Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 30 - Năm 2010

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 30 - Năm 2010

Tập đọc

Tiết 88 + 89: Ai ngoan sẽ đợc thởng

i. mục đích, yêu cầu:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện .

- Hiểu ND câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.( TL câu hỏi 1,3, 4 ,5)

- Học sinh khá giỏi trả lời đợc câu hỏ 2

ii. đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 30 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Hoạt động tập thể
- Nhận xét hoạt động tuần 29
- Phổ biến kế hoạch tuần 30
Tập đọc
Tiết 88 + 89: Ai ngoan sẽ được thưởng
i. mục đích, yêu cầu:
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện .
- Hiểu ND câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.( TL câu hỏi 1,3, 4 ,5) 
- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏ 2
ii. đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.
iii. các hoạt động dạy-học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc bài Cây đa quê hương. Trả lời câu hỏi trong đoạn đọc
- GVNX + chấm điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
2.2. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Đọc từng câu.
- Đọc đoạn trước lớp.
+ GV sử dụng bảng phụ hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 3hs đọc và trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh
 HS chú ý theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- 2HS đọc phần chú giải.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- Các nhóm đọc thi (ĐT, CN).
Tiết 2
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
- Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi Bác Hồ rất chú ý đến nơi ăn, ở, nhà bếp, nơi tắm rửa, nhà vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể.
Câu hỏi 2: Bác Hồ hỏi các em HS những gì?
Câu hỏi 3; Các cháu đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
Câu hỏi 4: Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
Câu hỏi 5:Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
2.4. Luyện đọc lại:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- GV và HS cùng nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện này cho các em biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại câu chuyện chuẩn bị cho giờ kể chuyện
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nơi tắm rửa...
- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có ngon không? Các cháu có thích kẹo không?
- Các cháu đề nghị Bác chia kẹo cho những người ngoan. Chỉ có ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Bác khen Tộ ngoan vì Tộ biết nhận lỗi/Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người có lỗi.
- HS hoạt động nhóm 4, tự phân vai.
- Các nhóm thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, Bác Hồ, các HS, Tộ).
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
 Toán
Tiết 146: ki-lô-mét
i. mục tiêu:
- Biêt ski- lô - mét là một đơn vị đo độ dài , biết đọc , viết đơn vị đo ki-nô-mét 
- Biết được quan hệ giữa km và m.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đotheo đơn vị km
-Nhận biết khoảng cách giữa cac stỉnh trên bản đồ
ii. đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
iii. các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- 2HS nhắc lại các đơn vị đo chiều dài đã học: cm, dm, m.
-GVNX + chấm điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài km:
- Để đo khoảng cách lớn, người ta dùng đơn vị lớn hơn là ki-lô-mét.
- GV ghi bảng: ki-lô-mét viết tắt là km.
1km = 1000m.
2. Thực hành:
Bài 1: Số.
- HS vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài để làm bài.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ, đọc chiều dài các quãng đường cụ thể rồi lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS đọc bản đồ để nhận biết các thông tin trên bản đồ. Quãng đường từ Hà Nội-Vinh dài 308km.
Bài 4: ( Có ĐK làm)
- Hướng dẫn HS nhận biết độ dài quãng đường Cao Bằng-Hà Nội, Lạng Sơn-Hà Nội.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2HS nêu nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng, lớp làm bảng con.
 1m = ....dm
 10dm = ....m.
- 3->4HS nhắc lại.
- 2HS lên bảng, lớp làm bảng con
1km = 1000m
1m = 10dm
1m = 100cm
1000m = 1km
10dm = 1m
10cm = 1dm.
a. AB - 23km.
b. BD - 90km.
c. CA - 65km.
- HS lần lượt nêu câu trả lời:
Hà Nội - Lạng Sơn: 169km.
Hà Nội - Hải Phòng: 102km.
Hà Nội - Vinh: 308km
Vinh - Huế: 368km.
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ:174km 
Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau: 528km 
- HS so sánh số có ba chữ số: 285>169. Cao Bằng cách xa Hà Nội hơn Lạng Sơn.
 Đạo đức
Tiết 30: bảo vệ loài vật có ích( tiết 1)
i. mục tiêu:
- Kể được ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
- Yêu quí và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhf , trường và nơi công cộng 
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ loài vật có ích, gìn giữ môi trường,bảo vệ môi trường 
ii. tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh, mẫu vật các loài có ích chơi trò chơi đố vui "Đoán xem con gì".
- Vở bài tập.
iii. các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
- GVNX
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Trò chơi đố vui Đoán xem con gì?
- GV phổ biến luật chơi: Tổ nào có câu trả lời nhanh, đúng sẽ thắng.
- GV ghi ích lợi của mỗi con vật lên bảng.
* Kết luận: Hầu hết các con vật đều có ích trong cuộc sống.
- Hãy kể các biên pháp bảo vệ loài vật có ích ?
3. Hoạt động2: Thảo luận.
- GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi.
- GV kết luận.
4. Hoạt động 3: Nhận xét đúng-sai.
- GV đưa các tranh nhỏ cho các nhóm HS. Yêu cầu HS quan sát và phân biệt được các việc làm đúng-sai.
Tranh 1: Tình đang chăn trâu.
Tranh 2: Bằng và Đạt bắn chim.
Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn.
Tranh 4: Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
- Vì sao chúng ta không được săn bắn loài vật ?
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau thực hành.
2 hs kể
 HS các tổ nêu tên con vật.
- Nuôi , không săn bắn 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo.
- Các bạn trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ và chăm sóc loài vật, đó là hành động đúng. Bằng và Đạt trong tranh 2 dùng súng bắn chim đó là hành động sai.
- Vì đó là loài vật có ích đối với con người
 Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Thể dục
Tiết 59: Tâng cầu. Trò chơi: tung vòng trúng đích
i. mục tiêu:
- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ 
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi
ii. địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường.
- Chuẩn bị 1 còi.
iii. nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
đ.lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ đếm nhịp 1-2.
- Xoay khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục.
2. Phần cơ bản:
- Tâng cầu bằng hai tay hoặc bằng bảng nhỏ.
- Trò chơi: Tung vòng vào đích.
+ GV nêu tên trò chơi.
+ Cho HS chia tổ để chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều 2 hàng dọc.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GC và HS cùng hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
1'
1'
1'-2'
2x8nhịp
6'-8'
10'-12'
2'-3'
1'-2'
 Kể chuyện
Tiết 30: Ai ngoan sẽ được thưởng
i. mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào tranh minh hoạ kể được từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh khá giỏi ; biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT2) ; kể lại đoạn cuối câu chuyện bằng lời nhân vật Tộ(BT3)
ii. đồ dùng dạy-học:
- 3 tranh minh hoạ bài đọc trong Sách giáo khoa.
iii. các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Những quả đào.
-GVNX + chấm điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Kể từng đoạn theo tranh:
- GV hướng dẫn HS quan sát, nói nhanh nội dung từng tranh.
- HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
- 3 đại diện của 3 nhóm nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn của truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét cho điểm thi đua.
* Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời kể của bạn Tộ:
- GV giúp HS hiểu:
+ Tưởng tượng chính mình là Tộ, nói lời của Tộ, suy nghĩ của Tộ.
+ Khi kể phải xưng hô" tôi". Từ đầu đến cuối câu chuyện phải nhớ mình là Tộ.
- Cho HS kể mẫu.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện này, các em học được đức tính gì tốt của bạn Tộ?
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Mỗi HS kể 2 đoạn và trả lời câu hỏi Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- HS quan sát tranh và nói nội dung từng bức tranh.
- Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Bác đi giữa đoàn HS nắm tay 2 em nhỏ.
- Tranh 2: Bác Hồ đang trò chuyện hỏi han các em.
- Tranh 3: Bác khen Tộ ngoan biết nhận lỗi.
- HS chú ý lắng nghe hướng dẫn
- 1HS kể mẫu.
- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp.
 Chính tả
Tiết 59( Nghe - viết): ai ngoan sẽ được thưởng
i. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả trình bày đúng một đoạn văn xuôi 
- Làm được BT (2) a/b 
ii. đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
iii. các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết những từ ngữ sau: bút sắt, xuất sắc, sóng biển, xanh xao.
- GVNX + Chấm điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài Chính tả 1 lần.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài Chính tả.
- Tìm và viết tên riêng trong bài Chính tả.
- Hướng dẫn HS viết các tiếng dễ viết sai.
* GV đọc 
* GV đọc lại
* Chấm chữa bài.
2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV và HS cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại cho đúng những từ con sai trong bài Chính tả.
- 2HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- 2HS đọc lại bài.
- Đoạn văn kể về việc Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng.
- Bác Hồ, Bác.
- HS viết bảng con: ùa tới, quây quanh.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lối
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
- 2HS lên bảng, lớp làm bài vào bảng con.
- Cây trúc, chúc mừng, trở lại, che chở.
Toán
Tiết 147: mi-li-mét
i. mục tiêu:
- Biết mi – li – mét là một đơn vị đo độ dài ,biết đọc ,viết kí hiệu đơn vị mi-li- mét 
- Nắm được quan hệ giữa cm và mm, giữa mm và m.
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm trong một số đơn vị cm hoặc mm
ii. đồ dùng dạy-học:
- Thước kẻ HS có chia vạch cm.
iii. các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- 3 hs lên bảng + Lớp làm bảng con
- GVNX + chấm điểm
B .Bài mới
1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài Mi- ... hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
1'
1'
90-100m.
1'
2x8nhịp
 5'-6'
10'-12'
Tập viết
Tiết 30: Chữ hoa M (kiểu2)
i. mục đích, yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa m - kiểu 2( theo 1 dòng cỡ chữ vừa và 1 dòng cỡ chữ nhỏ.); chữ và câu ứng dụng Mắt ( theo 1 dòng cỡ chữ vừa và 1 dòng cỡ chữ nhỏ.)
, Mắt sáng như sao ( 3 lần)
ii. đồ dùng dạy-học:
- Mẫu chữ m hoa (kiểu 2 trong khung chữ).
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ xỡ nhỏ trong dòng kẻ li.
iii. các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp viết bảng con chữ a (kiểu 2).
- GVNX+ chấm điểm
B. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Cấu tạo chữ m (kiểu 2). 
+ Chữ m (kiểu 2) có độ cao mấy li, gồm mấy nét? 
GV nêu cách viết và viết mẫu lên bảng.
3. Hướng dẫn HS viết bảng con:
4. Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng:
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
+ Nêu độ cao của các chữ cái.
+ Khoảng cách các chữ ghi tiếng.
- Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng vào bảng con
5. Hướng dẫn HS viết bài:
- Tổ chức cho hs viết bài vào vở
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS hoàn thành phần luyện tập viết trong vở tập viết.
- 2 hs lên bảng A , Ao
- HS quan sát mẫu và nhận xét.
- Chữ m (kiểu 2) gồm 3 nét, cao 5 li.
- 3 nét là 1 nét móc xuôi trái và 1 nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang cong trái.
- HS nhắc lại cách viết.
- HS viết chữ m vào bảng con.
- HS quan sát cụm từ ứng dụng và nêu nhận xét.
- Chữ cao 2,5 li: m g ,h
-Chữ cao 1,5 li: t
- Chữ cao 1,25 li; s
- Chữ còn lại cao 1 li
- HS viết bảng con: Mắt 
- HS mở vở viết bài
Toán
Tiết 149: viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
i. mục tiêu:
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục , đơn vị và ngược lại
ii. đồ dùng dạy-học:
- Bộ ô vuông của GV và HS.
iii. các hoạt động dạy-học:
1. Ôn lại thứ tự các số:
- GV cho HS đếm miệng các số từ: 201->210;
321->532;
461->472;
591->600;
991->1000.
2. Hướng dẫn HS viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị:
- GV ghi bảng số 357.
+ Số 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Yêu cầu HS viết số 357 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Tổ chức HS viết thi các số: 529; 737; 414.
- GV lưu ý HS khi viết các số dạng: 820; 705.
3. Thực hành:
Bài 1: Cho HS kẻ vở như SGK và tự điền vào ô trống.
Bài 2: Cho HS tự viết vào vở.
Bài 3: 
GV hướng dẫn HS phát hiện cách làm.
Bài 4( Có ĐK làm)
- Hướng dẫn HS ghép hình.
4. Củng cố, dặn dò:
- 2HS nêu nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đếm nối tiếp.
- Số 357 gồm 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị.
- 1HS lên bảng, lớp làm bảng con.
357 = 300 + 50 + 7.
- HS các tổ nối tiếp phân tích số và viết thành tổng.
529 = 500 + 20 + 9;
737 = 700 + 30 + 7;
414 = 400 + 10 + 4.
820 = 800 + 20;
705 = 700 + 5.
- 2HS lên bảng, lớp làm vở.
- HS tự viết các số thành tổng theo mẫu: 271 = 200 + 70 + 1.
- HS nêu số 975 được viết thành tổng: 
900 + 70 + 5.
- Nêu yêu cầu
- 3HS lên bảng sử dụng bộ đồ dùng ghép 4 hình tam giác thành cái thuyền.
 Tự nhiên - Xã hội
Tiết 30: Nhận biết cây cối và các con vật
i. mục tiêu:
- Nêu được một số cây cối và các con vật vừa sống ở dưới nước, vừa sống ở trên không.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
ii. đồ dùng dạy-học:
- Hình vẽ trong SGK trang 62, 63
- Tranh ảnh các cây cối và các con vật.
- Giấy A0, băng dính (hồ dán) cho các nhóm.
iii. các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên các con vật sống ở dưới nước?
- GVNX 
B. Bài mới :
1 .Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Cho HS quan sát tranh (trang 62, 63) và trả lời các câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm nêu kết quả thảo luận nhóm.
b. Hoạt động 2: Triển lãm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Từng nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét.
- GV tuyên dương những nhóm làm tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 3 hs nêu
- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh và chỉ ra:
+ Cây nào sống trên cạn, cây nào sống dưới nước, cây nào vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.
+ Con vật nào sống trên cạn, dưới nước và vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, con vật nào bay lượn trên không.
 - HS chú ý, nhận xét, bổ sung kết quả của nhóm bạn.
- HS nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
 Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Âm nhạc
Tiết 30: học hát bài: bắc kim thang
i. mục tiêu:
- Biết đây là bài dân ca
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay và gõ đệm theo phách
ii. Giáo viên chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác bài Bắc Kim Thang.
- Nhạc cụ quen dùng.
iii. các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hát bài :Chú ếch con
- GVNX
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Dạy bài hát Bắc Kim Thang.
a.Giới thiệu bài hát:
- GV hát mẫu.
- Yêu cầu HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu.
- Lưu ý HS cách luyến ở nhịp thứ 7, 9 và 11.
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
- HS hát và vỗ tay theo phách.
c.Luyện tập:
- Tổ chức cho HS thi hát.
- GV và HS cùng nhận xét bình chọn tổ hát hay, cá nhân hát hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhóm ,cn
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc đồng thanh theo tổ.
Bắc kim thang cà lang bí rợ
 x x x x
- Các tổ thi hát.
- Đại diện các tổ thi hát.
 Chính tả
Tiết 60(nghe viết):cháu nhớ bác hồ
I .mục đích, yêu cầu:
-Nghe-Viết chính xác, trình bày đúng các câu thơ lục bát
- Lám được BT (2) a/b 
ii. đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2a.
iii. các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng.
- GVNX _ chấm điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài Chính tả 1 lần.
- Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn thơ.
- Yêu cầu HS tìm những từ ngữ phải viết hoa trong bài Chính tả.
- HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai.
* GV đọc chính tả cho HS viết bài:
* Chấm, chữa bài:
2.3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- 2HS lên bảng, lớp làm bảng con.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng có vần êt/êch.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những chữ còn mắc lỗi.
- HS viết 3 tiếng bắt đầu bằng ch, 3 tiếng bắt đầu bằng tr.
- 2HS đọc lại bài viết.
- Đoạn trích trong bài: Thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm khi nước ta còn bị chia cắt 2 miền.
- HS viết bảng con các từ ngữ: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng.
- HS viết bài.
- Chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm Y tế.
- HS thi giữa các tổ.
 Tập làm văn
Tiết 30: Nghe - trả lời câu hỏi
I .mục tiêu:
-Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối ( BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (BT2)
ii. đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)
- GV kể câu chuyện Qua suối (3 lần).
+ Lần 1: Dừng lại và yêu cầu HS quan sát bức tranh.
+ Lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Lần 3: Kể không cần kết hợp với giới thiệu tranh.
- GV treo bảng phụ viết sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi để HS trả lời:
+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
+ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
+ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ phải làm gì?
+ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì?
- Tổ chức cho HS hỏi đáp trong nhóm.
Bài 2: (Viết)
- GV nhắc HS chỉ cần viết câu trả lời cho câu hỏi 4 ở bài tập 1, không cần viết lại câu hỏi.
- Thu chấm 1 số bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua mẩu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Qua suối cho người thân nghe.
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
- HS chú ý nghe kể chuyện.
- HS quan sát tranh.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bị kênh, 1 chiến sĩ xảy chân bị ngã.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Bác rất quan tâm đến mọi người.
- HS thảo luận nhóm.
- 2HS Khá-Giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1HS nêu câu hỏi, HS khác trả lời.
- HS làm bài vào vở.
 Toán
Tiết 150: phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
i. mục tiêu:
- Biết cách làm tính cộng ( khôngnhớ)cac ssố trong phạm vi 1000 
- Biết cộng nhấm các số tròn trăm 
ii. đồ dùng dạy-học:
- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
iii. các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 hs lên bảng + lớp làm bảng con
 GVNX + chấm điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Cộng các số có ba chữ số:
326 + 253 = ?
- Thể hiện bằng trực quan.
+ GV gắn các ô vuông và hình chữ nhật lên bảng.
+ Kết quả của phép tính cộng gọi là tổng. Tổng này có mấy trăm? Mấy chục? Mấy đơn vị?
- Hướng dẫn HS đặt tính (Viết sang bên phải của hình)
- Thực hiện phép tính: HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
2.3 Thực hành:
Bài 1:
- Hướng dẫn HS cách làm một phép tính.
- GV và HS cùng nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- HS đọc yêu cầu của bài.
 GV và HS cùng nhận xét
Bài 3: Tính nhẩm theo mẫu.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS trò chơi: Tính nhẩm thuyền.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách đặt tính và tính đối với các số có ba chữ số (phép cộng không nhớ).
529 = 500 + 20 + 9;
737 = 700 + 30 + 7;
414 = 400 + 10 + 4.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS nêu kết quả của phép tính.
+
326
253
579
- Viết thẳng hàng các chữ số: Hàng trăm dưới hàng trăm, hàng chục dưới hàng chục, hàng đơn vị dưới hàng đơn vị.
- Thực hiện phép tính cộng từ phải qua trái.
- 2HS đọc yêu cầu của bài. lớp đọc thầm.
- 2HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
- 2HS lên bảng, lớp làm bảng con.
+
832
+
257
+
641
+
936
152
321
307
23
984
578
948
959
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự nhẩm, viết phép tính cùng kết quả vào vở.
Sinh hoạt lớp
 - Giáo viênchủ nhiệm nhận xét hoạt động tuần 30
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động tuần 31

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_30_nam_2010.doc