Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Hà

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Hà

Tập đọc

Bông hoa niềm Vui

I- Mục tiêu :

- Rèn kỹ năng đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời ngời kể với lời các nhân vật (Chi, cô giáo).

- Cảm nhận đợc tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.

 

doc 37 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: 	 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tiết 	Chào cờ
Tiết 	 Tập đọc
Bông hoa niềm Vui
I- Mục tiêu : 
- Rèn kỹ năng đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Chi, cô giáo).
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.
II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GVkiểm tra HS đọc thuộc lòng bài Mẹ và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
-2 HS đọc bài.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh vẽ.
2- Hướng dẫn đọc : 
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu
- HS theo dõi
- Đọc câu
- Đọc từ: lộng lẫy, nằm bệnh viện, dạy dỗ.
- Đọc câu dài
- HS đọc nối tiếp câu
- HS đọc câu dài
- Đọc đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn, đọc trong nhóm, thi giữa các nhóm.
- Đọc phần chú giải
- Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc
Tiết 2:
3- HD tìm hiểu bài: 
Câu 1:
- Mỗi sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu con đau của bố.
Câu 2:
Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
- Theo nội quy của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
- Gọi HS đọc đoạn 3
Câu 3:
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
- Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 4.
- HS nhắc lại lời cô giáo : Em hãy hái thêm hai bông nữa 
- Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em.
Câu 4:
- Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
- Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà. 
4- Luyện đọc lại : 
- GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, phân vai đọc cả bài.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- 1 số HS trả lời.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
Tiết 	 Thể dục
(Đồng chí Hằng soạn và dạy)
 Tiết 	Toán
14 trừ đi một số : 14 - 8
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 (nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.
II- Đồ dùng :
- GV : 1 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 14 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li. Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra đọc bảng 13 trừ đi 1 số
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng
Nhận xét 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Giới thiệu phép trừ 14 - 8 : 
+ Bước 1 : Giới thiệu:
* Nêu bài toán : Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV thực hành gài que tính.
+ Bước 3 : Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt
tính và nêu lại cách làm.
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 6 que tính.
- Lấy 4 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 4 que tính nữa (4 + 4= 8). Lấy 14 – 4 = 10 rồi lấy 10 – 4 = 6.
 14
 - 
 8 
 6
- Hướng dẫn HS sử dụng que tính tương tự như trên để tự lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào từng phép trừ, chẳng hạn 14 – 5= 9, 14 – 6 = 8
- HS thực hành.
- Nhận xét về các số bị trừ, số trừ và hiệu ở các phép tính.
3 – Luyện tập :
- Học thuộc bảng tính.
Bài 1 : ( SGK tr 61)
Tính nhẩm:
- Khi biết kết quả của 9 + 5 = 14 ta có thể viết ngay kết quả của 5 + 9 được không? Vì Sao?
- Nêu kết quả của 14 – 9 và 14 - 5?
Nhận xét về các phép cộng và các phép trừ của cột tính này?
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. 
14- 9 = 5 14 – 5 = 9
- Chúng đều có các số 9, 5, 14. Lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia.
- Nhận xét kết quả của 14 – 4 – 2 và 14 – 6?
- Bằng nhau vì cùng = 8.
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào đẫ học?
- Thuộc bảng cộng và bảng trừ : 14 trừ đi một số.
Bài 2 : ( SGK tr 61)
Tính : 
- Gọi 2 HS chữa bảng, nêu các tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
 14 14 14 
 - - - 
 6 9 7 
 8 5 7 
Bài 3 : ( SGK tr 61)
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là :
a) 14 và 5 b) 14 và 7 
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS đặt tính và tính.
Bài 4 : ( SGK tr 61)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu quạt điện, ta làm thế nào?
- Tìm câu trả lời khác.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Có : 14 quạt điện.
- Đã bán : 6 quạt điện.
- Còn lại :  quạt điện?
- HS làm bài và chữa.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Chuẩn bị bài sau : 34 - 8
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 	Đạo Đức
Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2)
I- Mục tiêu : 
HS biết:
- Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II- Đồ dùng :
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
- Giúp đỡ bạn đem lại lợi ích gì?
- 2 HS trả lời.
B- Bài mới:
Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1
Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và nêu.
- GV: Nam không cho Hà xem bài Nam khuyên Hà tự làm bài.
? Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam?
? Nếu em là Nam, em..bạn?
- HS đóng vai theo tình huống
Hoạt động 2
- Tự liên hệ.
- GV mời 1 số nhóm lên nói trước lớp.
- Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- HS nói trong nhóm đôi.
- Nhóm khác theo dõi nhận xét.
Hoạt động 3
Hái hoa dân chủ.
GV ghi các tình huống.
- HS lên bốc thăm về thảo luận nhóm và nêu.
C- Củng cố- dặn dò: 
Củng cố nội dung bài học.
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tiết 	Chính tả (nghe viết)
Bông hoa Niềm Vui
I- Mục tiêu : 
- Chép lại chính xác bài chính tả Bông hoa Niềm Vui. 
- Trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm đúng các bài tập phân biệt iê/ yê / r/ d; hoặc thanh ngã / thanh hỏi.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng lớp viết sẵn bài tập chép, nội dung bài tập 2,3.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
Viết bảng : lặng yên, tiếng nói.
Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn tập chép :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : 
- GV đọc bài tập chép trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn chép:
- 2 HS nhìn bảng đọc lại bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho những ai? Vì sao?
- HS trả lời.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- Viết hoa chữ đầu câu và tên riêng nhân vật, tên riêng bông hoa.
Tập viết bảng con những chữ khó : 
hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ 
- HS viết và nêu cách viết.
b) Chép bài vào vở:
- Bài viết thuộc thể loại gì?
- Văn xuôi.
- HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày.
- GV uốn nắn tư thế ngồi cho HS.
- Đọc soát lỗi lần 1.
- HS chép bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi.
- Đọc soát lỗi lần 2.
- HS đổi vở.
c) Chấm và chữa 
bài : 
- GV chấm 7 đến 9 bài. 
Nhận xét từng bài về các mặt : chép nội dung (đúng / sai), chữ viết (sạch, đẹp / xấu, bẩn) ; cách trình bày (đúng / sai).
2- Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2 :
Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê đúng với nghĩa a, b, c đã cho.
- GV gọi một HS lên bảng làm bài trên bảng quay.
+ Lời giải :
 yếu, kiến, khuyên
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Các HS khác làm bài vào vở ô li.
- Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 :
Làm phần a.
+ Lời giải :
+ Cuộn chỉ bị rối.
+ Bố rất ghét nói dối.
+ Mẹ lấy rạ đun bếp.
+ Bé Lan dạ một tiếng rõ to.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1, 2 HS đặt câu phân biệt một cặp từ làm mẫu. 
+ Em thích xem rối nước.
+ Em không thích nói dối.
- Cả lớp đặt câu vào vở.
- 1,2 HS thi làm bài trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết bài sạch, đẹp. 
Tự học bài 3 b.
- Yêu cầu HS chép bài chính tả chưa đẹp về nhà chép lại. 
Bài sau : Quà của bố.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:............................................................................... ... iểu Ai là gì?
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ viết nội dung các bài tập. Tranh ảnh minh hoạ.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bảng nhóm, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS làm bài tập 2, 3 (tiết LTVC, tuần 12).
- Nhận xét, ghi điểm.
- Mỗi em làm 1 bài tập miệng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- HD làm bài tập :
Bài 1 : (miệng)
- GV treo một số tranh vẽ về những việc làm của 2 HS có thể làm ở nhà giúp cha mẹ.
- Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.
- GV mời đại diện của một số nhóm phát biểu.
Đáp án : quét nhà, trông em, nấu cơm, nhặt rau, rửa rau, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát (chén), rửa cốc (li), tưới cây, cho gà ăn 
- GV nhắc HS nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
- HS quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm 2. - Nêu nội dung của từng tranh và nêu từ ngữ nói về những việc làm của HS có thể làm ở nhà giúp cha mẹ.
Bài 2 : (viết)
Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai? Làm gì? 
- Hướng dẫn HS gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?, gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Làm gì? 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS đọc câu mẫu.
- Lớp làm bài vào vở ô li.
- 1 HS làm bài trên bảng quay.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) Cây xoà cành ôm cậu bé.
c) Em học thuộc đoạn thơ.
d) Em làm ba bài tập toán.
Bài 3 : (miệng)
C- Củng cố- dặn dò: 
Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu :
 1 2 3
 em quét dọn, nhà cửa
 chị em giặt sách vở
 Linh xếp bát đũa
 cậu bé rửa quần áo
Ai
làm gì?
M : Em 
quét dọn nhà cửa.
- Với các từ ở 3 nhóm trên, các em có thể tạo nên nhiều câu (không phải chỉ có 4 câu). Lưu ý HS cuối câu đặt dấu chấm.
- Tìm thêm những từ chỉ hoạt động
nói về công việc gia đình?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc câu mẫu.
- HS hoạt động nhóm 4. Chọn và xếp các từ đã cho ở 3 nhóm để tạo câu.
+ Nhóm 1, 3, 5 viết 2 câu. 
+ Nhóm 2, 4, 6 viết 3 câu. 
+ Nhóm 7, 8 viết 4 câu.
Hết thời gian, đại diện các nhóm lên gắn bảng và đọc bài.
Ai
làm gì?
M : Em 
Chị em 
Linh
Cậu bé
quét dọn nhà cửa. 
(rửa bát đũa).
giặt quần áo.
rửa bát đũa. 
(xếp sách vở).
xếp sách vở.
- Đặt câu có mẫu Ai - Là gì? Ai - Làm gì? So sánh 2 kiểu câu trên?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên những HS học tốt, có cố gắng.
- 1 số HS nêu.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 	 Thể dục
(Đồng chí Hằng soạn và dạy)
Tiết 	 Tiếng anh
(Đồng chí Nhường soạn và dạy)
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011
Tiết 	 âm nhạc
(Đồng chí Lý soạn và dạy)
 Tiết 	 Tập làm văn
Kể về gia đình
I- Mục tiêu : 
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước.
- Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn (3 đến 5 câu) kể về gia đình. Viết rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II- Đồ dùng :
- GV :Bảng lớp viết sẵn gợi ý BT1.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV và HS nhận xét . Ghi điểm.
- 2 HS chữa BT1, BT2 Tuần 12.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: (miệng)
- Kể về gia đình em.
- 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS chữa
H: gợi ý 1, 2, 3 cho em biết điều gì?
- HS trả lời theo từng gợi ý
a. Hỏi: Gia đình em gồm mấy người?
- gia đình em gồm 4 người: đó là ông, bà ..
b. Nói về từng người trong gia đình.
- Bố làm bộ đội, mẹ làm GV.
c. Em yêu quý những người trong gia đình như thế nào?
- Em rất yêu quý những người trong gia đình em.
Cho HS tập kể theo nhóm đôi.
- Các nhóm thực hiện kể về từng người trong gia đình và việc làm của từng người.
GV nhận xét 
Củng cố cho HS văn kể về gia đình.
- Nhận xét nhóm bạn
Bài tập 2 : ( viết)
- GV nhắc HS viết lại những điều vừa nói khi làm BT1 (viết từ 3 đến 5 câu) ; dùng từ, đặt câu đúng và rõ ý. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở ô li.
- Nhiều HS đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét, tìm câu văn hay của bạn.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài ở tiết tự học.
- Chuẩn bị bài sau:.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 	Toán
15, 16, 17, 18 trừ đi một số 
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
II- Đồ dùng :
- GV : 1 thẻ que tính, mỗi thẻ biểu thị một chục que tính và 18 que tính rời, bảng gài.
- HS : SGK, vở ô li. Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
 Tìm x : 
x - 36 = 54 x + 27 = 44
- GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS viết bảng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Giới thiệu phép trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số 
Giới thiệu: Bước 1 :
* Nêu bài toán : Có 15 que tính, bớt đi 7 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV thực hành gài que tính.
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 8 que tính.
- Lấy 5 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 2 que tính nữa (5 + 2= 7). Lấy 15 – 5 = 10 rồi lấy 10 – 2 = 8.
- Hướng dẫn HS sử dụng que tính tương tự như trên để tự lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào từng phép trừ, chẳng hạn 15 – 6 = 9, 15 – 8 = 7
- HS thực hành.
- Nhận xét về các số bị trừ, số trừ và hiệu ở các phép tính.
 Bước 1 : * Nêu bài toán : Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Bước 2 : Đi tìm kết quả :
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV thực hành gài que tính.
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 7 que tính.
- Lấy 6 que tính rời rồi tháo bó que tính lấy tiếp 3 que tính nữa (6 + 3= 9). Lấy 16 – 6 = 10 rồi lấy 10 – 3 = 7.
- Hướng dẫn HS sử dụng que tính tương tự như trên để tìm kết quả của phép tính16 – 8 = 9 
- HS thực hành.
- Nhận xét về các số bị trừ, số trừ và hiệu ở các phép tính.
- Tương tự như vậy lập bảng trừ 17, 18 trừ đi một số.
- Học thuộc bảng tính.
3 – Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 65)
Tính:
- Để làm tốt bài tập 1, em cần dựa vào kiến thức nào?
- Gọi HS đọc bài.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. 
a) 15 15 15 15 15 
 - - - - -
 8 9 7 6 5
 7 6 8 7 10
b) 16 16 16 17 17
 - - - - -
 9 7 8 8 9
 7 9 8 9 8
c) 18 13 12 14 20 
 - - - - -
 9 7 8 6 8
 9 6 4 8 12
C- Củng cố- dặn dò: 
Củng cố nội dung bài học.
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 	 Tăng cường toán
Tìm số hạng trong một tổng. Tìm số bị trừ
I- Mục tiêu: 
- HS biết tìm số hạng trong 1 tổng và tìm số bị trừ.
- Vận dụng vào làm toán thành thạo.
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Bài mới.
Bài 1
Điền số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
25
37
12
8
Số hạng
17
19
49
39
Tổng
42
56
61
47
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm – chữa – nhận xét 
Bài 2
Tìm x?
x - 15 = 34 x - 27= 46
x = 34 + 15 x = 46 + 27
x = 49 x = 73
- HS đọc yêu cầu
- HS làm- chữa - nhận xét 
Bài 3
Gà và Vịt: 64 con
Gà: 29 con
Vịt: con?
Giải
Số con Vịt là:
64 - 29 = 35 (con)
ĐS: 35 con 
3. Củng cố, dặn dò
Củng cố nội dung bài học.
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau. 
	Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.. 
Tiết 	 hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Kiểm lại ý thức, tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Có ý thức học tập tốt hơn trong tuần tới. Khắc phục những tồn tại,phát huy những tiến bộ.
II. Đồ dùng:
Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
HS nghe
2. Kiểm điểm tình hình trong tuần
Yêu cầu các tổ tự nhận xét, đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần.
Lấy ý kiến bổ sung của lớp.
GV tổng hợp ý kiến, đánh giá chung tình hình của lớp trong tuần.
Khen những cá nhân, tổ có nhiều tiến bộ.
Nhắc nhở những HS còn có những tồn tại trong tuần.
Lớp trưởng điều khiển.
Các tổ trưởng nhận xét, đánh giá tổ mình.
Các HS trong lớp tham gia ý kiến bổ sung
Nhận xét 
Xếp loại thi đua các tổ bầu cá nhân tích cực trong tuần.
Lấy ý kiến tham gia, nhận xét của lớp
Về học tập:
HS phát biểu ý kiến bổ sung bầu những cá nhân tích cực trong học tập của tuần.
3. Phương hướng tuần sau
Giáo viên nêu những mặt mạnh, yếu của lớp.
Yêu cầu phát huy những mặt tích cực
Khắc phục những tồn tại
HS nghe, thống nhất ý kiến
Các tổ đăng kí thu đua tuần tới
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò, nhắc nhở
Phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đăng kí
Tiết 	 Tiếng anh
(Đồng chí Nhường soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_13_nam_2011_nguyen_thi_ha.doc