Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 7 năm 2012

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 7 năm 2012

TUẦN 7

 Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012

 Tập đọc (19+20)

NGƯỜI THẦY CŨ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật: Chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.

- Hiểu nghĩa các từ : Xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung ,ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

- Giáo dục HS: kính yêu, vâng lời thầy cô giáo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ( SGK).

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 7 
 Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
 Tập đọc (19+20)
Người thầy cũ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật: Chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.
- Hiểu nghĩa các từ : Xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung ,ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
- Giáo dục HS: kính yêu, vâng lời thầy cô giáo
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ( SGK).
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- 2 HS đọc bài: Ngôi trường mới
- Đọc bài
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Trả lời
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài, chủ điểm:
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm
* Nội dung:
và truyện đọc đầu tuần.
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
+ GV đọc mẫu toàn bài:
+ Đọc từng câu:
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ khó
- HS chú ý nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc: cổng trường, xuất hiện, lễ phép, mắc lỗi.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ một số câu.
- Luyện ngắt giọng
- Giảng các từ ngữ mới.
+ Xúc động, hình phạt (đọc chú giải)
+ Lễ phép: Có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- HS đọc theo nhóm
+ Đọc ĐT (Đoạn 3)
- Cả lớp đọc
	Tiết 2:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1:
- HS đọc thầm đoạn 1
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ?
- Tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- Vì bố vừa nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay (vì bố đi công tác, chỉ rẽ qua thăm thầy được một lúc/vì bố là bộ đội, đóng quân ở xa, ít được ở nhà.)
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu lễ phép chào thầy.
+ Đoạn 2:
- Lớp đọc thầm đoạn 2
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy ?
- Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở chứ không phạt.
- Thầy giáo nói gì với cậu học trò trèo qua cửa sổ?
- Trước khi làm việc gì em phải nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.
+ Đoạn 3:
- Lớp đọc thầm đoạn 3
- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lỗi.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Luyện dọc từng đoạn
- Luyện đọc theo vai .
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Nhận xét, cho điểm
- HS luyện đọc trong nhóm
- Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo, Dũng.
- Thi đọc cá nhân, đọc theo vai
- Nhận xét, bình chọn
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy giáo.
- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Lắng nghe và thực hiện
- Nhận xét giờ học.
Toán (31)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài giải cho HS. ( BT 1,2,3) ; Bài 4 : HS giỏi làm thêm
- GD học sinh tính kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- 1 HS giải bài tập 3 tiết trước
Bài 3: Giải:
Số học sinh trai lớp 2A là:
15-3 = 12 (học sinh)
Đáp số: 12 học sinh 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
* Nội dung:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài phần a
- Thảo luận theo cặp, làm bài
- Trong hình tròn có 5 ngôi sao. Trong
- Gọi HS đọc chữa bài
- Vì sao biết trong hình tròn có ít hơn trong hình vuông 2 ngôi sao?
- Yêu cầu HS làm phần b
- Tại sao lại vẽ thêm 2 ngôi sao?
hình vuông có 7 ngôi sao. Trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao. Trong hình tròn có ít hơn trong hình vuông 2 ngôi sao.
- Vì 7 - 5 = 2
- HS vẽ vào hình tròn 2 ngôi sao để số ngôi sao ở hai hình bằng nhau
- Vì 5 + 7 = 2
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
- "Em kém anh 5 tuổi" nghĩa là thế nào?
- 2 HS nhìn tóm tắt đặt đề toán. VD:
+ Anh 16 tuổi. Tuổi em kém tuổi anh 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
- Nghĩa là "Em ít hơn anh 5 tuổi".
- Bài thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chấm chữa bài, nhận xét
- Bài toán về ít hơn
- HS làm vở. Một HS làm bảng phụ	Bài giải:
Tuổi em là:
16 – 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài theo tóm tắt.
- Bài thuộc dạng toán gì?
- Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi?
- Vậy em kém anh mấy tuổi?
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, cho điểm
- Em 11 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi.
- Bài toán về nhiều hơn
- Anh hơn em 5 tuổi
- Em kém nh 5 tuổi
- Làm nháp, chữa bài
Bài giải:
Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi
Bài 4: Yêu cầu HS quan sát SGK
- Tiến hành tương tự bài tập 2
- Quan sát, đọc đề toán
- Bài toán về ít hơn
- Yêu cầu HS làm bài
Tóm tắt: 16 tầng
Toà nhà thứ nhất: 
Toà nhà thứ hai :	4 tầng
 ? tầng
- Chữa bài, nhận xét
- 1 em tóm tắt, 1 em giải	
Bài giải:
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 – 4 = 12 (tầng)
Đáp số: 12 tầng
3. Củng cố – dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
Thể dục(13)
Động tác toàn thân
Trò chơi: “ Bịt mắt bắt Dê”
I. Mục tiêu:
1. Giáo dưỡng:
- Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Học động tác toàn thân.
- Trò chơi: " Bịt mắt bắt Dê".
2. Giáo dục:
- Thực hiện 5 động tác đã học tương đối chính xác.
- Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân.
- Tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
3. Phát triển:
- Có ý thức học tập trong giờ.
- Phát triển thể lực, tố chất nhanh, khéo và khả năng phản xạ nhanh.
II. Địa điểm, phương tiện:
1. Địa điểm: Trên sân tập, vệ sinh an toàn nơi tập.
2. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung phương pháp lên lớp:
Nội dung
HĐ của GV
Đ/ l
HĐ của HS
A. Phần mở đầu:
1.ổn định tổ chức:
2.Khởi động:
3. Kiểm tra bài cũ:
B. Phần cơ bản:
1. Bài thể dục phát triển chung.
- ĐT toàn thân
2. Trò chơi: “Bịt mắt bắt Dê”.
C.Phần kết thúc:
1.Củng cố:
2.Thả lỏng:
3. NX:
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- HD Khởi động: Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”
- Con hãy thực hiện 5 ĐT đã học của bài thể dục phát triển chung?
- Nhận xét, đánh giá.
- Ôn 5 động tác của bài thể dục.
+ Điều khiển HS tập.
+ Cán sự điều khiển hô cho lớp tập.
- Học động tác toàn thân
+ Làm mẫu , phân tích động tác.
+ Hô nhịp nhanh dần cho HS tập.
+ Cho cán sự điều khiển lớp tập.
+ Chia tổ tập luyện. 
+ Thi đua trình diễn giữâ các tổ.
- Ôn phối hợp 6 ĐT 
+ Nhận xét tuyên dương tổ tập tốt.
- Nêu tên trò chơi. Tập hợp đội hình chơi.
- Phổ biến cách chơi: Khi có lệnh 2 em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai dê bị lạc thỉnh thoảng bắt chước tiếng dê kêu” be...be...be”, em kia đóng vai người đi tìm dê di chuyển về phía đó, tìm cách bắt dê. Dê có quyền di chuyển hoặc chạy khi người đi tìm dê chạm vào và chỉ chịu dừng khi bị giữ lại.
- Phổ biến luật chơi. Thời gian chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Cho HS chơi chính thức .
- GV NX xen kẽ các lần chơi, tuyên dương những HS tham gia chơi tốt.
- Trò chơi: “ Vận động viên tí hon”.
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
6 - 8'
18-22'
4 - 6'
- ĐH nhận lớp
- Đội hình tập luyện.
- Thực hiện theo đk. của tổ trưởng 
- Đội hình trò chơi : 
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- Đội hình kết thúc
 Tiếng việt*:
Luyện đọc: cô giáo lớp em
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện tình cảm yêu quý cô giáo, nhấn giọng ở các từ ngữ được gợi tả, gợi cảm: Thật tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mãi.
- Hiểu nghĩa của các từ được chủ giải: Ghé (ghé mắt) ngắm .
- Nắm được ý mỗi khổ thơ trong bài.
- Hiểu tình cảm yêu quý cô giáo của bạn học sinh.
- Thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết 1, 2 dòng để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
`K
III.CáC hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
HS1: Đọc thời khoá biểu từng ngày
HS2: Đọc theo buổi
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Nội dung
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu (Giọng nhẹ nhàng trìu mến).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ.
- Đọc tiếp nối theo từng dòng.
- Chú ý các từ ngữ dễ sai.
 - Sáng nào, đón tiếp, lời cô giáo, trang vở.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc trên bảng phụ.
- HS đọc tiếp nối theo từng khổ thơ.
- HS đọc trong nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Cá nhân từng khổ và bài.
- Lớp đọc đồng thanh (1 lượt)
- Giảng các từ mới
- Ghé (ghé mắt) - Ngắm.
Hđộng 2: H dẫn tìm hiểu bài.
- 1 em đọc khổ 1.
- Khổ 1 cho em biết điều gì về cô giáo ?
- Cô đến lớp sớm, đón HS bằng tình cảm yêu thương, cô chịu khó rất yêu HS, có rất chăm chỉ và luôn tươi cười với HS.
- 1 HS đọc khổ 2
- Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em viết ?
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
- 1 HS đọc khổ 3.
- Tìm những từ ở khổ 3 nói lên tình cảm của HS đối với cô giáo ?
- ấm trang vở thơm tho, yêu thương, ngắm mãi điểm mười cô cho.
- Giải từ: ấm – Trong câu ấm trang vở thơm tho cho em biết lời giảng của cô giáo thế nào ?
- Dịu dàng, ấp áp.
- Khổ thơ 3 nói về tình cảm của HS đối với cô giáo ?
- Bạn HS rất yêu cô giáo, thấy cái gì ở cô cũng đẹp. Lời giảng của cô ấm áp, điểm mười cô cho cũng khiến bạn ngắm mãi.
- Đọc lại khổ 2 và 3.
- Tìm những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ 2 và khổ thơ 3.
- Các tiếng: nhài – bài ở khổ 2, tho – cho ở khổ 3.
H động3: Học thuộc lòng bài thơ.
- HS tự nhẩm bài thơ 2-3 lượt.
Ghi số từ ngữ giúp HS nhớ các dòng thơ.
- HS nhìn bảng đọc thuộc.
- HS đọc thuộc bài theo nhóm đại diện nhóm đọc thuộc lòng.
3. Củng cố dặn dò.
- Bài thơ cho các em thấy điều gì ?
- Bạn HS rất yêu thương, kính trọng cô giáo, bạn HS rất yêu cô giáo.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
Tự học
Hoàn thành bài buổi sáng
I. Mục tiêu:
- Học sinh hoàn thành nốt các bài tập của buổi sáng, làm bài tập trong vở bài tập
- Ôn luyện cho HS yếu
- Rèn cho HS ý thức tự giác trong ... .
Bước 1: Củng cố bài hôm trước.
Bước 2:
- N4
? Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
- Chúng takhoẻ mạnh.
? Nếu ta thường xuyên bị đói khát thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Bị bệnhkém.
*Liên hệ:
Hoạt động 3: Trò chơi "Đi chợ".
Bước 1: Cử 3 em bán, 3 em mua.
- HS chơi bán hàng ngoài chợ.
Bước 2: Hướng dẫn chơi: HS sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa.
- GV&HS nhận xét.
- 1 em mua thức ăn bữa sáng.
- 1 em mua thức ăn bữa trưa.
- 1 em mua thức ăn bữa tối.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Thực hành: Ăn uống đầy đủ và ăn thêm hoa quả.
 Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012.
 Toán (35):
 26 + 5.
I. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5. 
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn. 
 - Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
II. Đồ dùng:
 - 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.
 - Bộ đồ dùng học toán, SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Đọc bảng 6 cộng với một số ?
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc.
- 1HS làm : Đặt tính và tính 6 + 9; 6 + 7.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học.
* Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 26+5
- Nêu bài toán: Có 26 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
- HS nghe, phân tích đề toán.
- Để biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Ta thực hiện phép cộng 26 + 5.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả: 6 
que tính với 5 que tính thành 11 que tính (bó được 1 chục và 1 que tính).
- 2 chục que tính thêm 1 chục là 3 chục que tính, thêm 1 que tính bằng 31 qtính.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính.
Vậy 26 + 5 = 31.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính ?
- 6 cộng 5 bằng 11, viết 1, nhớ 1.
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Tính:
- Dòng 1 HS làm bảng con.
- Cả lớp thực hiện các phép tính dòng 1.
- Dòng 2 (HSKG).
? Nêu cách đặt tính và tính ?
- Bảng lớp, SGK.
Bài 2: Số ( HSKG).
- HS làm bài vào SGK.
- Cộng nhẩm ghi kết quả vào ô trống. (thứ tự điền: 16, 22, 28, 29).
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1HS.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Phân tích đề, tìm cách giải.
- 1 em tóm tắt , 1 em giải bài toán.
Bài giải:
Tóm tắt: 16 điểm 
Tháng trước :	 5 điểm	
Tháng sau : 
 ? điểm	
Số điểm mười trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm mười)
 Đáp số: 21 điểm mười.
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
Bài 4: HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS dùng thước để đo.
- Đo đoạn thẳng rồi trả lời:
- Gọi HS trả lời.
+ Đoạn thẳng AB dài 7cm. 
+ Đoạn thẳng BC dài 5cm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau.
Chính tả (14):
Nghe viết: Cô giáo lớp em.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt vần ui/uy, âm đầu ch/tr.
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng ghi nội dung BT2, BT3a.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- GV đọc cho HS viết:
- 1 HS viết bảng lớp: con trăn, cái chăn.
- Lớp viết bảng con: huy hiệu, vui vẻ. 
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học.
* Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết:
+ GV đọc bài viết.
- 1, 2 HS đọc lại.
? Khổ thơ một cho em biết điều gì về cô giáo ?
- Cô giáo rất chịu khó và yêu thương học sinh.
? Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào ?
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
? Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- 5 chữ.
? Các chữ đầu dòng thơ viết thế nào ?
- Viết hoa, cách lề 3 ô.
+ Luyện viết chữ khó vào bảng con.
- Uốn nắn, sửa sai cho HS.
- HS viết bảng con: lớp, thoảng, ghé.
+ GV đọc, HS viết bài vào vở.
- HS lấy vở viết bài .
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi .
- GV thu 5, 7 bài chấm, nhận xét.
 - HS đổi vở soát lỗi .
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Tìm tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng ? 
- Tiếng có âm đầu v, vần ui, thanh ngang là tiếng gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở.
- vui.
- Từ có tiếng vui là từ nào ?
- vui: vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui sướng, vui mừng, ...
- Thứ tự các từ còn lại
- thuỷ: tàu thuỷ, thuỷ chiến,
- núi: núi non, núi đá,
- luỹ: chiến luỹ, tích luỹ,....
Bài 3a: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Làm bài.
- Lên bảng chữa.
- Từ cần điền: tre, che, trăng, trắng.
b.Tìm 2 từ ngữ có tiếng mang vần iên, 2 
- Thảo luận N2- tìm từ.
từ có tiếng mang vần iêng (HSKG).
- Nhận xét, bổ sung.
- Trình bày. Ví dụ:
+ iên: con kiến, cô tiên, tiến lên, chiến thắng, phiền hà, viên phấn, tự nhiên, ...
+ iêng: siêng năng, bay liệng, tiếng đàn, cái kiềng, 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà viết lại những chữ hay viết sai chính tả.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thủ công (7):
Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết1).
I. Mục tiêu:
 - HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu thuyền phẳng đáy không mui. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 - Giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét chung.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học.
* Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu màu sắc và các phần của thuyền mẫu (2 bên mạn thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền).
- HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- HS nói tác dụng, hình dáng, màu sắc, vật liệu làm thuyền thực tế.
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy HCN – gấp lại.
- HS nêu cách gấp.
- GV treo quy trình để HS quan sát.
- HS nêu cách gấp theo quy trình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn và làm mẫu:
- HS quan sát.
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy HCN. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được H3. Miết theo đường mối gấp cho phẳng.
- HS nhắc lại thao tác gấp (qua hình vẽ).
- Gấp đôi mặt trước theo đường gấp H3 được H4.
- Lật H2 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được H5.
Bước 2: Gấp thân và mui thuyền.
- Gấp theo đường dấu của H5 sao cho cạnh 
ngắn trùng với cạnh dài được H6 thứ tự được H7.
- Lật H7 gấp 2 lần giống H5 được H8.
- HS nhắc lại thao tác gấp (qua hình vẽ).
- Gấp H8 được H9 (lật mặt sau H9), gấp đôi như mặt trước H10.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Lách 2 ngón tay vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các mép vừa gấp vào trong được H1 lộn phẳng được H12.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV theo dõi hướng dẫn những HS chưa nắm được cách gấp.
- Các nhóm tập gấp theo các bước đã hướng dẫn bằng giấy nháp.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn (7):
Kể ngắn theo tranh.
 Luyện tập về thời khoá biểu.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo.
 - Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở bài tập 3.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập (bài 3), tranh trong SGK (bài 1).
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu MĐYC bài học.
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh.
- Kể nội dung tranh (đặt tên 2 bạn trong tranh).
? Tranh 1 vẽ 2 bạn HS đang làm gì ?
- Giờ tiếng việt, 2 bạn HS chuẩn bị viết bài/ Cường và Lan đang chuẩn bị làm bài.
? Bạn trai nói gì ?
- Tớ quên không mang bút.
? Bạn gái trả lời ra sao ?
- Tớ chỉ có một cái bút.
? Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
- Cô giáo đến đưa bút cho bạn trai.
? Bạn trai nói gì với cô ?
- Em cảm ơn cô giáo ạ !
? Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- 2 bạn đang chăm chú viết bài.
? Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
- Bạn trai nhận được điểm 10 bài viết . Bạn về khoe với bố mẹ. Bạn nói nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được điểm 10.
? Mẹ bạn nói gì ?
- Mẹ bạn mỉm cười nói: Mẹ rất vui vì con được điểm 10. 
- HS kể toàn bộ câu chuyện theo thứ tự 4 tranh.
- HS kể. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Viết.
- HS mở thời khoá biểu lớp.
- Hướng dẫn HS làm.
- 1HS đọc thời khoá biểu hôm sau của lớp. 
- HS viết lại thời khoá biểu hôm sau vào vở.
- Cho 3 HS lên viết (theo ngày).
- Kiểm tra 5, 7 HS.
Bài 3: Miệng
- GV nêu yêu cầu bài.
? Ngày mai có mấy tiết ?
- HS dựa vào thời khoá biểu đã viết (7 tiết).
? Đó là những tiết gì ?
- HS nêu: Luyện từ và câu, Toán, 
? Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
- Sách Tiếng Việt, sách Toán, 
- Nhận xét.
- Theo em thời khoá biểu có tác dụng gì ?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện Bút của cô giáo.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Giáo dục tập thể
 SƠ KẾT TUẦN 7 
 ATGT: Bài 1( Giỏo ỏn soạn riờng)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II. Chuẩn bị:
GV tổng kết thi đua của các tổ
Báo nhi đồng, một số tiết mục văn nghệ
III. Các hoạt động và dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức
2.Tiến hành:
* GV nhận xét tình hình lớp trong tuần:
( Ghi trong sổ chủ nhiệm)
- Nề nếp lớp
- Học tập
- Lao động vệ sinh
- Hoạt động sao nhi đồng
- Các công tác khác
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau: ( Sổ chủ nhiệm)
* Sinh hoạt sao theo chủ điểm: Con ngoan 
* Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Hát
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Học sinh phát biểu
- Hát, múa, kể chuyện, ...
- Chơi trò chơi
- Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc