T1.Chào cờ.
T2.TẬP ĐỌC : BÓP NÁT QUẢ CAM
I/ Mục tiêu :
- Đọc rành mạch toàn bài : biét đọc rõ lời nhân vật trong câu truyện.
- Hiểu ND : Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.(trả lời được các câu CH 1, 2, 4, 5)
*GDKNS: Tự nhận thức. Xác định giá trị bản thân.
Đảm nhận trách nhiệm. Kiên định.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa ở SGK.
III/ Các hoạt động dạy học :
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BUK TRƯỜNG T.H TÔN ĐỨC THẮNG ---&--- LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 2A1 TUẦN 33 (Từ ngày 22 /4/2013 đến 26/4/2013 ) Thứ Tiết Môn Tên bài giảng Ghi chú Hai 1 2 3 4 5 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Mĩ thuật Bóp nát quả cam. (T1) Bóp nát quả cam. (T2) Tiết 161:Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 Bài 33: VTM: Vẽ cái bình đựng nước. GDKNS Ba 1 2 3 4 5 Âm nhạc Thể dục Toán Chính tả Kể chuyện Tiết 162: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 N_V: Bóp nát quả cam Bóp nát quả cam Tư 1 2 3 4 5 Tập đọc Thể dục LT&C Toán Thủ công Lượm. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Tiết 163: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. Bài 17: Làm con bướm (T3). Năm 1 2 3 4 Toán Tập viết Chính tả TN&XH Tiết 164: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. Chữ hoa V kiểu 2 N-V: Lượm. Bài 32: Mặt trăng và các vì sao. Sáu 1 2 3 4 5 Toán Tập làmvăn Đạo đức Sinh hoạt HĐNK Tiết 165:Ôn tập về phép nhân và phép chia. Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến. Bài : Dành cho địa phương. CĐ tháng 4: Khỏe để bảo vệ tổ quốc. KNS Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013 T1.Chào cờ. T2.TẬP ĐỌC : BÓP NÁT QUẢ CAM I/ Mục tiêu : - Đọc rành mạch toàn bài : biét đọc rõ lời nhân vật trong câu truyện. - Hiểu ND : Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.(trả lời được các câu CH 1, 2, 4, 5) *GDKNS: Tự nhận thức. Xác định giá trị bản thân. Đảm nhận trách nhiệm. Kiên định. II/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa ở SGK. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1. Bài cũ : 3 em đọc thuộc lòng bài Tiếng chổi tre, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : HĐ1: GTB HĐ2 : Luyện đọc - Lần lượt gọi Duyên, Diệu, Hương, Quang đọc - Luyện đọc : ngang ngược, ngã chúi, cam quý. - Đọc thầm - Yêu cầu đọc truyền điện câu - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - Gọi Chi đọc chú giải - Đọc mẫu HĐ3 : Tìm hiểu nội dung bài. + Đoạn 1 : - Gọi Huy đọc - Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? - Luyện đọc đoạn 1 Tiết 2 + Đoạn 2 : Yêu cầu đọc dồng thanh - Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì? * Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Trong câu: Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh“ - Luyện đọc đoạn 2 + Đoạn 3 : Yêu cầu đọc thầm * Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào? - Luyện đọc đoạn 3 + Đoạn 4 : Gọi Tâm đọc - Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quí? YC TL nhóm 2 - Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? - Luyện đọc đoạn 4 HĐ3 : Luyện đọc lại. - Tổ chức cho HS đọc theo vai. 3. Củng cố - Dặn dò : - Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? a. Vì ấm ức khi bị xem là trẻ con b. Vì căm thù giặc c. Cả a bà b đều đúng d. Cả a và b đều sai - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, giờ sau kể chuyện. - 3 em đọc thuộc lòng bài Tiếng chổi tre, trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - 4 em đọc, cả lớp theo dõi - Đánh vần , cá nhân, đồng thanh - Cả lớp đọc - 2 lượt - 8 em - Chi đọc - Nghe - Huy đocj, cả lớp đọc thầm theo - Giặc Nguyên giả vờ mượn đường xâm chiếm nước ta. - Nhóm 2 đọc đồng loạt - Cả lớp ĐT. - Trần Quốc Toản xin gặp vua để nói hai tiếng "xin đánh". - Quốc Toản - Đọc theo nhóm 4. - Cả lớp đọc - Quốc Toản nóng lòng đợi gặp vua từ sáng đến trưa, liều chết, xô lính gác để vào nơi họp, xăm xăm xuống thuyền. - Nhóm 3 đọc phân vai - Tâm đọc, cả lớp đọc thầm. - Vì vua thấy Quốc Toản còn trẻ mà biết lo việc nước. - Quốc Toản ấm ức vì bị vua xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, quả cam vì vậy vô tình bị bóp nát. - Nhóm 2 - Nhóm 3 em tự phân vai đọc lại truyện. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Đáp án c ********************************************* T4.TOÁN. ( Tiết 161):ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I/ Mục tiêu : - Biết đọc viết các số có ba chữ số - Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản. - Biết so sánh các số có ba chữ số - Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò B. Bài mới : HĐ1: GTB trực tiếp và ghi bảng HĐ2 : HD Luyện tập Bài 1 : - Gọi đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bảng con - Nhận xét bài làm của bạn. - Tìm các số tròn chục, tròn trăm trong bài ? - Số nào trong bài là số có ba chữ số giống nhau ? Bài 2 : 380 381 383 386 390 500 502 507 509 - Cho quan sát bảng phụ, gọi đọc đề bài - Yêu cầu Tl nhóm 5 - Tổ chức thi điền nhanh - Nêu đặc điểm của từng dãy số ? - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị ? * Với ba chữ số 0, 5, 8, hãy viết các số có ba chữ số khác nhau Bài 4 : Gọi đọc đề bài. - Yêu cầu TL nhóm 2 và nêu - Nhận xét bài làm của bạn. - Nêu cách so sánh hai số có ba chữ số Bài 5 : Gọi đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm vào vở - Gọi một số em nêu kêts quả bài làm - Nhận xét bài làm của bạn. C. Củng cố, dặn dò : - Số Ba trăm ba mươi viết là: a. 333 b. 330 c. 303 d. 300 - Nhận xét tiết học. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài, bảng lớp: Tâm, Huy - 250 ; 900 - 555 - Quan sát và nêu yêu cầu - Chia 2 đội tham gia thi điền nhanh - Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 380 đến 390, 500 đến 509 - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị - HSG làm bài - đọc đề bài. - TL và nêu - HS đọc - làm bài - Một số em đọc - ĐÁp án: b T5.Mĩ thuật. Bài 33. Vẽ theo mẫu : VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC I- Mục tiêu : - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc của cái bình đựng nước . - Vẽ được cái bình đựng nước, vẽ màu theo ý thích của mình . - Có ý thức bảo vệ đồ vật . II- Đồ dùng dạy hoc: + GV Một số cái bình đựng nước khác nhau . Bài vẽ của HS năm cũ . + HS : Giấy vẽ, màu, bút chì . III- Hoạt động dạy - học chủ yếu 1.Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Giới thiệu các bình đựng nước khác nhau để HS nhận biết . Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét . - Giới thiệu một số cái bình đựng nước yêu cầu HS nhận xét thảo luận theo nhóm. - Hình dáng của những cái bình này thế nào? - Cái bình có những bộ phận nào ? - Cái bình thường trang trí những gì ? - Bình có màu gì, làm bằng chất liệu gì ? - Ở vị trí của em thấy hình dáng của bình thế nào ? Hoạt động 2: Cách vẽ . - Gợi ý vẽ : Vẽ phác khung hình chung trước . - Đánh dấu các bộ phận, vẽ các nét thẳng . - Vẽ chi tiết các đặc điểm của bình . - Trang trí hoặc vẽ màu theo ý thích của mình - Yêu cầu phải nhìn mẫu để vẽ, sắp xếp trên trang giấy cho phù hợp . - Giới thiệu thêm bài vẽ của HS năm cũ . Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá . - Yêu cầu HS vẽ trên vở giấy A4. - Quan sát HS thực hành, nếu HS nào còn lúng túng GV HD lại . Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá . - Chọn bài yêu cầu HS nhận xét về : - Cách vẽ hình trên giấy, đặc điểm của mẫu , màu sắc, cách trang trí . - Nhận xét chung, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp . Dặn dò :Quan sát trang ảnh nhiều đề tài khác nhau . - Quan sát nhận biết . - Quan sát thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi . - Cái bình to, nhỏ, dài ngắn khác nhau - Miệng, cổ, thân, đế, tay cầm . - Trang trí hoa lá, con vật ..... - Có màu sắc đẹp và làm bằng sành sứ, thuỷ tinh .... - HS nêu ý kiến nhận xét mẫu - Quan sát cách vẽ . - Quan sát tham khảo bài vẽ . - Thực hành trên vở giấy A4. - Nhận xét theo cản nhận . - Ghi nhớ chuẩn bị . Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013. T3.TOÁN (Tiết 162): ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (TT) I/ Mục tiêu : - Biết đọc viết các số có ba chữ số - Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục các đơn vị và ngược lại - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò A. Bài cũ: Bài 5 B. Bài mới : HĐ1:GTB trực tiếp và ghi bảng HĐ2 : HDLuyện tập b1,2,3 Bài 1 : - Gọi Trinh đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu TL nhóm 5 - Tổ chưc thi gắn nhanh - Nhận xét Bài 2 : - Gọi Định đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bảng con - Nhận xét * Xếp các số sau đây heo thứ tự từ bé đến lớn: 325, 552, 225, 233, 322, 255, 522, 235 Bài 3 : - Gọi Trng đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Yêu cầu nhận xét bài làm của bạn. - Gọi HS nêu kết quả bài làm - Nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số trên ? C. Củng cố, dặn dò : - Dãy số: 215, 125, 152, 512 được sáp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: a. 512, 215, 152, 125 b. 512, 215, 125, 152 c. 125, 152, 215, 512 d. 125, 215, 152, 512 - Nhận xét tiết học. - 3 em - 1HS đọc to yêu cầu. - HS làm bài, 2 HS lên bảng làm bài. - Trinh đọc - Thảo luận - Mỗi nhóm cử 2 em tham gia thi gắn nhanh - Định đọc đề bài. - HS làm bài, Định, Tùng, Huy lên bảng làm bài - Tùng đọc đề bài. - HS làm bài, bảng lớp: Trung, Tâm - Nhận xét bài làm ở bảng lớp - 3,4HS trả lời c *********************************************** T4.CHÍNH TẢ : BÓP NÁT QUẢ CAM I/ Mục tiêu : - Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Bóp nát quả cam - Làm được BT(2) a III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1. Bài cũ : Gọi HS đánh vần các từ sau : lặng ngắt, như sắt, cơn giông, lao công. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : HĐ1: GTB trực tiếp và ghi bảng HĐ2 : HD nghe - viết - Đọc và gọi Ý đọc - HD trình bày + Đoạn viết có những dấu câu gi? + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - HD viết : Quốc Toản, liều chết, nghiến răng, xiết chặt, ... - Chữ nào viết liền mạch? - TL bài tập - Gọi Lê đọc yêu cầu bài 2a - Yêu cầu TL nhóm 2 - Thi điền nhanh HĐ3 : Nghe - viết bài vào vở - Yêu cầu mở vở, cầm bút - Đọc từng cụm từ, gõ thước - HD chữa bài. + Bảng lớp + Chấm chéo - Chấm vở 7 em. 3. Củng cố - Dặn dò : - Viết lại những chữ sai thành chữ đúng. - 2 em đánh vần các từ bên. - Nghe và đọc + dấu phẩy và dấu chấm + ... những chữ đầu câu và tên riêng Quốc Toản, Vua - Đánh vần, đọc - mưu. chiếm, liều chết, biết, nên. - Lê đọc thảo luận nhóm đô ... hữ cái còn lại cao mấy li? - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con HĐ3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Yêu cầu HS viết vào vở tập viết H Đ4: Chấm, chữa bài Chấm một số bài.Nhận xét. 6. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh hoàn thành phần luyện viết trong vở tập viết. - HS viết vào bảng con Cao 5 li gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét. Theo dõi GV viết mẫu. HS viết bóng HS viết bảng con Việt Nam thân yêu. V , n,h,y. T Cao 1 li - Viết vào bảng con chữ Việt -Nghe hướng dẫn. - Viết bài. Nộp vở. T3. CHÍNH TẢ (N – V): LƯỢM I/ Mục tiêu : - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ. - Làm được BT2 a II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1. Bài cũ : đàm thoại : âm mưu, lũ giặc, nghiến răng, xiết chặt. - Nhận xét 2. Bài mới : HĐ1: GTB trực tiếp và ghi bảng HĐ2 : HD nghe - viết - Đọc và gọi 2 em đọc 2 khổ thơ đầu. - HD trình bày: + Đoạn viết gồm mấy khổ thơ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Mỗi chữ đầu dòng phải viết như thế nào? + Giữa hai khổ thơ trình bày như thế nào cho đẹp? - Luyện viết : loắt choắt, cái xắc, thoăn thoắt, huýt sáo, ... - Chữ nào viết liền mach ? - TL bài tập - Gọi Duyên đọc yêu cầu bài tập 2a ở bảng phụ. - Yêu cầu TL và thi điền nhanh HĐ3 : HD viết bài vào vở - yêu cầu mở vở, cầm bút - Đọc từng dòng, gõ thước cho HS viết bài. - Chữa bài ở bảng lớp. - Chấm chéo - Chẩm vở 5 - 7 em. 3. Củng cố - Dặn dò : - Sửa lỗi - 2 em - Nghe và 2 em đọc. - HS yếu đánh vần, đọc trơn các từ bên. - 2 khổ, .... 4 dòng, ........ 4 chữ - Viết hoa - Cách nhau 1 hàng - Đánh vầ, đọc - xinh xinh, bé, chim, trên. - Đọc bài ở bảng phụ, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. + 2a : hoa sen, xen kẽ ngày xưa, say sưa cư xử, lịch sử. - Thực hiện yêu cầu - Nghe - viết bài vào vở. Chi viết ở bảng lớp. - Cả lớp. - Đổi vở chấm bằng bút chì - Làm bài tập ở VBT. T4.TNXH: Bài 33 : MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK.Giấy vẽ, bút màu III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Kiểm tra bài cũ:Nêu câu hỏi, gọi 3 học sinh lên bảng. Nhận xét . B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. - Yêu cầu học sinh vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. - Yêu cầu một số học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình. - Tại sao em lại vẽ Mặt Trăng như vậy? - heo các em Mặt Trăng có hình gì ? - Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn/ - Ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời ? Kết luận: Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao. - Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy ? - Theo các em những ngôi sao có hình gì ? - Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ? Nhữn - Những ngôi sao có toả sáng không ? Kết luận: Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Yêu cầu học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao Dặn: Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, Mặt Trời HS1: Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? HS2 thực hành tìm các hướng HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt Trăng. HS giới thiệu tranh. Mặt Trăng có hình tròn. Vào ngày giữa tháng âm lịch. Mát dịu. HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK và đọc câu ghi chú Ngôi sao có dạng như hình đốm lửa. HS tự trả lời theo ý của mình. HS quan sát hình 3, hình 4 đọc câu ghi nhớ. HS tìm và đọc các câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. Mồng một lưỡi lê Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật Mồng sáu thật trăng. Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm2013 T1.TOÁN ( Tiết 165): ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I/ Mục tiêu : - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. - Biết giá trị của biểu thức có 2 dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học) - Biết tìm số bị chia, Tích - Biết giải bài toán có một phép nhân. II/ Đồ dùng dạy học : + Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài 4 III/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò A. Bài cũ: Bài 2,Bài 4 - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : HĐ1: GTB trực tiếp và ghi bảng HĐ2 : HDLuyện tập :b1a, b2 dòng1, b3,b5 Bài 1: Gọi đọc đề bài - Yêu cầu HS nêu miệng Bài 2 : Gọi đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bảng con - Nhận xét chữa bài. - Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong mỗi biểu thức Bài 3: Gọi đọc đề bài - Yêu cầu HS TL và giải vào bảng nhóm - Nhận xét chữa bài. Bài 5: Gọi đọc đề bài - Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ? - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố, dặn dò : Bài 4:Hình nào khoanh vào số hình tròn a. H1 b. H2 c. cả 2 hình - Nhận xét giờ học. - 2 em - 1HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở, 2 HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra. - HS đọc đề bài - HS nêu kết quả - HS đọc - Các nhóm giải và trình bày Giải Số học sinh của lớp 2A là: 3 x 8 = 24 ( học sinh) ĐS : 24 học sinh - HS đọc - Lấy tích chia cho thừa số đã biết - Lấy thương nhân với số chia - 10 HS đọc a T2.Tập làm văn : ĐÁP LỜI AN ỦI - KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN I/ Mục tiêu : - Biết đáp lại lời an ủỉ trong tình huống giao tiếp đơn giản BT1, BT2 - Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em BT3. *GDKNS: - Giao tiếp ứng xử văn hóa. Lắng nghe tích cực. II/ Đồ dùng dạy học : - Kênh hình ở SGK. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò 1. Bài cũ : - 2 HS làm bài tập 1, 2 (tiết TLV tuần 32). - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : HĐ1: GTB trực tiếp và ghi bảng HĐ2 : HD làm bài tập Bài 1 - Gọi Linh nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh. - Gọi 3- 4 nhóm 2 em thực hành đối thoại Bài 2 - Gọi Lê nêu yêu cầu. - Yêu cầu TL nhóm 2 - Gọi một số nhóm nêu Bài 3 - Gọi Hương nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào vở - Gọi HS đọc bài làm 3. Củng cố - Dặn dò : - Hoàn thành bài tập trong vở bài tập. - 2 HS thực hiện theo yêu cầu. - Linh nêu yêu cầu - HS quan sát tranh, đọc thầm lời an ủi, lời đáp. - 3 - 4 cặp HS thực hành đối thoại trước lớp. - Lê đọc, cả lớp theo dõi bảng phụ VD : a) Dạ, em cảm ơn cô. b) Mình hi vọng nó sẽ trở về. c) Cháu cảm ơn bà. Cháu hi vọng ngày mai nó sẽ trở về. - Hương nêu - Làm bài. - 4,5 em đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ********************************** T3.Đạo đức. Bài : MỘT NGÀY VÌ BẠN NGHÈO ( Dành cho địa phương ) A. MỤC TIÊU. 1. HS hiểu:Vì sao cần giúp đỡ bạn nghèo.Cần làm gì để giúp đỡ bạn nghèo.Những bạn nghèo có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. 2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ bạn nghèo tuỳ theo khả năng của bản thân. 3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với bạn nghèo. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. GIÁO VIÊN HỌC SINH *HĐ1: Quan sát tranh. -GV treo tranh và cho cả lớp quan sát nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. -ND tranh: Các bạn góp tập vở, quần áo, cặp sách.... -GV hỏi: Tranh vẽ gì? Các bạn làm việc đó để làm gì? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? -GV cho từng cặp HS thảo luận. -Cho đại diện các nhóm trình bày bổ sung ý kiến. -GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn nghèo để thể hiện tình cảm bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau khi bạn gặp khó khăn. *HĐ2: Thảo luận cặp đôi. -GV yêu cầu các cặp thảo luận nêu những việc làm có thể để giúp đỡ bãn nghèo. -Gọi một vài HS trình bày kết quả trước lớp. -Cho cả lớp bổ sung tranh luận. -GV kết luận: Tuỳ theo khả năng và điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ bạn nghèo bằng những các khác nhau có thể tặng cho bạn quần áo cũ, tặng bạn tập vở, sách, cặp.....hoặc góp tiền giúp bạn nghèo. *HĐ3: Làm phiếu bài tập: -Cho HS làm phiếu bài tập. *Nội dung phiếu: Điền dấu x vào trước ý kiến đúng: a) Giúp đỡ bạn nghèo là việc làm mà tất cả HS đều nên làm. b) Chỉ cần giúp đỡ bạn nghèo trong lớp mình. c) Phân biết đố xử với bạn nghèo là vi phạm quyền trẻ em. d) Giúp đỡ bạn nghèo là làm bớt đi những khó khăn cho bạn. -Chấm một số bài, nhận xét. -Cho HS bày tỏ ý kiến. *HĐ4: Liên hệ thực tế. -Ở trường từ đầu năm em đã tham gia những hoạt động nào để giúp đỡ bạn nghèo? C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: -Nhận xét tiết học. -Tuyên dương những bạn ngoan, tích cực phát biểu. -Quan sát tranh. -HS thảo luận theo cặp. -Một vài HS trình bày ý kiến. -HS kể cho nhau nghe những việc làm có thể giúp đỡ bạn nghèo. -4, 5 HS trình bày ý kiến. -HS khác bổ sung ý kiến. -Lắng nghe. -Cả lớp làm bài. -HS kể các hoạt động. VD: Góp tiền ủng hộ các bạn nghèo trong thành phố. -Hoạt động “Một ngày vì bạn nghèo” ủng hộ tiền, để giúp đỡ các bạn nghèo trong trường. -Hoạt động: “Làm kế hoạch nhỏ” thu gom vỏ lon bia ủng hộ bạn nghèo. *************************************** T4.SINH HOẠT LỚP KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN 33 I.Mục tiêu: - Nhận xét việc thực hiện các mặt nề nếp trong tuần - Phương hướng tuần sau - Sinh hoạt văn nghệ II/ Chuẩn bị: Sổ theo dõi thi đua của các tổ. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hoạt động 1: Hát 2 bài. - Hoạt động 2 : + Tổng kết các hoạt động trong tuần . +Mời đại diện các tổ báo cáo điểm thi đua trong tuần Lớp nhận xét, bổ sung. + Giáo viên nhận xét chung các mặt thi đua của các tổ - Chuyên cần: HS đi học chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ. - Xếp hàng, đồng phục: xếp hàng nghiêm túc trước khi vào lớp. - Học tập: Học bài, làm bài ,chữ viết: học bài và làm bài tương đối đầy đủ trước khi tới lớp. - Hoạt động 3: Phương hướng tuần sau Khắc phục hạn chế tuần qua. Thực hiện thi đua giữa các tổ. Văn nghệ: Tập biểu diễn một bài hát đã học . -Hoạt động 4 - Sinh hoạt văn nghệ Đại diện các tổ báo cáo điểm thi đua trong tuần -HS nghe -HS nghe và ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: