Tập đọc :
Ôn tập- Kiểm tra tập đọc + HTL
Tiết 1
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời đợc 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. (HS khá, giỏi đọc tơng đối lu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút)
- Tìm đúng những sự vật đợc so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
Tuần 9 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 Tập đọc : Ôn tập- Kiểm tra tập đọc + HTL Tiết 1 I. Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. (HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút) - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2). - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3). II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 trong sách Tiếng Việt 3 tập 1. - Bảng phụ chép sẵn các câu văn ở BT2. - Bảng lớp viết 2 lần các câu văn ở BT3. III. Các hoạt động dạy- học 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra đọc (khoảng 5 HS trong lớp) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (xem lại bài trong 2 phút). - HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời. - GV cho điểm. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3. Làm bài tập: Bài tập 2: - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn, mời 1 HS phân tích câu 1 làm mẫu. - GV gạch dưới tên hai sự vật được so sánh với nhau. - HS tự làm bài trong vào vở. - 4, 5 nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, chọn lời giải đúng. Bài tập 3: - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài cá nhân vào vở. - 2 HS lên bảng thi viết vào chỗ trống. Sau đó từng em đọc kết quả bài làm. - 2, 3 HS đọc lại 3 câu văn đã hoàn chỉnh. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài trong vở. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà học thuộc lòng các câu văn có hình ảnh so sánh đẹp trong BT 2,3. - Đọc lại các bài đã học. 1. Kiểm tra đọc: - Cậu bé thông minh - Hai bàn tay em - Ai có lỗi? - Cô giáo tí hon - Chiếc áo len - Quạt cho bà ngủ - Người mẹ - Ông ngoại - Người lính dũng cảm - Cuộc họp của chữ viết - Bài tập làm văn - Nhớ lại buổi đầu đi học - Trận bóng dưới lòng đường - Bận - Các em nhỏ và cụ già - Tiếng ru. 2. Bài tập:- Làm theo yêu cầu GV Bài tập 2: Các sự vật được so sánh với nhau: a. Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ. b. Cầu Thê Húc cong như con tôm. c. Con rùa lớn, đầu to như trái bưởi. - HS chữa bài trong vở. Bài tập 3: Tạo thành hình ảnh so sánh: a)Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều. b)Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo. c)Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc. ......................... ¯ ..................... Kể chuyện: ÔN TậP (Tiết 2) I. Mục tiêu - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. (HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút) - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ? (BT2) . - Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3) II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu). - Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn ở BT2, ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu. III. Các hoạt động dạy- học ( 40’) 1. Kiểm tra đọc (khoảng 6 HS trong lớp) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc : đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời. - GV cho điểm. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 2. Bài tập 2: - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu - Nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào. - HS làm nhẩm. - HS nối tiếp nhau nêu câu hỏi mình đặt được. - GVNX, viết nhanh lên bảng câu trả lời đúng. - 2, 3 HS đọc lại 2 câu hỏi đúng. 3. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1HS nói nhanh tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu. - GV mở bảng phụ đã viết đủ tên truyện đã học. - HS suy nghĩ tự chọn nội dung, hình thức. - HS thi kể. Lớp nhận xét. - GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 1. Kiểm tra đọc HS bốc thăm đọc – Trả lời câu hỏi 2. Làm bài tập: + Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: a. Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường? b. Câu lạc bộ thiếu nhi phường là gì? Hs đọc và hđ cả lớp + Kể lại một đoạn câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu. - Cậu bé thông minh - Ai có lỗi? - Chiếc áo len - Người mẹ - Người lính dũng cảm - Bài tập làm văn - Trận bóng dưới lòng đường - Các em nhỏ và cụ già 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS kể nhớ và kể chuyện hấp dẫn. Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học. ......................... ¯ ..................... Toán : góc vuông, góc không vuông I. Mục tiêu: - Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. - Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). II. Đồ dùng dạy- học: - Ê ke (dùng cho GV và HS ) III. Các hoạt động dạy- học 1. Bài cũ: (3’) - 1 HS chữa bài tập 3. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu về góc (làm quen với biểu tượng về góc) (6’) - GV cho HS xem hình ảnh ba đồng hồ tạo thành một góc (vẽ hai kim gần giống hai tia như trong SGK). - GV “mô tả”, HS quan sát và nghe để có biểu tượng về góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm. b. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông (8’) - GV vẽ một góc vuông (như trong SGK) lên bảng và giới thiệu: “Đây là góc vuông”, sau đó giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông. - GV vẽ góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED. - GV cho HS biết đây là các góc không vuông, đọc tên của mỗi góc: góc đỉnh P, cạnh PM, PN, góc đỉnh E, cạnh EC, ED). c. Giới thiệu ê ke - GV cho HS xem cái ê ke (loại to) rồi giới thiệu đây là cái ê ke. GV nêu qua cấu tạo của ê ke, sau đó giới thiệu ê ke dùng để: Nhận biết (hoặc kiểm tra) góc vuông. d. Thực hành (20’) Bài 1: a. GV kẻ hình chữ nhật như SGK trên bảng lớp. - GV nhận xét, hướng dẫn lại cách sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông. b. GV nhận xét, hướng dẫn lại cách kẻ góc vuông bằng ê ke. - 1 HS kẻ trên bảng lớp, cả lớp kẻ vở Bài 2(3 hình dòng 1): (Khuyến khích HS khá, giỏi làm cả bài) GV treo bảng phụ có vẽ hình (như trong SGK) lên bảng. - 6 HS nối tiếp trả lời miệng. Dưới lớp làm vở BT. - GV nhận xét kết quả. Bài 3: - GV kẻ bảng hình vẽ như trong SGK. - HS QS hình vẽ, nêu yêu cầu BT. - Nhận xét kết quả, củng cố cách xác định góc vuông và góc không vuông. Bài 4: - GV chuẩn bị bài trên bảng phụ. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - HS cử đại diện lên thi tài - GV nhận xét kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Dặn HS về nhà ôn lại bài. ạáằ Hai kim đồng hồ ở mỗi hình trên tạo thành góc. à Góc được tạo bởi hai cạnh có chung một gốc. M A O B P N Góc vuông Góc không vuông đỉnh O; cạnh OA, OB đỉnh P; cạnh PM, PN C E D Góc không vuông đỉnh E; cạnh EC, ED - Nhận dạng ê ke: hình tam giác, có 3 cạnh, 3 góc ( 1 góc vuông, 2 góc không vuông.) - Đặt 1 cạnh của góc vuông lên 1 cạnh của góc cần đo, quan sát cạnh góc vuông còn lại của ê ke, nếu trùng với cạnh kia của góc cần đo thì đó là góc vuông, nếu không trùng là góc không vuông - Hs làm theo yêu cầu a) Dùng êke để nhận biết góc vuông của hình chữ nhật. - 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vở BT. b) Dùng êke để vẽ: - Góc vuông đỉnh O; cạnh OA; OB. - Góc vuông đỉnh M; cạnh MC, MD. - Hs đọc và làm vào vở a)Các góc vuông: đỉnh A; cạnh AD, AE. Đỉnh D; cạnh DM, DN. Đỉnh G; cạnh GX, GY. b) Các góc không vuông: đỉnh B; cạnh BG, BH đỉnh C; cạnh CI, CK đỉnh E; cạnh EQ, EP - 1 HS làm trên bảng lớp, lớp làm VBT. Trong tứ giác MNPQ có: Góc vuông đỉnh M; cạnh MN, MQ. Góc vuông đỉnh Q; cạnh QM, QP Góc không vuông đỉnh N; cạnh NM, NP Góc không vuông đỉnh P; cạnh PN, PQ. - Hs đọc Hình vẽ có 4 góc vuông nên khoanh vào chữ D. - 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở. ................................................ ¯ ..................................... LUYệN TOÁN GểC VUễNG, GểC KHễNG VUễNG I. MỤC Tiêu : - Hs cú biểu tượng về gúc , gúc vuụng, gúc khụng vuụng . - Biết sử dụng ờ ke để nhận biết gúc vuụng , gúc khụng vuụng và vẽ được gúc vuụng ( theo mẫu ) II. Đồ dựng dạy học - Ê ke (dùng cho GV và HS ) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : a. Ôn kiến thức: ( 15’) - GV cho HS xem cái ê ke (loại to) ? Ê ke dùng để làm gì? - GV vẽ một số hình cho Hs dùng eke kiểm tra góc nhận biết góc. b.. Thực hành: ( 23’) Bài 1: GV kẻ hình chữ nhật như SGK trên bảng lớp. - Củng cố cách sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông. Bài 2: - 1 HS kẻ trên bảng lớp, cả lớp kẻ vở Bài 3: (Khuyến khích HS khá, giỏi làm cả bài) GV treo bảng phụ có vẽ hình (như trong SGK) lên bảng. Lớp làm vở BT. - 6 HS nối tiếp trả lời miệng. - GV nhận xét kết quả. Bài 4: - GV kẻ bảng hình vẽ như trong SGK. - HS QS hình vẽ, nêu yêu cầu BT. - Nhận xét kết quả, củng cố cách xác định góc vuông và góc không vuông. Bài 5: - GV chuẩn bị bài trên bảng phụ. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - HS cử đại diện lên thi tài - GV nhận xét kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Dặn HS về nhà ôn lại bài. -Nhận biết (hoặc kiểm tra) góc vuông. - Dùng êke để nhận biết góc vuông của hình - 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vở BT. Dùng êke để vẽ: - Góc vuông đỉnh O; cạnh OA; OB. - Góc vuông đỉnh M; cạnh MC, MD. Hs đọc và làm vào vở a)Các góc vuông: Đỉnh A; cạnh AC, AB. Đỉnh I ; cạnh IH, IK. b) Các góc không vuông: Đỉnh T; cạnh TR, TS Đỉnh M; cạnh MN, MP Đỉnh D; cạnh DE, DG 1 HS làm trên bảng lớp, lớp làm vở. Trong tứ giác MNPQ có: Góc vuông B và góc Góc không vuông A và C Hình vẽ có 4 góc vuông nên khoanh vào chữ D. - 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở. ......................... ¯ ..................... Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010 Tập đọc Ôn tập – Kiểm tra (Tiết 4) I. Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. (HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 ... iếng việt: Ôn tập I. Mục tiêu: - Hs yếu tập đọc một số đoạn. - Giúp HS ôn lại điền dấu phẩy vào một đoạn văn, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống, Đặt được câu hỏi co bộ phận in đậm. II. Đồ dùng dạy- học: - 9 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ, văn - 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2. - Mấy bông hoa thật (giúp HS làm tốt BT 2): Huệ trắng, cúc vàng. - Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT 3. III. Các hoạt động dạy- học 1. Giới thiệu bài 2. Tập đọc cho HS yếu: - HS đọc bài theo phiếu chỉ định. 3. Luyện tập: Bài tập 1: - 1HS đọc yêu cầu của bài: Điền dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong các câu sau: Một lần vợ chồng đi làm nương về nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ họ lấy quả bầu xuống áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi rồi nhẹ nghàng dùi quả bầu. - GV chỉ bảng đã viết các câu văn, giải thích thêm để HS hiểu rõ yêu cầu của bài. Cả lớp nhận xét, chữa bài cho bạn, chốt lại lời giải đúng. Củng cố cách đặt dấu phẩy trong câu Bài tập 2: Gv cho Hs đọc và đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm a. . Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. b. Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. c. Mị nương là con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. d. Thuỷ thủ là những người làm việc trên tàu. Củng cố cách đặt câu hỏi Bài tập 3: Yêu cầu Hs chọn từ thiứch hợp ở trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ( thiếu nhi, trẻ con, thơ ấu ) của chúng tôi. b. Đó là cả một toà nhà ( đồ sộ, to lớn, cổ kính, lọng lẫy ) hơn là một thân cây. c.Trên đường trở về, thấy một con gấu trắng đang xông tới, anh ( sợ hãi, lo sợ, hoảng hốt, khiếp đảm ) bỏ chạy. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học - Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc; sau khi bốc thăm, xem lại bài trong 2 phút. - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở. Một lần, vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nghàng dùi quả bầu. - Hs đọc và tự đạt được câu hỏi cho bộ phận in đậm: a. sau khi tập thể dục, Bác Hồ làm gì? b. Ai đã đem hạt trồng vào một cái vò? c. Ai là con gái vua Hùng Vương thứ mười tám? d. Thuỷ thủ là gì? - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi làm bài vào vở. KQ: a. thơ ấu b. cổ kính c. khiếp đảm ................................................................................ ¯ .................................................................... Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. - Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia). II. Các hoạt động dạy- học 1. Bài cũ (5’) -3, 4 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến nhỏ hoặc từ nhỏ đến lớn; đọc từ một đơn vị đo bất kì nào đó theo chiều lớn dần hoặc nhỏ dần. -1, 2HS nêu lại cách đọc đơn vị đo độ dài. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới (35’) - Giới thiệu bài ? Bài hôm nay có mấy bài tập? - GV tổ chức và hướng dẫn HS làm BT: Bài 1b (dòng 1, 2, 3): (Khuyến khích HS khá, giỏi làm cả bài) a) Giới thiệu về số đo có hai đơn vị đo: - GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m 9cm. - Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AB bằng thước mét? - GV giới thiệu: 1m và 9cm viết tắt là 1m9cm; đọc là một mét chín xăng-ti-mét. b) - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu - HS phân tích mẫu, tìm hiểu cách làm: 3m4dm = 30dm + 4dm = 34dm 3m4cm = 300cm + 4cm = 304cm - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - GV nhận xét, kết quả, củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài. Bài 2: ? Bài yêu cầu em làm gì ? GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - 2 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét, kết quả. - GV nhận xét kết quả, củng cố cách nhân đơn vị đo độ dài. Bài 3 (cột 1): (Khuyến khích HS khá, giỏi làm cả bài) ? Nêu yêu cầu của bài ? - 1 HS làm mẫu một phép tính, lớp nhận xét kết quả. - GV nhận xét kết quả phép tính mẫu. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - GV nhận xét kết quả, Củng cố lại cách so sánh. - HS đo và nêu a) Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm. Viết tắt là 1m9cm; đọc là một mét chín xăng-ti-mét. b) - HS đọc và QS mẫu - HS làm bài vào vở - HS chữa miệng (nêu cả cách làm) 3m 2cm = 302 cm 4m 7dm = 47 dm 4m 7cm = 407 cm 9m 3cm = 903 cm 9m 3dm = 93 dm - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm bài vào vở. Tính: a) 8dam + 5dam = 13dam 57hm - 28hm = 29hm 12km x 4 = 48km b) 720m + 43m = 763m 403cm - 52cm = 351cm 27mm : 3 = 9mm - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài mỗi em một cột tính. Lớp nhận xét, kết quả. 6m 3cm 5m 6m 3cm > 6m 5m 6cm < 6m 6m 3cm < 630cm 5m 6cm = 506cm 6m 3cm = 603cm 5m 6cm < 560cm 3.Củng cố, dặn dò: (2’) - Dặn HS về nhà ôn lại bài. - GV dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. + Mỗi em một thước thẳng (loại 20cm hoặc 30cm bằng nhựa thường dùng), chọn thước có các vạch chia đến xăng -ti-mét rõ ràng. + Mỗi nhóm 5, 6 em chuẩn bị thêm 1 thước mét (hoặc thước dây). ......................... ¯ .................... Tập làm văn: Kiểm tra Đọc – hiểu ( Tieỏt 7 ) I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. (HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút) II. Chuẩn bị : GV chép sẵn đề bài lên bảng. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giáo viên nhắc học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài .Khi làm bài , học sinh chọn và khoanh vào ý đúng. 2. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra đề bài ở tiết 8 sách giáo khoa trang 73 3. Đáp án - Biểu điểm: Câu 1 : ý c ( 2 điểm) Câu 2 : ý b ( 2 điểm) Câu 3 : ý a ( 2 điểm) Câu 4 : ý b ( 2 điểm) Câu 5 : ý a ( 2 điểm) .................................................. ¯ ........................................... Tự nhiên và Xã hội Ôn tập và kiểm tra:Con nguời và sức khoẻ (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu. II. Đồ dùng dạy học: Ô chữ phóng to và nội dung các ô chữ để tổ chức cuộc thi “Giải ô chữ”. - Nội dung các ô chữ: - 4 là cờ nhỏ để phục vụ cuộc thi III. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài(1’) 2.Thi “Giải ôchữ”(30’) - GV tổ chức cuộc thi tìm hiểu về con người và sức khoẻ: + Chia lớp thành 4 nhóm, lập thành 4 đội chơi tham gia vào cuộc thi (mỗi đội có 4-5 HS). + GV phổ biến về nội dung thi và quy tắc thực hiện: Các đội sẽ chon hàng ngang để giải đáp: Mỗi hàng ngang được giải đáp đúng, đội sẽ ghi được 5 điểm. Nếu đội nào không trả lời được, đội khác sẽ có quyền trả lời (bằng cách xin trả lời nhanh- phất cờ). Đội nào được ô chữ hàng dọc sẽ ghi được 30 điểm. Đội nào xin giải đáp ô chữ hàng dọc trước khi các ô chữ hàng ngang được lật ra mà trả lời sai sẽ bị mất quyền thi đấu. + GV tổ chức cho cả lớp chơi: - Nhận xét các đội chơi - Tổng kết cuộc thi, công bố đội thắng cuộc. - Giúp HS củng cố kiến thức (hoạt động cả lớp) bằng hệ thống câu hỏi: + Chúng ta đã được học mấy cơ quan trong cơ thể? + Em hãy nêu chức năng chính của các cơ quan đó? + Để bảo vệ cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh), em nên làm gì và không nên làm gì? 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học - Dặn dò : Học bài, chú ý rèn luyện trong cuộc sống. - HS chuyển chỗ ngồi theo nhóm - Nghe hướng dẫn luật thi - Tham gia giải các ô chữ: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 đ i ề u k h i ể n t ĩ n h m ạ c h n ã o v u i v ẻ m ũ i đ ộ n g m ạ c h n u ô i c ơ t h ể p h ổ i b ó n g đ á i n g u y h i ể m t h ậ n l ọ c m á u c a c b ô n i c t i m s ố n g l à n h m ạ n h T ủ y s ố n g Từ còn thiếu trong câu sau: “Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh mọi hoạt động của cơ thể”. Bộ phận đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. Cơ quan thần kinh trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Một trạng thái tâm lí rất tốt đối với cơ quan thần kinh. Nơi sưởi ấm và làm sạch không khí trước khi vào phổi. Bộ phận đưa máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể. Nhiệm vụ của máu là đưa khí ô xi và chất dinh dưỡng đi Bộ phận thực hiện trao đổi không khí trong cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan bài tiết nước tiểu bao gồm: hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, ống đái và Thấp tim là bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em, rất , cần phải đề phòng. Bộ phận lọc chất thải có trong máu thành nước tiểu. Nhiệm vụ quan trọng của thận là Khí thải ra ngoài cơ thể. Bộ phận “đập thì sống, không đập thì chết” (co bóp, đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn). Đây là cách sống cần thiết để được khoẻ mạnh. Bộ phận điều khiển các phản xạ của cơ thể. ......................... ¯ ..................... Sinh hoạt tập thể: sinh hoạt lớp Tuần 9 I/Mục tiêu: Giúp h/s biết nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện nề nếp tuần 9 Nắm bắt kế hoạch tuần 10. Hoạt động thi đọc thơ II/Các hoạt động dạy học: HĐ1: Nhận xét đánh giá nề nếp tuần 09 * TC cho lớp trưởng nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp tuần 09 * GV nhận xét chung: Đi học : đầy đủ, đúng giờ. - Xếp hàng: còn chậm, ồn Sinh hoạt 15': nghiêm túc . - TDGG: còn lộn xộn, chưa đều VS lớp: sạch sẽ. - VS : còn chậm, chưa sạch Làm bài: chưa đâỳ đủ. - ý thức bảo vệ của công: tốt Một số em chưa tham gia quyên góp tủ sách dùng chung. *T C xếp loại thi đua tuần 09 - Xeỏp toồ: - Tuyeõn dửụng - Nhaộc nhụỷ HĐ2: Kế hoạch tuần 10 -Thực hiện kế hoạch của nhà trường triển khai. - Động viên học sinh tham gia hoàn thành 2 loại hình bảo hiểm. -Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục đến tận từng phụ huynh - Tiến hành ôn tạp tốt cho thi định kì lần 1. - Lưu ý các bạn học yếu cần cố gắng. - Tuyên dương đôi bạn cùng tiến. - Chấm VSCĐ lần 2 trong lớp. HĐ3: Thi đọc thơ: ( 10’) –Thi đọc giữa các nhóm – bình bầu nhóm xuất sắc.
Tài liệu đính kèm: