Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 26 - Trường tiểu học Noong Hẹt

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 26 - Trường tiểu học Noong Hẹt

(Từ ngày 03 / 03/ 2013 đến ngày 07 / 03 / 2013)

 Ngày dạy: Thứ hai ngày 03 tháng 3 năm 2013

Tiết 1: Chào cờ.

Tiết 2: Toán.

LUYỆN TẬP ( trang 127)

I. Mục tiêu:

- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3 và 6.

- Biết thời điểm, khoảng thời gian.

- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.

* Bài tập cần làm: Bài 1. bài 2. HS khá giỏi làm các bài tập còn lại.

II. Đồ dùng day - học:

 

doc 13 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần thứ 26 - Trường tiểu học Noong Hẹt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 26
(Từ ngày 03 / 03/ 2013 đến ngày 07 / 03 / 2013)
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 03 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Toán.
LUYỆN TẬP ( trang 127)
I. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3 và 6..
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
* Bài tập cần làm: Bài 1. bài 2. HS khá giỏi làm các bài tập còn lại.
II. Đồ dùng day - học:
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra: Nêu cách xem của đồng hồ? 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn thực hành:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Nêu từng hoạt động xảy ra theo trình tự thời gian?
- Tường thuật lại toàn cảnh?
- HS quan sát – nêu.
- Nhận xét - chữa.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- HS quan sát – nêu, nhận xét.
Bài 1(127): Xem tranh vẽ chỉ các hoạt động gắn với thời điểm chỉ thời gian trên đồng hồ.
a) Nam cùng các bạn đến vườn thú: 8 giờ 30 phút
b) Nam cùng các bạn đến chuồng voi: 9 giờ 
c) Nam cùng các bạn đến chuồng hổ: 9 giờ 15 phút
d) Nam cùng các bạn ngồi nghỉ: 10 giờ 15 phút
e) Nam cùng các bạn ra về: 11 giờ 
Bài 2(127). 
a) Hà đến trường lúc 7 giờ, Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Hà đến trường sớm hơn Toàn.
b) Ngọc đi ngủ lúc 21 giờ, Quyên đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc. 
 3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách xem đồng hồ.
- Về học, làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Tìm số bị chia.
Tiết 3+4: Tập đọc
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc to, rõ ràng, lưu loát. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.
- Đọc đúng: tròn xoe, nắc nỏm, búng càng, ngách đá, xuýt xoa, nể trọng.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo.
- Qua bài HS tình bạn khăng khít giữa Tôm Càng và Cá Con.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: 2 HS đọc bài: Bé nhìn biển.
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài - ghi bảng.
 b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc bài.
* Đọc từng câu.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Rèn đọc từ khó.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
- Giải nghĩa các từ?
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc.
* Lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Khi đang tập búng càng dưới đáy sông Tôm Càng gặp chuyện gì?
- Cá Con làm quen với Tôm Càng thế nào?
- Đuôi và vẩy Cá Con có tác dụng gì?
- Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con?
- Tôm Càng rất đáng khen, vì sao?
d) Luyện đọc lại.
-Thi đọc từng đoạn, toàn bài.
1. Luyện đọc
- Từ khó: tròn xoe, nắc nỏm, búng càng, ngách đá, xuýt xoa, nể trọng.
- Cá Con lao về phía trước,/ đuôi ngoắt sang trái.// Vút cái,/ nó đã quẹo phải.// Bơi một lát,/ Cá Con lại uốn đuôi sang phải.// Thoắt cái,/ nói lại quẹo trái.// Tôm Càng thấy vậy phục lăn.//
- Từ mới: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo.
2. Tìm hiểu bài
- Tôm càng gặp một con vật lạ: thân dẹt, mắt tròn xoe...
- Chào, tự giới thiệu tên và nơi ở.
- Đuôi vừa là mái chèo vừa là bánh lái. Vẩy là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể.
- Tôm Càng búng càng xô bạn vào vách đá. Con cá to mất mồi bỏ đi.
- Tôm Càng thông minh và nhanh nhẹn.
3. Luyện đọc lại
- Bình chọn nhóm cá nhân đọc hay.
3.Củng cố dặn dò:
- Qua bài thấy tình bạn giữa Tôm Càng và Cá Con thế nào?
- Làm thế nào Tôm Càng cứu được Cá Con thoát nạn ?
A. Xông vào đánh nhau với cá mắt đỏ.
B. Nhử con cá mắt đỏ đuổi theo mình.
C. Búng càng, vọt tới xô Cá Con vào một ngách đá nhỏ.
- Về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
Ngày dạy: Thứ ba ngày 04 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
TÌM SỐ BỊ CHIA
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm X trong các bài tập dạng: x : a = b( với a, blà các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân.
* Bài tập cần làm: Bài 1. bài 2, bài 3.
II. Đồ dùng day - học:
- GV: Các tấm bìa hình vuông, hình tròn bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra: 3 HS đọc bảng nhân 5, chia 5.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Ôn mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+Hình thành phép chia bằng trực quan
- Có tất cả bao nhêu ô vuông, chia thành mấy hàng, mỗi hàng có mấy ô vuông?
- Nêu các thành phần của phép chia?
- 1 hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu ô vuông?
- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?
c) Tìm số bị chia chưa biết:
- Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, hãy tìm x?
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
+ Nêu yêu cầu của bài?
- HS làm miệng - nhận xét.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm bảng con.
- Nhận xét - chữa.
+ 3 HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Muốn tìm được số kẹo có tất cả bao nhiêu, làm thế nào?
- HS làm bài vào vở.
- Chữa - nhận xét.
1. Ví dụ
 6 : 2 = 3
Số bị chia Số chia Thương
- Ta có: 2 3 = 6
 6 = 3 2
 x : 2 = 5
 x = 5 2
 x = 10
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
2. Luyện tập
Bài 1(128): Tính nhẩm
6 : 3 = 2
2 3 = 6
8 : 2 = 4
4 2 = 8
15 : 3 = 5
5 3 = 15
Bài 2(128) Tìm x
a) x : 2 = 3
 x = 3 2
 x = 6
b) x : 3 = 2
 x = 2 3
 x = 6
Bài 3(128).
Tóm tắt : 1 em: 5 cái kẹo
 3 em ...cái kẹo?
 Bài giải
 Số kẹo có tất cả là:
5 3 = 15 ( cái kẹo)
 Đáp số: 15 cái kẹo
3.Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tìm số bị chia?
- Về học và làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết 2.Chính tả(tập chép): 
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI?
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nhìn viết chính xác, trình bày đúng bài: Vì sao cá không biết nói.
- Viết đúng: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, ngậm đầy nước.
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/ d, ưc/ ưt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: GV đọc HS viết bảng con: bực tức, lực sĩ, day dứt.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn tập chép:
- GV – HS đọc đoạn viết.
- Việt hỏi anh điều gì?
- Lân trả lời em thế nào?
- HS viết chữ khó vào bảng con.
c) HS viết bài: - GV bao quát.
 - GV đọc lại.
*Chấm - chữa bài:
- GV thu chấm, chữa lỗi (5 bài)
d) Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Cho HS làm VBT.
- Nhận xét – chữa bài.
- 3 em đọc.
- Vì sao cá không biết nói?
- Vì miệng cá ngậm đầy nước nên không nói được.
- Viết đúng: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, ngậm đầy nước.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
*Bài 2(62)Điền vào chỗ trống 
a) R hay d:
 Lời ve kêu da diết...
 Khâu những đường rạo rực...
b) ưt hay ưc:
 Sân hãy rực vàng
 Rủ nhau thức dậy
 3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, trả bài viết HS.
- Về luyện viết, chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 05 tháng 3 năm 2013
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP ( trang 129)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân.
* Bài tập cần làm: Bài 1. bài 2( a,b), bài 3(cột 1,2,3,4), bài 4.HS khá giỏi làm các bài tập còn lại.
II. Đồ dùng dạy - học :
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra: Nêu cách tìm số bị chia?
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- HS nêu cách làm.
- HS làm miệng - nhận xét.
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Nêu cách tìm số hạng, thừa số chưa biết ?
- HS làm bảng con.
- Nhận xét - chữa.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- HS quan sát – nêu.
- Nhận xét - chữa.
+ 4 HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Muốn tìm số lít dầu trong 6 can, làm thế nào?
- HS làm bảng lớp, vở
- Nhận xét - chữa.
Bài 1: Tìm y
a) y : 2 = 3
 y = 3 2
 y = 6
c) y : 3 = 1
 y = 1 3
 y = 3
b) 
y
:
3
=
5
 y = 5 3
 y = 15
Bài 2: Tìm x
a) x - 2 = 4
 x = 4 + 2 
 x = 6
 x : 2 = 4
 x = 4 2 
 x = 8
b) x : 2 = 4
 x = 4 2 
 x = 8
 x : 4 = 5
 x = 5 4 
 x = 20
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
Số bị chia
10
10
18
 9
Số chia
2
2
2
3
Thương
5
5
9
3
Bài 4:
Tóm tắt
1 can: 3 lít dầu
6 can: ...lít dầu?
Bài giải
Số lít dầu trong 6 can là:
 3 6 = 18 (lít dầu)
 Đáp số: 18 lít dầu
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tìm số bị chia?
- Về học, làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác.
Tiết 3.Tập đọc 
SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu :
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. 
- Đọc to, rõ ràng, lưu loát. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc đúng: lụa đào, lung linh, trong lành, đỏ rực, dải lụa.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Sắc độ, Hương Giang, lụa đào, đặc ân, thiên nhiên, êm đềm.
- HS thấy vẻ đẹp nên thơ của sông Hương.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy : tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 2 em đọc bài: Tôm Càng và Cá Con.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- GV đọc mẫu – Hướng dẫn HS đọc.
* Đọc từng câu.
- Rèn đọc từ khó.
*Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi.
Đ1: Từ đầu..in trên mặt nước.
Đ2:Tiếp theolung linh dát vàng.
Đ3: Phần còn lại.
- Giải nghĩa các từ?
*Đọc từng đoạn nhóm.
*Các nhóm đọc bài trước lớp.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Tìm những từ chỉ màu xanh khác nhau của sông Hương?
- Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào?
- Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế?
 d) Luyện đọc lại.
- Thi đọc toàn bài.
1. Luyện đọc
- Rèn đọc: lụa đào, lung linh, trong lành, đỏ rực, dải lụa...
- Sông Hương là một bức tranh phong cảnh/ gồm nhiều đoạn/ mà mỗi đoạn/ đều có vẻ đẹp riêng của nó//.
- Từ mới: Sắc độ, Hương Giang, lụa đào, đặc ân, thiên nhiên, êm đềm.
2. Tìm hiểu bài
- Xanh thẳm của da trời, xanh biếc của lá cây, xanh non của bãi ngô, thảm cỏ...
- Mùa hè: thay áo xanh thành dải lụa đào...
- Đêm trăng: đường trăng lung linh dát vàng.
- Vì sông Hương làm cho Huế thêm đẹp, thêm xinh.
3.Luyện đọc lại.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm :
 Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
- BT trắc nghiệm : Sông Hương là đặc ân dành cho thành phố nào ?
A. Thành phố Hà Nội. B. Thành phố Huế.
C. Thành phố Nha Trang. D. Thành phố Đà Nẵng.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập. ... ác cạnh của hình tamgiác ABC là: 3 cm + 4cm + 5 cm = 12 cm
bằng cách nào?
- Đây là hình gì?
- Nêu các cạnh của hình tứ giác ABCD?
- Tìm độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD bằng cách nào?
- Em hiểu chu vi của một hình là thế nào?
c) Luyện tập:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- HS làm bảng con.
- Nhận xét - chữa.
+ 3 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nêu cách tính chu vi hình tứ giác?
- Nhận xét số đo các cạnh cả hình tứ giác bên?
- Chữa - nhận xét.
- Ta nói rằng: Chu vi hình tam giác ABC là 12cm.
b) Hình tứ giác ABCD có 4cạnh là: AB, BC, CD, DA
- Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD là:
3 cm + 3 cm + 4cm + 5 cm = 15 cm
- Ta nói rằng: Chu vi hình tứ giác ABCD là 15cm
*KL:Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ( hình tứ giác) là chu vi của hình đó.
*Bài 1(130): Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là:
b) Chu vi hình tam giác là:
 20 + 30 + 40 = 90 (dm)
 Đáp số: 90 dm
c) Chu vi hình tam giác là:
 8 + 12 + 7 = 27 (cm)
 Đáp số: 27 cm
Bài 2(130): 
Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là:
a) Chu vi hình tứ giác là:
 3 + 4 + 5 + 6 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm
b) Chu vi hình tứ giác là:
 10 + 20 + 10 + 20 =60 (cm)
 Đáp số: 60 cm
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác?
- Về học bài và làm bài tập chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tiết 2: Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu: 	
- Củng cố, mở rộng vốn từ về sông biển.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. Đồ dùng day - học:
- Thầy: - Tranh về sông biển. Tranh cá loài cá.
III. Các hoạt động day và học :
 1. Kiểm tra: Tìm 3 từ có tiếng biển?
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Từng nhóm trình bày.
- Nhận xét - chữa.
+ Đọc yêu cầu của bài?
- HS thảo luận nhóm 3.
- Từng nhóm trình bày.
- Nhận xét - chữa.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Đặt dấu phẩy vào những chỗ nào, vì sao? 
- HS trả lời miệng.
- Nhận xét - chữa.
Bài 1(73): Hãy xếp tên các loài cá trong tranh vào nhóm thích hợp:
Cá nước mặn (cá biển)
Cá nước ngọt (cá ao, hồ)
- Cá thu, Cá chim, Cá nục, cá chuồn
- cá chép, cá mè, cá trê, cá quả...
Bài 2(73): Em hãy kể tên các con vật sống dưới nước: cá chép, cá mè, cá trôi, cá quả, cá diếc, cá trắm, tôm, cua, ốc, hến, trai, lươn, trạch, rắn nước, ba ba, cá sấu, cá heo, hải cẩu...
Bài 3(73) Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy?
- Câu 1: Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi thấy rất nhiều.
- Câu 4: Càng lên cao trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
 3. Củng cố - dặn dò:
- Các loài cá nước ngọt là:
 a. cá thu, cá chim, b. cá thu, cá chim cá trê, cá quả
 c. cá mè, cá chép,. cá chuồn, cá nục d. cá mè, cá chép,. cá trê, cá quả
 - Về học, làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 4. Chính tả (nghe- viết) 
SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn"Mỗi mùa hè..dát vàng" trong bài: Sông Hương.
- Viết đúng: nở đỏ rực, dải lụa đào, dòng sông, lung linh dát vàng...
- Làm đúng các bài tập phân biệt: r/ d/ gi, ưt/ ưc.
II. Đồ dùng day - học:
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra: HS viết bảng con: ríu rít, da dẻ, giã gạo.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn nghe - viết:
- GV – HS đọc bài viết.
- Mùa hè sông Hương có gì đẹp?
- Đoạn viết có những chữ nào viết hoa, vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc - HS viết bảng con từ khó.
c) Viết chính tả. - GV đọc bài
- 3 em đọc.
- Hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông, dòng sông như dải lụa đào.
- Chữ cái đầu mỗi câu và tên riêng viết hoa.
- Viết đúng: nở đỏ rực, dải lụa đào, dòng sông, lung linh dát vàng
- HS viết bài.
- GV đọc lại 
- GV thu chấm - chữa lỗi (6 bài)
d) Luyện tập:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Cho HS làm VBT.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét - chữa.
- HS soát lỗi.
Bài 2(76): Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a) ( giải, dải, rải): 
Giải thưởng, rải rác, dải núi
 ( giành, dành, rành): 
rành mạch, để dành, tranh giành.
b) ( sứt, sức): sức khoẻ, sứt mẻ
 ( đứt, đức): cắt đứt, đạo đức
 ( nứt, nức): nức nở, nứt nẻ
 3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét – trả bài viết HS.
- Về luyện viết, chuẩn bị bài sau: Ôn tập. 
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 07 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP (trang 131)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Rèn kỹ năng giải toán.
* Bài tập cần làm: Bài 2, bài 3, bài 4. HS khá giỏi làm các bài tập còn lại.
II. Đồ dùng day - học:
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra: 
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác?
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn thực hành.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
- HS làm bài vào vở
- Chữa - nhận xét.
+ Đọc yêu cầu của bài?
- HS quan sát hình vẽ, tính chu vi hình tứ giác.
- Nhận xét - chữa.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- HS quan sát hình vẽ để tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 2(131).Tính chu vi hình tam giác ABC, biết: Độ dài các cạnh là: 2 cm, 5 cm, 4cm.
 Bài giải
 Chu vi hình tam giác ABC là:
 2 + 5 + 4 = 11 ( cm)
 Đáp số: 11 cm
Bài 3(131): Bài giải
 Chu vi hình tứ giác DEGH là:
3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm
Bài 4(131):
a) Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
- Nhận xét độ dài đường gấp khúc và chu vi hình tam giác? 
 Đáp số: 12 cm
b) Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?
- Về học và làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Số 1 trong phép nhân... 
Tiết 3. Tập làm văn 
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý TẢ NGẮN VỀ BIỂN
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết đáp lại lời đồng ý phù hợp với tình huống giao tiếp thông thường.
2. Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi:
- Quan sát tranh biển và trả lời đúng các câu hỏi về biển.
II. Đồ dùng day - học:
- Tranh trong SGK 
III. Các hoạt động dạy và học : 
1. Kiểm tra: 
- Tìm 3 từ ghép có tiếng biển?
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập:
+ Đọc yêu cầu của bài?
- Đọc từng tình huống.
- HS nói – đáp theo cặp.
- Nhận xét – chữa bài.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc lời gợi ý:
a) Tranh vẽ cảnh gì?
b) Sóng biển như thế nào?
c) Trên mặt biển có những gì?
d) Trên bầu trời có những gì?
- Từng HS đọc bài của mình.
- Nhận xét - chữa.
Bài 1(76): Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
a) Em quên chiếc áo mưa trong lớp, quay lại trường để lấy. Bác bảo vệ sắp đi nghỉ, thấy em xin vào, bác mở cửa nói: “ Cháu vào đi!”
- Em nói: Cháu cảm ơn bác ạ.
b) Em mời cô y tá ở gần nhà tới tiêm thuốc cho mẹ. Cô y tá nhận lời: “ Cô sẽ sang ngay.”
- Cháu cảm ơn cô ạ.
c) Em mời bạn đến chơi nhà. bạn nhận lời: “ Ừ, đợi tớ xin phép mẹ đã.”
- “Nhanh lên nhé! Tớ chờ đấy!”
Bài 2(76): Viết lại những câu trả lời của em trong tiết tập làm văn hôm trước:
Cảnh biển sớm mai thật là đẹp. Mặt trời đỏ rực đang từ từ nhô lên. Những ngọn sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh biếc. Những cánh buồm đang ra khơi. Những chú hải âu đang chao lượn. Bầu trời trong xanh. Đằng xa, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh bềnh trôi.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào lúc nào, trong tranh có những cảnh vật gì?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Tiết 3: Tập viết
CHỮ HOA: X
I. Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng viết chữ hoa x theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng: Xuôi chèo mát mái cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng day - học:
 - Thầy : Bảng phụ, chữ mẫu hoa X 
III. Các hoạt động day và học:
 1. Kiểm tra: 
 - GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS
 2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn viết chữ hoa :
- HS quan sát chữ mẫu - nhận xét.
- Chữ hoa X cỡ nhỡ cao mấy ly, gồm mấy nét?
- GV viết mẫu – Hướng dẫn HS viết.
- HS viết bảng con: X hoa.
c) Hướng dẫn viễt câu ứng dụng:
- Cho HS đọc câu ứng dụng. 
- Em hiểu câu: Xuôi chèo mát mái thế nào? ( Gặp nhiều thuận lợi)
- Nêu cấu tạo, độ cao, khoảng cách, cách nối chữ của câu ứng dụng?
- GV viết mẫu. 
- HS viết bảng con: Xuôi chèo mát mái . 
- HS viết bài vào vở.
+ 1 dòng chữ X cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ X cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Xuôi cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Xuôi cỡ nhỏ.
+ 1 dòng cụm từ ứng dụng. 
- GV Bao quát lớp.
- GV thu chấm - chữa (4 bài)
- Nhận xét - chữa lỗi.
- Cấu tạo : Chữ X cao 5 li gồm 1 nét viết liền. Là kết hợp của 3 nét cơ bản đó là 2 nét móc hai đầu và một nét xiên.
- Cao 2,5 li : X, h. Cao 1 li rưỡi : t
- Cao 1 li : Các chữ còn lại
+ Các chữ cách nhau một con chữ o.
 X X X 
 Xuôi Xuôi Xuôi
 Xuôi chèo mát mái
 3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về luyện viết. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
NHẬN XÉT TUẦN 26
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần 26.
- Biết khắc phục tồn tại, sửa chữa, phát huy.
- Nắm được phương hướng tuần 27.
II. Nội dung.
1.Ổn định tổ chức: Lớp hát.
2. Nội dung sinh hoạt:
* Đánh giá nhận xét hoạt động tuần 26.
+ Đạo đức: các em ngoan ngoãn lễ phép với các thầy giáo, cô giáo, người trên tuổi, đoàn kết hoà nhã với các bạn trong và ngoài lớp, không nói tục.
+ Học tập: Duy trì tốt nền nếp học tập ngay sau tuần nghỉ Tết Nguyên Đán, trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài. 
- Duy trì tốt việc bồi dưỡng cho HS và kèm cặp HS yếu kém.
Tuyên dương : Đức Nam, Trần Linh, Nhật Linh, Hồng, Thùy Trang, Quỳnh Trang
Một số em còn lười học: Hương, Lê Linh, Nhung, Nguyên, Quang.
+ Các hoạt động khác:
- Duy trì tốt hoạt động thể dục, vệ sinh. Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ. Tuy nhiên một số em vẫn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh như: Duyên, Tâm. 
- Nền nếp ca múa hát đầu và giữa giờ duy trì đều đặn.
- Nền nếp truy bài đầu giờ được duy trì tốt.
III. Phương hướng tuần 27.
- Tiếp tục duy trì tốt đạo đức lễ giáo cho học sinh biết kính thầy yêu bạn.
- Tiếp tục thi đua: Tiết học tốt, ngày học tốt, tuần học tốt.
- Duy trì nền nếp các hoạt động sân trường.
- Duy trì nền nếp học tập, đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có đủ đồ dùng học tập .
- Thực hiện tốt việc phụ đạo và bồi dưỡng học sinh.
 - Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 26- 2013.doc