Tập đọc BÀ CHÁU
A/ Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như : làng , nuôi nhau , giàu sang , sung sướng , màu nhiệm , lúc nào , ra lá ,.
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ .Biết đọc giọng kể với lời nhân vật
2. Rèn kỉ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới như :đầm ấm , màu nhiệm .
- Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện : Cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà cháu . Qua đó cho ta thấy tình cảm quí giá hơn vàng bạc .
TUÁƯN 11 (Tỉì 12/11 âãún 16/11năm 2007) Thứ 2 Tập đọc Tập đọc Toán Đạo đức Bà cháu. Bà cháu. Luyện tập Thực hành kĩ năng giữa kì 1 Thứ 3 Thể dục Chính tả Toán Kể chuyện Đi đều - Trò chơi “ Bỏ khăn “ TC: Bà cháu 12 trừ đi một số Bà cháu Thứ 4 Tập đọc Toán Mỹ thuật Hát Cây xoài của ông em 32 - 8 Thứ 5 Thể dục Chính tả Toán Luyện từ và câu Thủ công Đi đều -Trò chơi “ Bỏ khăn “ NV: Cây xoài của ông em 52 - 28 Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà Ôn tập Thứ 6 Tập viết Tập làm văn Toán TNXH HĐTT Chũ hoa I Chia buồn , an ủi Luyện tập Gia đình Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007 Tập đọc BÀ CHÁU A/ Mục đích yêu cầu : 1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như : làng , nuôi nhau , giàu sang , sung sướng , màu nhiệm , lúc nào , ra lá ,.. - Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ .Biết đọc giọng kể với lời nhân vật 2. Rèn kỉ năng đọc – hiểu : - Hiểu nghĩa các từ mới như :đầm ấm , màu nhiệm . - Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện : Cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà cháu . Qua đó cho ta thấy tình cảm quí giá hơn vàng bạc . B/ Chuẩn bị : - Tranh ảnh minh họa. - Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò TIẾT1 1.Bài cũ : - Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc : “ Thương ông “ 2.Bài mới a) Phần giới thiệu : -Để biết tình cảm của ba bà cháu tuy sống trong nghèo nàn mà vẫn sung sướng .Hôm nay chúng ta tìm hiểu câu chuyện “ Bà cháu” b) Đọc mẫu -Đọc mẫu diễn cảm toàn bài . -Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện . * Hướng dẫn phát âm :Hướng dẫn tương tự như bài tập đọc đã học ở các tiết trước . - Yêu cầu đọc từng câu . * Hướng dẫn ngắt giọng : Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp. * Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp . - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh . -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm . - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc . * Thi đọc: -Mời các nhóm thi đua đọc . -YC các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân -Lắng nghe nhận xét và ghi điểm . * Đọc đồng thanh: -Yêu cầu đọc đồng thanh c) Tìm hiểu nội dung bài -YC lớp đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi : -Gia đình em bé có những ai ? - Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao ? -Tuy sống vất vả nhưng không khí trong ntn? - Cô tiên cho hai anh em vật gì ? -Cô tiên dặn hai anh em điều ? - Những chi tiết nào cho biết cây đào phát triển rất nhanh ? - Cây đào có gì đặc biệt ? -Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì ? * Cuộc sống của hai anh em ra sao chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài . Tiết 2 * Luyện đọc đoạn 2 , 3 : - Tiến hành các bước như tiết 1 . -Yêu cầu luyện đọc ngắt giọng các câu như yêu cầu sách giáo khoa . * Tìm hiểu đoạn 3, 4 : - Gọi một em đọc đoạn 3 và 4 . -Sau khi bà mất cuộc sống hai anh em ra sao? - Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có ? - Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại vẫn thấy không vui ? - Hai anh em xin bà tiên điều gì ? -Hai anh em cần gì và không cần gì ? - Câu chuyện kết thúc ra sao ? * Luyện đọc lại truyện : -Hướng dẫn đọc theo vai .Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 em . - Chú ý giọng đọc từng nhân vật . - Theo dõi luyện đọc trong nhóm . - Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc . - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh . đ) Củng cố dặn dò : -Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì ? -Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới . - Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên. -Vài em nhắc lại tựa bài -Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích . - Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý . -Rèn đọc các từ như : làng , nuôi nhau , giàu sang , sung sướng , - Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài. - Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau /tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm / -Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm / ra lá / đơm hoa / kết bao nhiêu là trái vàng ,trái bạc.// -Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp . - Ba em đọc từng đoạn trong bài . -Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc . - Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc . - Lớp đọc đồng thanh cả bài . -Một em đọc thành tiếng .Lớp đọc thầm đoạn 1 - Bà và hai anh em . -Sống rất nghèo khổ / Sống rất khổ cực . - Rất đầm ấm và hạnh phúc . - Một hạt đào . - Khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà các cháu sẽ được giàu sang , sung sướng . - Vừa gieo xuống hạt đã nảy mầm ra lá , đơm hoa kết bao nhiêu là trái . -Kết toàn trái vàng trái bạc . - Lớp thực hành luyện phát âm từ khó , luyện ngắt giọng . -Bà hiện ra ,/ móm mém ,/ hiền từ , dang tay ôm hai đứa cháu vào lòng .// -Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc . - Cảm thấy càng ngày càng buồn bã . - Vì nhớ bà ./ Vì vàng bạc không thế thay thế được tình cảm ấm áp của bà . - Xin cho bà sống lại . - Cần bà sống lại , không cần tiền bạc , giàu có . - Bà sống lại , hiền lành , móm mém dang hai tay đón các cháu còn lâu đài nhà cửa biến mất . - Luyện đọc trong nhóm - Các nhóm phân vai theo các nhân vật trong câu chuyện . - Thi đọc theo vai . - Tình cảm là thứ quý giá nhất / Vàng bạc không quí bằng tình cảm con người . - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Về nhà học bài xem trước bài mới . Toán LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Củng cố : Các phép trừ có dạng 11 - 5 ; 31 - 5 ; 51 - 15. Tìm số hạng trong một tổng . Giải bài toán có lời văn . Lập phép tính từ các số và dấu cho trước . B/ Chuẩn bị :- Đồ dùng phục vụ trò chơi . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về phép trừ các số trong phạm vi 100 b) Luyện tập : Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . -Yêu cầu 1 em lên bảng làm . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài - Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì ? - Yêu cầu tự làm bài vào vở . - Mời 3 em lên bảng làm bài . -Yêu cầu nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 71 - 9 ; 51 - 36 ; 29 + 6 - Nhận xét bài làm học sinh . Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề . -Muốn tìm số hạng trong tổng ta làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Mời hai em lên làm bài trên bảng . - Nhận xét bài làm của học sinh . Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề . - Bán đi có nghĩa là thế nào ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta làm như thế nào ? - Yêu cầu lớp tự suy nghĩ tóm tắt bài toán và giải vào vở . - Mời một em lên bảng làm bài . -Mời em khác nhận xét bài bạn . -Nhận xét và ghi điểm học sinh . Bài 5: - Yêu cầu 1 em đọc đề . - Viết bảng :9 ...15 và hỏi . -Ta cần điền dấu + hay - ? Vì sao? - Ta có điền dấu trừ được không? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Mời 3 em lên làm bài trên bảng . - Nhận xét bài làm của học sinh . c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng mỗi em thực hiện một cột - Nhận xét bài bạn . -Vài em nhắc lại tựa bài. -Một em đọc đề bài . - Lớp thực hiện vào vở . - Một em lên bảng làm bài . - Nhận xét bài bạn . - Đọc đề . - Các đơn vị viết thẳng cột với đơn vị , chục thẳng cột với chục . - 3 em lên bảng làm . 41 51 81 - 25 - 35 - 48 16 16 33 - Đọc đề bài. - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . x + 18 = 61 23 + x = 71 x + 44 = 81 x = 61 -18 x = 71 -23 x = 81 - 44 x = 43 x = 48 x = 37 - Nhận xét bài bạn . - Đọc yêu cầu đề -Có nghĩa là bớt đi - Thực hiện phép tính 51 - 26 Tóm tắt : Có : 51 kg Bán đi : 26 kg Còn lại :... kg? Bài giải Số kilôgam táo còn lại là : 51 - 26 = 25 ( kg ) Đ/S : 25 kg. -Điền dấu + vì 9 + 6 = 15 - Không vì 9 - 6 = 3 , không đúng với đầu bài - Làm bài sau đó theo dõi bài làm của bạn trên bảng , kiểm tra bài mình . - Nhận xét bài bạn . - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 1 A. Mục tiêu : - Giúp HS thực hành các kĩ năng từ bài 1 đến bài 5. - HS biết vận dụng điều đã học để đưa vào cuộc sống. B. Chuẩn bị : C. Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập các kĩ năng đã học: - Lập thời gian biểu làm việc trong ngày - Gọi HS trình bày. - GV nêu một số lỗi H thường mắc phải. - GV kiểm tra việc thực hành gọn gàng ngăn nắp mỗi HS. - GV nhận xét đánh giá tuyên dương. - Các em cần làm gì khi ở nhà ngoài giờ hocï? - Những công việc đó do em tự làm hay bố mẹ nhắc nhở? - Vì sao em cần đi học đều và đúng giờ? - Làm bài trong giờ ng ... Hôm nay sẽ thực hành nói lời chia buồn , an ủi . b) Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: - Gọi 1 em đọc yêu cầu đề . -Gọi một em nói mẫu câu nói của mình . - Nhận xét sửa cho học sinh . -Gọi một số em trình bày trước lớp . - Nhận xét tuyên dương những em nói tốt . Bài 2: -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 - Treo bức tranh 1 và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Nếu em là em bé đó , em sẽ nói lời an ủi gì với bà ? - Treo bức tranh 2 và hỏi : - Chuyện gì đã xảy ra với ông ? - Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông ? -Yêu cầu học sinh thực hành nói theo ý mình. Bài 3 : -Mời một em đọc nội dung bài tập 3. - Phát mỗi em 1 tờ giấy và yêu cầu tự làm . - Đọc một bưu thiếp mẫu cho lớp nghe . - Mời HS đọc lại bài viết của mình. - Nhận xét ghi điểm học sinh . c) Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau - Hai em đọc bài làm . - Một em nhắc lại tựa bài - Một em đọc đề bài . -Lần lựơt từng em tập nói : Ông ơi , ông làm sao đấy ? cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé ./ Ông ơi ! ông mệt à ! Cháu lấy nước cho ông uống nhé ! - Đọc đề bài . - Quan sát nêu nhận xét : - Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết khô . - Bà đừng buồn mai bà cháu mình lại trồng cây khác . - Ông bị vỡ chiếc kính . -Ông ơi , kính cũ rồi . Mai bố mẹ cháu sẽ tặng cho ông chiếc kính mới . - Nêu yêu cầu đề bài . - Tự suy nghĩ và viết vào tờ giấy. - Lắng nghe bài mẫu . -Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét - Nhận xét bài bạn . -Hai em nhắc lại nội dung bài học . -Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau. Toán LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu: - Củng cố phép trừ có nhớ dạng 12- 8 ; 32 - 8 ; 52 - 28 . Tìm số hạng chưa biết trong một tổng . Giải bài toán có lời văn ( toán đơn , 1 phép tính trừ ). Biểu tượng về hình tam giác . - Bài toán trắc nghiệm , 4 lưạ chọn. B/ Chuẩn bị :- que tính . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà -HS1 : Đặt tính rồi tính : 42 - 17 ; 52 - 38 ; - Nêu cách thực hiện phép tính 71- 6 -HS2: Thực hiện : 72 - 19 ; 82 - 46 . -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ củng cố phép trừ dạng 12- 8 ; 32 - 8 ; 52 - 28 . Tìm số hạng chưa biết trong một tổng. b) Luyện tập : Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . -Yêu cầu đọc chữa bài . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài -Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? - Yêu cầu tự làm bài vào vở . - Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý . - Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính . - Nhận xét ghi điểm . Bài 3 : -Mời một học sinh đọc đề bài . -Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm ntn? -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . -Mời 3 em lên bảng làm bài . - Gọi em khác nhận xét bài bạn . -Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh . Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Đề bài cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết Gà có bao nhiêu con ta làm như thế nào ? -Yêu cầu HS tự làm vào vở . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 5: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Có bao nhiêu hình tam giác trắng ? -Có bao nhiêu hình tam giác xanh ? -Yêu cầu HS đếm số hình tam giác nửa trắng nửa xanh ghép lại . -Giáo viên nhận xét đánh giá d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu . - HS1 - Đặt tính và tính . - HS2 . Lên bảng thực hiện . -Học sinh khác nhận xét . -Vài em nhắc lại tựa bài. - Một em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự làm vào vở . - Nối tiếp nhau đọc kết quả chữa bài . - Em khác nhận xét bài bạn . -Một em đọc đề bài sách giáo khoa . - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ . - Lớp thực hiện vào vở . -Ba em lên bảng thực hiện . 62 72 32 - 27 -15 - 8 35 56 24 -Đọc đề . - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . a/ x + 18 = 52 b/ x + 24 = 62 c/ 27 + x = 82 x = 52 - 18 x = 62 - 24 x = 82 - 27 x = 34 x = 38 x = 55 - Em khác nhận xét bài bạn - Một em đọc đề . - Gà và thỏ có 42 con , trong đó Thỏ 18 con . - Có bao nhiêu con gà . - Ta lấy 42 - 18 Bài giải Số con gà có là : 42 - 18 = 24 ( con ) Đ/S : 24 con gà . -Đọc đề . - 4hình tam giác trắng. - 4hình tam giác xanh . - 2hình tam giác . - Một em khác nhận xét bài bạn . - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học . - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Tự nhiên xã hội GIA ĐÌNH A/ Mục đích : - Biết được công việc thường ngày của từng người trong gia đình ( lúc làm việc và lúc nghỉ ngơi ) Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tùy theo sức của mình . Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình . B/ Chuẩn bị : -Tranh vẽ SGK trang 24 , 25 . Một tờ giấy A3 , bút dạ . Phần thưởng . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài“ Ôn tập 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Yêu cầu lớp chọn để hát những bài hát về gia đình - Những bài hát này có ý nghĩa gì ? Nói về ai ? - Giáo viên nêu tựa bài học : Gia đình b) Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm *Bước 1: -YC lớp thảo luận theo câu hỏi gợi ý . - Kể những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình ? *Bước 2 :- Mời đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận * Giáo viên rút kết luận . c) Hoạt động 2 : - Làm việc với SGK theo nhóm * Bước 1 : - Yêu cầu quan sát tranh sách giáo khoa chỉ và nêu những việc làm của từng người trong gia đình Mai . * Bước 2: Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả. - Lắng nghe , nhận xét bổ sung ý kiến học sinh . * Bước 3: - Chốt ý chính và hỏi thêm học sinh . -Nếu mọi người trong gia đình không làm việc hoặc không làm tròn nhiệm vụ thì điều gì sẽ xảy ra ? d) Hoạt động 3 : Thi đua giữa các nhóm . * Bước 1 : - Yêu cầu quan sát tranh chỉ và nêu những việc làm của từng người trong gia đình Mai lúc nghỉ ngơi * Bước 2: - Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả * Lắng nghe , nhận xét bổ sung ý kiến học sinh . * Bước 3: - Chốt ý chính và hỏi thêm học sinh . - Trong gia đình em lúc nghỉ ngơi các thành viên thường làm gì ? - Vào những dịp nghỉ lễ tết em thường được ba mẹ cho đi đâu ? * Nhận xét và chốt lại ý chính của bài . e) Hoạt động 4: Thi giới thiệu về gia đình em . - Phổ biến cuộc thi giới thiệu về gia đình em . - Yêu cầu từng em nối tiếp lên giới thiệu về gia đình mình . - Là một học sinh trách nhiệm của em để xây dựng gia đình là gì ? g) Củng cố - Dặn dò: -Nhắc nhớ HS vận dụng bài học vào cuộc sống - Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài - Ba em lên bảng trả lời các câu hỏi -Lớp hát cá nhân một số bài cả nhà thương nhau , ba ngọn nến .... - Ca ngợi tình cảm gia đình , nói về ba , mẹ , con cái trong nhà . Vài em nhắc lại tựa bài - Lớp thực hành phân nhóm thảo luận . - Nêu công việc từng thành viên : Ông , bà , bố , mẹ , anh , chị , bản thân . - Các nhóm cử đại diện lên báo cáo - Các em khác nhận xét bổ sung nhóm bạn. - Các tổ quan sát tranh trong sách giáo khoa và trao đổi thảo luận trong nhóm . - Các nhóm cử đại diện lên chỉ và nói những công việc của gia đình Mai : Ông tưới cây , mẹ đón Mai , nấu cơm , Mai rửa rau , bố sửa quạt . - Nếu mọi người không làm việc thì sẽ không còn là gia đình nữa . - Các nhóm cử đại diện lên chỉ và nói những công việc của gia đình Mai lúc nghỉ ngơi . - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung nếu có . - Ông đọc báo , bà và mẹ xem ti vi , bố uống trà ... - Được bố mẹ cho đi công viên , tắm biển . - Nhiều em nhắc lại . - Lớp lắng nghe và chuẩn bị về cách giới thiệu gia đình mình trước lớp : Giới thiệu về thành viên , công việc làm , tình cảm của mỗi người đối với nhau trong gia đình . - Phải chăm học , chăm làm . - Ngoan ngoãn , nghe thầy yêu bạn ... - Hai em nêu lại nội dung bài học . -Về nhà học thuộc bài và xem trước bài SINH HOẠT LỚP 1.Đánh giá hoạt động: - HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan. - Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. - Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè. - Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: Thảo, Như, Lê Phúc, Đức, Huệ,... - Học tập tiến bộ như: Nở, Hoàng, Tú,Mơ, Thu,... Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học như: Lê Phúc, Phước, Thoại học tập không tiến bộ. - Đồ dùng học tập thiếu như: Tú. - Hay nói chuyện riêng trong lớp: Thoại, Tú, Hoàng, Thuyết. - Tham gia thi vở sạch chữ đẹp cấp trường: Thảo, Như, Duyên, Tuấn, Huệ. 2. Kế hoạch: - Duy trì nề nếp cũ. - Giáo dục HS kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo. - Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà. - Phát động phong trào “Rèn chữ giữ vở”. - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20 - 11 - Có đầy đủ đồ dùng học tập. - Tự quản 15 phút đầu giờ tốt. - Phân công HS giỏi kèm HS yếu. - Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà. 3. Sinh hoạt văn nghệ:
Tài liệu đính kèm: