiệu phép cộng
 - GV vừa nêu bài toán vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
 + Bài toán có 326 hình vuông , thêm 253 hình vuông nữa . Có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
 + Muốn biết có bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ?
 - Để biết được có bao nhiêu hình vuông ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng .
 - GV yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn.
 + Tổng của 326 và 253 có mấy trăm , mấy chục , mấy đơn vị ?
 + Gộp 5 trăm , 7 chục và 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
 + Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu ?
 326 
 253 
 579 
 +
 - Đặt tính và thực hiện tính giống như cộng 2 chữ số .
 6 cộng 3 bằng 9 viết 9
 2 cộng 5 bằng 7 viết 7
 3 cộng 2 bằng 5 viết 5
* Chú ý : Để thực hiện phép cộng phải qua 2 bước :
Bước 1 :Đặt tính ( viết cho thẳng hàng trăm với trăm, chục thẳng chục và đơn vị thẳng đơn vị)
Bước 2 :Tính ( Cộng từ phải qua trái theo thứ tự đơn vị – chục – trăm )
* Luyện tập , thực hành :
Bài 1 :Tính .
 - Yêu cầu HS nêu cách tính 2 phép tính .
-GV nhận xét sửa sai . 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính .
 - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính .
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con .
 -GV nhận xét sửa sai . 
Bài 3 : Tính nhẩm theo mẫu . 
a. 200 + 100 =300
b. 800 +20 =1000 .
 -GV nhận xét sửa sai . 
3. Củng cố : 
 +
 + Muốn cộng số có 3 chữ số ta làm thế nào 
 - Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính . 
-Về nhà học bài cũ , làm bài tập 
 - Nhận xét tiết học.
 - HS theo dõi và tìm hiểu bài toán.
-HS phân tích bài toán .
-Ta thực hiện phép cộng.
 - HS quan sát hình biểu diễn.
-Có 5 trăm , 7 chục và 9 đơn vị.
 -Có tất cả là 579 hình vuông.
 -Bằng 579.
 - HS nhắc lại .
326 + 253 = 579 .
- HS nhắc lại .
 235 637 503 625
 451 162 354 43
 686 799 857 668
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính cả lớp làm vào bảng con .
 +
 +
 +
 +
 832 257 641 936
 152 321 307 23
 984 578 948 959
 - HS đọc yêu cầu .
+
+
 +
+
 - HS làm miệng .
500 +100 = 600 200 +200 = 400
300 +100 = 400 500 +300 = 800
600 +300 = 900 800 +100 = 900
400 +600 = 1000 500 +500 = 1000
 - 2 HS lên bảng làm . 
 - HS nhận xét 
SINH HOẠT LỚP
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: Thảo, Như, Lê Phúc, Trinh, Huệ,...
 - Sách vở dụng cụ đầy đủ, có bao bọc dán nhãn.
- Học tập tiến bộ như: Hoàng, Tài, Sơn,
Bên cạnh đó vẵn còn một số em chưa tiến bộnhư: Nở, Truyền, Thoại.
Sách vở luộm thuộm như : Phước, Nguyễn Phúc.
2. Kế hoạch:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
3. Sinh hoạt văn nghệ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc