Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29 - Trường TH Biển Bạch Đông

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29 - Trường TH Biển Bạch Đông

TẬP ĐỌC

NHỮNG QUẢ ĐÀO

I) Mục đích yêu cầu

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

* GD KNS:

- Tự nhận thức.

_ Xác định giá trị bản thân.

II) Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK

 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc

 

doc 33 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần số 29 - Trường TH Biển Bạch Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 29
(từ ngày 18 /03 đến ngày 22 /03/2013)
Thứ
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Lồng ghép
2
18/03
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
1
2
3
4
Những quả đào
Những quả đào
Các số từ 111 đến 200
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
GD KNS
THMT + KNS + TT HCM
3
19/03
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Thủ công
1
2
3
4
Những quả đào
Các số có 3 chữ số
Những quả đào
Làm vòng đeo tay (TT)
GD KNS
4
20/03
Tập đọc
Toán
Luyện từ và câu
1
2
3
Cây đa quê hương
So sánh các số có 3 chữ số
Từ ngữ về cây cối. Câu hỏi để làm gì?
TH BVMT
5
21/03
Tập viết
Toán
TN & XH
1
2
3
Chữ hoa A (kiểu 2)
Luyện tập
Một số loài vật sống dưới nước
GD KNS
6
22/03
Chính tả
Toán
Tập làm văn
HĐTT
1
2
3
Hoa phượng
Mét
Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi.
GD KNS
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I) Mục đích yêu cầu
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
* GD KNS:
- Tự nhận thức.
_ Xác định giá trị bản thân.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc
III) Hoạt động dạy học Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL bài thơ, trả lời câu hỏi:
 + Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
 - HS quan sát tranh SGK hỏi:
 + Tranh vẽ những gì?
 Hôm nay các em sẽ đọc truyện “ những quả đào”. Qua truyện này, các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện được ông mình cho những quả đào rất ngon đã dùng những quả đào đó như thế nào?
 - Ghi tựa bài
b) Luyện đọc
* Đọc mẫu: lời kể khoan thai, rành mạch, giọng ông: ôn tồn, hiền hậu, hồ hở khi chia quà cho các cháu thân mật, ấm áp, khi hỏi các cháu ăn đào có ngon không? Ngạc nhiên khi hỏi Việt vì sao không nói gì, cảm động phấn khởi Việt có tấm lòng nhân hậu. Giọng Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu; Vân: ngây thơ; Giọng Việt: lúng túng, rụt rè.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu
 - Đọc từ khó: cái vò, làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thơ dại, nhân hậu, thốt. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải. Giải thích thêm các từ: nhân hậu( thương người đối xử có tình nghĩa với mọi người).
+ GV giải nghĩa từ.
+ Cái vò: (đồ dựng bằng đất nung, miệng tròn, thân phình ra, đáy thót lại)
+ Hài lòng: (vừa ý, ưng ý)
+ Thơ dại: ( còn bé quá, chưa biết gì)
+ Thốt: ( bật ra thành lời một cách tự nhiên)
 - Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn.
 - Đọc đoạn theo nhóm
 - Thi đọc giữa các nhóm( CN, từng đoạn).
 - Nhận xét tuyên dương
- Hát vui
- Cây dừa
- HTL bài thơ, trả lời câu hỏi
- Phát biểu
- Phát biểu
- Nhắc lại
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc nhóm
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
C) Hướng dẫn tìm hiểu bài
 * Câu 1: Người ông dành những quả đòa cho ai?
 * Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
 - Cô bé Xuân làm gì với những quả đào?
 - Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?
 - Việt đã làm gì với quả đào?
 * Câu 3:
 - Ông nhận xét gì về Xuân?
 - Ông nói gì về Vân? Vì sao ông nói như vậy?
 - Ông nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy?
 * Câu 4: Em thích nhân vật nào? Vì sao?
D) Luyện đọc lại
 - 2 nhóm HS phân vai thi đọc lại câu chuyện.
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Qua câu chuyện em cần học ở nhân vật nào?
 - GDHS: Thương yêu và giúp đỡ tất cả mọi người.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về luyện đọc lại bài. Xem bài mới
- Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Xuân đem hạt đào trồng vào một cái 
Vò.
- Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
- Việt dành quả đào cho Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào ở bàn và về.
- Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây
- Ông nói Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân ham ăn, ăn hết phần của mình mà vẫn còn thèm.
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
- Phát biểu
- Thi đọc theo vai
- Nhắc lại
- Phát biểu
TOÁN
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I) Mục tiêu
 - Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
 - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
 - Các bài tập cần làm: bài 1, 2( a), 3. Bài 2( b, c) dành cho HS khá giỏi.
II) Đồ dùng dạy học
 - Bộ toán thực hành GV + HS
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 3.
 - Bảng nhóm
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập
 - Nhận xét ghi điểm
 103 106
 105 > 101 104 < 108
3) Bài mới
a) Giới thiệu đọc và viết số từ 111 đến 200.
 - Làm việc cả lớp
 - Học tiếp các số và trình bày bảng như SGK.
Trăm
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
3
4
111
112
113
114
- Một trăm mười một
- Một trăm mười hai
- Một trăm mười ba
- Một trăm mười bốn
* Viết và đọc số 111
 - HS xác định số trăm, chục, đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số điền vào ô trống.
 - HS nêu cách đọc.
* Viết và đọc số 112.
 - Hướng dẫn HS làm việc như số 111 các số còn lại trong bảng.
 - Làm việc cá nhân
 + Nêu tên số, HS lấy các hình vuông( trăm) các HCN( chục) và đơn vị( ô vuông) để được hình ảnh trực quan của số đã cho.
 - HS thao tác trên đồ dùng trực quan các số 132, 142, 121, 172.
 - Nhận xét sửa sai
b) Thực hành
* Bài 1: Viết( theo mẫu).
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Các em làm tương tự như bài mẫu.
 - HS làm bài tập theo nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
110
Một trăm mười
111
Một trăm mười một
117
Một trăm mười bảy
154
Một trăm năm mươi bốn
181
Một trăm tám mươi mốt
195
Một trăm chín mươi lăm
* Bài 2: Số?
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: Các em điền các số còn thiếu trong các tia số.
 - HS làm bài tập bảng con + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
111 113 115 117 119
 | | | | | | | | | | 
 112 114 116 118 120
121 123 125 127 129
 | | | | | | | | | | 
 122 124 126 128 130
 - Bài b, c dành cho HS khá giỏi
* Bài 3: Điền dấu
 - HS đọc yêu cầu
 - HS nêu cách làm
 - HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
 123 < 124 120 < 152
 129 > 120 186 = 186
 126 > 122 135 > 125
 136 = 136 148 > 128
 155 < 158 199 < 200
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS chơi xếp thứ tự các số từ bé đến lớn như phần bài học.
 - GDHS: So sánh các số cẩn thận để điền dấu cho đúng.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Các số từ 101 đến 110.
- Làm bài tập bảng lớp
- Một trăm mười một
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập theo nhóm
- Trình bày
- Đọc yêu cầu
- Làm bài tập bảng lớp + bảng con
- Đọc yêu cầu
- Nêu cách làm
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Nhắc tựa bài
- Chơi trò chơi
ĐẠO ĐỨC
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Tiết 2)
I) Mục tiêu
 - Biết: mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
 - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
* Tích hợp môi trường.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh
* GD KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với người khuyết tật.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa trong VBT
 - Cờ, xanh, đỏ.
 - Tranh ảnh nói về giúp đỡ người khuyết tật
III) Hoạt động dạy học Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Chúng ta cần làm gì đối với người khuyết tật?
 + Em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng cách nào?
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học đạo đức bài: Giúp đỡ người khuyết tật.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 - Tình huống: Đi học vè đến đầu làng thì Thủy và Quân gặp một người bị hỏng mắt Thủy chào “ chúng cháu chào chú ạ”. Người đó bảo: “ chú chào các cháu”. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với. Quân liền bảo: “ Về nhanh để xem phim hoạt hình trên ti vi cậu ạ”. Nếu em là Thủy, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
 - HS thảo luận theo cặp
 - HS trình bày
=> Kết luận: Thủy nên khuyên bạn cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến nhà cần tìm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
 - HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
 - HS thảo luận
 - Khen HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
=> Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
 - GDHS: Yêu mến và giúp đỡ mọi người nhất là người khuyết tật để họ không cảm thấy cô đơn.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới 
- Hát vui
- Giúp đỡ người khuyết tật
- Chúng ta cần quan tâm giúp đỡ người khuyết tật.
- Giúp đỡ tùy theo khả năng của mình.
- Nhắc lại
- Thảo luận
- Trình bày
- Thảo luận nhóm
- Nhắc tựa bài
- Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt đau khổ, thiệt thòi.
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013
KỂ CHUYỆN
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I) Mục đích yêu cầu
 - Bước đầu tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu.
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.
 - HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện.
* GD KNS:
- Tự nhận thức.
_ X ... 
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học TNXH bài: Một số loài vật sống dưới nước.
 - Ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Làm việc SGK 
 - Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình SGK và trả câu hỏi:
 + Chỉ, nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ.
 - HS thảo luận theo câu hỏi:
 + Con nào sống ở nước ngọt con nào sống ở nước mặn?
 - HS thảo luận
 - HS trình bày
 - Nhận xét ghi bảng
1. cua 4. trai (nước ngọt)
2. cá vàng 5. Tôm ( nước ngọt)
3. cá quả 6. cá mập
 - Ở trên cùng bên trái trong sách (phía trên bên phải là cá ngừ, sò, ốc, tôm  ) phía dưới bên trái là đôi cá ngựa.
 - Nhận xét bổ sung.
 - Giới thiệu: các hình ở trang 60 là các con vật sống ở nước ngọt và trang 61 là các con vật sống ở nước mặn.
=> Kết luận: có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông). Có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
* Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước mà HS sưu tầm.
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - HS đem tranh ảnh đã sưu tầm để cùng quan sát và phân loại.
 + Loài vật sống ở nước ngọt.
 + Loài vật sống ở nước mặn.
 - HS báo cáo
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS thi tiếp sức ghi tên các loài vật sống dưới nước.
 - Nhận xét tuyên dương
 - GDHS: các loài vật sống ở dưới nước đều có ích cho con người, cần phải bảo vệ chúng.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Một số loài vật sống trên cạn
- Kể tên
- Nhắc lại
- Quan sát
- Thảo luận
- Thảo luận
- Trình bày
- Thảo luận
- Báo cáo
- Nhắc tựa bài
- Thi tiếp sức
Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
HOA PHƯỢNG
I) Mục đích yêu cầu
 - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
 - Làm được bài tập 2 a/ b.
II) Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 a.
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp, KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp + nháp các từ: còn thèm, làm vườn, nhân hậu.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Để các em biết cách trình bày bài thơ 5 chữ và làm đúng các bài tập. Hôm nay các em học chính tả bài: Hoa phượng.
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
 - Đọc bài chính tả
 - HS đọc lại bài
* Hướng dẫn nắm nội dung bài
 - Bài thơ là lời của ai nói với ai?
 - Lời nói của bạn nhỏ thể hiện điều gì?
* Hướng dẫn nhận xét
 - Mỗi câu thơ có mấy tiếng?
 - Trình bày bài viết như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
 - HS viết bảng con từ khó, kết hợp phân tích tiếng các từ: lấm tấm, chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực, dãy phố.
* Viết chính tả
 - Lưu ý HS: chữ đầu mỗi câu viết hoa lùi vào 2 ô. Ngồi viết, cầm viết, để vở cho ngay ngắn.
 - Đọc bài, HS viết vào vở.
 - Quan sát uốn nắn HS.
* Chấm, chữa bài
 - Đọc bài cho HS soát lại
 - HS tự chữa lỗi
 - Chấm 4 vở của HS nhận xét 
c) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2 a: HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em điền vần in/ inh vào các chỗ trống.
 - HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
 Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng, chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết bảng lớp các lỗi mà lớp viết sai nhiều.
 - Nhận xét sửa sai
 - GDHS: viết cẩn thận, rèn chữ viết, để viết đúng, đẹp.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà chữa lỗi
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Những quả đào
- Viết bảng lớp + nháp
- Nhắc lại
- Đọc bài chính tả
- Lời của bạn nhỏ nói với bà.
- Thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
- Mỗi câu có 5 tiếng
- Viết hoa lùi vào 2 ô.
- Viết bảng con từ khó
- Viết chính tả
- Chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp
- Nhắc lại tựa bài
- Viết bảng lớp
TOÁN
MÉT
I) Mục tiêu
 - Biết mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 - Biết được quan hệ giũa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề - xi – mét, xăng – ti – mét.
 - Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
 - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
 - Các bài tập cần làm: bài 1, 2, 4. Bài 3 dành cho HS khá giỏi.
II) Đồ dùng dạy học
 - Thước mét có chia vạch cm và dm.
 - 1 sợi dây dài 3 mét
 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 4.
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS viết số bảng lớp + bảng con
 375, 365, 974, 890
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Ôn tập, kiểm tra
* Yêu cầu HS:
 - Hãy chỉ trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm.
 - Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm
 - Hãy chỉ các đồ vật trong lớp có độ dài 1 dm.
b) Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thước kẻ
* Hướng dẫn quan sát thước kẻ.
 - Trên thước có vạch chia từ 0 đến 100 và giới thiệu: độ dài đoạn thẳng này là 1 mét.
 - Vẽ lên đoạn thẳng 1 dm (nối 2 điểm từ vạch 0 đến 100) và nói: độ dài đoạn thẳng là 1 mét.
 Mét là đơn vị đo độ dài: mét viết tắt là m.
 - HS dùng thước 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
 + Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy dm?
 - Một mét bằng 10 đê – xi – mét và ghi bảng 10 dm = 1m; 1m = 10 dm.
 - HS quan sát các vạch chia trên thước và trả lời câu hỏi:
 + Một mét dài bao nhiêu xăng – ti – mét?
 - Một mét bằng 100 cm ghi bảng:
1 m = 100 cm
 - HS nhắc lại
 - Độ dài 1 mét được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước kẻ?
 - HS quan sát tranh SGK
c) Thực hành
* Bài 1: Số?
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn các em điền số vào các chỗ chấm.
 - HS làm bài tập bảng con + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
 1 dm = 10 cm 100 cm = 1 m
 1 m = 100 cm 10 dm = 1 m
* Bài 2: Tính?
 - HS đọc yêu cầu
 - Lưu ý HS: làm tính xong điền đơn vị vào cho đúng.
 - HS làm bài vào vở + bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
17 m + 6 m = 23 m 15 m – 6 m = 9 m
8 m + 30 m = 38 m 38 m – 24 m = 14 m
47 m + 18 m = 65 m 74 m – 59 m = 15 m
* Bài 3: Bài toán
 Dành cho HS khá giỏi
* Bài 4: Viết cm hoặc m
 - HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn: các em ước lượng và đoán độ dài các vật đã cho để điền cm hoặc m cho đúng.
 - HS thảo luận nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
a) Cột cờ trong sân trường cao 10 m
b) Bút chì dài 19 cm
c) Cây cau cao 6 m
d) Chú Tư cao 165 cm
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS cầm sợi dây ước lượng độ dài sợi dây
 - HS lên kiểm tra
 - HS làm bài tập bảng con
 - Nhận xét sửa sai
1 m = 10 dm
 1 m = 100 cm
1 dm = 10 cm
 - GDHS: Xác định đơn vị đo chính xác và làm tính cẩn thận
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Luyện tập
- Viết số
- Thực hành
- 10 dm
- Quan sát
- 100 cm
- Nhắc lại
- Từ vạch 0 đến 100
- Quan sát
- Đọc yêu cầu
- Làm bài bảng lớp + bảng con
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở + bảng lớp 
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Nhắc tựa bài
- Ước lượng
- Kiểm tra
- Làm bài bảng con
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CHIA VUI.
NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
I) Mục đích yêu cầu
 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
 - Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương
 (BT2).
* GD KNS:
- Giao tiếp, ứng xử văn hoá.
- Lắng nghe tích cực.
II) Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi a, b, c.
III) Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS thực hành nói lời chúc mừng và đáp lại lời chúc mừng.
 HS1: Chúc mừng bạn năm nay đạt học sinh giỏi huyện.
 HS2: Chúc mừng bạn năm nay được hạng nhất.
 - Nhận xét ghi điểm
3) Bài mới
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học tập làm văn bài mới.
 - Ghi tựa bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: miệng
 - HS đọc yêu cầu
 - HS thảo luận theo cặp để nói lời chia vui và lời đáp lại.
 - HS thực hành
a) HS1: Chúc mừng sinh nhật bạn. Mong bạn luôn vui vẻ và học tập thật giỏi.
b) HS1: Năm mới bác chúc bố mẹ cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, chúc cháu học giỏi chóng lớn.
c) HS1: Cô rất mừng vì lớp ta năm nay đoạt giải về mọi hoạt động. Chúc các em giữ vững và phát huy thành tích này trong năm mới.
 - Nhận xét tuyên dương
* Bài 2: miệng
 - HS đọc yêu cầu
 - HS quan sát tranh minh họa và nói về tranh.
 - Kể 3 lần: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng các từ ngữ: vứt lăn lóc, hết lòng chăm sóc, sống lại, nở, thật to, lộng lẫy, niềm vui, cảm động, tỏa hương, thơm nồng nàn.
 - Kể lần 1: dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh, đọc các câu hỏi.
 - Kể lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
 - Kể lần 3.
 - Nêu lần lượt các câu hỏi:
a) Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
b) Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào? 
c) Về sau, cây hoa xin trời điều gì?
d) Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
 - HS kể lại câu chuyện
 - Nhận xét tuyên dương
4) Củng cố
 - HS nhắc lại tựa bài
 + Câu chuyện trên ca ngợi lòng biết ơn của ai đối với ai?
 - GDHS: vui vẻ trong giao tiếp hàng ngày, chăm sóc và bảo vệ các loài cây hoa.
5) Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà tập kể lại câu chuyện.
 - Xem bài mới
- Hát vui
- Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối
- Thực hành
- HS2: Cảm ơn bạn
- HS2: Cảm ơn bạn
- Nhắc lại
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận
- Thực hành
- HS2: Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh của mình.
- HS2: Cháu cảm ơn bác. Cháu chúc hai bác năm mới luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
- HS2: Chúng em cảm ơn cô chúng em hứa năm mới sẽ cố gắng ạ.
- Đọc yêu cầu
- Trả lời
- Vì ông lão nhặt cây hoa vứt lăn lóc ven đường về trồng, hết lòng chăm sóc cho cây sống lại, nở hoa.
- Cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lộng lẫy.
- Cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Kể chuyện
- Nhắc tựa bài
- Của cây hoa đối với ông lão

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 29.doc