Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 31 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 31 (chuẩn)

Tiết 1 Bi : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I. Mục đích yêu cầu :

 - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND : Bác Hồ có tình thong bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các CH1, 2, 4)

 - HS khá, giỏi trả lời được CH5.

 *GDMT :việc làm của Bác Hồ đ nu tấm gương sáng về việc nâng niu ,gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên ,góp phần phục vụ cuộc sống của con người .

 *GDTGĐĐHCM :giúp HS hiểu được tình thương yêu bao la của Bác đối với mọi người

II. Chuẩn bị :

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc.

HS: SGK.

III. Các hoạt động :

1. Khởi động :

2. Bài cũ : Cháu nhớ Bác Hồ.

Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.

Nội dung bài thơ nói gì?

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 31 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG : Tuần 31
 ( TỪ NGÀY 15/4---19/4/2013 )
THỨ NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
THGD
HAI
15/4
Tập Đọc
Tập Đọc
Toán
Chiếc rễ đa trịn 
 // //
Luyện tập 
Gdmt-gdđđHCM
BA
16/4
Toán
Kể chuyện
Chính tả
Thể dục
Phép trừ khơng nhớ trong phạm vi 100
Chiếc rễ đa trịn 
Nghe –viết :Việt Nam cĩ Bác 
Chuyền cầu –trị chơi :ném bĩng trúng đích .
gdmt
gdtgđđHCM
TƯ
17/4
Tập Đọc
Toán
Mĩ thuật
TN-XH
Cây và hoa bên lăng Bác 
Luyện tập 
Vẽ trang trí :trang trí hình vuơng 
Mặt trời
NĂM
18/4
Toán
Chính tả 
Thể dục
LTVC 
Luyện tập chung
Nghe viết :cây và hoa bên lăng Bác Chuyền cầu –trị chơi :ném bĩng trúng đích .
Từ ngữ về Bác Hồ .Dấu chấm ,dấu phẩy 
gdtgđđHCM
SÁU
19/4
TLV
Tập viết
Toán
SH lớp
Đáp lời khen ngợi .tả ngắn về Bác Hồ .
Chữ hoa :N ( kiểu 2 )
Ơn tập
Tuần 31
GDKNS-gdtgđđHCM
Dạy ngày 15/4/2013 Soạn ngày 15/4/2013
Tuần 30 Mơn : Tập đọc 
Tiết 1 Bài : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. Mục đích yêu cầu :
 - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND : Bác Hồ có tình thong bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các CH1, 2, 4)
 - HS khá, giỏi trả lời được CH5.
 *GDMT :việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu ,gìn giữ vẻ đẹp của mơi trường thiên nhiên ,gĩp phần phục vụ cuộc sống của con người .
 *GDTGĐĐHCM :giúp HS hiểu được tình thương yêu bao la của Bác đối với mọi người 
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Cháu nhớ Bác Hồ.
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
Nội dung bài thơ nói gì?
Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
- GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyện gì về chiếc rễ đa, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. 
Gọi HS đọc chú giải. GV có thể giải thích thêm nghĩa các từ này và những từ khác mà HS không hiểu.
b) Luyện phát âm
Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau:
+ ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, 
Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó đặt câu hỏi: Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài.
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
- Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu.
+ Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ bên.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp. 
Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy  mọc tiếp nhé!
+ Đoạn 2: Theo lời Bác  Rồi chú sẽ biết.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng câu: 
Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
1 HS đọc bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng câu văn: 
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
1 HS đọc bài.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
4. Củng cố – Dặn dò : 
Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
Chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác.
 ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
.
TIẾT 2 Tập đọc
 CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (TT)	
I. Mục đích yêu cầu :(xem tiết 1)
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động : 
1. Khởi động :
2. Bài cũ :
Chiếc rễ đa tròn (tiết 1).
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
Chiếc rễ đa tròn (tiết 2).
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
- Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
- Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?
- Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
Gọi HS đọc câu hỏi 5.
Các em hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh.
 Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có.
Khen những HS nói tốt.
- Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.
- Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn.
- Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa.
Đọc bài trong SGK.-HS khá giỏi trả lời
- HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: 
+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/
+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./
4. Củng cố – Dặn dò :
Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác.
 ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
.TIẾT 3 Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu :
 - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 - Biết tính chu vi hình tam giác.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Đặt tính và tính:
a) 	456 + 123	;	547 + 311
b) 234 + 644	;	735 + 142
c) 568 + 421	;	781 + 118
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới : Giới thiệu: Luyện tập.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, sau đó TLCH:
+ Hình nào được khoanh vào ¼ số con vật ?
+ Vì sao em biết điều đó?
+ Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật? Vì sao em biết điều đó?
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ:
+ Con gấu nặng bao nhiêu kg?
+ Con sư tử nặng ntn so với con gấu?( Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu).
+ Để tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện phép tính gì?
Yêu cầu HS viết lời giải bài toán.
Chữa bài và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Thi đua.
Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm?
Nhận xét và cho điểm HS.
1 HS đọc bài trước lớp. Bạn nhận xét.
HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa bài, bạn nhận xét.
HS quan sát hình vẽ trong SGK
+ Hình a được khoanh vào ¼ số con vật.
+ Vì hình a có tất cả 8 con voi, đã khoanh vào 2 con voi.
+ Hình b đã khoanh vào một phần ba số con vật vì hình b có tất cả 12 con thỏ, đã khoanh tròn vào 4 con thỏ.
Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kg?
 210 kg
Gấu: I I
 	 18kg
Sư tử: I	I	 I
 ? kg
Thực hiện phép cộng: 210 + 18
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
 Sư tử nặng là:
 210 + 18 = 228 ( kg )
 Đáp số: 228 kg.
Tính chu vi hình của tam giác.
Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
Cạnh AB dài 300cm,cạnh BC dài 400cm, cạnh CA dài 200cm
Chu vi của hình tam giác ABC là: 300cm + 400cm + 200cm = 900cm.
4. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
 ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
. 
Dạy ngày 16/4/2013 Soạn ngày 16/4/2013
Tuần 30 Mơn : Toán
Tiết 1 Bài : PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục đích yêu cầu :
 - Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số mtrong phạm vi 1000.
 - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
II. Chuẩn bị :
GV: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
HS: Vở.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập.
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Đặt tính và tính:
a) 456 + 124 ; 673 + 216
b) 542 + 157 ; 214 + 585
c) 693 + 104 ; 120 + 805
- GV nhận xét 
3. Bài mơ ... g khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng.
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ.
Aûnh Bác được treo ở đâu?
Trông Bác ntn? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt)
Con muốn hứa với Bác điều gì?
Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời.
Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày.
Chọn ra nhóm nói hay nhất.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài.
Gọi HS trình bày (5 HS).
Nhận xét, cho điểm.
 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen.
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: 
Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./
Tình huống b
Bạn mặc áo đẹp thế!/ Bạn mặc bộ quần áo này trông dễ thương ghê!/
Bạn khen mình rồi!/ Thế à, cảm ơn bạn!
Tình huống c
Cháu ngoan quá! Cháu thật tốt bụng!/
Không có gì đâu ạ, cảm ơn cụ!/ Cháu sợ những người sau vấp ngã./
Đọc đề bài trong SGK.
Aûnh Bác được treo trên tường.
Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời
Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi.
Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn.
Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
4. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
. 
TIẾT 2 Toán
ƠN TẬP 
TIẾT 3 TẬP VIẾT
CHỮ HOA N KIỂU 2
I. Mục đích yêu cầu :
 Viết đúng chữ hoa M – kiểu 2(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Mắt (1dong2 cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần)
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu N kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động :
2. Bài cũ :
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: Chữ M hoa kiểu 2 
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Mắt sáng như sao. 
 GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới :
Giới thiệu:
GV nêu mục đích và yêu cầu.
Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ N kiểu 2 
Chữ N kiểu 2 cao mấy li? 
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.
Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2. 
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Người ta là hoa đất. 
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ:Người lưu ý nối nét Ng và ươi.
HS viết bảng con
* Viết: : Người 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
- HS quan sát
- 5 li.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- N, g, h : 2,5 li
- t : 1,5 li
- ư, ơ, i, a, o, : 1 li
- Dấu huyền (`) trên ơ và a
- Dấu sắc (/) trên â.
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
4. Củng cố – Dặn dò:
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa Q ( kiểu 2).
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
. 
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
 I/MỤC TIÊU:
Tổng kết sinh hoạt tuần ;31..
Rút ra những ưu khuyết điểm của học sinh :
Kế hoạch tuần tới :
 II/ LÊN LỚP :
 1/ Đánh giá chung :
Báo cáo hoạt dộng tầng tổ .
Nề nếp :Về việc ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ ,đi học ,nói chuỵen riêng trong lớp ,quần áo ,giày dép .
Học tập : học bài , làm bài ,điểm tốt ,điểm xấu ,,sách vở , đồ dùng học tập ,điểm tốt , điểm xấu ,luyện chữ viết .
Đạo đức : Đánh lộn chửi thề ,nói tục, trêu ghẹo nhau ,không vâng lời .đoàn kết ,chăm ngoan ,giúp đỡ nhau ,.
Lao động : Vẹ sinh lớp học , sân trường , tích cực , chưă tích cực ..
 2 / Giáo viên đánh giá : 
Ưu điểm : 
Chuẩn bị bài học , sôi nổi xây dựng bài ,.
Giưa gìn vệ sinh ,luyện chữ đẹp ,giữ vơ sạch .
Khuyết điểm :
Chưa có ý thức trong học tập 
Cần rèn chữ viết ,đọc , 
Nhận xét chung : đa só trong tuần các em :
Chuẩn bị đồ dùng tương đói đầy đủ ,còn nói chuyện riêng ,có một số em về nhà chưă học bài ,chữ viết còn xấu ,quên dồ dùng học thập ở nhà .
 III / Kế hoach tuần tới :
Học và làm bài đầy đủ , thực hiện nội quy của trường , lớp , các em cố gắng sữa õ¨ sai những khuyết điểm tuần trước .
TIẾT 4 Thủ công
LÀM CON BƯỚM
I. Mục tiêu : 	
 - Biết cách làm con bướm bằng giấy.
 - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đố cân đối. Các neap gấp tương đố đều, phẳng.
 - Với học sinh khéo tay :
 + Làm được con bướm bằng giấy. Các neap gấp đều, phẳng.
 + Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
II. Chuẩn bị : 
Giáo viên : 
- Quy trình làm Con bướm bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công, kéo, hồ.bút chì, chỉ
-HS : 
-Giấy màu, kéo, hồ . bút chì, chỉ
III. Các hoạt động : 
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ : 
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu:
b) Thực hành:
3. Củng cố dặn dò : 
 - Kiểm tra dụng cụ đã dặn dò tiết trước.
- Có mấy bước làm Con bướm
- Nhận xét kiểm tra.
- Tiết học thủ công hôm nay Cô sẽ hướng dẫn các em làm đồ chơi mới “Làm Con bướm” tiết 3 – ghi tựa 
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm con bướm bằng giấy.
- GV yêu cầu HS thao tác lại cách làm con bướm.
- GV treo con bướm mẫu cho HS xem
- GV tổ chức cho 1 số HS thực hành chưa xong ở tiết 2 làm tiếp tục cho hoàn thành sản phẩm.
- GV giúp đỡ các em còn chậm, lúng túng.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV đánh giá sản phẩm từng nhóm.
- Nhận xét – Tuyên dương
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học cách làm con bướm.
 - Dặn về nhà Oân lại cách thực hiện 4 sản phẩm đồ chơi đã học để tiết sau thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
- Nhận xét tiết học : . . .
- Để dụng cụ học tập trên bàn cho GV kiểm tra.
 - 4 bước
- HS lắng nghe 
- HS nêu tựa bài.: làm Con bướm
- Bước 1: Cắt giấy 
- Bước 2: Gấp cánh bướm
- Bước 3: buột thân bướm
- Bước 4: làm râu bướm
- 1HS thao tác
-HS thực hành theo 4 nhóm
-Các nhóm trình bày sản phẩm
-Từng nhóm đánh sản phẩm lẫn nhau.
-HS nêu quy trình 2 cá nhân.
TIẾT 1	Đạo đức
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (TT)
I. Mục đích yêu cầu:
 (Xem ở tiết 1)
II. Chuẩn bị :
GV: Phiếu thảo luận nhóm.
HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
- Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nênlàm gì?
Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?
GV nhận xét.
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Chia nhóm HS, yêu cầu các bạn trong nhóm thảo luận với nhau tìm cách ứng xử với tình huống được giao sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách ứng xử được chọn trước lớp.
Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai.
Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con.
Kết luận: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích.
 Khen ngợi các em đã biết bảo vệ loài vật có ích.
- Thực hành hoạt động theo nhóm sau đó các nhóm trình bày sắm vai trước lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lí khác nếu cần.
Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục học bài.
Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn.
Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ
Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn, chóng lớn.
Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu.
	4. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập HKII.
TIẾT 2-3	Tập đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31HUONG.doc