Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 30

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 30

Tuần 30

 Thứ hai

Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câuvà cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4, 5. Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 2.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 - Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
 Thứ hai	
Tập đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câuvà cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4, 5. Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 2.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài “Cây đa quê hương” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- Cho học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Giáo viên liên hệ GTB.
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu 
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc câu.
- Hướng dẫn luyện đọc
* Từ: quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến, mừng rỡ.
* Câu: 
. Các cháu chơi có vui không?/
. Các cháu ăn có no không?
. Các cô có mắng phạt các cháu không?
. Các cháu có thích ăn kẹo không?/
. Các cháu có đồng ý không?/
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc
Tiết 2:
c. Tìm hiểu bài
Hỏi:
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Hỏi học sinh khá giỏi: - Bác hỏi các em học sinh những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
d. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Cho học sinh đọc theo vai trong nhóm 
- Cho một số nhóm đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
3.Củng cố- dặn dò :
- Bài văn cho biết điều gì?
TK: Hồi Bác còn sống dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để thăm hỏi, quan tâm đến thiếu nhi, không có ai yêu thiếu nhi bằng Bác. Để đáp lại tình yêu thương của Bác, chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi.
- Học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Đọc nối tiếp mỗi học sinh một câu
- Học sinh đọc CN- ĐT
- Học sinh đọc nối tiếp đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ (như SGK).
- Học sinh luyện đọc trong nhóm
- Cử đại diện nhóm cùng thi đọc đoạn 
- Cả lớp nhận xét , bình chọn
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa
- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cô có mắng phạt các cháu không? Các cháu có thích ăn kẹo không?
- Bác rất quan tâm đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phát cho các em
- Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho những người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan/ 
- Đọc theo vai trong nhóm 
- Các nhóm thi đọc phân vai – Nhận xét 
Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở của các cháu, Bác luôn khuyên các cháu phải thật thà, dũng cảm.
- Học sinh tự nêu
Toán (Tiết 146)
KI-LÔ-MÉT
I. Mục tiêu. 
 - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.
 - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn các bài tập.
 Bảng đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh làm ở bảng con:
 1m = dm 1 m = cm
- Giáo viên nhận xét .
2. Bài mới
 a. Giới thiệu Kilômét
- Các em đã được học đơn vị đo độ dài: m, dm, cm. Trong thực tế, để đo độ dài con đường, khoảng cách giữa hai tỉnh hoặc giữa hai đia phương người dùng đơn vị đo độ dài lớn hơn là Ki lô mét
- GV kết luận: Người ta dùng đơn vị ki lô mét để đo khoảng cách giữa hai nơi cách xa nhau
- Ki lô mét người ta viết tắt là: km (chú ý chữ viết thường)
- Vậy các em có biết 1 km bằng bao nhiêu m không?
- GV vừa hỏi vừa viết lên bảng :
 1km = 1000 m
- Cho HS đọc lại những ý vừa viết trên bảng
c. Luyện tập
Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương 
Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho từng cặp học sinh hỏi đáp ở nhóm.
- Giáo viên nêu câu hỏi - Gọi học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương
 Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên chia nhóm 5 học sinh .
- Yêu cầu học sinh thảo luận – Trình bày 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố 
 - Ki lô mét là đơn vị để làm gì? Ki lô mét được kì hiệu như thế nào? 
1 km =  m? 1m =  dm? 1m =... cm?
- Nhận xét tiết học. 
- Học sinh làm ở bảng con
 1m = 10dm 1 m = 100cm
- Học sinh đọc lại
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Nhóm thảo luận làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng sửa bài.
1km = 1000 m 1000 m = 1km 
1m = 10 dm 10dm = 1m
1m = 100cm 10cm = 1dm 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Từng cặp học sinh hỏi đáp ở nhóm 
- Nêu kết quả:
. Quãng đường từ A đến B dài 23km
. Quãng đường từ B đến D dài 90km
. Quãng đường từ C đến A dài 65km
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh thảo luận – Trình bày – Nhận xét.
Quảng đường
Dài
Hà Nội – Cao Bằng
Hà Nội – Lạng Sơn
Hà Nội – Hải Phòng
Hà Nội – Vinh
Vinh – Huế
Thành phố HCM - Cần Thơ
Thành phố HCM - Cà Mau
 285 km
 169km
 102km
 308km
 368km
 174km
 354km
- Ki lô mét là đơn vị để đo độ dài.
1 km = 1000 m 1m = 10dm 
1m = 100cm
Thứ ba
Kể chuyện (Tiết 30)
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
 I. Mục tiêu. 
 - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện 
 - Học sinh khá giỏi kể lại được cả câu chuyện và kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ.
 II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ câu chuyện.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh kể chuyện “Những quả đào” theo vai.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Cho học sinh quan sát lần lượt từng tranh, Nêu nội dung tranh.
- Sau mỗi tranh, cho học sinh kể lại từng đoạn tương ứng
- Cho học sinh tập kể theo nhóm 3 học sinh 
- Một số nhóm kể trước lớp (mỗi em kể 1 đoạn)
- Nhận xét - tuyên dương
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- Cho học sinh khá giỏi xung phong kể cả câu chuyện.
- Nhận xét - tuyên dương
* Kể lại đoạn cuối của câu chuyện theo lời của bạn Tộ:
- Cho học sinh khá giỏi xung phong kể 
- Nhận xét - tuyên dương
3.Củng cố : 
Hỏi: Bạn Tộ có đức tính gì đáng khen?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh .
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- 5 học sinh lên bảng kể theo vai.
- Quan sát lần lượt từng tranh, Nêu nội dung tranh.
- Một – hai học sinh kể - Nhận xét.
- Học sinh tập kể theo nhóm. 
- Một số nhóm kể trước lớp – Nhận xét.
- Một số học sinh kể cả câu chuyện- Nhận xét 
- Một số học sinh kể - Nhận xét
- Tộ có tính thật thà, dũng cảm.
Toán (Tiết 147)
MI-LI-MÉT
I. Mục tiêu. 
 - Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét.
 - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
 Thước kẻ có vạch chia mm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng, cả lớp làm vào bảng con: So sánh
 267 km  276 km; 324 km  322 km,
 278 km  278 km
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu Milimét
Hướng dẫn tìm hiểu đơn vị đo milimét:
- Cho học sinh kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- GV cho HS quan sát 1 cm (từ o đến 1) và hỏi
- Trong đoạn 1 cm các em thấy có những gì? Các vạch đó được chia như thế nào?
- GV kết luận: Vậy các vạch được chia đều nhau trong 1 cm thì đó chính là mi li mét và đó là đơn vị đo độ dài
- Đơn vị mi li mét được viết tắt là: mm
- 1cm bằng bao nhiêu mm?
- GV ghi lên bảng: 1 cm = 10 mm 
- Vậy 1m bằng bao nhiêu mm?
- Giáo viên cho học sinh xem lại SGK và đọc lại những ý ghi trong SGK
b. Luyện tập
Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương 
Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
Bài 4: Tập ước lượng độ dài
- Giáo viên chia lớp thành nhóm 
- Cho các nhóm thảo luận – Trình bày – Nhận xét.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng
3. Củng cố 
- Hỏi: 1m =  mm? 1 cm =  mm? 1 dm =  mm?
- Nhận xét tiết học. 
- 3 học sinh lần lượt lên bảng- Cả lớp làm vào bảng con
 267 km 322 km,
 278 km = 278 km
- Học sinh nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học cm, dm, m, km
- Các vạch nhỏ chia 1cm thành 10 phần bằng nhau.
1 cm = 10 mm
1m = 1000mm
- HS đọc lại các nội dung ở SGK.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Nhóm thảo luận và làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng sửa bài.
1cm = 10 mm 1000 mm = 1m 
5cm = 50 mm 1m = 1000 mm
10 mm = 1cm 3cm = 30 mm 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Nêu kết quả:
. Đoạn thẳng MN dài 60mm
. Đoạn thẳng AB dài 30mm
. Đoạn thẳng CD dài 70mm
- Các nhóm thảo luận – Trình bày – Nhận xét.
a. Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10 mm.
b. Bề dày chiếc thước kẻ dẹt là 2 mm.
c. Chiều dài chiếc bút bi là 15 cm.
 1m = 1000 mm; 1 cm = 10 mm
 1 dm = 100 mm
Chính tả (Tiết 59)
Nghe viết: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
 Phân biệt: TR / CH , ÊT / ÊCH. 
 I. Mục tiêu. 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng nội dung đoạn văn trong bài “Ai ngoan sẽ được thưởng”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tr / ch , êt / êch. 
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn đoạn văn và các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết: chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực.
- N ...  học sinh viết vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên chấm bài 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi
- Tổ chức cho học sinh thi viết đẹp viết nhanh chữ M - Mắt 
- Dặn học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
- 1 học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Cao 5 li, rộng 6 li.
- Gồm 3 nét. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh viết bảng con chữ M từ 2, 3 lần. 
- Học sinh đọc cụm từ. 
- Chữ M, g, h cao 2 li rưỡi, t cao 1 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li.
- Luyện viết chữ Mắt vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt 2 học sinh thi viết
Toán (Tiết 149)
VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ
 I. Mục tiêu. 
 - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Các bảng ô vuông và các cột ô vuông 
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đếm các số:
 . Từ 197 đến 210.
 . Từ 989 đến 1000.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Hướng dẫn phân tích:
- Giáo viên ghi số 357.
- Yêu cầu học sinh biểu diễn số 357 bằng ô vuông.
- Số đó có mấy trăm? Mấy chục? Mấy đơn vị?
- GV ghi lên bảng: 357 gồm có 3 trăm 5 chục 7 đơn vị
- GV nêu tiếp khi ta viết dưới dạng tổng thì viết như sau: 357 = 300 + 50 + 7
- Yêu cầu học sinh phân tích, viết thành tổng các số 529, 736, 412
- Hỏi: Số 820 có mấy trăm? Mấy chục? Mấy đơn vị?
- Tương tự với số 705.
- GV nêu các số này cần chú ý là: Khi các số ở hàng chục hoặc hàng đơn vị mà là chữ số 0 thì ta không ghi nó vào tổng. Ví dụ: 820 gồm có 8 trăm 2 chục o đơn vị; Khi viết dưới dạng tổng thì
 820 = 800 + 20
- Yêu cầu học sinh viết số 705 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
c. Luyện tập
 Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
 Bài 2: Viết số dạng tổng
- Giáo viên đọc số cho học sinh viết vào bảng con
- Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Tổ chức trò chơi: “Nối tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 6 học sinh.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
- Gọi học sinh đọc số, phân tích thành tổng số 936, 780, 603.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 học sinh đếm.
- Học sinh biểu diễn số 357 bằng ô vuông.
- Gồm 3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị.
- Học sinh thực hiện.
- Gồm có 8 trăm 2 chục 0 đơn vị
- Gồm có 7 trăm 0 chục 5 đơn vị
- Học sinh viết vào bảng con: 
 705 = 700 + 5
- Học sinh làm vào vở - lên bảng sửa bài.
237 = 200 + 30 + 7
164 = 100 + 60 + 4
352 = 300 + 50 + 2
658 = 600 + 50 + 8
- Học sinh làm vào bảng con.
978 = 900 + 70 + 8
835 = 800 + 30 + 5
509 = 500 + 9
- Học sinh làm vào vở
- Tham gia trò chơi
600 + 30 + 2
975
900 + 70 + 5
632
800 + 40 + 2
842
500 + 5
731
700 + 30 + 1
980
900 + 80 
505
- Học sinh viết vào bảng con
Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 30)
NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
 I. Mục tiêu. 
 Nghe và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối; viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở bài tập 1. 
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn các câu hỏi.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”
- Nhận xét cho điểm..
2. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài 1: Nghe và trả lời câu hỏi.
- Cho học sinh quan sát – Nêu nội dung tranh
- Giáo viên giới thiệu câu chuyện “Qua suối”
- Giáo viên kể chuyện ( 2 lần)
- Gọi học sinh đọc câu hỏi.
- Giáo viên kể chuyện lần 3.
- Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi
a/ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b/ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c/ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d/ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
-Nhận xét kết luận.
* Bài 2: Viết câu trả lời.
- Yêu cầu học sinh viết câu trả lời của câu d vào vở.
- Gọi học sinh đọc bài viết.
- Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3.Củng cố : 
- Hỏi: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Học sinh kể.
- Học sinh quan sát và nêu.
- Học sinh đọc 4 câu hỏi.
- Học sinh trả lời – Nhận xét – bổ sung.
a/ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi công tác.
b/ Có chuyện xảy ra với anh chiến sĩ là khi qua suối, một chiến sĩ xẩy chân bị ngã vì một hòn đá bị kênh.
c/ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người khác qua suối không bị ngã nữa.
d/ Câu chuyện Qua suối nói lên Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn bảo kê lại hòn đá để người qua sau không bị ngã nữa.
- Học sinh viết vào vở.
- Một số học sinh đọc – Nhận xét.
- Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. Cần quan tâm đến mọi người xung quanh. Phải biết quan tâm đến người khác.
Toán (Tiết 150)
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000.
 I. Mục tiêu. 
 - Biết các làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
 - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Các bảng ô vuông và các cột ô vuông 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đọc – phân tích thành tổng các số: 657, 702, 910.
- Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
 b. Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số:
- Giáo viên ghi phép tính: 
 326 + 253 =?
- Yêu cầu học sinh biểu diễn hai số trên bằng ô vuông.
- Giáo viên nêu: Để thực hiện phép cộng hai số này, ta gộp chúng lại.
- 326 ô vuông cộng với 253 ô vuông được bao nhiêu ô vuông?
- Vậy 326 + 253 = ?
- Tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính ở bảng con
- Gọi học sinh nêu lần lượt cách thực hiện
- Giáo viên ghi lên bảng theo cột dọc
+
326
253
579
6 cộng 3 bằng 9, viết 9
2 cộng 5 bằng 7, viết 7
3 cộng 2 bằng 5, viết 5
c. Luyện tập
Bài 1: Gọi học sinh đoc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm vào vở 
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét và sửa chữa
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Giáo viên lần lượt đọc các phép tính cho học sinh làm vào bảng con
- GV kiểm tra và nhận xét, sau mỗi phép tính (cách đặt tính và tính kết quả)
Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh .
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
3. Củng cố dặn dò
- Muốn cộng một số có ba chữ số với số có ba chữ số ta bắt đầu tính từ đâu? 
- Nhận xét tiết học. 
- 3 học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh quan sát và nêu: Được 579 ô vuông.
326 + 253 = 579
- Có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị.
- Học sinh thực hiện ở bảng con.
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm vào vở
- Lên bảng sửa bài.
+
235
+
637
+
503
+
408
+
 67
451
162
354
31
132
686
799
857
439
 199
- Học sinh làm bảng con
+
832
+
257
152
321
984
578
- Tham gia trò chơi – Nhận xét .
500 + 200 = 700 200 + 200 = 400
300 + 200 = 500 500 + 300 = 800
500 + 100 = 600 800 + 100 = 900
300 + 100 = 400 400 + 600 = 1000
600 + 300 = 900 500 + 500 = 1000
- Tính từ trái sang phải.
Chính tả (Tiết 60) 
Nghe viết: CHÁU NHỚ BÁC HỒ.
Phân biệt: TR / CH , ÊT/ ÊCH.
 I. Mục tiêu. 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng thơ cuối trong bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt ch / tr , êt / êch. 
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn đoạn thơ và các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết: trại nhi đồng, quây quanh.
- Nhận xét.
2. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai đối với ai?
- Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ?.
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Gợi ý cho học sinh nêu từ khó - Giáo viên gạch dưới: bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ, mắt sáng, 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 2.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc cho học sinh soát bài – sửa lỗi.
- Giáo viên chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
Bài 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh nêu miệng.
- Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3.Củng cố : 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Học sinh lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con.
- Theo dõi.
- 3-4 em đọc lại.
- Của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ.
- Đêm đêm mang ảnh Bác ra ngắm, hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu chấm than..
- Viết hoa các chữ đầu câu và chữ Bác.
- Học sinh nêu từ khó 
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nghe và viết vở.
- Soát bài – Sửa lỗi.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét
a/ chăm sóc, một trăm
 va chạm, trạm y tế
b/ ngày tết, dấu vết
 chênh lệch, dệt vải
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh nối tiếp nhau đặt câu – Nhận xét
Nêu từ khó viết.
Nghe đọc và đánh vần để viết
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 30:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- GV nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở HS.
 	2/ Kế hoạch tuần 31:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 30 .
 	 	- Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh chung. 
 - Nhắc học sinh đi học đúng giờ, thực hiện tốt an toàn giao thông
 	- Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày 30/ 4 và 1/5 
3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30 BUOI CHIEU CHUAN CHUAN.doc