Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 5

Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 5

Môn tự học - tiết 7

Ôn kiến thức tự học trong ngày

I, Mục tiêu:

- Học sinh ôn lại kiến thức học buổi sáng.

- Ôn lại phép cộng dạng 38 +5.

- Học sinh hát lại bài hát: Xoè hoa.

II, Đồ dùng:

- Sách GK – Tiếng việt, VBT toán.

III, Các hoạt động dạy học:

 

doc 14 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn 02/10/2008
Ngày giảng: Thứ hai ngày 06 tháng 10 năm 2008
Môn tự học - tiết 7
Ôn kiến thức tự học trong ngày
I, Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại kiến thức học buổi sáng.
- Ôn lại phép cộng dạng 38 +5.
- Học sinh hát lại bài hát: Xoè hoa.
II, Đồ dùng:
- Sách GK – Tiếng việt, VBT toán.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Tổ chức
2, Hướng dẫn học sinh ôn tập
a, Toán: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 trong vở luyện tập Toán/ tr.17
Bài 2: (17,18)
Bài 3: (18)
b, Âm nhạc: Ôn lại bài hát: Xoè hoa
- GV bắt giọng cho HS hát.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ
- Về nhà ôn lại bài
Hát
HS tự làm bài
Chữa bài
- HS làm vào vở LT
- Chữa bài
- HS làm vào vở LT
- Chữa bài
 HS hát
- HS hát theo dãy, tổ.
- HS hát cá nhân.
Tiếng việt – Tiết 9
Luyện đọc : Chiếc bút mực
I, Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện đọc bài : Chiếc bút mực 
	- Rèn kĩ năng đọc phân vai cho HS
	- HS có ý thức rèn đọc
II, Đồ dùng dạy học
GV : bảng phụ ghi câu cần chú ý khi đọc
HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- HS đọc phân vai bài : Chiếc bút mực
- GV nhận xét
2 Bài mới
a HĐ 1 : Luyện đọc
- GV đọc toàn bài một lần 
- GV HD lại HS cách đọc
+ GV yêu cầu HS đọc từng câu
- GV nhận xét
+ Đọc từng đoạn
b HĐ 2 : Đọc phân vai
+ GV cho HS đọc phân vai
- Nhận xét
3 Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét, giờ học. Về nhà luyện đọc thêm.
- HS đọc
- Nhận xét
+ HS khá đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Chú ý một số từ khó
- HS thi đọc theo nhóm
- Nhận xét
- HS đọc phân vai
- Nhận xét
Ngày soạn 04/10/2008
Ngày giảng: Thứ ba ngày 07 tháng 10 năm 2008
Tiếng việt – Tiết 10
Tập viết: Luyện viết chữ hoa B,C,D
I, Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chữ :
	- Viết chữ hoa B,C,D theo cỡ vừa và nhỏ
	- Viết câu ứng dụng: Bạn bè xum họp, Chia ngọt sẻ bùi, Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ 
- Đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định
II, Đồ dùng dạy học
GV : Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ 3 câu ứng dụng
HS : Vở TV
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng đã viết ở 3 bài trước
2 Bài mới
a Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b HD lại cách viết chữ hoa B,C,D
GV viết mẫu vừa viết vừa nói lại quy trình
- Khi HS viết bảng con GV có thể nhắc lại quy trình
c HD viết câu ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- Cho HS nhắc lại nghĩa của 3 câu ứng dụng
- GV viết mẫu câu ứng dụng
+ Nhận xét độ cao của các chữ cái
+ Nhận xét khoảng cách giữa các tiếng
d, GV HD HS viết vở tập viết
- GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu kém
3,Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà luyện viết trong vở tập viết
- HS nhắc lại
HS viết bảng con
- HS quan sát
- HS viết bài
Âm nhạc – Tiết 5:
Ôn tập bài: Xoè hoa (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1- KT: Thuộc lời và hát đúng giai điệu bài: Xoè hoa.
2- KN: Biết gõ đệm theo phách, nhịp, tiêt tấu lời ca
3- TĐ: Yêu thích học bộ môn
II/ Thiết bị dạy học
Thầy : Nhạc cụ
Trò : SGK
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức 
2. Bài cũ
1, 2 em hát bài: “Xoè hoa”
Nhận xét- tuyên dương
3. Bài mới
a) Hoạt động 1
* Ôn bài: “Xoè hoa”
- Bắt giọng
- Quan sát- uốn nắn
b) Hoạt động 2
* Hát vỗ tay theo phách, nhịp tiết tấu của lời ca.
- Chia nhóm
- Yêu cầu biểu diễn
Nhận xét- tuyên dương
IV/ Các hoạt động nối tiếp
1, Trò chơi
Thi hát đối đáp theo dãy
2. Nhận xét- dặn dò
Hát- sĩ số
HS hát
Nhận xét
Lớp hát 1-2 lần
Hát theo dãy
Hát theo nhóm
Hát cá nhân
Tập luyện theo nhóm
Từng nhóm trình bày
Nhận xét
Thi giữa các dãy
Nhận xét giờ học
Ôn lại bài: Xoè hoa
Ngày ./10/2008
Ngày soạn 05/10/2008
Ngày giảng: Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2008
Mĩ thuật – Tiết 5
Xem tranh ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
	Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế
	Học sinh nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu
	Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh
II.Chuẩn bị đồ dung dạy học
+ Giáo viên:
	-Tranh in ở vở tập vẽ 2 và bộ ĐDDH
 - Một vài bức tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế
+ Học sinh:
	-Vở tập vẽ 2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1,ổn định
2,kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học sinh
3,bài mới: -Giới thiệu bài
 -GV giới thiệu tranh thiếu nhi Việt Nam để học sinh nhận biết thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi thế giới rất thích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp
 - GV ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động của thầy giáo
Hoạt động của trò
a- Gv gt tranh Đôi bạn (Tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên)
-GV đưa ra một số câu hỏi để học sinh thảo luận theo nhóm
? Tranh vẽ gì
? Hai bạn trong tranh đang làm gì
? Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh
? Em có thích bức tranh này không vì sao
+ GV hệ thống lại nội dung 
-Tranh vẽ bằng bút dạ và bút sáp màu nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính mỗi tranh cảnh vật xung quanh là cây cỏ bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động và hấp dẫn hơn
- Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách
- Màu sách trong tranh có màu đậm, có màu nhạt như cỏ cây màu xanh, màu xanh áo, mũ màu vàng cam)
-Tranh của bạn Phương Liên, học sinh lớp 2 trường tiếu học Nam Thành Công là một bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.
b- Nhận xét đánh giá
+ Giáo viên nhận xét 
-Tinh thần, thái độ học tập của lớp
-Khen ngợi một số học sinh, nhóm có nhiều ý kiến phát biểu
+ Dặn dò: - quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
-H/s xem tranh ở vở tập vẽ và nghe cô giáo gt
-H/s thảo luận theo nhóm và đại diện các nhóm trả lời
-Vẽ hai bạn đang đọc sách và vẽ gà, bướm, cỏ..
-Đang đọc sách ở trên đồi cỏ
-Màu xanh, đỏ, vàng, tím,đen..
-H/s trả lời
- Học sinh nghe Giáo viên nhận xét.
- Nhận bài tập về nhà
Tự nhiên và xã hội – Tiết 5
Thực hành nhận biết cơ quan tiêu hoá
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể:
Thực hành chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
Thực hành chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to( tranh câm).
 Các phiếu rời ghi tên các cơ quan và tuyến tiêu hoá.Vở bài tập TN và XH
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra:Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
GV nhận xét
 3. Bài mới:
Khởi động: trò chơi “chế biến thức ăn”
Mục tiêu: Giới thiệu bài và giúp HS hình dung sơ bộ đường đi của thức ăn khi tiêu hoá.
Cách tiến hành
Tổ chức cho HS chơi
GV nêu câu hỏi: Em học được gì qua trò chơi này?
* Hoạt động 1: Thực hành: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá.
Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
Cách tiến hành: 
Bước1: làm việc theo cặp
ND thảo luận: Thức ăn được nhai, nuốt rồi đi đâu?
Bước 2: làm việc cả lớp
GV treo hình vẽ
Kết luận: Thức ăn vào miệng, xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể. Các chất cặn bã xuống ruột già và thải ra ngoài.
* Hoạt động 2: Thực hành: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ
Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV gắn các chú giải vàotranh, vừa nói vừa chỉ tranh quá trình tiêu hoá thức ăn.
Bước 2: GV cho HS quan sát hình 2 SGK( 13)
Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày,ruột non, ruột giàvà tuyến nước bọt, gan, tuỵ.
4. Hoạt động nối tiếp
Tổ chức trò chơi “ ghép chữ vào hình”. Giúp HS nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá.
GV nêu cách chơi, cho HS chơi thử, tiến hành chơi thi đua theo nhóm.
Tổng kết trò chơi, nhận xét giờ học.Dặn HS ôn bài .
Hát
2 HS lần lượt trình bày
Lớp nhận xét
1 em nêu 3 khẩu lệnh của trò chơi
Nhập khẩu, vận chuyển, chế biến.
HS cả lớp đứng tại chỗ chơi 1 lần
Bíêt đường đi của thức ăn khi tiêu hoá.
HS quan sát hình 1 SGK trang 12
Thảo luận theo bàn 
2 HS lên bảng găn phiếu đúng vào các vị trí trên sơ đồ câm.
HS nêu lại kết luận.
Nghe GV cung cấp kiến thức
Quan sát tranh
Quạn sát tranh 2SGK trang 13
3-4 em kể
5 em nêu lại kết luận
HS làm các bài tập trong VBT.
HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
Ngày soạn 06/10/2008
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
Thể dục – Tiết 5:
Ôn chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang 
thành đội hình vòng tròn và ngược lại
I.Mục tiêu:
+ Ôn cách chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh và trật tự.
+ Ôn 5 động tác thể dục đã học
II.Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Trên sân tập, vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị còi.
Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3.Phần kết thúc
6-8 phút
24-25 phút
5-6 phút
Tập hợp 2 hàng dọc: Phổ biến ND và yêu cầu giờ học.
+Cho h/s tập các động tác khởi động
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
+HD h/s cách chuyển đội hình, đọc thuộc khẩu lệnh chuyển đội hình.
+Cho h/s thực hiện chuyển đội hình từ hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại.
Ôn chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
( Thực hiện tương tự chuyển đội hình hàng dọc)
Ôn 5 ĐT TD đã học:
Chơi trò chơi: Cho h/s chọn 1 trong 4 trò chơi đã học
Củng cố bài: Chuyển đội hình về hàng dọc, yêu cầu h/s tập các động tác thả lỏng.
Dặn dò: VN ôn tập 5 ĐT TD đã học
Tập hợp, nghe phổ biến n/d, y/c, dóng hàng, điểm số.
+Đứng vỗ tay và hát.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
+ Vài h/s lên tập 4 ĐT đã học.
Nghe g/v h/dẫn cách chuyển đội hình.
+HS Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn , rồi cho h/s quay mặt vào tâm, rồi lại chuyển đội hình về đội hình ban đầu( vài lượt).
+ Sau 4 lượt thực hiện cho h/s đứng quay mặt vào nhau tập bài thể dục phát triển chung.
Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn.( vài lượt)
Ôn 5 ĐT TD vài lượt ( cả lớp, tổ, cá nhân).
Chơi trò chơi 
Cúi người thả lỏng( 4-5 lượt)
+Nhảy thả lỏng, sau đó thu nhỏ vòng tròn.
+Nhắc lại các động tác TD đã học.
+ Đi theo hàng về lớp.
Toán – Tiết 5
Luyện bài toán về nhiều hơn
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về nhiều hơn
- Rèn KN giải toán - Vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán
II- Đồ dùng:
- Vở BTT
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Muốn tìm số lớn ta làm ntn?
3/ Bài mới:
Em có : 7 quyển
Chị nhiều hơn em : 2 quyển
Chị có :.. quyển?
* Lưu ý:" Cao hơn" có thể hiểu là" Nhiều hơn".
Gọi HS đọc đề bài
Đoạn thẳng nào dài hơn?
( Đoạn thẳng CD)
Tìm độ dài đoạn thẳng CD là tìm số gì?
 (Tìm số lớn)
Cách tìm số lớn?
(Lấy số bé cộng phần hơn)
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
Muốn tìm số lớn ta làm thế nào?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
*Bài 1( tr19):- Đọc đề
Làm bài vào vở luyện tập Toán
Bài giải
Chị có số quyển vở là: 
 7 + 2 = 9 (quyển vở)
 Đáp số: 9 quyển vở.
* Bài 3: (20)
- đọc đề
- HS làm vào vở luyện tập Toán
Bài giải
Anh cao là:
78 + 15 = 93( cm )
 Đáp số: 93 cm
* Bài 4( tr 27)
- Đọc đề
- Tóm tắt bằng sơ đồ
- Làm bài vào vở
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng CD là:
8 + 3= 11( cm)
 Đáp số: 11 cm
HS nêu cách tìm số lớn
Số lớn = Số bé + phần hơn.
An toàn giao thông
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh phân biệt xe thô sơ, xe cơ giới, biết tác dụng của phương tiện giao thông.
2. Kỹ năng:
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm
3. Thái độ:
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Nội dung an toàn giao thông:
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm:
+ Phương tiện giao thông thô sơ: Không có động cơ như xe đạp, xích lô, xe bò
+ Phương tiện giao thông cơ giới: Ô tô, máy kéo, mô tô 2, 3 bánh, xe gắn máy.
* Điều luật có liên quan: Đ3, khoản 12,13 (luật GTĐB)
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to
2. Học sinh: Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hàng ngày, các em thấy có các loại xe gì trên đường
- Học sinh tự nêu: Xe máy, ô tô, xe đạp
Giáo viên: Đó là các phương tiện giao thông đường bộ
- Vài em nhắc lại
Đi bằng gì nhanh hơn. Xe máy, ô tô nhanh hơn.
Phương tiện giao thông giúp người ta đi lại nhanh hơn, không tốn nhiều sức lực, đỡ mệt mỏi. Giáo viên ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên treo hình 1+hình 2 lên bảng 
- Phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ ở 2 tranh.
- Giáo viên gợi ý so sánh tốc độ, tiếng động, tải trọng
- Học sinh quan sát hình 1,2
- Hình 1: Xe cơ giới
- Hình 2: Xe thô sơ
- Xe cơ giới: Đi nhanh hơn, gây điếng động lớn, chở nặng, nhiều, dễ gây tai nạn
- Xe thô sơ: Ngược lại
c. Kết luận: 	Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, bò, ngựa
	Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy
	Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm
	Xe cơ giới đi nhanh, dễ gây nguy hiểm
	Khi đi trên đường cần chú ý tiếng động cơ, tiếng còi xe để phòng tránh nguy hiểm
Giáo viên: Có một số loại xe ưu tiên gồm xe cứu hoả, cứu thương, công an cần nhường đường cho loại xe đó.
Hoạt động 3: Trò chơi
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức ở hoạt động 2
b. Cách tiến hành
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Nếu em đi về quê em đi bằng phương tiện giao thông nào? 
- Vì sao? 
- Có được chơi đùa ở lòng đường không? vì sao?
- Các nhóm thảo luận trong 3 phút ghi tên phương tiện giao thông đường bộ đã học vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày 
- Học sinh chọn phương tiện
- Nêu lý do
- Không – vì rất nguy 
c. Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại. Các em không chạy nhảy, đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 4: Quan sát tranh
a. Mục tiêu:
Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều phương tiện giao thông đang đi lại.
b. Cách tiến hành
- Treo tranh 3,4
- Trong tranh có loại xe nào đang đi trên đường?
- Khi đi qua đường cần chú ý loại phương tiện giao thông nào?
- Cần lưu ý gì khi tránh ô tô, xe máy?
- Học sinh quan sát tranh
- Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, xe bò kéo
- Xe cơ giới (ô tô, xe máy) vì nó đi nhanh
- Quan sát và tránh từ xa
c. Kết luận: Khi đi qua đường phải chú ý quan sát ô tô, xe máy và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
- Vài em nhắc lại kết luận. 2 em đọc ghi nhớ.
V. Củng cố:
Kể tên các loại phương tiện giao thông
Xe thô sơ
Xe cơ giới
Chơi trò chơi: Ghi tên vào đúng cột
Cử 2 đội chơi: Mỗi đội 2 người sử dụng 1 bảng phụ kẻ sẵn 2 cột: 
Giáo viên đọc tên phương tiện. Các đội nghe và tự xếp vào các cột cho đúng.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 5
I.Mục tiêu: Qua tiết này, hs thấy được:
+Ưu điểm, khuyết điểm của mình và của lớp trong tuần qua.
+Xây dựng được phương hương hoạt động tuần tới.
II.Hoạt động chủ yếu:
Sơ kết trong tuần 4:
Từng tổ nhận xét:
Các tổ nhận xét các mặt của tổ mình; Tổ khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Lớp trưởng nhận xét chung:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét:
Về hạnh kiểm: Ngoan, lễ phép với thầy cô. Đoàn kết với bạn bè
Về học tập: Đủ đồ dùng học tập. Một số em chú ý nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập.
+ Tuyên dương các mặt: Đức, Duyên
+ Tuyên dương về học tập: Đức, Duyên, Kiên, Phong, Thảo, Phương
+ Nhắc nhở: - Học tập: Cường, 
 - Mất trật tự: Quê 
2. Phương hướng tuần tới:
+ Đi học chuyên cần, nghỉ học phải có giấy phép, không đi học muộn
+ Về nhà chịu khó ôn bài, làm theo các hướng dẫn của GV
+ Trong lớp không mất trật tự, chú ý nghe giảng, xây dựng bài.
+ Vở trình bày khoa học, sạch đẹp, đầy đủ dụng cụ học tập, sách, vở.
+ Ra hoạt động giữa giờ đầy đủ, tập đều, đẹp.
+ Trang phục đi học sạch sẽ, Thứ hai đầy đủ đồng phục.
Tuần 6
Ngày soạn 12/10/2008
Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi chieu Tuan 5.doc