Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 1 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 1 năm học 2012

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phảy, giữa các cụm từ .

 + Đọc đúng : nắn nót, quyển sách, nghuệch ngoạc.

- Hiểu nghĩa của các từ mới : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ồn tồn, thành tài

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:“ Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công”.

- Giáo dục HS có tính kiên trì trong mọi công việc

-Tăng cường tiếng việt: Tăng cường phần luyện đọc: nghuệch ngoạc , ngáp ngắn ngáp dài, mải miết .

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần dạy 1 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 7/9/2012
Thứ 2
Ngày giảng: 10/9/2012
( Tiết 1) Chào cờ: 
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
( Tiết 2+3) Tập đọc: 
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phảy, giữa các cụm từ .
 	+ Đọc đúng : nắn nót, quyển sách, nghuệch ngoạc.
- Hiểu nghĩa của các từ mới : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ồn tồn, thành tài
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:“ Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công”.
- Giáo dục HS có tính kiên trì trong mọi công việc
-Tăng cường tiếng việt: Tăng cường phần luyện đọc: nghuệch ngoạc , ngáp ngắn ngáp dài, mải miết ...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ BT đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn : câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1 .Ôn định tổ tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Bài học mở đầu chủ điểm : Em là HS có tên gọi : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Treo và giới thiệu tranh minh hoạ
+ Tranh vẽ những ai?
+Họ đang làm gì ?
- Để biết bà cụ đang nài cái gì, bà nói gì với cậu bé, chúng ta cùng học bài học hôm nay: Có công mài sắt có ngày nên kim.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
* Đọc từng câu :
- Gọi đọc nối tiếp lần 1.
- Rút ra từ khó : nghuệch ngoạc , ngáp ngắn ngáp dài ... 
- Đọc nối tiếp câu lần 2.
- Rút ra câu khó. HD, gọi HS đọc câu khó.
* Đọc nối tiếp đoạn.
- Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
+Bảng phụ : YC đọc ngắt nghỉ hơi đúng đoạn khó.
* Đọc theo nhóm.
- Gọi các nhóm đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Đọc toàn bài.
- Cho HS đọc đồng thanh.
Tiết 2:
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1.
+Lúc đầu cậu bé đọc như thế nào ?
+ Như thế nào là “ ngáp ngắn ngáp dài 
-Yêu cầu hs đọc đoạn 2:
+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
+Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì ?
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành 1 chiếc kim không ? Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
- Yêu cầu đọc câu hỏi 3.
+Bà cụ giảng giải như thế nào?
+Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không ?
TK: Qua bài đọc này các em thấy câu chuyện muốn khuyên các em phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
* Luyện đọc lại. 
- Đọc phân vai.
- Gọi HS đọc.
- GV nhận xét - đánh giá.
4. Củng cố – dặn dò
+ Em hãy nêu nội dung bài?
+Em thích nhân vật nào? vì sao?
- GV củng cố tiết học.
- Liên hệ, giáo dục: Khi gặp 1 bài toán khó em sẽ có thái độ ntn?
- Vê nhà các em học bà. Chuẩn bị bài sau: chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Nhận xét chung giờ học.
1’
3’
1’
30’
15’
15’
5’
- Lớp 
- HS để đồng dùng lên bàn .
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
- Vẽ 1 bà cụ và 1 em bé.
- Bà cụ đang mài một thứ gì đó.
- 2-3 HS nhắc lại.
- HS chú ý lắng nghe. 
- Học sinh đọc nối tiếp câu.
- HS chú ý lắng nghe, đọc lại ( CN – ĐT) từ khó.
- HS đọc. 
- HS đọc.
- Bài này dược chia làm 4 đoạn.
- 4 học sinh đọc nối tiếp đoạn. 
- HS ngắt nghỉ hơi.
“ Mỗi khi cầm quyển sách/ cậu bé chỉ đọc vài dòng rồi bỏ dở”
 - Nhận xét bạn đọc.
- HS đọc chú giải SGK.
- Học sinh đọc nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- HS nhận xét nhóm bạn.
HĐCN:
- Đọc thầm đoạn 1.
Cậu bé học rất lười, mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi, viết chỉ nắn nót được mấy chữ.
=> Ngáp vì buồn ngủ, vì mệt hoặc chán
- HS đọc đoạn 2.
Bà cụ đang cầm thỏi sắt, mải miết mài vào tảng đá.
- Để mài thành 1 cái kim khâu.
- Cậu không tin.
Thái độ của cậu: Ngạc nhiên hỏi :
- Lời nói của cậu “ Thỏi sắt to như thế ....?
- HS đọc đoạn 3
Mỗi ngày mai thỏi sắt ... thành tài “
- Cậu bé tin lời bà cụ qua chi tiết : Cậu hiểu ra quay về nhà học bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- Khuyên chúng ta cần kiên trì, nhẵn lại, cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, không ngại khổ .
- HS đọc lại.
- Thể hiện đúng giọng nhân vật.
- HS đọc.
- HS nhận xét nhóm bạn.
- Câu chuyện muốn khuyên các em phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
- Bà cụ : vì Bà cụ dạy đã dạy co cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì.
- HS chú ý lắng nghe.
- Em sẽ cố gắng tìm ra cách giải.
- HS chú ý lắng nghe.
( Tiết 4) Toán: 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100; Nhận biết được các số có một chữ số , các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. 
- Đọc,viết, đếm đúng các số trên thành thạo, chính xác.
- Giáo dục học sinh vận dụng vào trong cuộc sống, yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một bảng các ô vuông ( như bài tập 2 SGK ).
- Đồ dùng môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- GV cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
 Bài 1: 
- Gọi HS nêu đầu bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
 + Phần a, HS làm miệng.
 + Phần b, c HS tự làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 2: 
- Gọi HS nêu đầu bài.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
 + Phần a: Yêu cầu HS làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa sai.
+ Phần b,c. Yêu cầu HS làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Cho hs đọc lại bảng số nhiều lần.
 Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS cách làm
VD:
34
+Số liền trước ( sau)34 là số nào. Em làm thế nào để biết? 
- Chia lớp thành 4 nhóm thi đua điền số.
- Gọi địa diện báo cáo.
- GV nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay các em học có nội dung nào? 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- LH- GD: Em hãy liên hệ thực tế?
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài cho giờ học sau.
-GV nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
5’
12’
10’
5’
- HS hát tập thể.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- HS nhắc lại tên bài.
HĐ nối tiếp: 
- HS nêu đầu bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS làm miệng phần a.
- HS làm phần b, c vào vở.
+ Viết số bé nhất có một chữ số: số 0
+ Viết số lớn nhất có một chữ số:số 9
-HS nhận xét.
HĐCN:
- Nêu đầu bài. 
- HS làm bài tập trên bảng phụ.
10
11
12
13
14
15
16
19
20
21
22
23
24
25
26
29
30
31
32
33
34
35
36
39
40
41
42
43
44
45
46
49
50
51
52
53
54
55
56
59
60
61
62
63
64
65
66
69
70
71
72
73
74
75
76
79
80
81
82
83
84
85
86
89
90
91
92
93
94
95
96
99
- HS nhận xét.
- HS làm phần b, c vào vở.
b, Viết số bé nhất có hai chữ số: Số 10.
c, Viết số lớn nhất có hai chữ số: Số 99.
- Đọc CN_ĐT
HĐ nhóm:
- HS làm bài tập 3 theo nhóm.
- 1HS lên bảng làm ví dụ bảng lớp tìm số liền trước, liền sau của số 34.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện. 
a, Số liền sau của 39 là: số 40
b, Số liền trước của số 90 là: số 89
c, Số liền trước của số 99 là: số 98
d, Số liền sau của số 99 là: 100
- HS nhận xét.
- Ôn các số đến 100, đọc, viết các số trong phạm vi 100,...
- HS chú ý lắng nghe. 
- Em có 10 cái kẹo, em đếm lần lượt từ 1 đến 10 cái kẹo,...
- HS chú lắng nghe.
( Tiết 5) An toàn giao thông:
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI
ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
I. MỤC TIÊU:
	 - HS biết được trên đường phố có rất nhiều người và xe cộ đi lại, ta phải biết cách đi đường an toàn để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn.
	- Rèn kỹ năng đi đường phố an toàn.
- Giáo dục tính cẩn thận khi đi trên đường phố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Tranh ảnh, SGK, giáo án
	- HS : SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ học bài : An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố.
 - GV ghi đầi bài lên bảng.
b. Nội dung
Hoạt động 1: Đi đường an toàn
 - GV cho HS quan sát SGK : tranh ảnh những bạn HS đang đi trên đường an toàn
 + Khi đi bộ , đi qua đường chúng ta đi như thế nào ?
+ Khi đi học, đi chơi quần áo, mũ nón cặp sách phải ntn ?
+ Khi ngồi trên xe máy chúng ta phải nt
=> Kết luận:
1’
1’
15’
- Lớp hát.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
HĐCN:
- HS quan sát
+ Đi bộ trên vỉa hè, đi qua đường phải đi cùng ngời lớn, luôn nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn.
 + Phải gọn gàng mới an toàn
+ Ngồi trên xe máy nhớ đội mũ bảohiểm, ngồi ngay ngắn mới an toàn.
Khi đi trên đường phải có người lớn đi cùng, phải đi trên vỉa hè, phải ăn mặc gọn gàng, ngồi trên xe máy phải ngồi ngay ngắn và đội mũ bảo hiểm
Hoạt động 2: Tránh những nguy hiểm trên đường phố
 - GV cho HS quan sát tranh ảnh để tránh những nguy hiểm trên đường phố.
 + Hãy nêu những nguy hiểm khi đi chơi trên phố ?
+Kết luận :
 - Để tránh sự nguy hiểm không vui chơi ở vỉa hè, lòng đường ...
=> Rút ra ghi nhớ ( SGK )
13’
- HS quan sát trânh ảnh
- Chơi bóng trên vỉa hè.
- Không nên đi một mình trên đường phố .
- HS nêu ghi nhớ trong SGK
- CN - ĐT
4. Củng cố – dặn dò
 - Em hãy nêu lại ND bài?
- GV củng cố nội dung bài.
- LH-GD: Em hãy liên hệ thực tế ở địa phương em?
- Về nhà các em học thuộc ghi nhớ và làm theo bài học.
 - Nhận xét giờ học.
5’
- Trên đường phố có rất nhiều người và xe cộ đi lại, ta phải biết cách đi đường an toàn để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn.
- HS chú ý lắng nghe.
- Em đi học và tham gia giao thông trên đường, em đi đúng quy định, quan sát khi qua đường,...
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
Ngày soạn: 8/9/2012
Thứ 3
Ngày giảng: 11/9/2012
(Tiết 1) Thể dục: 
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI "DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI"
I. MỤC TIÊU:
- Giới thiệu chương trình thể dụclớp 2. Một số quy định trong giờ học thể dục. Biên chế tổ chọn cán sự. Học giậm chân tại chỗ, ôn trò chơi "diệt các con vật có hại" 
- Yêu cầu hs biết được một số nội qui trong giờ tập thể dục, biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. 
+ Thực hiện giậm chân tại chỗ tương đối đúng nhịp. Chơi trò chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục tính kỉ luật nhanh nhẹn, đoàn kết, chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn nơ ... ể hiện theo tranh.
- 1, 2 HS nêu câu hỏi ( T4) 
Các nhóm quan sát các hình 1,2,3,4 (trang 4 ) và làm một số đông tác như các bạn nhỏ trong sách đã làm.
- Một số nhóm lên thực hiện.
- Lớp thực hiện tại chỗ một số đông tác theo lời hô của giáo viên. 
- Tay, chân, đầu, mình.
- HS quan sát và nhận biết cơ quan vận động, tự nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Có xương và bắp thịt (cơ).
- Nhờ cơ và xương mà các bộ phân chuyển động được.
- Quan sát hình 5,6 ( T5)
- HS lên bảng dùng thước chỉ vào tranh vẽ cho cả lớp thấy được: H5: là xương H6:là cơ.
- HS chú ý lắng nghe.
- Trò chơi : vật tay
- Hai HS ngồi đối diện nhau, dùng hai cánh tay tì hai khỷu tay lên bàn hai cánh tay đan chéo vào nhau.
- Khi nghe GV hô : bắt đầu thì cả hai bạn cùng dùng sức của mình để cố gắng kéo thắng tay bạn. Tay ai kéo thẳng được cánh tay của bạn sẽ là người thắng cuộc, 
- Một số cặp lên bảng thực hiện.
- Nhận biết cơ quan vận động.
- HS chú ý lắng nghe.
- Em thường xuyên tập thể dục.
- HS chú ý lắng nghe.
Ngày soạn: 11/9/2012
Thứ 6
Ngày giảng: 14/9/2012
( Tiết 1)Toán: 
ĐỀ - XI – MÉT
I. MỤC TIÊU:
- Biết đề - xi - mét là một đơn vị đo độ dài ; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1 dm = 10 cm. Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện các phép cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề - xi - mét.
- Thực hiện các phép tính một cách thành thạo.
 	- Giáo duc học sinh yêu thích môn học , vận dụng vào thực tế .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Một băng giấy có chiều dài 10 cm.
 	- Một thước thẳng có chiều dài 2 dm đến 3dm có chia vạch cm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
 - Yêu cầu HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập làm ở nhà của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề- xi- mét ( dm )
- GV yêu cầu 1 HS đo độ dài băng giấy dài 10 cm.
 + Băng giấy dài mấy xăng – ti – mét ?
- GV nói tiếp: “ 10 xăng – ti – mét còn gọi là 1 đề – xi – mét” và viết đề – xi – mét.
 “ Đề –xi - mét viết tắt dm” và viết dm lên bảng, rồi viết:
 10cm = 1dm
 1dm = 10cm
- GV hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là 1dm; 2dm; và 3dm trên một thước thẳng.
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi trả lời câu hỏi:
 + Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn hay bé hơn 1dm ?
 + Độ dài đoạn thẳng CD bé hơn hay lớn hơn 1dm ?
 Bài 2: Tính ( theo mẫu )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu nội dung bài?
- GV nhắc lại ND bài.
- Liên hệ: Em hãy liên hệ thực tế?
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
10’
5’
10’
5’
- HS hát 
- HS để vở lên bàn.
- HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS thực hành đo.
- Băng giấy dài 10cm.
- 10 xăng – ti – mét bằng 1 đề – xi- mét. 
- 1 đề – xi – mét bằng 10 xăng – ti – mét .
- HS quan sát các độ dài 1dm; 2dm; 3dm.
Làm miệng
- HS trả lời miệng bài 1.
- Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1dm.
- Độ dài đoạn thẳng CD bé hơn 1dm.
HĐCN:
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở
a, 1dm + 1dm = 2 dm 
 8dm + 2dm = 10 dm
 3dm + 2dm = 5 dm
 9dm + 10dm =10 dm
 b, 8dm – 2dm = 8 dm
 10dm – 9dm = 1 dm
 16dm – 2dm = 14 dm
 35dm – 3dm = 32 dm
- Đề - xi - mét là một đơn vị đo độ dài. 
- HS chú ý lắng nghe.
- Thước kẻ của em dài 3dm.
 (Tiết 2) Mỹ thuật:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
(Tiết 3) Chính tả (nghe – viết): 
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. MỤC TIÊU:
 	- Nghe, viết chính xác khổ thơ cuối bài “ Ngày hôm qua đâu rồi”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5.
 	- Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn : Tờ lịch, ở lại, hạt lúa, sân. Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ
 	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án, SGK, 2-3 tờ giấy khổ to, viết sẵn nội dung BT2, 3 để HS làm bài.
- Vở ghi, bảng con, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. KIểm tra bài cũ
- YC HS lên bảng viết.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau viết 1 dạng bài mới đó là :
- Ngày hôm qua đâu rồi.
b. Nội dung
*Hoạt động 1: Luyện viết:
- Đọc mẫu khổ thơ cuối 
- Đây là lời nói của ai ?
- Bố nói với con điều gì ?
- Khổ thơ có mấy dòng ?
 - Chữa cái đầu mỗi dòng thơ viết ntn ?
 - Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?
* Hướng dẫn viết từ khó
 - Điền từ lên bảng
ở lại – hạt lúa - tờ lịch – sân
* Luyện viết chính tả
 - Đọc khổ thơ cuối.
 - Đọc thong thả để h/s viết.
 - Đọc soát lỗi.
 * Chấm , chữa bài.
 - Trả vở – nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài tập 2 
 - Gọi HS đọc BT.
 - YC làm BT vào vở
- Gọi HS nhận xét – chữa bài.
 - Nhận xét - đánh giá.
4. Củng cố – dặn dò
- Em hãy nêu nội dung bài?
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị đồ dùng học tập những lỗi thường mắc phải
- VN làm BT trong VBT.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
1’
3’
1’
18’
7’
5’
- Lớp hát.
- Báo cáo tình hình học tập của HS.
- Nên kim, nên người, lên núi.
- HS nhắc lại đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
- 2-3 HS đọc lại
- Khổ thơ thể hiện lời của Bố nói với con.
- Con học hành chăm chỉ là ngày sau vẫn còn -> thời gian không bị mất đi.
- Có 4 dòng thơ.
- Phải viết hoa.
- Nên viết từ ô thứ 3 tình từ lề vở vì ở khổ thơ nay có 5 chữ mỗi dòng
- CN - ĐT từ khó.
- Viết từng từ vào bảng con.
- Nhận xét – sửa sai.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- Thu 5-7 bài chấm.
- Đọc YC BT2.
- Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng.
a. Quyển lịch, chắc nịch.
 nàng tiên , làng xóm.
- HS nhận xét.
- HS nêu nội dung bài.
- HS chú ý lắng nghe.
(Tiết 4)Tập làm văn: 
TỰ GIỚI THIỆU : CÂU VÀ BÀI
I. MỤC TIÊU:
- Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân ( BT1) ; nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn (BT2) . 
 - Bước đầu biết kể miệng đúng một mẩu chuyện theo 4 bức tranh.
 - Rèn ý thức bảo vệ của công.
-TCTV: Tăng cường phần thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung các câu hỏi BT1. Tranh minh hoạ BT3 (SGK).
- Học sinh : vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Giới thiệu môn học
- Ở lớp 2 cùng với luyện từ và câu, các em sẽ được làm quen với 1 phân môn mới là TLV sẽ gúp các em sắp xếp câu thành 1 bài văn, từ đơn giản -> phức tạp.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
 - Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung
Bài tập1 : Làm miệng
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bảng phụ : Nội dung bài. Lần lượt hỏi từng câu :
+ Em tên là gì ?
+ Quê em ở đâu ?
+ Em học ở lớp nào ? Trường nào ?
+ Em thích môn học nào ?
+ Em thích làm việc gì ?
- Yêu cầu cả lớp hoạt động theo nhóm thực hành hỏi đáp.
- Gọi 3 nhóm thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét.
Bài tập 2 :
- Yêu cầu hoạt động cá nhân.
- Đứng tại chỗ Tl miệng.
- Nhận xét – Khen ngợi.
Bài tập 3 :
 - Chúng ta vừa tập giới thiệu và tập nói về mình, về bạn. Bây giờ các em quan sát tranh BT3. Kể mỗi việc bằng 1 hoặc 2 câu sau đó gộp các câu lại thành 1 câu chuyện
+Nêu nội dung tranh 1?
- Gọi HS nhận xét 
- Em hãy nêu nội dung tranh 2 ?
- Nêu nội dung tranh 3 ?
- Nêu nội dung tranh 4 ?
- Nhận xét – khen ngợi.
=> Tiểu kết và yêu cầu : Kể lại nội dung 4 tranh để tạo thành câu chuyện.
- GV nhận xét. 
4. Củng cố – dặn dò
- Em hãy nêu nội dung bài?
- GV củng cố ND bài.
- VN làm bài BT3 vào vở
 - Nhận xét tiết học ./.
1’
3’
1’
5’
8’
12’
5’
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- Mở SGK.
- Nhắc lại đầu bài
- 1 HS đọc yêu cầu BT1, TLCH.
- HS quán sát và suy nghĩ.
- TLCH:
+ Em tên là : Quàng Thị Thiệu 
+ Quê em ở : Bản Đông Xuông - Ngọc Chiến ...
+ Em học lớp 2. Trường Ngọc Chiến B
- HS trả lời.
- Em thích làm việc nhà: quét nhà, nấu cơm,...
- Chia lớp làm 3 nhóm.
- Các nhóm cùng TLCH. Hỏi đáp 1 HS hỏi – 1 HS TL.
- Nhận xét – sửa sai.
- Đọc yêu cầu BT2.
- Nghe các bạn trong lớp trả lời CH BT1. Nói lại những điều mình biết về bạn.
- 2-3 học sinh thực hiện Y/ C.
- Nhận xét cách làm của bạn.
- HS quan sát 4 tranh.
- HS suy nghĩ.
- TLCH lần lượt từng tranh.
+ Huệ cùng các bạn vào vườn hoa thấy 1 khóm hồng đang nở hoa rất đẹp
- HS nhận xét. 
+ Huệ đang định giơ tay ngắt 1 bông hoa hồng, Tuấn thấy thế vội ngăn bạn lại.
- HS nhận xét
+ Tuấn khuyên bạn không ngắt hoa trong vườn
- Nhận xét
+ Hoa trong vườn phải để tất cả mọi người cùng ngắm 
- 1 HS kể lại nội dung 4 tranh.
- Nhận xét.
- Vận dụng bài vừa nêu ở 4 tranh viết thành 1 câu chuyện vào vở nháp. 3-4 HS đọc lại bài vừa viết .
- HS nhận xét.
- Nội dung: tự giới thiệu về mình và kể về nội dung tranh tạo thành 1 câu chuyện .
- HS chú ý lắng nghe.
(Tiết 5)Sinh hoạt: 
NHẬN XÉT TUẦN 1
I. YÊU CẦU:
- HS nắm được ưu nhược điểm bản thân, của lớp trong tuần qua.
- Rèn HS tính trật tự, kỉ luật.
- HS có ý thức tu dưỡng đạo đức và vươn lên trong học tập.
II- LÊN LỚP( 35’)
1. Ổn định tổ chức : Lớp hát.
2. Nhận xét tuần qua:
* Đạo đức :
- Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè.
- Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm.
- Trong tuần không có trường hợp đánh, cãi nhau xảy ra.
* Học tập :
 	- Duy trì nề nếp học tập tương đối tốt.
	- Đầu giờ trật tự truy bài.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
 	- Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng còn rụt rè, ít xung phong phát biểu xây dựng bài.
- Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
- Duy trì phụ đạo HS yếu .
+ Tuyên dương : Kiên, Chi, Linh, Lọn,
+Phê bình : các bạn ở bản Phiêng Ái và Lọng Cang còn nghỉ học không có lý do.
* Hoạt động khác :
- Đầu giờ các em đến lớp sớm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Đeo khăn quàng tương đối đầy đủ.
- Ăn mặc tương đối gọn gàng.
- Duy trì hát đầu giờ, chuyển tiết, cuối giờ.
3. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì sĩ số HS.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại .
- Phát huy ưu điểm đã đạt được trong tuần vừa qua. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 1(2).doc